10.


Số từ: 1835
Nguyễn Thị Hương Thảo dịch
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Hội nhà văn
Sáng ngày hôm sau, hai trăm MBA mới tốt nghiệp và các ông bố bà mẹ tự hào thái quá của họ ngồi trên bãi cỏ Louis Kahn Plaza dự buổi lễ tốt nghiệp. Khách mời danh dự, một nhà tư bản công nghiệp ba đời danh gia thế phiệt, bảo ban các học viên phải cố gắng làm việc để vươn tới đỉnh cao. Ông ta cũng có một công việc cực nhọc là phát bằng và đứng chụp ảnh với hai trăm học viên. Hôm nay, chúng tôi nhận bằng thạc sĩ về quản trị, một tấm vé trọn đời cho những công việc được trả lương hậu hĩ. Ananya muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Cô đã tới nơi tổ chức trước nửa tiếng để giữ sáu chỗ cho gia đình cô và nhà tôi.
Mẹ tôi mặc bộ sari đẹp nhất bà có. Tôi mặc áo choàng tốt nghiệp thuê ba mươi rupi.

Mẹ, đây là Ananya. Ananya, đây là mẹ anh,
tôi nói khi hai mẹ con tới đó.
Ananya chìa tay ra để bắt tay mẹ tôi. Mẹ tôi có vẻ bị sốc. Sẽ là thái quá nếu đòi hỏi Ananya chạm vào chân bà, nhưng tôi cảm thấy Ananya tốt hơn nên dùng đến Namaste[12].
Bất cứ thứ gì hiện đại đều không ăn nhập với các vị phụ huynh.

Cháu chào bác. Cháu đã được nghe kể nhiều về bác,
Ananya nói.

Thực ra, từ khi tới đây tôi chỉ toàn nghe về cháu thôi.
Mẹ tôi cười, thành ra khó phát hiện ra vẻ giễu cợt.

Mọi người ngồi xuống đã nào. Ananya, gia đình em đâu?
tôi hỏi khi chúng tôi ngồi xuống.

Mẹ em mặc sari phải mất cả ngày. Em tới trước để có chỗ ngồi tốt.

Ananya mặc cùng bộ sari con công màu xanh mà cô mặc hôm phỏng vấn với HLL. Thấy tôi đang nhìn, cô liền hôn gió một cái. May mà mẹ tôi không để ý. Tôi lắc đầu, cầu xin Ananya giữ vẻ đoan trang.
Mười phút sau bố mẹ Ananya tới. Ông bố mặc sơ mi trắng phau, như chiếc áo trong những quảng cáo xà phòng giặt. Mẹ Ananya bước đằng sau trong bộ váy áo lấp lánh. Có thể nhìn thấy bộ sari Kanjeevaram màu đỏ tươi và vàng của bà từ bất cứ góc nào trên bãi cỏ. Trông như thể bà vừa ngã vào một thùng sơn vàng vậy. Đằng sau bà là một cậu bé mười bốn tuổi đeo kính; một phiên bản nhỏ của những anh chàng MBA sẽ được nhận bằng tối hôm nay.

Chào mẹ,
Ananya nói và đứng dậy, giọng cô ở mức hân hoan nhất.

Không ghim an toàn gì đó, gì đó,
mẹ cô đáp lại. Mẹ và con gái sa vào những tràng tiếng Tamil. Bố Ananya lấy máy ảnh ra và bắt đầu chụp những bức ảnh ngẫu nhiên tất cả mọi thứ xung quanh chúng tôi - bãi cỏ, sân khấu, những chiếc ghế, những chiếc micro. Đứa em nhỏ thì chẳng có việc gì để làm nhưng trông có vẻ không thoải mái trong chiếc áo mới cổ đính cúc. Mẹ tôi nghe bọn họ nói chuyện thì há hốc miệng ra.
Tôi thì thào,
Mẹ đứng dậy đi. Chúng ta hãy tự giới thiệu nào.


Họ là người Madras hả?
mẹ tôi hỏi, trông rõ là sốc.

Suỵt, người Tamil,
tôi nói.

Người Tamil?
mẹ tôi nhắc lại y nguyên cho dù Ananya vẫn đang tiếp tục giới thiệu.

Mẹ, đây là anh Krish, còn đây là mẹ anh ấy.


Xin chào,
mẹ Ananya nói, trông cũng sửng sốt y như mẹ tôi.

Điều này chẳng tuyệt vời sao? Hai gia đình chúng ta gặp nhau lần đầu tiên,
Ananya líu lo cho dù ai nấy đều tảng lờ cô.

Bố của Krish không tới sao?
bố Ananya hỏi.

Ông ấy không được khỏe,
mẹ tôi nói, giọng èo uột.
Ông ấy bị bệnh tim. Bác sĩ nói không nên đi lại.

Mẹ tôi bịa đến giỏi, đến tôi cũng cảm thấy cảm thương với bà.
Bố mẹ Ananya gật đầu thông cảm. Họ vừa thì thầm với nhau bằng tiếng Tamil vừa ngồi xuống chỗ của mình.

Em phải lên trước đây, em đứng gần đầu danh sách.
Ananya khúc khích và chạy lên nhập vào hàng học viên.
Tôi ngồi kẹp giữa, mẹ tôi một bên và mẹ Ananya một bên.

Mẹ có muốn ngồi cạnh mẹ Ananya không?
tôi hỏi mẹ tôi.

Tại sao? Những người này là ai?
bà cau mày.

Đừng lo mà, mẹ. Con hỏi vậy là bởi vì con sắp lên xếp hàng rồi.


Thế thì đi đi. Mẹ đến để xem con, chứ không phải tới để ngồi cạnh người Madras. Giờ để mẹ xem nào,
bà nói.
Vị khách danh dự đã bắt đầu phát bằng. Những người dự khán đã dành những tràng pháo tay không ngừng cho những học viên lượt đầu. Rồi họ mệt và quay ra quạt bằng những quyển sách giới thiệu lễ tốt nghiệp.

Mẹ làm quen với họ đi. Có thể chúng ta sẽ đi ăn trưa cùng nhau đấy,
tôi nói.

Con đi ăn với họ đi. Mẹ ăn một mình cũng được,
mẹ tôi nói.

Mẹ…
Tôi vừa mở miệng nói thì người dẫn chương trình đọc tên Ananya.
Ananya bước lên sân khấu, có lẽ cô là học viên duy nhất đáng để chụp ảnh. Tôi đứng dậy vỗ tay.
Mẹ nhìn tôi khó chịu.
Ngồi xuống đi. Bố mẹ con bé còn không đứng dậy nữa là.

Có lẽ họ không yêu cô ấy như con, tôi muốn nói thế nhưng lại thôi. Tôi ngồi xuống. Bố mẹ Ananya vỗ tay khe khẽ, nghển cổ lên để nhìn cho rõ hơn. Mẹ Ananya nhìn tôi vẻ nghi hoặc. Tôi nhận ra rằng tôi chưa nói gì với bà. Bắt đầu nói chuyện đi, thằng ngốc, tôi nghĩ.

Con gái cô quả là một ngôi sao. Cô hẳn rất tự hào,
tôi nói.

Chúng tôi quen với chuyện đó rồi. Con bé luôn học tốt ở trường,
mẹ Ananya trả lời.
Tôi thử bắt chuyện với bố cô.
Chú ở lại đây lâu không ạ?

Ông nhìn tôi từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên như thể tôi vừa hỏi ông những mộng tưởng riêng tư tuyệt mật.

Mai chúng tôi về. Sao thế?
ông hỏi.
Có một vài câu hỏi không có câu trả lời, có điều tôi chỉ đang muốn bắt chuyện thôi mà.
Không có gì ạ, Ananya và cháu không biết cô chú có muốn đi tham quan thành phố không. Chúng ta có thể đi chung xe,
tôi nói.
Mẹ Ananya ngồi giữa chúng tôi và nghe ngóng từng lời. Bà nói với chồng mình bằng tiếng Tamil.
Gì đó gì đó Gandhi Ashram[13] gì đó giới thiệu gì đó.


Gandhi Ashram đẹp đấy ạ. Mẹ cháu cũng muốn tới đấy xem,
tôi nói.

Gì cơ?
mẹ tôi hỏi vọng sang.
Con không phải lên sân khấu sao, Krish? sắp đến lượt con rồi đấy.


Vâng,
tôi nói và đứng dậy. Gandhi Ashram sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho hai gia đình. Ông đã đứng lên đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, điều đó có thể sẽ truyền cảm hứng cho tất cả chúng tôi.

Thế thì đi đi,
mẹ tôi nói.

Khoan đã,
tôi nói và cúi xuống chạm vào bàn chân bà.

Ơn trời, con đã nhớ ra. Mẹ cứ nghĩ con sẽ sờ chân mẹ Ananya kia đấy,
bà nói.
Mẹ tôi nói đủ to để mẹ Ananya nghe thấy. Họ ném cho nhau những cái nhìn lạnh lùng đủ để dẫn tới một màn nã đạn AK47 vào nhau. Chắc chắn phải cần tới một Mohandas Karamchand Gandhi mới có thể làm họ hòa thuận được với nhau.

Kiềm chế nào mẹ,
tôi nói nhỏ với bà và quay lên để đi.

Mẹ đang kiềm chế đây. Những người Nam Ấn này không biết cách kiểm soát con gái họ. Từ Hema Malini tới Sridevi, tất cả bọn chúng đều muốn kiếm đàn ông Punjab
.
Mẹ tôi nói to tới nỗi cả hàng ghế đều nghe thấy. Thoáng chốc, sự chú ý của mọi người chuyển từ buổi lễ tốt nghiệp sang chúng tôi.
Mẹ Ananya dùng khuỷu tay huých chồng. Họ đứng dậy, đẩy cậu em gầy nhẳng của Ananya vào giữa và tìm chỗ trống cách đó năm hàng ghế.

Mẹ, mẹ đang làm gì thế?
Tôi cố giữ cân bằng chiếc mũ tốt nghiệp đội trên đầu.

Kanyashree Banerjee,
người dẫn chương trình gọi vào micro và tôi nhận ra rằng mình đã rất trễ. Tôi đã lỡ buổi lễ tốt nghiệp lần trước vì ngủ quên. Tôi không muốn lần này cũng bị lỡ.

Mẹ đã nói gì nào? Đó là sự thật,
mẹ tôi nói, nói với tôi nhưng là nhắm tới tất cả những người đang hướng về cuộc đàm thoại thu hút hơn bất cứ buổi phát bằng buồn chán nào của chúng tôi.

Krish…
Nghe thấy tên mình, tôi bèn chạy lên. Năm tên Mohit đang đợi gần sân khấu. Tôi vừa cười với bọn họ vừa leo các bậc thang lên sân khấu. Vị khách danh dự trao bằng cho tôi.
Mẹ tôi đứng dậy và vỗ tay.
Mẹ yêu con,
bà gào lên. Tôi mỉm cười lại với bà. Suốt mười năm qua bố tôi đã bảo với bà rằng con trai bà sẽ chẳng làm nên trò trống gì trong cuộc đời này. Tôi nâng cao tấm bằng của mình và nhìn lên trời để cảm ơn Thượng đế.

Đi nào, để học viên tiếp theo còn lên chứ,
người dẫn chương trình nói khi thấy tôi cứ nhiệt thành cảm ơn đi cảm ơn lại vị khách danh dự. Bước xuống các bậc thang, tôi nhìn thấy bố mẹ Ananya. Họ không vỗ tay mà cũng chả có mảy may phản ứng khi thấy tôi đứng trên sân khấu. Tôi quay về ghế của mình. Ananya đứng ở lối vào hàng ghế của chúng tôi, vẻ mặt thất thần.
Em ở lại chụp vài bức ảnh cùng với các bạn. Bố mẹ em đâu?


Năm hàng ghế phía sau,
tôi nói.

Tại sao? Chuyện gì đã xảy ra vậy?


Có gì đâu. Họ muốn tìm chỗ nhìn cho rõ hơn thôi,
tôi nói.

Em đặt xe rồi. Sau đấy tất cả chúng ta sẽ cùng đi chứ?


Em tới chỗ bố mẹ mình đi, Ananya,
tôi nói giọng cương quyết khi thấy mẹ đang nhìn mình chằm chặp.
= =
• Chú thích •
[12] Namaste: hình thức chào hỏi bằng cách chắp hai tay trước ngực để bày tỏ sự tôn kính.
[13] Còn được gọi Sabarmati Ashram, một trong những nơi ở của Mohandas Karamchand Gandhi, lãnh tụ giải phóng Ấn Độ.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Khi yêu cần nhiều dũng cảm.