Lời cuối


Tiểu Huyên dịch
Võ Thị phát hành
Nxb Văn Học
TRONG KHI NGỒI Ở MỘT QUÁN CÀ PHÊ TRÊN HOJBRO PLADS, tôi đã quyết định rằng nhân vật chính của tôi phải sống ở Copenhagen. Quả thực đó là một trong những thành phố tuyệt vời nhất của thế giới. Cho nên, Cotton Malone, làm nghề bán sách, trở thành một nhân tố thêm vào cho cái quảng trường đông đúc này. Tôi cũng đã bỏ ra nhiều thời gian sống ở miền Nam nước Pháp để khám phá lịch sử và nhiều nơi ở đó, kết quả là câu chuyện trong cuốn sách này. Phần lớn cốt truyện đã đến với tôi trong khi đi đu lịch, điều đó cũng dễ hiểu, nếu nhìn vào khả năng tạo cảm hứng của những nơi như Đan Mạch, Rennes-le-Château, và vùng Languedoc. Nhưng đã đến lúc để biết rằng cần phân biệt rõ giữa sự thực và hư cấu như thế nào.
Việc Jacques de Molay bị treo lên cây thập giá, như đã được miêu tả trong chương mở đầu, và khả năng theo đó hình ảnh của ông nằm trên Tấm Vải liệm Turin (chương 46) là các kết luận của Christopher Knight và Robert Lomas. Tôi đã rất bối rối khi khám phá ý tưởng đó trong tác phẩm của họ, Thiên sứ thứ hai, cho nên tôi đã cho chi tiết đầy tính sáng tạo đó vào trong câu chuyện của mình. Phần lớn những gì Knight và Lomas nói — như đã được Mark Nelle thuật lại trong chương 46 - đều hợp lý và có vẻ khá nhất quán với tất cả các bằng chứng khoa học thu thập được qua việc nghiên cứu tấm vải trong vòng hai mươi năm qua.
Tu viện Fontaines là một sản phẩm hư cấu, nhưng được dựa rất nhiều theo các chi tiết của nhiều tu viện hẻo lánh vùng núi Pyrénées. Tất cả các địa danh ở Đan Mạch đều có thật. Nhà thờ lớn ở Roskilde và hầm mộ của vua Christian IV (chương 5) thực sự là rất đẹp, và khung cảnh nhìn từ Round Tower ở Copenhagen (chương I) quả thực là thuộc một thế kỷ khác.
Lars Nelle là một tổng thể gồm nhiều đàn ông và phụ nữ từng dành cả đời mình viết về Rennes-le-Château. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về nó, một số chỉ khai thác khía cạnh kỳ lạ, một số nhấn mạnh khía cạnh lố bịch. Nhưng theo cách của riêng mình, mỗi người cung cấp một cái nhìn đi sâu đáng quý đối với địa điểm thực sự bí ẩn đó. Ngoài ra, cũng cần phải làm rõ một số điểm:
Cuốn sách Pierres Grayées du Languedoc của Eugène Stoblein lần đầu tiên được nhắc đến trong chương 4 là một phần của truyền tụng dân gian ở Rennes, mặc dù chưa từng có ai nhìn thấy nó cả. Đúng như đã nói ở chương 14, tên sách có trong danh mục của Thư viện Quốc gia Pháp tại Paris, nhưng quyển sách đã biến mất.
Tấm bia mộ gốc của ngôi mộ Marie d’Hautpoul de Blanchefort không còn nữa, rất có thể là đã bị chính Saunière phá hủy. Nhưng có một bản vẽ được cho là đã được sao lại vào ngày 25 tháng Sáu năm 1905, bởi một hội khoa học đến thăm, và được xuất bản vào năm 1906. Nhưng có ít nhất là hai phiên bản khác nhau của tấm bia mộ đó còn tồn tại, nên rất khó biết được chính xác bản gốc.
Tất cả các chi tiết liên quan đến gia đình d'Hautpoul và mối liên hệ của họ với các Hiệp sĩ Đền thờ đều có thật. Như đã được thuật lại trong chương 20, tu viện trưởng Bigou là linh mục nghe xưng tội của Marie và quả thực là đã cho người khắc bia mộ cho bà, mười năm sau khi bà mất. Có vẻ như là ông đã rời Rennes vào năm 1793 và không bao giờ quay lại. Việc ông có để lại sau mình các thông điệp bí mật hay không thì không thể biết chắc (điều này cũng thuộc vào kho tàng truyền tụng dân gian của Rennes), nhưng khả năng đó đủ để tạo ra một câu chuyện li kỳ.
Vụ giết tu viện trưởng Antoine Gélis đã xảy ra, và theo cách thức được miêu tả trong chương 26. Gélis quả là có liên hệ với Saunière, và một số người cho rằng có thể Saunière có dính dáng đến cái chết của ông. Nhưng không hề có bằng chứng nào cho việc đó, và cho đến nay vụ án vẫn còn bỏ ngỏ.
Không ai biết liệu có hay không một hầm mộ ở dưới nhà thờ Rennes. Như đã được nói trong các chương 32 và 39, chính quyền địa phương sẽ không cho phép bất kỳ ai tìm kiếm. Nhưng các lãnh chúa của Rennes hẳn đã được chôn xuống đâu đó và, cho đến nay, địa điểm đó vẫn chưa được tìm ra. Các dẫn chiếu đến hầm mộ được cho là có thể tìm được trong sổ sách của giáo xứ, như đã được nói đến ở chương 32.
Cây cột của người Visigoth được nhắc đến ở chương 39 có tồn tại và được trưng bày ở Rennes. Quả thực Saunière đã lộn ngược nó lại và khắc chữ lên đó. Mối liên quan giữa năm 1891 1681, khi lộn ngược lại) và tấm bia mộ của Marie d’Hautpoul de Blanchefort trên thực tế là một sự trùng hợp tình cờ, nhưng tất cả những cái đó đều có thật. Vậy nên cũng có thể là tồn tại ở đâu đó một bức thông điệp.
Tất cả các công trình mà Saunière đã cho xây dựng liên quan đến nhà thờ Rennes đều có thật. Hàng năm, hàng nghìn khách đến tham quan khu vực đất đai của Saunière. Kết hợp số 7/9 là do tôi nghĩ ra, dựa trên những quan sát cá nhân đối với cây cột của người Visigoth, các bức tranh vẽ lại cảnh Chúa chịu nạn, và nhiều đồ vật khác ở trong và xung quanh nhà thờ Rennes. Theo như tôi được biết, chưa từng có ai nói về kết hợp hai con số bảy và chín đó, cho nên có thể đây sẽ là đóng góp của riêng tôi cho bản saga về Rennes.
Noel Corbu sống ở Rennes và những gì ông đã làm để tô vẽ cho câu chuyện bí ẩn về nơi này là có thật (chương 29). Một cuốn sách tuyệt vời, Kho báu ở Rennes-le-Château: Một bí ẩn được giải mã, của Bill Putnam và John Edwin Wood, đã dựa rất nhiều trên những điều bịa đặt của Corbu. Corbu đã mua lại khu đất của Saunière từ người tình già cả của vị tu sĩ. Phần lớn người ta đều nhất trí rằng nếu Saunière biết được điều gì đó, thì hẳn là ông đã nói lại cho người tình của mình. Một phần của câu chuyện (rất có thể là do Corbu bịa ra) cho rằng người tình đó đã nói lại cho Corbu sự thật trước khi chết vào năm 1953. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ biết được. Những gì mà chúng ta biết là Corbu đã lợi dụng huyền thoại về Rennes, và ông chính là nguồn gốc, vào năm 1956, của những câu chuyện đăng trên báo chí đầu tiên về kho báu giả định kia. Đúng như đã nói ở chương 29, Corbu đã viết một bản thảo về Rennes, nhưng những trang đó đã biến mất sau khi ông chết vào năm 1968.
Truyền thuyết của Rennes đó cũng đã được ghi lại thành một dấu ấn lớn trong cuốn sách in năm 1967, Kho báu bị nguyền rủa của Rennes-le-Château, của Gérard de Sẽde, được công nhận là cuốn sách đầu tiên về chủ đề này. Trong đó chứa đựng rất nhiều điều hư cấu, phần lớn bắt nguồn từ câu chuyện gốc năm 1956 của Corbu. Cũng có một đạo diễn người Anh, Henry Lincoln, quan tâm đến câu chuyện và bộ phim của ông đã đóng góp vào việc phổ biến rộng rãi truyền thuyết này.
Bức tranh Đọc các Quy định của Lòng nhân từ của Jaun de Valdes Leal, hiện đang được treo ở nhà thờ Santa Caridad, Tây Ban Nha. Tôi đã chuyển nó sang Pháp, bởi tính chất biểu tượng của nó thực sự là quyến rũ. Do đó, mối liên quan của nó đến câu chuyện ở Rennes là sáng tạo của tôi (chương 34). Cung điện của các giáo hoàng ở Ayignon được miêu tả một cách chính xác, trừ cái thư viện là điều do tôi tự tạo ra, Các bản mật mã cũng là một phần trong câu chuyện của Rennes này. Tuy vậy, các mật mã có trong sách này đều xuất phát từ trí tưởng tượng của tôi.
Tòa lâu đài được xây dựng lại ở Givors lấy cảm hứng từ một dự án có thật đang được tiến hành ở Guédelon, Pháp, nơi các thợ xây đang dựng lên một tòa lâu đài theo kiểu thế kỷ mười ba, và cũng sử dụng các dụng cụ cũng như nguyên liệu giống như thời đó. Công việc quả thực cũng sẽ kéo dài nhiều chục năm và công trường được mở cửa cho khách tham quan.
Các Hiệp sĩ Đền thờ, dĩ nhiên, đã từng tồn tại và lịch sử của họ được thuật lại một cách chính xác. Giới luật của họ được trích lại nguyên xi. Bài thơ ở chương 10 cũng có thật, nhưng không biết tác giả là ai. Tất cả những gì mà Dòng đã thực hiện, như được miêu tả lại trong toàn bộ cuốn sách, đều đúng, và có thể coi là một bản chứng thực về một tổ chức rõ ràng đã từng có rất nhiều quyền lực vào thời của mình. Cũng như là việc Dòng mất đi toàn bộ tài sản và hiểu biết của mình, và việc vua Philip IV của nước Pháp đã tìm kiếm trong vô vọng. Chi tiết các cỗ xe hướng về phía dãy núi Pyrénées (chương 48) lấy cảm hứng từ các dẫn chiếu lịch sử cổ xưa, mặc dù không thể chắc chắn vào chi tiết nào trong số

Thật không may là Dòng không hề có biên niên sử. Nhưng có lẽ là các tài liệu đó vẫn đang nằm đâu đó, chờ đợi một người phiêu lưu nào đó một ngày sẽ tìm ra nơi cất giấu đã biến mất của Dòng Các Hiệp sĩ Đền thờ. Nghi lễ nhập đạo miêu tả ở chương 51 được chép lại chính xác và sử dụng những lời mà Giới luật đòi hỏi. Nhưng lễ tang ở chương 19 là sản phẩm của hư cấu, mặc dù những người Do Thái sống ở thế kỷ đầu tiên quả thực là đã chôn người thân của mình theo cách thức tương tự.
Phúc Âm của Simon là sáng tạo của tôi. Nhưng ý tưởng về việc Christ có thể
sống lại
như thế nào đến từ một cuốn sách tuyệt vời, Phục sinh Huyền thoại và Sự thật, của John Shelby Spong.
Những mâu thuẫn giữa các sách Phúc Âm trong kinh Tân Ước ở khía cạnh miêu tả cuộc phục sinh (chương 46), đã từng thách thức các học giả trong nhiều thế kỷ. Việc chỉ có duy nhất một bộ xương bị đóng đinh lên thập giá được tìm thấy (chương 50) quả là đã làm dấy lên rất nhiều câu hỏi, rất nhiều bình luận trong suốt chiều dài lịch sử. Trong đó đặc biệt là lời bình luận, được cho là của Giáo hoàng Leo X (1513-1521) đã khiến tôi hết sức quan tâm. Leo là một người thuộc dòng họ Medici, một con người đầy quyền lực được nhiều đồng minh có thế lực trợ sức, đứng đầu Nhà thờ vào thời kỳ Thiên Chúa giáo có được địa vị tối cao, Lời của ông rất ngắn, đơn giản, và kỳ lạ, đối với một người đứng đầu Nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã.
Quả thực, câu nói đó chính là điều đã khởi sinh cuốn tiểu thuyết này.
Cái huyền thoại về Christ đó đã phục vụ rất nhiều cho chúng ta.

HAI TIỂU THUYỂT ĐẦU TIÊN CỦA STEVE BERHY. CĂN phòng hổ phách và Lời tiên tri Romanov, là các bestseller trên toàn thế giới. Tiểu thuyết thứ ba của ông. Bí mật thử ba. best seller của tờ New York Times. Ông sống ở bờ biển thuộc bang Georgia và là một chuyên gia luật từng đi rất nhiều nơi ở vùng Caribe, Mexico, Châu Âu , và Nga. Bốn quyển sách của ông đã được bán cho ba mươi hai quốc gia. Hiện nay ông đang viết cuốn tiếu thuyết tiếp theo của mình. Địa chỉ trang web của ông: wwwjtevuberry.ũrft.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Kho Báu Của Các Hiệp Sĩ Đền Thờ.