Chương 27: Đội cận vệ mười hai con giáp


Khu rừng vào ban đêm, lá cây rậm rạp che hết cả ánh trăng, hai thanh niên mò mẫm trong đêm tối, họ không dám cả đốt đuốc vì như thế khác nào bảo
lạy ông tôi ở bụi này
. Xung quanh họ, yên lặng như tờ, chỉ thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng bước chân của chính mình khi họ dẫm phải lá cây khô. Vương căng thẳng tột độ, trời không quá nóng, nhưng mồ hôi cậu vã ra nhà tắm. Trước đây Vương đã từng tưởng tưởng khung cảnh khu rừng ban đêm khi cậu nhìn nó từ phía ngôi làng, chỉ một màu đen kịt đầy u ám, vậy mà ngay lúc này đây, cậu, cùng với một người bạn đang mò mẫm trong khu rừng ấy.
Sự yên tĩnh của khu rừng khiến hai chàng trai càng căng thẳng hơn, Vương không dám đi nhanh, chỉ với một chút ánh trăng le lói là quá ít ỏi cho sự mạo hiểm này, cứ qua những bụi cỏ lớn, Vương lại đổi hướng tiến đến nơi nào cây thưa hơn một chút. Cậu tận dụng ánh trăng sáng nhiều nhất có thể để tìm đường.
Vương đi trước, Kiệt đi sau, chỉ có tiếng sột soạt của quần áo, tiếng bước chân của họ dẫm lên lá cây khô, tiếng thở của hai người. Bỗng nhiên, một tiếng sột soạt lớn phát ra từ một bụi cây cách họ chừng vài chục bước chân. Không ai bảo ai, Vương và Kiệt dừng lại, họ hạ thấp người xuống, nghe ngóng trong sự sợ hãi. Một thứ gì đó, hoặc một con quái thú gì đó đang di chuyển, tiếng sột soạt càng rõ hơn, lớn và đều hơn. Vương nhận ra được nó đang di chuyển. Nhưng Vương không thể nhận ra được nó là thứ gì, hay con vật gì cả. Núp trong bụi có lớn, Vương nhìn sang Kiệt, trời quá tối khiến cậu không thể nhìn rõ, nhưng Vương có thể nhìn thấy cây giáo Kiệt đang cầm trên tay, nó hướng về phía phát ra tiếng động. Tiếng động biến mất.
Một khoảng thời gian ngắn ngủi, tiếng động di chuyển của vật thể kia không còn nữa. Lúc này Vương cảm thấy hồi hộp thực sự. Cậu nằm sát xuống mặt đất, đưa một tay ra sau lưng, lấy cây nỏ của mình, Vương vừa nằm vừa cố gắng đưa tay xuống, dùng chân tỳ vào cây nỏ để kéo dây cung. Những động tác nhẹ nhàng giúp cậu đưa cây nỏ vào tư thế sẵn sàng, Vương hướng cây nỏ về phía có tiếng động khi nãy, nhưng thực tế thì cậu chỉ nhìn thấy một màu đen kịt của màn đêm.
Bỗng nhiên một tiếng động lớn phát ra, một thứ gì đó giống như lá khô, đất đá bắn tung lên, tiếng động xa dần, Vương nghe thấy tiếng hét lên của một con vật dường như là nhỏ hơn.

Con gì đó, đã bắt được một con mồi


Cậu chắc chứ
.

Chắc chắn!

Vương và Kiệt nói nhỏ. Một lúc sau, họ chắc chắn rằng con thú gì đó mà họ không nhìn thấy được đã có miếng mồi của mình. Vương đổi hướng dẫn Kiệt đi ngược lại với hướng con thú kia, họ muốn tránh xa chúng càng nhiều càng tốt. Đoạn đường tiếp theo, Vương hướng đi chếch về phía con sông, nơi họ có tầm nhìn tốt hơn một chút. Theo như tính toán của Vương, cậu chọn cái thời điểm này, lúc trời chưa sáng rõ, và màn đêm vẫn còn vương vấn chưa chịu bỏ đi. Có lẽ lũ thú rừng cũng đã dừng cuộc săn đêm và lính canh họ đang giao ca đêm và ngày. Thời điểm này Vương coi là an toàn nhất để đột nhập vào khu rừng. Nửa canh giờ sau, may mắn là họ không gặp thêm con thú nào, những ánh nắng đầu tiên của ngày mới bắt đầu xuất hiện, Vương và Kiệt cũng ra đến phía con đường mòn nhỏ. Lúc này, hai người mới yên tâm hơn, bầu trời rõ ràng hơn khiến tầm quan sát của họ cũng tốt hơn, Vương cũng nhẹ tay cung, còn Kiệt cũng vác cây giáo lại trên lưng.
- Chúng ta ngồi nghỉ chút chứ Vương.
- Cũng được. Cậu đói rồi à?
Cả một đêm đi bộ và không ngủ được khiến hai chàng trai cảm thấy đói. Họ chọn một bãi cỏ rộng, ít cây cối rậm rạp hơn, Vương ngồi bên cạnh một gốc cây to rồi mở nắm cơm gói trong lá chuối ra ăn, cậu chia sẻ nó với Kiệt nhưng Kiệt cũng đã chuẩn bị cơm cho mình.
Hai người bạn Vương và Kiệt, lần đầu tiên không có ông Quy đi kèm, họ đã vào rừng thành công. Nhưng họ không hề biết rằng, Hùng đang có mặt tại nhà của Vương. Khi trời còn chưa sáng rõ, Hùng đã bí mật đến nhà của Vương, mục đích của Hùng không phải là đi cùng họ. Bởi vì tuy là con quan, nhưng chính vì thế nên cậu lại bị giám sát nhiều bởi đám gia nô và lính gác, việc đi quá lâu sẽ không an toàn. Hùng qua nhà Vương để tìm hiểu xem Vương có đi không? Và đi như thế nào? Cậu đến gọi Vương, nhưng không có ai trả lời, cửa đã đóng chặt và cài then, suy đoán rằng Vương đã ra khỏi ngôi làng. Hùng tìm cách vào trong nhà, cậu dùng con dao nhỏ, cậy then cửa, một lúc sau cũng thành công. Hùng vào nhà rồi nhanh tay đóng cửa chặt lại như cũ, cậu cài then và bắt đầu lục soát. Ngôi nhà không có gì đặc biệt, ngoài trừ một bộ đồ mộc mà Vương vẫn dùng để đục đẽo.

Nếu như cửa cài then chặt như này, chắc chắn Vương đã đi từ phía trong nhà. Vậy thì họ đi đâu?

Ý tưởng về một đường hầm hay một lối đi nào đó xuất phát từ trong nhà khiến Hùng tìm kỹ hơn. Và cuối cùng thì cánh cửa đường hầm ở phía dưới giường đã bị Hùng tìm thấy. Cậu lật tấm giáp giường lên, cửa căn hầm lộ ra, Trong tích tắc, Hùng đã lưỡng lự có nên vào đó hay không? Bỗng dưng có tiếng người lại gần ngôi nhà.
Là ông lão đánh cá, ông ấy mang một giỏ cá, hai cái cần câu và tiến thẳng đến cánh cửa của ngôi nhà.
-Thằng cháu ông Quy đâu rồi?
Cốc cốc cốc… ông lão gõ tay vào cửa nhưng không có ai trả lời.
-Thằng nhóc, dậy chưa?
Nhưng đáp lại chỉ có sự im lặng.
-Thằng này chắc là đi đâu đó rồi, ông nó bị bắt, tính qua rủ nó đi câu, thôi để khi khác vậy.
Nói rồi ông lão quay đi, một lúc sau bóng người đi khuất hẳn, Hùng ra khỏi nhà rồi cài lại then cửa. Cậu chạy ra đầu con đường nơi để con ngựa rồi phi đi, cậu đến nhà của Kiệt và Kiệt cũng không có nhà.
Vậy là hai tên này đã vào rừng
.
Sáng hôm đó, trong hội trường của triều đình, một cuộc họp được diễn ra, các bô lão và các tướng quân, cùng trưởng làng đang bàn về đại lễ giỗ tổ sắp tới, một ngày hội lớn của làng mà chỉ có 10 năm mới tổ chức một lần. Hội nghị được diễn ra khi đã đầy đủ các quan văn, võ trong làng, 3 đội trưởng đội thợ săn và các đội trưởng đội lính canh đã có mặt đầy đủ. Tất cả đều đang đứng nghiêm chỉnh, không một chút tiếng động khi chờ đợi trưởng làng bước ra ngoài. Sau cánh rèm bên phải của điện, tám cận vệ bước ra phía ngoài. Họ chạy sang hai bên cung điện, mỗi bên bốn người. Mỗi khi xuất hiện, sự chú ý của các vị quan thường sẽ đổ dồn vào hành động của những người cận vệ hơn là trưởng làng, những cái mặt nạ khác nhau và vị trí cũng khác nhau, họ thường ra trước, dọn đường, nên sự xuất hiện của trường làng thường không đường đột bằng họ.
Đội cận vệ của trưởng làng gồm 10 người, khi đi ra ngoài, họ mặc bộ quần áo màu đen giống như những sát thủ hơn là cận vệ. Còn khi ở trong cung, họ mặc một bộ nâu vàng, nhìn cũng tử tế hơn nhiều. Họ không đồng đều nhau về kích thước, trình độ cũng như sở trường, có một vài người mang thứ vũ khí khác nhau. Có hai người mang cung, một người mang giáo, một người trông rất to lớn hơn hẳn những người khác, anh ta không mang theo thứ gì, hoặc một số cận vệ họ giấu vũ khí của họ trong những tay áo rộng thùng thình. Họ mặc một áo choàng giống như những chiếc phi phong nhưng lại chỉ ngắn đến quá ngang lưng, và một điều khiến cho ngay cả những người lính khi thấy họ cũng có chút e rè, chính là việc họ luôn đeo mặt nạ.
Đội cận vệ đeo mặt nạ hình của mười hai con giáp, duy chỉ có con rồng và con hổ là không có, vì con rồng là biểu tượng của trưởng làng, còn hổ thì là kẻ thù của làng từ khi thành lập. Quy định này được trưởng làng đưa ra và mọi người tự giải thích với nhau vậy. Mặt nạ mười con giáp này cũng thể hiện một nét gì đó giống như sự tương đồng trong phong cách chiến đấu của họ. Mười người trong đội cận vệ là mười người có võ nghệ giỏi nhất được tuyển trong đám thợ săn và lính canh. Nhưng có một điều kỳ lạ là gương mặt và tung tích của những người này lại được giấu kín một cách đáng kinh ngạc, ngoài trưởng làng ra gần như không ai biết họ là ai, tên tuổi ra sao. Họ có một sự trung thành đáng kính nể khi luôn theo sát ông, và luôn sẵn sàng xả thân chấp nhận hy sinh, chỉ cần bảo vệ trưởng làng là đủ. Tài nghệ của họ ít được người dân chứng kiến, những gì họ thể hiện là chưa nhiều, một phần vì trưởng làng được lòng dân, một phần vì ngôi làng đã yên bình quá lâu, vì thế nơi duy nhất họ có thể trổ tài chút ít đó là những cuộc đi săn của trưởng làng.
Sau khi tám người cận vệ bước ra, từ trong tấm rèm, trưởng làng bước ra ngoài, đi sát theo sau là hai cận vệ Mão và Mùi, và tướng Trung đi sau cùng.
Vị trưởng làng khoác lên mình một chiếc áo màu vàng và một chiếc áo choàng bên ngoài làm từ lông của hổ, trong mùa này thì thực sự hơi nóng nhưng ngay khi ngồi xuống ghế, ông liền cửi chiếc áo choàng ra. Ông không đội mũ, chỉ quấn một chiếc khăn nhỏ để búi tóc lại, râu ông dài và đã bạc nhiều, năm nay đã hơn bảy mươi tuổi, ông thuộc hàng những người già nhất trong làng. Đã trị vì ngôi vị này cũng đã ba mươi năm nay và ông cũng là một trong những người đứng đầu làng được trọng vọng nhất. Không có tai tiếng, xung đột trong làng, người dân được ấm no và yên bình cũng đã lâu. Mặc dù đã bảy mươi tuổi, tuy nhiên ông vẫn thường tổ chức những buổi đi săn trong rừng.
Trở lại buổi họp, ông nghe các quan báo cáo về tình hình an ninh trật tự của ngôi làng giống như hàng tháng, những việc lớn xảy ra, thương vong, dân tình. Không có quá nhiều điều đặc biệt nên buổi báo cáo diễn ra khá nhanh. Sau đó, ông muốn nghe cha của My, một quan văn báo cáo về tiến độ chuẩn bị cho lễ hội. Cuộc họp diễn ra êm đềm, không có gì căng thẳng, cho đến khi đội trưởng đội thợ săn số 1 báo cáo:
- Thưa trưởng làng, qua tuần tra, chúng tôi phát hiện hai trường hợp dân thường tự ý vào rừng.
- Vào rừng ư? Những người này vào để làm gì?
- Thưa, chúng khi rằng đi săn và đi câu cá.
- Chúng ta thiếu lương thực ư?
- Dạ không? Một quan văn đáp, thưa ngài, chúng ta không thiếu lương thực.
- Vậy tại sao chúng lại vào rừng đi săn, chẳng phải việc đó là của thợ săn sao? Thế chúng là ai? Tại sao lại vào được rừng?
- Dạ, chúng chỉ khai nhận được vào rừng đi săn và câu cá, là ông một già đánh cá, và một cựu thợ săn tên Quy.
- Là ông Quy ở đình Tây.
- Vâng! Thưa ngài, chúng ta có nên tăng cường kiểm soát và hình phạt không ạ? Hình phạt của chúng ta quá nhẹ, thần nghĩ rằng chúng sẽ không đủ răn đe, thần nghĩ luật đã ra thì phải thực hiện thật nghiêm.
Cha của My, ông Quang - một quan văn lên tiếng.
- Thưa trưởng làng, thần xin có ý kiến.
Trưởng làng quay sang nhìn ông Quang, ông chưa trả lời, chỉ gật đầu nhẹ một cái. Cha của My nói tiếp:
- Thay vì kiểm soát chặt, thần nghĩ tại sao chúng ta không mở cửa rừng?
- Ý ông là sao? Mở cửa rừng? Ông nói rõ hơn đi.
- Thần chưa chuẩn bị kỹ càng cho những gì mình sắp báo cáo, nhưng chúng ta đã tự nhốt mình trong ngôi làng này cũng đã hơn trăm năm nay rồi, dân số sẽ tăng lên và con cháu sẽ sinh ra, chúng ta sẽ không đủ đất sống trong vòng từ hai chục năm nữa mất.
- Vậy ông sẽ tính sao, khi lũ quái thú sẽ tấn công những người dân của chúng ta, họ sẽ đối mặt vs chúng như thế nào?
- Tôi nghĩ nếu mở cửa rừng chúng ta không thể làm ngày một ngày hai, chúng ta sẽ mở dần diện tích, mở rộng vùng sinh sống, sẽ đưa những dòng họ hay bộ tộc vào rừng, họ sẽ làm thành những khu riêng, dần dần, chúng ta sẽ kiểm soát được khu rừng.
- Đó không phải là giải pháp hay - Đội trưởng đội thợ săn số 1 ngắt lời - Chỉ có lực lượng thợ săn tinh nhuệ chúng tôi mới có thể trấn áp được những con thú. Ngay cả vậy, thì những đội thợ săn cũng gặp thương vong khi phải đối đầu với những con thú dữ. Dân thường họ càng không thể làm được. Hơn nữa chúng ta vẫn còn rất nhiều ruộng đất. Chính việc chúng ta ở trong làng là đang bảo vệ con cháu của chúng ta. Ngay cả những người lính được đào tạo còn khó khăn khi đối đầu với thú dữ, vậy thì những người dân thường họ sao có thể đồng ý vào khu rừng sinh sống được.
Một cuộc tranh luận nhỏ nổ ra. Các tướng và quan bắt đầu xì xào, phần lớn họ không đồng tình việc đưa người vào rừng sinh sống hay mở rộng diện tích ngôi làng. Cơ chế của ngôi làng này đã tồn tại trăm năm nay. Hầu hết những vị quan đang có mặt ở đây, khi có luật này, họ còn chưa được sinh ra hoặc lúc đó còn quá nhỏ. Mỗi khi có một người lính canh hay một người thợ săn hy sinh là quá đủ để họ sợ hãi cánh rừng xung quanh họ. Việc mở cửa vào khu rừng quá xa vời.
Cha của My, ông Quang, ông lại tiếp tục nói:
- Thưa trưởng làng, ý tôi, thực tế việc mở cửa khu rừng là quá xa vời, nhưng thần thiết nghĩ, con cháu của chúng ta luôn sống trong sự bao bọc, chu cấp của làng và quân lính, chúng không hề biết gì đến thế giới bên ngoài, thần nghĩ đó cũng không phải là một ý hay. Đó là ý kiến của tôi, mong được ngài xem xét, tôi xin hết.
Trưởng làng không nói gì, ông lại dơ tay lên, cả điện trở lại im lặng như trước, không còn tiếng xì xào tranh luận nữa. Và rồi ông phát biểu:
- Chúng ta bao bọc lũ trẻ, cũng là bảo vệ chúng mà thôi. Hãy cứ kiểm soát nghiêm ngặt, còn ai đang bị giam giữ thì giữ đến ngày đại lễ. Chúng ta sẽ dùng ân huệ và thả họ sau. Việc ngươi đề nghị, ta sẽ suy nghĩ nghiêm túc.
Rồi ông nhìn xuống phía đội trưởng đội thợ săn số 3 - chú Hoàng
- Hãy chuẩn bị, vài ngày nữa ta muốn có một chuyến đi săn...vào ngày mười chín tháng này đi.
- Dạ, thưa ngài! thần nhận lệnh.
Buổi trầu kết thúc và không có thêm nhiều điều để nói, hàng tháng, trưởng làng và ngôi làng vẫn duy trì những buổi trầu như thế này.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Kiệt Vương Kỳ Truyện.