Chương 7
-
Lã Bất Vi
- Hàn Diệu Kỳ
- 14750 chữ
- 2020-05-09 04:07:44
Số từ: 14743
Nguồn: NXB Văn Hóa
Triệu Hiếu Thành Vương trong sự tưởng tượng của Dị Nhân và Triệu Hiếu Thành trên thực tế khác nhau rất nhiều. Dị Nhân đã từng nghe ông mình là Chiêu Tương vương kể, sau khi Triệu Huệ Văn vương chết đi, Triệu Hiếu Thành vương kế thừa cơ nghiệp tiên tổ, nam chinh bắc chiến, vũ dũng hơn người, hùng tài đại lược, trị quốc hữu phương. Trong số bảy nước là Tề, Sở, Yên, Hán, Triệu, Ngụy và nước Tần, ngòai nước Tần ra nước Triệu được coi là có thế lực lớn mạnh nhất. Như vậy, trong con mắt của Dị Nhân đã hình thành nên một vị vua có tướng mạo đường đường cao ngạo.
Nhưng khi Dị Nhân và Chu Kiệm đến Hàm Đan vào chầu vị quốc quân này, thì nhìn thấy một người gày gò yếu đuối thấp bé như một đứa trẻ mới lớn. Khuôn mặt bị che bởi chiếc mũ đế vương hầu như không còn một chút sinh khí. Nhưng điều khiến Dị Nhân có "ấn tượng" nhất là những chiếc râu lưa thưa mà người đó đang đeo.
Triệu Hiếu Thành vương nói trong hơi thở thều thào: "Dị Nhân công tử, trên đường đi thật vất vả!"
Dị Nhân cúi mình trả lời: " Đa tạ sự quan tâm của đại vương. Ông nội thần là Chiêu Tương vương và bố thần là An Quốc quân gửi lời hỏi thăm đại vương!".
Triệu Hiếu Thành vương nói: "Ta và Chiêu Tương vương giao tình đã lâu, công tử đến đây không cần phải đa lễ. Hai người chủ tớ các ngươi xa rời quê hương, e rằng phải chịu nhiều cô tủi, ta ban cho các người một tên hầu để mà sai bảo".
Triệu Hiếu Thành vương vừa nói hết câu, từ trong trướng bước ra một người có thân hình cao to vạm vỡ, người này bước ra trước mặt Dị Nhân cúi chào lễ phép, nói: "Tại hạ là Công Tôn Càn, nguyện đi theo công tử, nghe theo sự sai bảo của công tử!".
Dị Nhân và Chu Kiệm đều hiểu rõ từ giờ trở đi bên cạnh họ sẽ luôn có một người theo sát. Đó là người do Triệu Hiếu Thành vương phái đến.
Sau khi tiếp kiến, Công Tôn Càn đưa Dị Nhân và Chu Kiệm đến ở một thôn nhỏ. Cư dân ở đây chủ yếu là người nghèo với đủ hạng người trong xã hội: sĩ, nông, công, thương. Đường đất thì khúc khuỷu quanh co, mùi nước bẩn và nước gạo do dân hắt ra, dính kết cáu bẩn trên đường, không khỏi làm cho người ta có cảm giác buồn nôn.
Dị Nhân nhìn thấy hai căn buồng của mình và Chu Kiệm, đồ đạc bày biện đơn sơ, trên góc tường có mấy con nhện đang giăng tơ. Điều này làm anh ta sực nhớ đến cảnh màn che trướng rủ huy hoàng ở Hàm Dương. Trên khuôn mặt lộ rõ sự chua xót.
Nơi đây không xa so với tùng đài của Triệu Hiếu Thành vương. Đó là nơi lầu ngọc, gác tía, vườn uyển. Ánh sáng tỏa ra bao trùm cảnh vật xung quanh.
Thêm vào đó tiếng đàn hát của các nhạc công và vũ nữ lại vang rất xa. Dị Nhân nhìn thấy sự nguy nga tráng lệ, giàu sang đó, trong lòng như có tảng đá đè nặng, vô cùng khó chịu.
Dị Nhân nhìn rất lâu về phí tùng đài, một cơn gió lạnh thổi qua làm anh ta trở nên trầm mặc...
Lã Bất Vi dửng dưng đối với tin tức của Dương Tử khiến Dương Tử cảm thấy vô cùng khó nghĩ. Dương Tử vốn có ý muốn khoa trương việc bạn của Lã Bất Vi và Tần vương tôn đến Hàm Đan để làm Lã Bất Vi ngạc nhiên. Nếu là trước kia thể nào Lã Bất Vi cũng sẽ rất quan tâm. Nhưng hôm nay sau khi nghe Dương Tử thuật lại, lòng như không để ý, chỉ nói vài tiếng "Hãy đi sắp xếp chỗ nghỉ đi".
Dương Tử đi hỏi mấy người tôi tớ vì sao Lã tiên sinh lại có tâm trạng không vui như vậy. Họ đều lắc đầu nói không biết. Dương Tử lại đi hỏi các môn khách, đa số họ đều nói không rõ. Chỉ có vài người biết. Lã Bất Vi không vui vì chuyện mua bán lương thực với Triệu Khôi Tử, chỉ sợ nếu hàng lọt vào tay quan phủ thì mình sẽ bị kết tội đồng đảng với Triệu Khôi Tử.
Dương Tử nói với mấy người môn khách: "Vậy các vị cứ để Lã tiên sinh u uất buồn rầu vậy sao? Nếu để lâu ngày e sẽ sinh bệnh mất. Các vị phải nghĩ cách gì để Lã tiên sinh giải sầu đi?"
Trong môn khách có một người rất chăm chú lắng nghe những lời của Dương Tử. Đó là Tư Không Mã. Người này rất giỏi về kiếm thuật và quyền thuật. Từ khi trở thành môn hạ của Lã Bất Vi vẫn chưa được chủ nhân chú ý đến, vì vậy cuộc sống trôi qua rất tẻ nhạt. Tựa như anh hùng không có đất dụng võ. Mặc dù chủ nhân không sai bảo làm những việc như đốt nhà cướp của hay xông pha nơi hiểm nguy nhưng trong lòng người ấy luôn cảm thấy không vui.
Giờ đây những lời nói của Dương Tử như phần nào thức tỉnh Tư Không Mã. Anh ta tự nghĩ phải tìm mọi cách để chủ nhân vui lòng như vậy mới lấy được sự quan tâm chú ý và thiện cảm của chủ nhân. Từ đó tài năng của mình mới được sử dụng. Trong đầu nghĩ ra mọi cách để Lã Bất Vi giải sầu và cuối cùng cũng tìm ra một diệu kế. Anh ta bắt đầu thực hiện để đưa dự định của mình thành hiện thực.
Kỹ viện của Lạc Dương luôn luôn náo nhiệt, bên ngoài nhà được trang trí cầu kỳ, dọc hành lang có treo vài lồng chim, bên trong lồng mấy chú vẹt không ngừng nhảy nhót, khi có người đến lại hót lảnh lót "Có khách! Có khách!". Khách đến kỹ viện đều là các đại thương nhân, vui chơi qua đêm suốt sáng.
Lần đầu tiên Tư Không Mã tới đây, bước chân dường như không theo ý muốn. Suốt dọc hành lang dài, mùi son phấn thoảng ra nồng nàn, tiếng cười đùa, những cái liếc nhìn của các cô gái làm Tư Không Mã trở nên bối rối, cảm thấy cổ họng mình như khát khô, nhịp im cũng đập mạnh hơn.
Người chủ kỹ viện bước lại gần và hỏi: "Công tử muốn tìm người như thế nào?". Tư Không Mã lúc này đã lấy lại được dáng vẻ bình thường, liền trả lời: "Người đó phải là tuyệt đại giai nhân". Người chủ nói: "Nghe khẩu khí của vị công tử này quả thật là không hề thấp". Rồi ông ta dẫn Tư Không Mã bước vào một nơi, gọi là "Lầu Uyên Ương". Ở đấy có một cô gái đang ngồi chải đầu. Người chủ kỹ viện hỏi Tư Không Mã: "Công tử, ngài hài lòng không?". Nhưng chỉ thấy Tư Không Mã lắc đầu.
Người chủ lại dẫn đến một nơi là "Loan Phượng Gác". Ở đó có một cô gái rất xinh, và lại hỏi: "Công tử, cô này thì sao?". Tư Không Mã vẫn chỉ lắc đầu.
Ông ta lại đưa đến nơi có tên là "Ngọc Thành Cư", rồi chỉ cô gái có nhan sắc tuyệt vời và hỏi "Công tử, ngài có vừa ý không?". Tư Không Mã lại lắc đầu.
Ông ta vô cùng ngạc nhiên, nói: "Những cô gái đẹp nhất chỗ tôi đều không làm ngài hài lòng. Vậy e rằng chỗ chúng tôi không thể đáp ứng được yêu cầu của công tử".
Tư Không Mã hỏi ông ta: "Quả thực ở đây không còn ai đẹp hơn nữa sao?".
Ông ta do dự một lúc mới nói: "Không dám giấu công tử, ở đây còn một vị nếu nói về nhan sắc thì quả thật là ngiêng nước nghiêng thành, chỉ e công tử không thể bỏ ra một món tiền lớn như vậy".
Tư Không Mã không ngần ngại nói: "Nếu ta hài lòng thì giá cả chẳng là gì". Ông ta đưa Tư Không Mã đến một nơi, vừa đẩy cửa đã nhìn thấy một tuyệt thế giai nhân. Đúng là chim sa cá lặn, khiến người ta phải mê mẩn.
Ông chủ hỏi Tư Không Mã: "Công tử, vị này thế nào? Có thể gọi là tuyệt thế giai nhân chưa?". Tư Không Mã mãi mới cất lên lời: "Đáng lắm, đáng lắm!". Người chủ lại nói: "Một đêm là mười lạng vàng". Tư Không Mã trả lời: "Không hề đắt, không hế đắt".
Sau khi trở về Lã phủ, Tư Không Mã tự nhủ "Mình đến kỹ viện lần đầu mà đã được gặp một trang quốc sắc thiên hương. Lã tiên sinh dù trong lòng có buồn phiền gì nếu gặp vị cô nương này cũng sẽ quên hết".
Dương Tử nói với mấy vị môn khách: "Tư Không Mã đừng có mà dối trời gạt đất, ở thành Hàm Dương này làm gì có ai đẹp đến mức Lã tiên sinh phải động lòng". Tư Không Mã thì nói có, Dương Tử lại nói không có. Hai bên cứ thế đôi co, lời qua tiếng lại, làm kinh động đến Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi truyền hỏi: "Rốt cuộc xảy ra chuyện gì? Vì sao lại ồn ào vậy?".
Tư Không Mã liền đem đầu đuôi câu chuyện kể lại một lượt. Lã Bất Vi nghe xong khẽ mỉm cười nói: "E rằng ở thành Hàm Dương chẳng có người con gái nào làm ta có thể động lòng được!".
Tư Không Mã nói một cách quả quyết: "Lã đại nhân, ngài chỉ cần gặp vị công nương đó, nếu không có một chút động lòng thì ngài phạt tôi điều gì tôi cũng cam chịu".
Mọi người đều nói: "Nếu Lã tiên sinh gặp cô nương đó mà chẳng có chút tình cảm gì thì ngài phải thua mười lạng vàng". Tư Không Mã lại nói: "Nếu Lã đại nhân động lòng thì sao?". Mọi người trả lời: "Vậy chúng tôi sẽ thua ngài mười lạng vàng". Tư Không Mã nhìn Lã Bất Vi rồi nói: "Lã đại nhân, người có dám đánh cược không?".
Mọi người đều tranh nhau nói: "Lã đại nhân đánh cược với hắn ta đi, thua chúng tôi sẽ trả mười lạng vàng".
Cái chuyện này trăm người nói có, vạn người nói không, đã làm cho Lã Bất Vi cảm thấy hứng thú. Ông nghĩ: "Chuyện chơi ấy mà, hà tất phải nghiêm túc. Cứ đi vào phòng điếm thử xem để mở rộng tầm mắt, giải trí một lát".
Dưới sự tiền hô hậu ủng của Tư Không Mã và Dương Tử, Lã Bất Vi đi rất nhanh vào cửa lớn của nhà điếm.
Nhìn thấy tuyệt đại giai nhân, không biết Lã Bất Vi sẽ thế nào? Lạnh nhạt, thờ ơ chăng? Hay là vừa nhìn thấy đã ngưỡng mộ ngay? Trái tim thổn thức chăng? Hay là hồn bay phách lạc? Trong đầu Tư Không Mã vừa đi vừa nghĩ, chẳng mấy chốc Lạc Dương Cốc đã đưa Lã Bất Vi tới trước cửa "Dao Trì Đài", đẩy cửa vén rèm nói: "Tiểu thư, có khách quý tới thăm đây này".
Lã Bất Vi bước vào, những người khác đều ở bên ngoài. Cô gái làng chơi mà Lã Bất Vi vừa nhìn thấy không phải ai khác, chính là Thiên Kim Tiểu Thư Triệu Cơ của Triệu Khôi Tử. Triệu Cơ cũng nhận ra Lã Bất Vi, bèn lao vào lòng ông khóc rưng rức.
Lã Bất Vi hỏi cô vì sao lại đến nông nỗi này, Triệu Cơ nức nở nói với ông, các ngày mà quan phủ tới nhà cô tịch thu tài sản, cô đang nhảy dây chơi đùa ở phía sau vườn hoa. Nhìn thấy đại họa từ đâu ập tới gia đình, cô bèn trèo qua tường phía sau vườn hoa chạy trống, chuẩn bị đến cậy nhờ nhà chú ở dưới quê. Vừa mới tới đó, do cũng bị liên lụy tới bố mẹ nên chú ấy cũng bị thu nhà, không biết đã trốn đi đâu rồi. Triệu Cơ lang thang phiêu bạt. Đúng lúc gặp phải Lạc Dương Cốc về quê để chiêu dụ gái điếm, thấy Triệu Cơ có nhan sắc xinh đẹp, liền kèm ép đưa về đây.
Lã Bất Vi an ủi Triệu Cơ: "Tiểu thư, tất cả đều rất đau thương. Ta và nhĩ phụ là bạn cùng làm ăn buôn bán, không thể nhìn thấy nàng gặp hoạn nạn, ô nhục và không cứu. Ta cần phải chuộc thân cho nàng".
Lã Bất Vi quay người đi ra. Tới cửa ngoài, ông nhìn thấy Lạc Dương Cốc và các môn khách của ông vẫn ngồi yên ở đó thì thầm nói chuyện. Nhìn thấy Lã Bất Vi đi ra, họ cười đùa hỏi: "Sao rồi, đã nếm hàng tươi mát chưa?".
Lã Bất Vi không thèm đếm xỉa gì tới những lời đùa cợt vừa rồi, thẳng thắn hỏi Lạc Dương Cốc: "Người con gái này từ đâu mà tới?".
Lạc Dương Cốc nghênh bộ mặt trắng dã nói: "Tôi nói với Lã đại nhân, chúng ta đến đây là để mua vui tìm khoái lạc, chứ không phải đến để tìm người làm cơ thiếp, hà tất phải hỏi tới gốc gác vậy!".
Lã Bất Vi không cò kè với Lạc Dương Cốc chuyện này, ông hỏi thẳng vào vấn đề: "Bao nhiêu tiền?".
Lạc Dương Cốc vui vẻ nói: "Cô tiểu thư này lần đầu tiên tiếp khách, hoa tươi nước ngọt của hoàng hoa khuê nữ với đào mềm táo nát khiến người ta cảm thấy như là chín rữa thì dư vị không thể giống nhau được, vì vậy giá tiền cũng không thể giống nhau!".
Lã Bất Vi không kỳ kèo, nói: "Hai trăm lượng, thế nào?".
Lạc Dương Cốc cười: "Lã đại thương nhân, ông là người giàu đừng chế giễu chúng tôi phận nghèo!". Tư Không Mã đứng ở bên cạnh đã sớm biết được những suy nghĩ của Lã Bất Vi, anh ta nói: "Lạc Dương tiên sinh, Lã đại nhân nhà chúng tôi không đùa với ông đâu, ý của Lã đại nhân muốn mua vị nữ điếm này về phủ!".
Lã Bất Vi phụ họa nói: "Ý của tôi chính là như vậy, hai trăm lượng nhiều hay ít?".
Lạc Dương Cốc nịnh bợ nói: "Không ít, không ít, thực sự là không ít!".
Triệu Cơ cùng với Lã Bất Vi trở về phủ lúc trời đã gần trưa, cô đi vào từ cửa chính. Bọn người hầu của Lã phủ đang nhặt rau ở trong bếp, thấy Lã Bất Vi đường hoàng dẫn một cô gái mặt hoa da phấn đi vào, họ cho rằng đó là thiếp ông mua về. Khi thấy cô ăn mặc trang điểm xanh, đỏ và trong tay ôm một chiếc đàn thì họ cho rằng là ưu nữ đến phủ để đàn ca nhảy múa. Một lát sau, những người đi cùng Lã Bất Vi đến nhà điếm, mới nói rõ hết mọi chuyện về Triệu Cơ, bọn nha dịch mới biết được đây là một gái điếm được Lã đại nhân bỏ ra hai trăm lượng vàng để chuộc thân. Khi mọi người trên dưới trong phủ ngắm nghía soi mói Triệu Cơ, trong ánh mắt họ đầy sự khinh miệt. Hoàng Phủ Kiều không hiểu nổi dụng ý của chồng, cũng nói: "Trong nhà con gái có đầy ra, sao lại phải đến nhà điếm để vui chơi cơ chứ!".
Khi Triệu Cơ ở nhà, cô như viên minh châu của Triệu Khôi Tử. Cô có thiên tính thích sự náo nhiệt, vô tư, nhất là trong hoàn cảnh sung túc cô lại càng phát huy được thiên tính của mình. Hàng ngày, cô đánh đàn nhảy múa, nhanh nhẹn tháo vát. Có lúc thì xem sách, lúc lại ngâm vài câu thơ. Con gái Hàm Đan trong bảy nước, nổi danh nhẹ nhàng quyến rũ. Vào những ngày đẹp trời, những cô gái đó đong đưa lên phố, từng cô từng cô liếc mắt đưa tình với đàn ông. Thậm chí, có người còn sánh vai sát lưng, phóng đãng hình hài. Tới đêm khuya, trong các nhà quan lại giàu sang, từ trong các cửa sổ biết bao nhiêu lời ong tiếng ve được bay ra. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Triệu Cơ sống trong nhung lụa quần áo trang sức của Hàm Đan cũng đã phủ lên cái thói quen không tốt của rất nhiều bụi phấn và tiền bạc.
Mới đến Lã phủ, Triệu Cơ sống trong sự dèm pha chỉ trích của mọi người, vẫn còn nhiều thứ lạ lẫm và mất tự nhiên. Vài ngày sau những thói quen ở kỹ viện lại trở lại trong cô. Cô mặc những chiếc áo màu sắc diêm dúa, vẽ mi kẹp tóc, cái miệng nhỏ xinh xinh thường ngâm ngợi những đoạn trong Kinh thi. Hàng ngày vào buổi sáng, cô đều dạo một khúc đàn, khúc đàn đó như dòng nước quanh co chảy vào từng ngóc ngách của Lã phủ. Cô chủ động bắt chuyện với mọi người, nhiều lúc còn dốc sức giúp họ làm một số việc. Nhưng các nha dịch và môn khách thường cho rằng, cô gái đến từ nhà điếm, toàn thân đầy bùn nhơ bẩn thỉu, họ sợ sẽ bị lây nhiễm vào họ. Họ diễn tả lại sự nhiệt tình và giả tạo của cô. Không biết những chuyện đó Triệu Cơ quả thực không biết, hay là không để ý tới, mà cô vẫn cứ tỏ ra khinh thường.
Tư Không Mã tỏ vẻ bất bình trước sự đối xử không công bằng đối với Triệu Cơ, anh ta thường nói trước mặt mọi người: "Người ta vừa mới tới đây, từ trước tới giờ chưa từng tiếp khách!". Tư Không Mã rất khâm phục kỹ năng chơi đàn thuần thục của Triệu Cơ, vào mỗi buổi sáng Triệu Cơ lại dạo bản nhạc đó một lúc, anh ta đều đứng ở gần hoặc đứng ở một góc nào đó có thể nghe được âm thanh của tiếng đàn; anh tập trung toàn bộ tinh thần để thưởng thức những âm vang trong trẻo của nó. Vào một buổi sớm, anh không nghe thấy những âm thanh trong trẻo của tiếng đàn đó nữa. Anh thầm đoán rằng, có chuyện gì xảy ra với Triệu Cơ chăng? Nếu không, sao tiếng đàn đó tới giờ này vẫn chưa vang lên. Anh tìm tới chỗ Triệu Cơ mới biết chiếc đàn yêu dấu của cô đã hỏng. Anh vội vàng chạy lên cửa hàng đàn trên phố ôm về cho Triệu Cơ một cây đàn trúc mới tinh. Cô cười rất duyên dáng để lộ hai hàm răng trắng rồi bắt đầu so phím đàn thử qua một dạo, tiếng đàn đầy ắp sự tình tứ. Sau đó, Triệu Cơ ngẩng đầu lên hỏi: "Anh thấy sao?".
Tư Không Mã nhìn chăm chú vào khuôn mặt của Triệu Cơ. Triệu Cơ thấy trong đôi mắt của anh tràn đầy sự ấm áp. Kỳ thực, cô đã sớm để ý tới cái ánh mắt đặc biệt hàm chứa biết bao nội dung đó. Trong vô vàn những ánh mắt dồn vào cô ở Lã phủ, cô nhận thấy ánh mắt của Tư Không Mã thật ấm áp dễ chịu; cô thầm cảm ơn ân đức của Tư Không Mã. Nếu như không phải là anh ấy phát hiện ra cô ở nhà điếm, thì e rằng cô cũng sớm phải trần trụi rên rỉ dưới thân thể của một người đàn ông nào đó.
Do thân phận đặc biệt của Triệu Cơ, Lã Bất Vi chỉ cho cô làm những việc bình thường của người ở như cho ngựa ăn, hái rau, giặt quần áo. May mà ngựa trong phủ không nhiều, hơn nữa quần áo chỉ mặc qua hai lần là vứt bỏ. Cuộc sống này cũng chẳng lấy gì làm vất vả cho lắm, nó dễ như trở bàn tay. Mỗi lần cần phải giặt giũ, Tư Không Mã đã sớm ra giếng gánh nước về cho cô, ra chuồng ngựa tháo áo ra và mang về. Khi những chiếc áo ngựa mới đó được tạm thời nhúng xuống nước thì trong chậu không chỉ có đôi bàn tay nõn nà mềm mại mà còn có cả đôi bàn tay thô ráp của anh ra sức mài sát những chiếc áo đó. Có một ngày, cũng trong những giờ phút ấy, Tư Không Mã nói với Triệu Cơ: "Tôi nghe thấy rằng ở ngoại thành Hàm Đan, có một vị Thích Phu tinh thông âm luật, nếu như Triệu Cơ đến đó xin học thì năng khiếu đàn hát ca múa của cô sẽ bay lên như diều gặp gió".
Triệu Cơ tìm tới Lã Bất Vi để xin ông cho cô đến chỗ Thích Phu ở ngoại thành Hàm Đan học thêm về âm luật. Lã Bất Vi nói với cô là phải đi sớm về sớm.
Ngoại thành Hàm Đan, liễu rủ quanh hồ, ong bay bướm lượn khiến cho Triệu Cơ rất vui vẻ. Cơn gió xuân ấm áp thổi nhẹ chiếc váy cô mặc, chiếc khuyên tai như cũng được lắc lư theo. Đi đã mệt, cô ôm đàn ngồi xuống nơi bờ ruộng mà thở. Mặt trời đã nhô lên, hình dáng thon thả của cô như được mặt trời vẽ trên nền cỏ. Không có chuyện gì. Cô dạo một khúc "Bội phong - Tĩnh nữ". Đây là khúc nhạc mà cô thuộc và yêu thích nhất, nhưng chơi được vài đoạn, cô không thể tập trung được nữa. Cô biết rõ rằng, bởi vì hình ảnh của Tư Không Mã luôn ẩn hiện trong đầu cô, khiến cô không thể chuyên tâm để chơi đàn nữa.
"Triệu Cơ!". Có người ở phía sau gọi cô. Cô cho rằng đó là Tư Không Mã. Cô quay đầu lại nhìn, thật là kinh ngạc, đó chính là lão gia Triệu Thành.
Hơn một tháng nay không gặp, con người ông tiều tụy gầy yếu đi rất nhiều, giống như một viên ngói xám sau khi bị vỡ. Lúc này Triệu Cơ cảm thấy sống mũi mình cay cay, nước mắt cô trào ra, cô nói: "Chú, chú vẫn còn sống!".
Triệu Thành cũng rơm rớm nước mắt nói: "Chín phần chết, một phần sống".
Triệu Cơ liền hỏi: "Cha cháu vẫn còn chứ?".
Triệu Thành khóc không thành tiếng: "Lão gia, ông ấy...".
Triệu Cơ hỏi: "Cha cháu, ông ấy không còn ở trên trần thế nữa có phải không?".
Triệu Thành gật đầu, nói: "Đêm đó, lão gia dẫn chúng tôi xông vào biên ấp của Hàn Triệu, bị lính gác bắt và giết. Nhân lúc màn đêm dày đặc, chú bị thương giả vờ chết mới thoát được thân. Lão gia dường như linh cảm được chuyến buôn này sẽ xảy ra thảm họa, mang tờ hợp đồng gán nợ được ông và Lã Bất Vi ký ra, đồng thời khắc lên trên vài lời dặn dò, đề phòng bất trắc".
Triệu Thành nói xong, run lẩy bẩy lấy từ trong túi đeo ở phía sau lưng tờ gán nợ, đưa cho Triệu Cơ, cô chỉ thấy dưới những nét chữ hằn lên, có khắc một hàng chữ nhỏ rõ: "Cơ nhi gán cho Lã Bất Vi".
Triệu Cơ xem xong lời dặn dò của cha, cô xúc động khóc nức nở.
Triệu Thành nói: "Ta lẩn trốn về Hàm Đan, nghe ngóng tin tức của cháu khắp nơi. Biết rằng sau khi cháu đã được Lã Bất Vi chuộc ra khỏi nhà điếm, ta liền len lén ở bên ngoài cổng của Lã phủ đợi cháu. Nhưng mãi mà vẫn không có cơ hội. Chú cũng là tội phạm truy sát của quan phủ, không dám tới Lã phủ lúc thanh thiên bạch nhật, cũng không dám gặp gỡ cháu trên đường phố. Hôm nay đi theo cháu ra ngoại thành, đem tờ gán nợ dặn dò của cha cháu đưa tận tay cho cháu, đó cũng là tâm nguyện cuối cùng".
Triệu Cơ hỏi: "Đại thúc, sau này chú định ẩn thân ở đâu?".
Triệu Thành bi thương nói: "Từ nay về sau chú không thể ở nước Triệu được nữa. Nếu như lưu lại ở mảnh đấy này, một ngày nào đó bị người ta phát hiện, sẽ bị tống giam vào ngục hoặc bị giáng xuống làm nô tỳ. Thiên hạ rộng lớn, chú sẽ chu du các nước, tùy cơ xin chút cơm thừa canh cặn của những vị quan lại, nhà buôn giàu có để sống qua ngày".
Triệu Cơ lập tức ôm chầm lấy Triệu Thành, đau xót nói: "Đại thúc, cháu bây giờ chẳng còn người thân nào nữa, chú hãy tính giúp cho thân phận cháu gái bé nhỏ này đi. Chia tay lần nay, có lẽ phải sang thế giới bên kia mới gặp được nhau mất!".
Triệu Thành nói: "Chú đã đến lúc như ngọn đèn hết dầu rồi, đối với tất cả mọi thứ cũng chỉ biết nghe và chấp nhận mà thôi. Mà cháu như một bông hoa chưa nở, ngày tháng còn dài ở phía trước. Lã Bất Vi của cải giàu có, là người có đạo đức, cháu theo ông ta cũng được coi như là cả đời được nhờ cậy. Chỉ là cơ thiếp của người ta nên có những chuyện cháu nên nhẫn nhịn. Bỉ Ngạn Vân, người vợ trẻ nhiều năm mong muốn được làm mẹ chồng. Ngày này qua tháng khác, vị trí trong phủ cũng sẽ ổn định, rồi cũng có ngày được mở mặt thôi".
Triệu Thành nói xong, gạt nước mắt chia tay với Triệu Cơ.
Đối với việc đột nhiên sắp trở thành cơ thiếp của Lã Bất Vi, Triệu Cơ cảm thấy không biết làm thế nào. Cô đã không còn tâm trí nào để đi đến chỗ Thích Phu nữa, mà chỉ biết cầm tấm di chúc gán nợ, lòng cô nặng trĩu quay trở về Lã phủ.
Hai nước Tần và Hàn đứng đối mặt với nhau như cung đã căng, nỏ đã kéo, chỉ cần có va chạm là sẽ có chiến tranh, điều này không chỉ mang tới cho Triệu Hiếu Thành vương cái hứng thú đứng xa xem lửa cháy, mà còn cũng khiến ông nắm chắc cơ hội để chuẩn bị vũ khí và tăng thêm quân sĩ.
Sau một bữa sáng cơm no rượu say, Triệu Hiếu Thành vương tìm tới Bình Nguyên quân Triệu Thắng, để vị tướng quốc lâu năm này chiêu mộ mười vạn quân lính.
Triệu Thắng nói: "Đại vương, người nước Triệu có thừa, chiêu mộ mười vạn quân dễ như trở bàn tay, chỉ có điều là khó khăn trong vấn đề ngựa và bính giáp".
Triệu Hiếu Thành vương lắc tấm thân vạm vỡ nói: "Từ dân gian hoặc mua của các nước chư hầu khác".
Triệu Thắng cười và nói: "Đại vương của thần, trong thương khố của quốc gia đã cạn kiệt mất ngân lượng rồi".
Triệu Hiếu Thành vương nói: "Vậy thì hãy đi tịch thu của những nhà giàu có!".
Triệu Thắng không chần chừ nói: "Triệu Hiếu Thành vương đường đường là một nước chư hầu lớn mà lại đi thu tiền bạc của bách tính dân đen, đây không phải là chỗ dựa của dân, như vậy chẳng bị chư hầu thiên hạ chê cười hay sao?".
Triệu Hiếu Thành vương nói: "Mượn chiêu bài mũ áo chỉnh tề, viết rõ là mượn tiền".
Triệu Thắng nói: "Vua đi mượn tiền của dân, trong lòng ai mà chẳng không rõ, đây là thịt bao tử đãi chó, có đi mà không có về. Đặc biệt là bọn thương nhân, nhìn thấy lợi là quên nghĩa, gian giảo cực độ, e rằng rất khó tiến phụng tiền của".
Triệu Hiếu Thành vương phẫn nộ bất bình nói: "Thương nhân của Quan đông sáu nước buôn bán kiếm chác rất nhiều trên đất của quả nhân, tất cả họ đều giàu nứt đố đổ vách, lẽ nào lại không chịu bỏ ra một ít tiền hay sao? Nước Vệ có người tên là Lã Bất Vi, chẳng phải là buôn bán ngọc bích ở Hàm Đan rất giàu có hay sao? Có rất nhiều quân thần nói với quả nhân rằng, vị Lã Bất Vi này bình thường vẫn nói, lấy Triệu quốc làm nước, coi Triệu vương là tôn, coi việc làm cho nước Triệu giàu có làm nhiệm vụ của mình. Lẽ nào lại là nói dối, treo đầu dê bán thịt chó, một cái lông cũng không chịu nhổ ra sao?".
Triệu Thắng nói: "Việc này tôi cũng không rõ lắm. Ngộ nhỡ có ngày nào đó chúng ta bị đuổi ra khỏi cửa, lúc đó cũng chẳng còn chỗ nào mà dung thân nữa, cái uy của vua tôi e rằng cũng chẳng còn!".
Triệu Hiếu Thành vương tràn đầy tự tin nói: "Ngày mai tuyên ông ta đến Tùng Đài, quả nhân muốn đích thân nói chuyện với ông ta, nhân tiện cũng muốn xem xem gã thương nhân tới từ nước Vệ này người ngợm ra sao!".
Triệu Thắng nói: "Đại vương triệu kiến, Lã Bất Vi không thể không tới, nhưng trong lòng ắt có sự chuẩn bị, có thể chúng ta sẽ gặp phải tay rắn mặt đấy!".
Triệu Hiếu Thành vương nói: "Quả nhân không tin, một tên thương nhân oắt con lại dám coi thường sự tôn nghiêm của quả nhân sao!".
Triệu Thắng đành phải nói: "Vậy thì ngày mai đại vương hãy thử xem sao!".
Sự vui vẻ của Triệu Cơ và hứng thú đánh bạc trong nhà điếm, cũng không làm giảm đi sự lo âu phiền muộn trong lòng Lã Bất Vi.
Có môn khách nói với Lã Bất Vi rằng: Tư Không Mã và Triệu Cơ có tư tình với nhau. Lã Bất Vi nghe xong vẫn chưa có phản ứng gì. Trước đây ông chưa từng có sự nghi ngờ gì đối với người môn khách hiểu biết, trung thành và anh dũng này. Lần này, anh ta lại vắt óc nghĩ ra trò đánh bạc ở nhà điếm, đã mang lại cho Lã Bất Vi biết bao nhiêu là niềm vui và sự thoải mái, là người rất được lòng Lã Bất Vi. Hơn nữa, anh ta chưa từng bị chao đảo trước dung nhan yêu kiều của Triệu Cơ, và cũng chưa thể nguôi ngoai được mối tình với con một người bạn của anh ta. Vì vậy, tuy có người đàm tiếu về việc tư tình giữa Triệu Cơ và Tư Không Mã thế này thế khác, ông vẫn chỉ cười mà thôi.
Hôm đó, Lã Bất Vi đang xem cuốn "Kế nhiên" trong thư phòng, Tư Không Mã dẫn Tư Qua người hầu bên cạnh Triệu Hiếu Thành vương tới, nói Lã Bất Vi đến Tùng Đài nghe đại vương Triệu triệu kiến. Lã Bất Vi hỏi vị Tư Qua này, đại vương sao lại triệu kiến ta. Tư Qua nói, đại vương muốn nói chuyện với ông.
Một người được thua không quản như Lã Bất Vi cũng có chút băn khoăn khó hiểu. Lã Bất Vi đến nước Triệu đã hơn mười năm rồi, vất vả trầy trật quan hệ buôn bán với những khanh tướng trong triều. Bởi vì ông có một mục tiêu xa hơn, đó chính là thăng quan tiến úy. Dùng tiền tài để bước lên bậc thềm triều đình. Một số quan sứ quan trọng của nước Triệu hoặc thân hoặc sơ hoặc sớm hoặc muộn cũng đều có chút quan hệ qua lại với ông. Bao gồm cả một số quan thần có địa vị cao như tướng quốc Triệu Thắng, thượng khanh Lân Tương Như, đại tướng quân Triệu Xa, Liêm Pha. Có người thì Lã Bất Vi tặng ngọc bội đến tận phủ, có người thì Lã Bất Vi dâng lễ chúc thọ. Còn một số người ông ngồi đấu cờ với họ... Nhưng từ trước tới giờ ông chưa từng gặp Triệu Hiếu Thành vương. Mong mỏi được yết kiến vị quân vương này là nguyện vọng mãnh liệt kể từ khi ông đặt chân đến Hàm Đan. Ông muốn được tiếp kiến vị quân vương này, muốn được vị quân vương này hiểu mình, đồng cảm với mình. Thế nhưng, ông vẫn chưa có được cơ hội. Tuy ông và Triệu Hiếu Thành vương cùng ở tại trong thành Hàm Đan, nhưng đối với ông, Triệu Hiếu Thành vương giống như đám mây ở cuối chân trời, có thể nhìn mà không thể tới được, như vết rêu hằn trong giếng sâu thẳm mà không thể đo được.
Cái thời khắc quý báu làm thay đổi cuộc đời của Lã Bất Vi, đến một cách rất tự nhiên, nó giống như một trận mưa trong ngày xuân, hay một cơn gió tự nhiên vậy. Ông đã từng tưởng tượng cái dáng vẻ phê duyệt tấu chương của Triệu Hiếu Thành vương, và cũng từng tưởng tượng những hành động, những trò tiêu khiển trong cuộc sống thường nhật của vị quân vương này, nhưng trong đầu ông từ trước tới giờ hình tượng đó chưa từng hiện ra một cách cụ thể.
Một vị vua hàng ngày bận rộn tìm một thương nhân để nói chuyện cũng chính là nói chuyện phiếm. Thật không thể tưởng tượng nổi. Không thể, quyết không thể. Vậy thì, tìm ông ta để làm gì cơ chứ? Không lẽ là chuyện ông và Triệu Khôi Tử buôn lương thực sang nước Hàn? Không thể. Nếu là chuyện này, thì quan phủ đã sai quân lính tới bắt giam ông vào ngục rồi. Vậy thì là chuyện gì đây?
Lã Bất Vi nghĩ mãi mà vẫn không tìm ra lời giải.
Còn nhớ rõ lúc ông mới đến nước Vệ làm môn khách chỗ đại phu Vệ Hằng, khi cùng Vệ Hằng vào cung, ông bị giữ lại ở ngoài cửa cung, ông đang tính kế để được gặp Vệ Nguyên quân. Ý nguyện của ông không được đền đáp. Trong một khoảng thời gian dài, ông đã từng tiếc rẻ vì những điều đó. Còn bây giờ, ông không thể tính toán được điều gì, Vệ Nguyên quân, một vị vua nhỏ bé của một nước cỏn con. Hôm nay, Lã Bất Vi, ông sẽ tới gặp Triệu Hiếu Thành vương, một vị quân vương của một nước lớn mạnh.
Lã Bất Vi tự nhủ trong lòng, phải mặc bộ quần áo đẹp nhất, ngồi trên chiếc xe sang trọng nhất tới Tùng Đài. Gặp quốc quân phải lịch sự trang nhã, không kiêu ngạo, không tự ti, thong dong, đối đáp trôi chảy.
Lã Bất Vi trông thấy môn khách và những người phục dịch của Triệu Hiếu Thành vương đang bận rộn, ra ra vào vào chuẩn bị cho ông ta.
Triệu Hiếu Thành vương cũng đang thúc giục bọn sai dịch và cung nữ quét rửa trong ngoài điện sạch như mới, thay mới các tấm vải phủ bàn. Ông ta với tư cách là vua của một nước, là bộ mặt của quốc gia, đang cố hết sức biểu thị sự giàu có, hưng thịnh của vương cung. Ông ta biết rằng, cái mà thương nhân coi trọng chính là sự giàu có của một người. Ông ta không thể để Lã Bất Vi coi thường quốc gia này, cho rằng ông ta nghèo nàn thiếu thốn.
Sau khi dọn dẹp xong, Triệu Hiếu Thành vương đi quanh điện, vừa ý gật đầu.
Trong điện chính của Tùng Thái, cột kèo đòn nóc được chạm khắc tinh vi, toàn một màu sơn đỏ bắt mắt. Bậc nhà được dát vàng ngọc. Các vòng ngọc bích được xếp chồng lên nhau, kê vàng ở giữa, được trang sức bằng các hạt minh châu và lông chim trĩ, bên trên xếp chín con rồng vàng, miệng ngậm chuông vàng long lanh, rủ xuống những tua màu sắc rực rỡ. Xen vào đó là những màu xanh tím, vàng bạc. Mỗi khi ngọn gió thổi tới bay nhấp nháy, chiếu rọi vào trong điện, tiếng chuông khánh leng keng. Hai bên ngự án (bàn vua thường dùng) đã mắc những tấm bình phong bằng gỗ được chạm khắc những hình thù sặc sỡ, được chạm khắc tinh tế sắc sảo giống như con nhện giăng tơ. Trên chiếc giường của vua phủ một tấm da hổ có vằn sặc sỡ, người ngồi trên đó giống như ngồi giữa bãi cỏ rậm rạp. Bên trên đặt bốn viên ngọc, lung linh óng ánh. Trên cánh cửa sở khảm lưu li xanh, óng ánh trong suốt, từ trong có thể nhìn thấy lông mày và tóc của người đi đường. Trên các cột kèo đều khắc hình rồng bay phượng múa... Triệu Hiếu Thành vương thấy rằng, để cho Lã Bất Vi vào trong cung điện như thế, thì sẽ làm tiêu tan đi cái vẻ kiêu ngạo của các phú thương.
Lúc này, vị thái giám có chức sự cất tiếng lanh lảnh: "Thương nhân Lã Bất Vi nước Vệ kiến giá!".
Triệu Hiếu Thành vương vội tới vén vạt áo quỳ ngồi ở chính giữa ngự sạp, đợi Lã Bất Vi tới. Sau lưng ông ta có các cung nữ cầm quạt lông quạt, mấy vị văn thần võ tướng chắp tay đứng chầu ở dưới. Lát sau, qua tấm kính khảm trên cánh cửa, Triệu Hiếu Thành vương đã nhìn thấy Lã Bất Vi ngồi trên chiếc xe lớn hoa lệ, xe dừng trước điện, Lã Bất Vi cùng hai môn khách xuống xe đi vào điện.
Vào điện, Lã Bất Vi thi lễ nói: "Quả dân nước nhỏ Lã Bất Vi khấu kiến đại vương!".
Triệu Hiếu Thành vương ban cho Lã Bất Vi ngồi dưới điện. Cái đầu tiên đập vào mắt ông là đôi giày của Lã Bất Vi, nó làm ông kinh ngạc. Đó là một đôi giày được thêu bằng bông mềm, miệng giày viền vàng, đầu và giữa thêu hình phượng rắn năm sắc, vàng ngọc đan xen. "Chỉ đôi giày này cũng đáng giá 200 lạng vàng!", Triệu Hiếu Thành vương cảm khái tự nói trong lòng: "Mình là vua một nước, vậy mà đôi giày mình đi cũng không đáng giá như vậy!".
Triệu Hiếu Thành vương ngắm Lã Bất Vi một lượt từ trên xuống dưới, bây giờ ông mới bắt đầu tin, ngồi trước mặt ông là một vị thương gia tướng mạo đường đường, giàu có ức vạn.
Sau mấy lời thăm hỏi chẳng lấy gì làm mặn mà, Triệu Hiếu Thành vương hỏi Lã Bất Vi: "Quý thương đi nam về bắc, học rộng biết nhiều, thông thuộc công việc các nước, tất có sự nghiền ngẫm về thế lớn trong thiên hạ, kiến giải thấu đáo, quả nhân xin nghe theo". Nghe xong những lời này của Triệu Hiếu Thành vương, Lã Bất Vi nghĩ "Vị quốc quân này triệu mình đến, vốn không phải là nghe mình bàn luận về việc lớn trong thiên hạ". Nghĩ đến đây, Lã Bất Vi cung kính nói: "Đại vương buông màn ngồi trong, quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm, biết rõ thế lớn trong thiên hạ như nắm trong lòng bàn tay, tiểu nhân đâu dám mạo phạm trước mặt đại vương!".
Triệu Hiếu Thành vương lại nói: "Quả nhân muốn nghe".
Lã Bất Vi nói: "Đại vương coi trọng tiểu nhân như thế, tiểu nhân cũng đành phải mạo muội nói thiển kiến của mình. Thiên hạ Vũ vương diệt Thương, Chu công đông chinh, thực hiện tông pháp phân phong, chư hầu không dưới hai nghìn nước. Khi Vũ vương duyệt binh, vẫn có một nghìn tám trăm chư hầu.
Trong mấy trăm năm, các nước chư hầu này giết hại thôn tính lẫn nhau. Đến khi Khổng phu tử san định lại "Xuân Thu", chư hầu chỉ còn lại mấy chục nước. Các nước mạnh chẳng qua chỉ có: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Tần, Ngụy. Cho đến các nước nhỏ như Tống, Lỗ, Trịnh, Vệ, Doanh, Chu, Khởi, Thái, Đàm... đều là loại lép xịt lung lay sắp đổ, không thể giữ được lâu dài. Sau thời Xuân Thu, nước Ngụy kế thừa nền móng của nước Tấn. Đến khi Ngụy Huệ vương dời đô về Đại Lương, thế nước ngày một hưng thịnh. Tiếp đó, nước Tề thay cũ đổi mới, không ngừng phát triển, trở thành đối thủ cạnh tranh nghiệp bá với nước Ngụy. Năm Triệu Túc hầu thứ tám, hai nước Tề Ngụy đại chiến ở Mã Lăng, Tôn Tẫn dùng kế đánh cho quân Ngụy đại bại không còn mảnh giáp, từ đó, nước Ngụy không bao giờ phục hưng được nữa. Sau trận Mã Lăng, Tề Uy vương cũng bắt đầu hội họp chư hầu, triều thiên tử, thay nước Ngụy xưng bá. Nước Tần sau biến pháp Thương Ưởng, thế nước ngày một mạnh, cùng tranh chấp với nước Tề. Do nước Tề và nước Yên kéo dài, vắt kiệt sức nước, do đó không thể xưng vương xưng bá với chư hầu được nữa. Nước Tần nhân hai nước Tế nước Yên đánh nhau, nước Tề suy yếu mà tập trung lực lượng đối phó với một nước lớn khác là nước Sở. Đại tướng quân nước Tần là Bạch Khởi dẫn quân đánh thẳng vào Sính Đô, quân Sở thua tan tác, buộc phải rời bỏ thủ đô.
Khi các nước lớn Ngụy, Sở, Tề đang suy yếu, tiên tổ của đại vương Triệu Vũ Linh vương đề xướng mặc quần áo người Hồ, cưỡi ngựa bắn cung, nước ngày một thịnh, đạt thế quân bình với nước Tần".
Triệu Hiếu Thành vương nghe rất say sưa, ông không ngờ rằng, một thương nhân buôn ngọc lại có thể phân tích thấu đáo về sự hưng thịnh suy vong của các nước chư hầu.
Triệu Hiếu Thành vương cao hứng nói: "Theo ý của quý thương thì ai có thể thâu tóm thiên hạ?".
Lã Bất Vi khoan thai nói: "Đưa ra điều thần cơ diệu toán này có lẽ phải phiền tới các thầy bói mới được".
Triệu Hiếu Thành vương hỏi: "Vậy thì, quý thương muốn ai xưng vương thiên hạ?".
Lã Bất Vi không chút suy nghĩ nói: "Đại vương, điều này không phải nói cũng biết. Tiểu nhân lấy nước Triệu là nước của mình, coi đại vương là bậc tôn kính nhất, lấy sự hưng thịnh của nước Triệu làm nhiệm vụ của mình. Nhất thống thiên hạ, chẳng mong đại vương thì còn ai? Đó chính là niềm hy vọng của tiểu nhân!".
Triệu Hiếu Thành vương bật cười khoan khoái, tấm thân mỏng của ông lắc lư như sắp đổ. Sau cơn ho, nói: "Quả nhân muốn rèn quân luyện tướng, chỉ vì trong bụng còn e dè!".
Nghe câu này của Triệu Hiếu Thành vương, Lã Bất Vi chợt bừng tỉnh. "Ông ta đã hiểu sai bụng mình, mình đâu có ý như vậy. Ông ta muốn mình hào phóng, cống hiến cho nước Triệu. Xem ra nếu không tốn kém một chút, thì hôm nay sẽ phải xấu hổ rời khỏi Tùng Đài. Đơi Triệu Hiếu Thành vương nói số tiền ra thì khó mà mặc cả lại được, chi bằng mình chủ động nói trước. Đây cũng coi như là đi đánh bạc vậy! Sau này nước Triệu hùng mạnh, thống nhất thiên hạ, Triệu Hiếu Thành vương không thể tiêu không số tiền của một thương nhân; ông ta sẽ phải nhớ tới lúc này, sẽ phải phong quan tước cho mình; nhưng nếu như nước Triệu suy vong, tài sản hao tán thì số tiền này cũng coi như cho quạ ăn. Cho dù bị mất, thì mình cũng phải thưởng trước cho vị vua này một chút". Nghĩ đến đây, Lã Bất Vi nói: "Đại vương có cần tiền của tiểu nhân không?".
Triệu Hiếu Thành vương vội nói: "Có chứ, có chứ! Quả nhân lần đầu gặp quý thương, đã biết quý thương là bậc hào hiệp chuộng nghĩa!". Lã Bất Vi lại nói: "Tiểu nhân thân là thương nhân, thương nhân lấy lợi làm đầu. Đại vương cần chút tiền nhỏ của tiểu nhân, là vay mượn hay dâng tặng".
Câu hỏi này của Lã Bất Vi làm cho Triệu Hiếu Thành vương cảm phục trong lòng: "Lợi hại thay một thương nhân, hùng hổ hăm dọa!". Triệu Hiếu Thành vương cũng không hàm hồ, khôn ngoan nói: "Quý thương là bậc hào hiệp trượng nghĩa, lẽ nào lại nói đến chuyện vay mượn!". Lã Bất Vi phản ứng nhanh nhẹn nói: "Tiểu nhân có ý dâng tặng, nhưng sợ đại vương chê ít!".
Triệu Hiếu Thành vương lại cười, nói lấp lửng: "Được rồi, thương nhân các ông thông minh lanh lợi không ai bằng, quả nhân xin nghe theo, không quanh co với ông nữa. Ông cho quả nhân mượn trước một vạn lạng vàng".
Một vạn lạng, một con số không nhiều, không ít. "Đại vương đã nói vay mượn, vậy thì đến bao giờ thì trả?".
Triệu Hiếu Thành vương nói: "Ngắn thì nay mai, xa thì không biết đến bao giờ".
Lã Bất Vi nói: "Tuân mệnh".
Triệu Hiếu Thành vương hỏi: "Quý thương đến nước Triệu đã được bao nhiêu năm rồi?".
Lã Bất Vi nói: "Đã hơn mười năm".
"Đã có tước vị gì chưa?".
"Nói ra sợ đại vương chê cười, chỉ là chức thứ sử tầm thường mà thôi!"
"Ngay đại phu cũng chưa được sao?" Triệu Hiếu Thành vương quay người sang bên trái, nói với quan quản lý việc thăng giáng quan chức nói: "Phong cho Lã Bất Vi chức đại phu thất đẳng". Trong tước vị của nước Triệu, giữa cao cấp và thấp cấp, phía trên có lục đẳng, theo thứ tự là quân, tước hiệu cao nhất, nắm giữ việc hành chính phong đất, sưu thuế, như con trưởng Huệ Văn vương là An Dương quân, đại tướng Triệu Xa là Mã Phục quân; Nhị đẳng phong làm hầu, được phong đất, như cha con của lại tử Lý Đồng được phong làm Lý hầu; Thượng khanh, bổng lộc cao nhất, đồng thời là danh hiệu vinh dự, như Lân Tương Như, Liêm Pha; Khách khanh là khanh vị của người dị quốc sống ở nước Triệu, như Đông Lí Tử; Ngũ đại phu, tước hiệu cao nhất; Thượng đại phu là một quan tương đối cao.
Đại phu tuy chỉ là tước thất đẳng, nhưng Lã Bất Vi rất có hy vọng bước vào thế giới quý tộc của nước Triệu. Do vậy, Lã Bất Vi cảm động rưng rưng nói với Triệu Hiếu Thành vương: "Tạ ơn đại vương!".
Khi Dị Nhân trở thành một thành viên đích thực trong dân chúng thành Hàm Đan, ban đầu anh ta còn an tâm chấp nhận một cuộc sống như vậy. Mọi người có thể nhìn thấy một vị công tử có khẩu âm vùng Tần, chạy đi chạy lại trong cái ngõ nhỏ, có lúc thì đến giếng múc nước, đi chợ mua kê, khi gặp người đi đường thì luôn chủ động chào hỏi. Điều không giống với mọi người ở vị công tử này là sáng nghe gà gáy đã thức dậy luyện võ, luyện tập kiếm pháp. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ nghi hoặc hay là một vị kiếm khách du hiệp đến một nơi phàm phu tục tử như ngõ nhỏ này. Qua mấy hôm, họ mới biết con người quái dị có đôi mắt lồi ấy là tôn vương nước Tần.
Mấy hôm nay, Dị Nhân thấy lòng thư thả, hành động thoải mái, điều này là bởi hôm trên đường đến Hàm Đan anh ta được nghe Chu Kiệm kể câu chuyện Thái hậu Triệu - Xúc Long thuyết, câu chuyện này đã có tác dụng khích lệ anh ta trong một thời gian ngắn. Không lâu sau, thói xấu thâm căn cố đế của các công tử nhà giàu đã phơi bày ra hết, như: chí cao, tài mọn, suy tính hơn thiệt, sáng nắng chiều mưa, ham đồ an dật... Những thói xấu này, bắt đầu càng ngày càng lộ rõ thân phận của một con tin ở Hàm Dương, Dị Nhân tuy không phải là một vương tôn được yêu chiều, nhưng cũng được ăn sơn hào hải vị, mặc lụa là gấm vóc, có nô tỳ sai khiến, có xe lọng rước bước. Nay làm con tin ở nước người thì không thể so với ngày xưa được. Tuy Chu Kiệm vừa là thái phó vừa là gia tướng nhưng cũng phải nhịn ăn nhịn mặc để chi tiêu trong hai lạng bạc được chi viện từ Hàm Dương. Dị Nhân thường phải nghiến răng nhắm mắt ăn mấy thứ cơm đạm canh nhạt. Nơi ở tuy không phải là chướng khí mù mịt, bốn bề gió lọt, nhưng nếu đem so với hoa đường đại ốc ở Hàm Dương thì đúng là một nơi lạnh lẽo nương mình. Đi chợ ra phố đều phải lấy đôi chân thay xe, gặp hôm trời mưa tầm tã thì Dị Nhân phải đặt đội bàn chân mình lên những đám bùn nhão nhoét. Điều làm Dị Nhân bực nhất là cái tên mặt to phè Công Tôn Càn đi theo anh ta như hình theo bóng, khi đi ra ngoài Dị Nhân luôn bị trong tầm giám sát của ông ta. Có lúc Dị Nhân và Chu Kiệm có điều gì bí mật muốn nói với nhau thì đều phải tìm cơ hội như đi ăn trộm, ăn cướp. Điều làm Dị Nhân khó chịu nữa là cuộc sống làm con tin này không biết ngày kết thúc, có khi là nửa năm, một năm, cũng có khi là mấy độ xuân thu, thậm chí là mấy chục năm. Sự chờ đợi không biết tương lai bắt đầu giày vò Dị Nhân khi lẫn trong đường phố đông đúc, náo nhiệt, nhìn thấy những quan lại, phú hào thê ôm, thiếp ấp, hô hào sai khiến nô tỳ ngạo nghễ qua phố, Dị Nhân vừa cảm thấy ngưỡng mộ, vừa thấy đố kị. Liên tưởng đến cuộc sống vương tôn náo nhiệt ở thành Hàm Dương, một cảm giác đau khổ giày vò làm anh ta không thiết sống nữa. Sau đó, anh ta không muốn đi ra ngoài để phải chứng kiến những cảnh làm mình buồn rầu, thấy kém cỏi không bằng người, nối tiếc ngày xưa đó mà ở dịt trong phòng. Ngày trước, anh ta chưa đến hai mươi tuổi, huyết khí phương cương, vui thú với việc kết bạn kết bè. Như hôm nay, hoàn cảnh cô đơn, vắng lạnh tạo ra một khoảng trống to lớn cho tuổi thanh xuân sôi sục của anh ta. Anh ta bắt đầu thèm khát nữ giới một cách điên cuồng. Có một hôm, anh ta lấy hết hai đồng bạc trong hòm ra đi kỹ viện, như đói như khát tìm các kỹ nữ dốc hết dục vọng, ham muốn mà anh ta phải kìm nén bao lâu nay. Chu Kiệm hết lời khuyên can, dùng những lời nhủ: "Chơi bời mất nết", "Thành công là do cần kiệm, thất bại là do xa xỉ" để ngăn can những hành vi dâm dật mất tự chủ của Dị Nhân.
Dị Nhân ra chợ mua về một con chó cái chỉ biết lắc cổ vẫy đuôi, còn đặt cho nó một cái tên mỹ miều: "Thuyền Quyên". Hàng ngày mỗi buổi chiều, Dị Nhân uể oải dắt "Thuyền Quyên" ra bãi cỏ trước cửa chơi. Chu Kiệm và Công Tôn Càn không hứng thú với việc này, ngồi ngáp dài nhìn cảnh Dị Nhân dắt chó đi dạo.
Chính khi Dị Nhân hàng ngày dắt chó đi dạo ở bãi cỏ, anh ta và Chu Kiệm phát hiện thấy một chú chó khoẻ mạnh hoạt bát cùng hai vị công tử cũng đến nơi đây.
Vị công tử này nhìn trẻ và tuấn tú hơn Dị Nhân, sau khi đến thì luôn chuyên tâm học võ luyện kiếm. Con chó luôn ngồi im như đá bên cạnh, chăm chú nhìn chủ múa những chiêu, những động tác rắn rỏi mạnh mẽ. Người này, hàng ngày dù mưa hay nắng đều đến đây luyện đao mấy giờ liền, sau đó gọi chú chó cùng ra về.
Vị công tử đó là thái tử Đan nước Yên, cũng đang làm con tin ở nước Triệu. Anh ta là con cả của Yến Vương Hỷ, một quân tử hiệp nghĩa, có chí hướng lớn, chịu khó chịu khổ. Khi còn phò tá ở nước Triệu, anh ta đã vất cả gây dựng cơ nghiệp và tỏ ra là một con người sắt đá không gì lay chuyển nổi, rất nhiều người có học can tâm tình nguyện đi theo anh ta, chịu sự sai bảo của anh ta, dù có phải đi vào chỗ chết cũng không hề hối tiếc.
Tần Thủy Hoàng có một người em cùng cha khác mẹ, tên Kiều, chính là con của Di Hồng, được phong làm Trường An quân, sau này làm phản, đầu hàng Triệu. Đồng đảng của anh ta là một đại tướng quân dưới quyền - Phàn Ô Kỳ. Sau khi việc dấy binh làm phản của Kiều thất bại, Phàn Ô Kỳ phải chạy trốn khỏi Tần. Tần Thủy Hoàng đã treo thưởng hàng nghìn lạng bạc lấy đầu anh ta.
Phàn Ô Kỳ chạy đến chỗ thái tử Đan, thái tử Đan đối đãi với anh ta rất tốt, xây cho một "cung Phàn" hoa lệ. Sau đó, thái tử Đan đạo diễn vở bi kịch nổi tiếng "Kinh Kha hành thích Tần vương", cần cái đầu của Phàn Ô Kỳ và mưu đồ của Đô Cang Thỉ mới lấy được tín nhiệm của Tần Thủy Hoàng. Thái tử Đan không nhẫn tâm cho Phàn Ô Kỳ biết việc này, sợ khó dễ cho Phàn Ô Kỳ.
Nhưng Phàn Ô Kỳ đã nghe được việc này, để báo đáp ân tình của thái tử Đan, Phàn Ô Kỳ đã cắt cổ tự vẫn, hiến đầu của mình. Nhưng sau này việc hành thích Tần Thủy Hoàng không thành công, làm người ta cảm thấy đúng là "Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên".
Tư Mã Thiên, một người quý mực như vàng cũng đã dùng rất nhiều bút mực để miêu ta vị thái tử nước Yên này.
Thái tử Đan, trước đây đã từng bị giữ làm con tin ở nước Triệu, mà Doanh Chính lại sinh ra ở nước Triệu, khi nhỏ anh ta và Đan chơi rất vui vẻ với nhau. Đến lúc Doanh Chính được lập làm Tần vương, đúng lúc Đan lại bị giữ làm con tin ở nước Tần, Tần vương đối đãi với thái tử Đan không được tốt, do vậy thái tử Đan ôm mối hận trốn về nước. Sau khi về nước, thái tử Đan tìm cách báo thù Tần vương, nhưng nước nhỏ, lực lại không đủ. Sau này nước Tầan thường xuyên xuất binh đến vùng Thái Hành Sơn về phía Đông, công phá nước Tề, Sở và Tam Tấn, thôn tính chủ hầu, sắp đánh đến nước Yên. Quần thần nước Yên đều sợ tai họa chiến tranh, thái tử Đan càng lo lắng việc này, liền thỉnh giáo thái phó của ông ta là Cúc Vũ. Cúc Vũ đáp: "Đất đai của nước Tần đã rộng khắp thiên hạ, uy hiếp các nước Hàn, Ngụy, Triệu. Phía Bắc nước Tần có cửa khẩu quan trọng, vững chắc Cam Truyền, Cốc Khẩu; phía Nam là đồng ruộng màu mỡ lên lưu vực Kinh, Vị, chiếm một vùng phì nhiêu của vùng Ba, Hàn; phía bên phải là vùng núi cao Lũng, Thục; phía bên trái là thiên hiểm Quan, Hào; dân đông, binh sĩ dũng mãnh, binh khí, áo giáp lại càng hoàn mỹ. Nếu họ muốn mở rộng ra bên ngoài thì vùng nước Yên của chúng ta từ Trường Thành về phía nam, Dịch Thủy về phía Bắc thì càng không thể bảo đảm an toàn. Làm sao có thể vì mối hận bị làm nhục mà định hành thích Tần vương được?".
Thái Tử Đan nói: "Vậy thì nên làm thế nào mới được?".
Cúc Vũ đáp: "Hy vọng dùng kế sách lâu dài thôi".
Qua một thời gian, xảy ra việc tương quan nước Tần - Phàn Ô Kỳ đắc tội với Tần vương, chạy sang nước Yên. Thái tử Đan thu nạp ông ta và còn cho ông ta chỗ ở. Cúc Vũ can gián: "Không thể được. Tần vương bạo ngược như vậy, luôn có mối thù với nước Yên, luôn muốn gây chiến với nước Yên, huống hồ nay lại nghe tin tướng quân Phàn lại được thu nạp ở đây, khác nào đổ thêm dầu vào lửa, thả thịt trên đường hổ, nhất định xảy ra tai họa. Cứ coi như có các tài năng như Quản Trọng, Yến Anh cũng không thể nghĩ cách giúp chúng ta được. Mong Thái tử mau gửi tướng quân Phàn sang Hung Nô, để dẹp trừ cớ xâm lược Yên của Tần. Đồng thời hy vọng trước tiên kết mối bang giao với Tam Tần ở phía tây, liên hợp với Tần, Sở ở phía Nam, liên lạc với Hung Nô ở phía bắc, sau đó mới có thể nghĩ cách đối phó với nước Tần được".
Thái tử Đan nói: "Kế hoạch của thái phó, bỏ phí thời gian, kéo dài quá lâu, lòng ta rất rối loạn, sợ rằng một khắc cũng không đợi được nữa. Huống hồ không chỉ có vậy, tướng quân Phàn khi chạy vào ngõ cụt, đến dựa vào nơi ta, ta không thể vì sự uy hiếp của Tần mà hy sinh người bạn mà ta thấy tâm đầu ý hợp, đáng thương, xua đuổi anh đến Hung Nô. Đây chính là lúc ta dùng ngươi tác sự, hy vọng thái phó thay ta suy nghĩ lại một chút!".
Cúc Vũ nói: "Làm việc nguy hiểm thì cầu bình an, tạo họa thì lại cầu hạnh phúc, kế hoạch nông cạn sẽ càng làm khắc sâu thêm sự căm hận với nước Tần, để kết giao với một người bạn tri âm mới mà bất chấp đại họa của nước nhà, điều này có thể nói là càng tạo tai họa lớn. Thậm chí một nước hung mãnh, dữ tợn như một con diều hâu như nước Tần, một khi hậu quả đó ra sao chẳng nhẽ còn phải nói ra ư? Nước Yên có một người là Điền tiên sinh, ông vốn trí tuệ hơn người lại dũng cảm, có thể thương lượng". Thái tử Đan nói: "Hy vọng nhân sự giới thiệu của thái phó có thể kết giao với Điền tiên sinh, được không?". Vũ nói: "Được". Thái phó cáo từ lui ra, liền đi gặp Điền tiên sinh, nói: "Thái tử điện hạ muốn bàn bạc chuyện quốc gia đại sự với tiên sinh". Điền tiên sinh nói: "Tuân lệnh", liền đi gặp thái tử. Thái tử điện hạ ra nghênh tiếp, đi giật lùi dẫn đường ở phía trước, lại quỳ xuống trải chiếu. Sau khi Điền tiên sinh ngồi xuống, thái tử Đan đứng lên thỉnh giáo Điền tiên sinh: "Hai nước Yên, Tần như nước với lửa không thể hợp tác, mong tiên sinh lưu ý!". Điền tiên sinh nói: "Tôi nghe nói ngựa tốt khi thể lực dồi dào có thể đi nghìn dặm, đợi đến khi nó yếu mệt, thì ngựa tồi cũng có thể vượt lên trước được. Nay thái tử điện hạ biết được là những sự tích lúc rực rỡ nhất của Điền Quang thần, chắc không biết sức lực của thần đã tiêu hao hết rồi. Tuy thần hiện giờ không dám tham gia mưu kế việc nước, nhưng người bạn tốt của thần là Kinh Kha có thể giúp được". Thái tử Đan nói: "Mong cậy ở sự giúp đỡ của tiên sinh, có thể kết giao với Kinh Kha?". Điền Quang nói "Được". Liền đứng dậy cáo từ. Thái tử tiễn ra ngoài, trịnh trọng nói: "Những điều ta và tiên sinh bàn bạc đều là quốc gia đại sự, xin tiên sinh đừng để lộ ra ngoài". Điền Quan cúi người vâng lệnh.
Điền Quang đi gặp Kinh Kha nói: "Tôi và tiên sinh tình cảm sâu nặng, người nước Yên đều biết. Hôm nay thái tử điện hạ nghe nói về những chiến công khi tôi còn khoẻ mạnh nhưng không biết được giờ đây ta không còn được như xưa nữa. Được thái tử tin tưởng đề cử ta nói: "Hai nước Yên, Tề như nước với lửa không thể sống chung", mong tiên sinh chú ý. Ta nghĩ rằng tiên sinh cũng không phải người ngoài, đã giới thiệu tiên sinh với thái tử điện hạ rồi. Mong tiên sinh vào cung bái kiến thái tử", lại nói thêm: "Người trung nghĩa không muốn để người khác nghi ngờ. Hôm nay thái tử nói với tôi: "Những điều ta và tiên sinh bàn bạc là quốc gia đại sự, không thể để lộ ra ngoài". Đây là thái tử không tin tôi. Như vậy theo lời mà làm khiến cho thái tử nghi ngờ thì không còn là môn khách nữa".
Điền Quang muốn tự sát để thúc giục Kinh Kha bèn nói "Mong tiên sinh khi đi gặp thái tử, thì nói Điền Quang đã chết". Kinh Kha vội vào bái kiến thái tử đồng thời truyền đạt lại lời Điền Quang. Thái tử lạy vái, quỳ hai đầu gối xuống lê đi, khóc lóc một hồi, lúc sau mới nói "Ta nói với Điền Quang tiên sinh không được để lộ đại sự. Nay Điền Quang lại tự sát để chứng minh không để lộ bí mật, chẳng nhẽ đây có thể là ý của ta sao?".
Đợi Kinh Kha ngồi xuống, thái tử Đan nói: "Điền tiên sinh không biết sự bất tài của ta, khiến ta được gặp tiên sinh, đây quả là do trời thương cho nước Yên, không nỡ bỏ rơi hậu duệ của người. Nay người Tề tham lợi, tham vọng khôn lường, không thu hết đất đai thiên hạ, không khiến quốc vương trong thiên hạ xưng thần, chừng đó họ chưa thỏa mãn dã tâm. Nay nước Tần bắt Hàn vương làm tù binh, chiếm hết đất đai của họ, lại hưng binh tiến lên phía nam, tấn công nước Sở, tiến lên bắt uy hiếp nước Triệu, nếu nước Sở thất bại, thì họa đó sẽ giáng lên đầu nước Yên. Nước Yên vốn nhỏ lại yếu, đã nhiều lần gặp phải họa chiến tranh, nay nếu đem tất cả sức lực quân Yên ra cũng không chống trọi được nổi quân Tần. Các nước chư hầu đều khiếp sợ Tần quốc, không dám liên kết chống Tần. Theo chủ kiến của ta, cho rằng nếu có được dũng sĩ trong thiên hạ, cử đến Tần quốc, đưa ra món lợi lớn để lôi cuốn Tần vương, khơi dậy lòng tham của hắn, lúc đó có thể ép buộc hắn, khiến hắn trả lại toàn bộ đất đai đã chiếm cho chư hầu, như Tào Mục ép buộc Tề Hoàn Công, thế thì quá tốt; vạn nhất việc không thành, cũng có thể nhân cơ hành thích hắn. Các đại tướng của Tần đang cầm quân ngoài thành, mà trong thành lại có chuyện hỗn loạn như vậy, quân thần với nhau sẽ có những nghi kỵ. Thừa cơ, các nước chư hầu có thể liên kết lại, thế thì việc đánh bại nước Tần nhất định thành công rồi. Đây là mong muốn lớn nhất của ta. Xong không biết nên nhờ cậy ai đi, xinh Kinh khanh để tâm giúp".
Một lúc lâu sau Kinh Kha mới nói: "Đây là quốc gia đại sự, hạ thần bất tài, e rằng không dám đảm nhiệm". Thái tử Đan tiến lên dập đầu kiên quyết thỉnh cầu Kinh Kha không nên từ chối, lúc đó Kinh Kha mới đồng ý. Bèn phong Kinh Kha làm thượng khanh, mời Kinh Kha ở trong phòng sang trọng. Thái tử Đan ngày ngày thăm hỏi, cấp cho ngựa tốt, dê, bò, cùng vàng bạc châu báu, có lúc lại tặng cho xe ngựa, mỹ nữ, hết sức đáp ứng mong muốn của Kinh Kha, để làm hài lòng Kinh Kha.
Rất lâu sau, Kinh Kha vẫn không có dấu hiệu sang Tần. Lúc này đại tướng Tần là Vương công phá nước Triệu, bắt Triệu vương làm tù binh, chiếm toàn bộ đất đai Triệu quốc. Lại tiến quân lên phía bắc chiếm lĩnh địa bàn. Đến biên giới phía Nam nước Yên. Thái tử Đan vô cùng lo lắng, bèn thỉnh cầu.
"Quân Tần sắp qua Dị Thủy, vẫn muốn đợi tiên sinh lâu hơn, nhưng e rằng không đợi được". Kinh Kha nói: "Chính là thái tử điện hạ không nói câu này, thần cũng đang chuẩn bị bái kiến ngài. Nếu bây giờ đi ngay cũng không có điều gì khiến Tần vương tin, thế thì vẫn không có cách tiếp cận Tần vương. Thế chỉ còn Phàn tướng quân, Tần vương muốn bắt ông ấy, treo thưởng nghìn lạng vàng, vạn lương thực. Nếu thật có được đầu của Phàn tướng quân và bản đồ của nơi hiểm yếu nhất của nước Yên, đem dâng cho Tần vương, Tần vương nhất định sẽ vui mừng gặp thần, lúc đó thần mới có cách thực hiện sứ mệnh". "Thái tử Đan ta, không đành lòng vì lợi riêng mà làm tổn thương ông ta được, mong tiên sinh nghĩ cách khác cho". Kinh Kha biết thái tử Đan không nhẫn tâm, bèn tự mình đi gặp Phàn tướng quân, nói: "Nước Tần đối xử với tướng quân có thể nói là quá tàn nhẫn! Tất cả gia tộc của ngài đều bị giết hoặc bắt làm nô lệ. Nay nghe nói treo thưởng nghìn lạng vàng và vạn lương thực để mua lấy đầu tướng quân, ngài định làm thế nào?". Phàn Ô Kỳ ngẩng đầu thở dài, khóc nói: "Phàn Ô Kỳ ta mỗi lần nghĩ đến chuyện này, thường đau như cắt thịt, chỉ hiềm chưa có cách gì!". Kinh Kha nói: "Giờ tôi có một cách, có thể giải cứu nước Yên khỏi nguy khốn, báo thù cho tướng quân, ngài cho rằng nên làm thế nào?". Phàn Ô Kỳ liền tiến lên trước nói: "Làm thế nào?". Kinh Kha nói: "Mong có được đầu của tướng quân đến Tần dâng cho Tần vương, Tần vương sẽ vui mừng tiếp kiến tôi. Lúc đó tôi sẽ dùng tay trái nắm lấy hắn, tay phải cầm dao đâm vào ngực. Như vậy báo thù cho tướng quân, lại rửa được mối nhục bị uy hiếp của nước Yên. Tướng quân có ý kiến gì không?". Phàn Ô Kỳ nắm chặt cánh tay mình, tiến lên nói: "Đây chính là việc tôi ngày đêm cắn răng, thắt ruột dằn vặt suy nghĩ, không ngờ hôm nay mới được nghe cao kiến của ngài". Nói đoạn liền tự sát.
Thái tử biết tin, vội chạy đến, ôm lấy xác khóc lóc thảm thiết. Cực chẳng đã chỉ còn biết gói đầu Phàn Ô Kỳ, đặt vào trong tráp. Thế là thái tử Đan nhờ cậy thanh kiếm ngắn tốt nhất thiên hạ, được đoản kiếm của người Từ phu nhân nước Triệu, đem bạc trắng mua về, gọi thợ đem độc dược truyền vào đoản kiếm. Dùng người thử kiếm, chỉ cần rách thịt, chảy một chút máu là không ai thoát chết. Thế là chuẩn bị xong hành trang cho Kinh Kha lên đường. Nước Yên có một võ sĩ tên là Tần Vũ Vương, đã ba mươi tuổi, giết người không ai dám kêu oán. Thái tử Đan liền bảo Tần Vũ Vương làm phó sứ, Kinh Kha đợi thêm một người bạn, muốn đi cùng luôn. Nhưng nói người đó ở rất xa, chưa đến kịp, Kinh Kha liền chuẩn bị hành trang thay cho bạn, qua vài hôm vẫn không đi. Thái tử Đan nghi Kinh Kha trì hoãn, nghi ngờ Kinh Kha sinh phản trắc, liền giục Kinh Kha "Thời gian đã gấp gáp lắm rồi, chẳng nhẽ Kinh khanh vẫn còn biện pháp gì khác chăng? Ta nghĩ nên để Tần Vũ Vương đi trước". Kinh Kha tức giận, trách thái tử Đan: "Sao thái tử điện hạ làm vậy! Đi rồi không hoàn thành việc lớn, trở lại là tên tiểu nhân vô dụng ư? Huống hồ chỉ cầm theo một thanh đoản kiếm xông vào nước Tần tai họa khó lường. Thần sở dĩ vẫn chưa đi là do còn đợi một người bạn đến, cùng đi. Nếu nay thái tử trách thần chậm trễ, vậy thì thần từ biệt đi đây, đi luôn cũng được". Nói đoạn lên đường. Thái tử Đan cùng mấy binh khách biết việc này, đều mặc áo trắng, đội mũ trắng đến tiễn đưa. Đến bờ Dị Thủy, qua sông là đã vào biên giới Tần. Lúc này Kinh Kha vỗ tay hát, hát khúc "biến uy" thê lương, những người đưa tiễn thảy đều nước mắt chứa chan. Kinh Kha lại tiến lên trước hát "gió vù vù a...a sông Dị Thủy lạnh, tráng sĩ một đi không trở lại!". Lại hát một khúc "Vũ thanh" bi tráng, mọi người ánh mắt đầy phẫn nộ, căm hờn, thế là Kinh Kha lên đường, không ngoảnh đầu lại. Kinh Kha đến Tần, cầm theo lễ vật giá trị ngàn vàng, đút lót cho bọn trọng thần của Tần vương là Mông Gia, thứ tử Mông Gia báo trước với Tần vương: "Yên vương quả thật đã khiếp sợ uy danh của đại vương, không dám xuất binh chống lại quân đội Tần, muốn đem toàn bộ đất nước thần phục Tần vương, xếp vào hàng các nước chư hầu của Tần, cống nạp như một quận huyện để cúng tế tông miếu tiên vương. Do tâm lý lo sợ không dám đích thân đến tâu trình, đã chặt đầu Phàn Ô Kỳ, mang theo bản đồ Đốc Kháng nước Yên, đặt trong mai rùa, gói ghém cẩn thận. Yên vương đích thân đến trước cung đình bái kiến, cử sứ giả đến trước bẩm báo đại vương. Đợi lệnh của đại vương. Tần vương nghe xong hết sức vui mừng, bèn mặc triều phục, thiết yến tiệc cửu tân, triệu kiến sứ giả tại Hoặc Dương Cung. Kinh Kha bưng chiếc tráp đựng đầu Phàn Ô Kỳ. Tần Vũ Vương bê chiếc tráp đựng bản đồ, hai người một trước một sau tiến vào. Đến trước điện, Tần Vũ Vương sợ đến nỗi biến sắc, toàn thân run bắn, quần thần cảm thấy kỳ lạ. Kinh Kha quay đầu nhìn Tần Vũ Vương cười rồi tiến lên trước tạ tội: "Anh ta là người chuyên bắt thú hoang ở miền bắc, từ trước đến giờ chưa bao giờ nhìn thấy thiên tử, cho nên trong lòng hết sức sợ hãi. Mong đại vương khoan dung tha thứ để anh ta hoàn thành sứ mạng sứ giả". Tần vương nói Kinh Kha: "Đem bản đồ trên tay Vũ Vương dâng đến". Kinh Kha bèn lấy bản đồ trình lên. Tần vương mở bản đồ ra xem, mở đến trang cuối thì lộ ra đoản kiếm Kinh Kha. Kinh Kha bèn nắm chặt tay áo Tần vương, tay kia cầm đoản kiếm đâm vào Tần vương, chưa đâm trúng người Tần vương, Tần vương thất kinh, cố gắng bật dậy, ống tay áo bị xé toạc. Tần vương muốn rút kiếm, kiếm rất dài, bèn dùng một tay nắm chặt đầu kiếm. Lúc này trong lòng hết sức hoảng sợ, kiếm lại rất chặt, nên không thể rút ngay ra được. Kinh Kha nhanh chóng đuổi kịp Tần vương, Tần vương chạy quanh cột trụ để tránh, quần thần đều hết sức kinh hoàng, do sự việc quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng nên hoàn toàn mất bình tĩnh. Theo lệnh Tần vương quần thần không được đem theo vũ khí vào trong điện. Những vệ binh mang binh khí đều xếp hàng dưới điện, không có lệnh quốc vương không dám lên điện. Đang trong lúc nguy khốn không kịp hạ lệnh cho vệ binh, nên Kinh Kha mới kịp đuổi theo Tần vương.
Quần thần đang lúc hoảng hốt, tay không vũ khí đối phó với Kinh Kha. Lúc này, quan ngự y Hạ Vô Trở dùng gói thuốc đang cầm trên tay đến tấn công Kinh Kha. Tần vương đang chạy quanh cột trụ tránh, hoảng hốt không biết nên làm thế nào. Quần thần xung quanh hét to: "Đại vương, quay kiếm lại!". Lúc này Tần vương mới quay kiếm ra sau, rút ra đánh Kinh Kha, chém đứt chân trái của Kinh Kha. Kinh Kha cầm kiếm đâm về phía Tần Vương, nhưng không trúng, lại trúng vào cột đồng. Tần vương lại dùng kiếm tấn công Kinh Kha. Kinh Kha khắp người thương tích. Biết việc không thành, bèn dựa vào cột đồng cười, quỳ trên đất mắng chửi:
Sự việc không thành công, là do muốn bắt sống ngươi, để ép ngươi hứa hoàn trả đất đai, để báo thù cho thái tử
. Thế là mọi người dồn đến giết chết Kinh Kha. Tần Vương còn hoảng sợ một hồi lâu. Lúc này ở nước Yên, thái tử Đan cùng Dị Nhân bị giam hãm, lúc đầu không biết có một thích khách là Kinh Kha xuất hiện trong thanh cuối của cuộc đời mình, càng không biết sự cố của thích khách Kinh Kha mà mình đang chỉ huy đó, chấm một dấu chấm hết bằng một bi kịch. Thái tử Đan mãi về sau mới biết vị công tử bên cạnh chính là Tôn Dị Nhân, cháu của Tần Vương. Sự bắc cầu quen biết giữa hai người là con chó vàng của thái tử. Lúc đầu thái tử cũng không thích con chó đực không biết phục tùng này, trong lòng thái tử chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là trở thành một quốc vương có tài thao lược, chỉ huy thiên hạ an bang hưng quốc. Thái tử không muốn để các nước khác có chút mảy may hình ảnh nào. Khi tên nô tài thoạt đem đến trước mặt thái tử một con chó vàng, thái tử nổi giận mắng Hoạt một trận, nói anh ta đến Hàm Đan vẫn chỉ nghĩ chơi bời. Con chó vàng không biết xảy ra việc gì, nhìn thái tử đang lửa giận bừng bừng bằng ánh mắt sợ hãi, bất ổn. Hoạt nước mắt lã chã. Tên nô tài trung thành đến từ nước Yên này nói vẻ biết lỗi:
Nô tài mua con chó này không phải là để cho mình mà là vì thái tử điện hạ
. Thái tử Đan nói:
Vì ta? Sao lại là vì ta?
Hoạt nói: "Con chó vàng này rất tinh, có thể giúp thái tử giải sầu. Còn có thể làm vệ sĩ, một khi có việc nguy hiểm, nó sủa lên oăng oẳng mấy tiếng, cũng coi là báo hiệu. Vào lúc gay cấn còn có thể chiến đấu với kẻ thù nữa!" Điều tra sự trung thành của nô tài, đối với thái tử không có gì khó. Thái tử biết lời Hoạt nói là những lời từ tâm can. Thái tử dằn vặt không yên vì đã trách lầm Hoạt, liền xin lỗi: "Ta nghĩ sai rồi, ta nghĩ sai rồi. Như ngươi đã nói vậy, thôi hãy nuôi con chó vàng này". Hoạt cười bảo thái tử Đan đặt cho con chó một cái tên là "Võ Sĩ". Chẳng lâu sau, thái tử phát hiện "Võ Sĩ" quả là đáng yêu, là một người bạn giúp giải sầu. Có lúc Hoạt không ở trong phủ, bên ngoài có người gõ cửa, "Võ Sĩ" sủa mấy tiếng, thái tử Đan biết là có người đến, nói với nó "Đi, xem là ai?" "Võ Sĩ" cuống quýt chạy trước thái tử, đến cổng dùng mõm mở cửa, dùng thân mình chặn cửa để chủ nhân và khách vào. Có lúc thái tử Đan vùi đầu nghiên cứu điển tích, buồn ngủ quá "Võ Sĩ" liền lăn tròn qua lại đùa với thái tử, hoặc làm trò rất ngộ nghĩnh, khiến cho chủ nhân phải bật cười. Có lúc, những đồ vật của thái tử như bao kiếm chẳng tìm thấy đâu, Hoạt lo lắng đến nỗi mồ hôi nhễ nhại. "Võ Sĩ" dùng mõm gặm lấy twuf một góc nào đó ra, nhẹ nhàng đặt ra trước mặt thái tử. Dần dần, thái tử Đan thật sự cảm thấy nó là một người bạn thân không thể thiếu được. Có một lần thái tử múa kiếm mệt quá muốn gọi "Võ Sĩ" đến tiêu khiển, gọi nó một hồi lâu cũng không thấy tăm hơi con chó thính đâu cả. Thái tử Đan tìm kiếm một hồi khắp phòng, ngoài vườn, cũng không thấy tông tích, bèn ra ngoài ngõ tìm. Đúng lúc thái tử bước ra cửa ngó xung quanh, một loạt tiếng sủa oăng oẳng từ trong phòng ngay đó vang lên. Thái tử Đan theo tiếng sủa đi tìm, mở cửa phòng thấy "Võ Sĩ" đang đùa với một con chó cái ở trong vườn, sau đó hai con chó chạy nhảy, nô đùa lăn lộn trên mặt đất. Thái tử Đan cảm thấy vừa tức vừa buồn cười, mắng thầm "Gã này cũng biết ra ngoài tìm hoa bắt bướm rồi!"
"Con chó ghẻ nhà ai dám đến trước phòng ta sủa bậy cắn càn!" Dị Nhân bực bội từ trong phòng đi ra. Mấy hôm trước, thái tử Đan đã sớm nghe nói Tần vương Tôn Dị Nhân cũng đến Hàm Đan làm con tin. Hoạt còn miêu tả chi tiết hình dáng Dị Nhân. Thái tử Đan muốn đi thăm hỏi, chưa tìm ra lý do, bất chợt đến sẽ khiến người ta cảm thấy đường đột. Hôm nay nhìn thấy cặp lông mày của Dị Nhân, thái tử Đan đoán người này hai mắt lồi, hơi có chút gì đó không bình thường, có thể là Tần vương Tôn Dị Nhân, liền vội thi lễ nói "Làm phiền công tử, xin ngài xét tội". Dị Nhân lạnh lùng liếc thái tử Đan một cái. Sau khi thái tử Đan tự giới thiệu mình là ai, lòng khấp khởi đợi lời mời nhiệt tình của Dị Nhân. Thái tử Đan trong lòng nghĩ: "Hai số phận giống nhau đều là ở Hàm Đan làm con tin, có thể khiến họ vừa gặp mà đã như thân". Dị Nhân rời mắt khỏi thái tử Đan, nhìn về phía hai con chó nói: "Đáng ghét không biết chui từ đâu ra. Nhanh đem về đi!" Thái tử Đan thấy Dị Nhân đối với mình không thân thiện, vẫn cho rằng Dị Nhân chưa nghe rõ câu mình nói, lại hắng giọng nói: "Ta là thái tử Đan, cũng là con tin ở Triệu, ở ngay gần chỗ của công tử, chúc mừng công tử đã đến tệ xá". Dị Nhân nói: "Ta biết, tiên sinh chẳng phải là Hỷ Yên Vương đại công tử sao?" Thái tử Đan nói: "Vâng, vâng". Dị Nhân nói: "Thế tiên sinh đem chó về đi, hôm khác gặp lại". Thái tử Đan dắt "Võ Sĩ" về, trên đường về nghĩ vị Tần vương Tôn Dị Nhân này trông thần thái có chút gì đó không bình thường. Nghĩ một hồi, thái tử Đan cảm thấy mình hay đa nghi quá thôi, vẻ lạnh lùng của Dị Nhân, cũng có thể là do lần đầu gặp gỡ. Về đến phòng, thái tử Đan cười nói với Hoạt: "Vị Tần vương Tôn Dị Nhân này trông hình dáng thật phù hợp với tên, hai con mắt cứ hướng ra ngoài như mắt cá, hơn nữa lại không đều". Hoạt nói: "Thần vẫn chưa nhìn thấy ông ấy. Nhưng nghe mọi người nói họ chưa bao giờ nhìn thấy một con người có tướng mạo lạ kỳ như thế. Sau này có cơ hội, thần và thái tử điện hạ sẽ đi thăm hỏi vị Tần vương Tôn Dị Nhân này". Thái tử Đan hỏi Hoạt: "Ngươi nói xem, vị Tần vương Tôn này liệu có coi thường chúng ta không?" Hoạt nói: "Coi thường chúng ta? Hắn coi thường thần là lẽ đương nhiên. Một người là Tần vương Tôn, một người là lê dân nô bộc. Nhưng hắn làm sao dám coi thường điện hạ? Thái tử điện hạ là bậc vương giả danh chính ngôn thuận, đợi đến khi Yên vương nghìn thu, thái tử sẽ đường đường là vua một nước. Theo thần biết, Dị Nhân trong số hai ba Tần vương tôn là người kém cỏi nhất, việc lập làm thái tử e rằng không đến lượt hắn. Hơn nữa cùng cảnh tha hương như nhau, làm con tin nơi nước người, có gì là khác biệt, cao, thấp, sang, hèn đâu?" Thái tử Đan nói: "Ta cũng nghĩ như vậy, cùng cảnh ngộ xa quê hương, làm con tin nơi nước người còn phân biệt đâu là cao thấp sang hèn nữa! Cho nên khi ta bước ra, thành tâm mời hắn đến chỗ chúng ta chơi". Hoạt nói: "Thế thái tử điện hạ chuẩn bị sơn hào hải vị bày tiệc rượu, Tần vương Tôn Dị Nhân sao lại không thể đến thăm thái tử được?" Thái tử Đan thích giao du, kết giao với nhân sĩ trong thiên hạ, có thể kết bạn với người khác ở Hàm Đan, là điều vui. Cho dù hai nước Tần, Yên đã nhiều lần binh đao khói lửa, đã nhiều lần ân oán. Nhưng thái tử Đan nghĩ, đó là việc của thời cha ông họ. Cũng có thể sau này hai nước Yên, Tần còn giao tranh, nhưng bây giờ vẫn còn mưa tạnh gió ngừng. Kết bạn, nhiều bạn vẫn còn tốt hơn, sớm ngày nào hay ngày đấy. Huống hồ vị Tần Quốc Tôn Dị Nhân này vẫn là hậu duệ của quốc vương Tần hùng mạnh, một khi trở thành Yên Vuong, chắc chắn sẽ cần đến hắn chứ.
Thái tử Đan sai Hoạt mua về một ít rượu, cất vào bình đợi sẵn. Khi không còn việc gì, thái tử Đan đưa mắt nhìn ra phía cửa. Hoạt nói: "Thái tử điện hạ, ngài muốn gặp Tôn Dị Nhân đến mức mỏi mắt rồi!" Thái tử cười không nói gì. Một buổi trưa, thái tử Đan đang mải mê trong những câu kinh thư tuyệt đỉnh. "Võ Sĩ" cất tiếng sủa ròn giã khiến thái tử rời mắt khỏi cuốn sách nhìn ra cửa. Sau khi Hoạt mở cửa thì thấy Dị Nhân đi vào. Thái tử Đan vội bước ra, nhìn thấy vẻ lạnh lùng trên nét mặt Dị Nhân dưới ánh nắng, thái tử rất bất ngờ. Dị Nhân đùng đùng nổi giận nói với thái tử: "Thái tử Đan, ngươi đừng có bức hiếp người quá!" Thái tử Đang ngơ ngác không hiểu, không biết câu nói này từ đâu, liền vội gập người thi lễ nói: "Xin Dị Nhân công tử bớt giận, có chuyện gì từ từ nói." Dị Nhân nói: "Võ Sĩ" của ngươi nhiều lần lén vào trong phòng ta giao cấu với con "Thuyền Quyên" của ta, làm cho nó đẻ ra một lũ nhóc con, oăng oẳng suốt, thế mà con "Võ Sĩ" lại không thèm đếm xỉa gì, để ta phải chăm sóc lũ nhóc, làm gì có chuyện phi lý thế!" Thái tử Đan và Hoạt nghe xong đều cười ồ. Dị Nhân hỏi: "Các người cười cái nỗi gì?" Thái tử Đan nói: "Chỉ là trò của động vật với nhau thôi mà, sao lại nói là chúng ta bức hiếp người quá đáng!" Dị Nhân nói một cách bực tức: "Con chó đực của các ngươi nêu không đến gạ gẫm, thì con chó cái nhà ta sao có kết cục thế này! Tòi ra một đống "giẻ rách", đều do ta phải trông nom, sao vô lý thế?" Thái tử Đan ngừng cười, nghiêm túc hỏi: "Việc đã đến nước này, công tử điện hạ nói xem nên làm thế nào?" Dị Nhân nói: "Hoặc là giết chết "Võ Sĩ" hoặc là cấp tiền để nuôi lũ chó con, hai cách tùy thái tử chọn một. Dị Nhân nói câu này, thái tử Đan cảm thấy vô cùng bất ngờ, thái tử không ngờ đường đường một Tần vương ton lại nhỏ nhen đến vậy, một tên tiểu nhân với những toan tính vụn vặt. Thái tử không buồn tranh luận đôi co với hắn, bèn nói với Hoạt: "Lấy 500 quan tiền đưa cho công tử điện hạ, coi như tiền nuôi dưỡng lũ chó con." Rất nhanh, thái tử Đan thấy Dị Nhân đón lấy túi tiền nặng trịch, ra về vẻ mặt đầy tự đắc. Bước đi nhẹ tênh cùng túi tiền nặng trong tay, nhìn Dị Nhân tạo nên một sự tương phản mạnh. Trong lòng hắn nghĩ: "Xem ngươi một thái tử nước Yên bé nhỏ, còn dám ức hiếp một Tần Vương Tôn này nữa không?" Sau khi tỏ ra đắc thắng, Dị Nhân bước vào cửa lớn, Công tôn Càn hớn hở hỏi: "Dị đại công tử, trong túi là tiền hả?" Dị Nhân đáp: "Ta không lấy tiền thì còn lấy gì, không ít đâu!" Công Tôn Càn nói "Bao nhiêu? Có đến hai trăm quan tiền không?" Dị Nhân cười, nói: "Bốn trăm còn đủ!" Dị Nhân bước vào trong phòng, nhìn thấy bốn con mắt xanh ngọc như ánh lửa ma quái, sợ đến mức mặt mày méo mó. Hắn nhận ra đó là con "Thuyền Quyên" và "Võ Sĩ". Hai con chó nằm sóng đôi nhìn Dị Nhân. Trong ánh nắng buổi sáng rực rỡ, hai hàng lông mi của chúng chớp liên tục, mắt loé sáng. Dị Nhân chú ý đến ánh mắt của "Thuyền Quyên" và "Võ Sĩ" có sự khác biệt một trời một vực, như sự tương phản tự nhiên của ngọc bạch và sắt rỉ.
Khi Dị Nhân đẩy cửa bước vào, "Võ Sĩ" thè cái lưỡi như ngọn lửa liếm liếm, thể hiện sự thèm ăn. Dị Nhân chẳng thèm để ý đến no, mở cửa đi thẳng vào phòng trong. "Thuyền Quyên" và "Võ Sĩ" bắt đầu âu yếm nhau bằng những cử chỉ trìu mến mà tạo hóa đã ban cho từ muôn đời.