Lời cuối sách


Số từ: 1884
Người dịch: Mỹ Linh
Phát hành: Pavicobooks
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn học
Ngày 10 tháng 7 năm 2012, khi cuốn tiểu thuyết này hoàn thành bản thảo, tôi liền noi theo lệ cũ trong Cảo Cánh Thuyết Kệ
thuộc Biệt truyện Liễu Như Thị
mà làm ba bài tuyệt cú. Khi ấy tôi cứ sợ rằng tám mươi bốn chữ này sẽ hóa thành lời tiên tri vào một ngày nào đó, nên không dám mạnh miệng mà cũng chẳng dám nói gở. Thực ra từ khi bắt đầu lên ý tưởng cho cuốn tiểu thuyết này vào năm 2010, tôi đã biết rõ rằng nó nhất định sẽ khó chào đời hơn các cuốn tiểu thuyết khác rất nhiều - cụm từ
chào đời
ở đây vừa chỉ chuyện sáng tác, vừa mang hàm ý về việc xuất bản - Dù sao đây cũng là tác phẩm chỉ tôi mới có thể hoàn thành, mà tôi lại là một người lười biếng, hay mất tập trung lại còn khá kỳ quặc.
Chỉ tôi mới có thể viết ra một cuốn tiểu thuyết như vậy - thoạt nghe thì như một lời tự thuật cực kỳ kiêu ngạo. Nhưng may mà khi đọc được câu này, chắc là độc giả đã đọc hơn một trăm nghìn chữ trước đó rồi, nên hẳn là sẽ không hiểu lầm ý tôi. Tôi không tin trên đời này còn người thứ hai có hứng thú kỳ quặc và kết cấu tri thức tương đồng với mình, vậy nên tôi mới tự phụ tuyên bố rằng trên đời này sẽ không còn cuốn tiểu thuyết nào giống như Lễ tế mùa xuân
nữa. Bỏ chút công sức tìm hiểu Hán Thư
và các loại Kinh, lại có chút hứng thú với triết học phương Tây, bên cạnh đó còn tôn thờ tác phẩm của Shinzo Mitsuda và Yutaka Maya như những nguyên tắc tối cao của tiểu thuyết trinh thám, và điểm cuối cùng – cũng là điểm mang tính quyết định và tính hủy diệt – một kẻ cuồng tín với Cổ điển học và Bản cách cổ điển lại trót bán linh hồn mình cho văn hóa A.C.G Nhật Bản. Nếu cõi đời này còn có người thứ hai vô dụng như tôi, vậy người đó chính là phân thân (Doppelganger) của tôi, chắc chắn sẽ trở thành tri kỷ hoặc kẻ thù không đội trời chung suốt đời với tôi.
Một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán từ năm 206 TCN đến năm 25.

Một trường phái tiểu thuyết trinh thám, chú trọng tính logic để phá giải vấn đề, hoàn toàn tương phản với trường phái xã hội chú trọng tả thực. Trinh thám bản cách không chú trọng tả thực mà đi sâu vào tình tiết ly kỳ và quỷ kế thâm sâu, qua suy luận logic để triển khai tình tiết. Thường có tình tiết giết người trong phòng kín hoặc giết người giữa đảo biệt lập. Phái Bản cách có thể thỏa mãn những độc giả coi việc giải câu đố như thú vui, thường để độc giả và thám tử cùng đứng trên một bình diện, nắm giữ lượng manh mối như nhau, thử thách trí thông minh của độc giả, để xem họ có thể đưa ra lời giải đáp như thám tử hay không. Bởi vậy đặc trưng của trinh thám bản cách là chú trọng tính logic và tính công bằng. (Theo baike)

A.C.G là từ viết tắt chỉ Anime, Comics và Games Nhật Bản.

Cũng vì cuốn tiểu thuyết này in đậm dấu ấn cá nhân nên những điều tôi muốn biểu đạt đã hiển hiện hết trong chính văn, thực ra chẳng cần viết lời cuối sách làm gì. Có điều tự tôi cũng biết người khác không thể hiểu nổi tại sao tôi lại đặt tên cho cuốn tiểu thuyết này là Lễ tế mùa xuân
(tức Nguyên niên xuân chi tế
), bởi vậy tôi phải giải thích rõ.
Tên gốc theo Hán Việt của tiểu thuyết Lễ tế mùa xuân là Nguyên niên xuân chi tế, trong đó
nguyên niên
chỉ năm đầu tiên của một niên hiệu vua, ví dụ
Thiên Hán nguyên niên
là chỉ
Năm Thiên Hán thứ nhất
, tên Nguyên niên xuân chi tế có nghĩa gốc là: Lễ tế vào mùa xuân năm thứ nhất (của một niên hiệu vua).

Thực ra thì năm chữ ấy là sự kết hợp giữa ba chữ
Nguyên niên xuân
bắt nguồn từ Kinh Xuân Thu
và tên vở ballet Xuân chi tế
(tức vở Le Sacre du printemps
) của Igor Stravinsky.
Có nghĩa là
Mùa xuân năm thứ nhất (của một niên hiệu vua)
.

Có nghĩa là
Lễ tế vào mùa xuân
.

Igor Fyodorovich Stravinsky (1882 – 1971): Nhà soạn nhạc người Nga, người được coi là một trong những nhà soạn nhạc có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.

Tôi chọn ba chữ trong Kinh Xuân Thu
bởi vì quyển tiểu thuyết này là mở đầu của toàn bộ series về Vu Lăng Quỳ, mà nàng ấy lại sống ở thời Hán Vũ đế, cũng chính là thời kỳ hưng khởi của Xuân Thu học. Cho dù Đổng Trọng Thư không thể sống tới năm mà tiểu thuyết bắt đầu, nhưng những kiến thức mà ông để lại vẫn tồn tại, tinh hoa tuyệt mỹ, nữ chính dưới ngòi bút của tôi cũng phần nào hướng về điều ấy.
Đổng Trọng Thư (179 TCN – 104 TCN): Nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, một đại diện tiêu biểu của Nho học.

Bên cạnh đó, thời gian xảy ra câu chuyện cũng được tôi đặt vào năm Thiên Hán thứ nhất (năm 100 trước Công Nguyên). Đây không phải một năm đặc biệt đáng để kỷ niệm, nhưng niên hiệu này lại có ý nghĩa đặc biệt với tôi. Phần thứ ba mươi hai Tư Mã Thiên truyện
thuộc cuốn Hán Thư
có viết:
Do đó Tư Mã Thiên đã dựa theo Tả Thị
, Quốc Ngữ
(1), sưu tầm Thế Bản, Chiến Quốc Sách
(2), kể lại Sở Hán Xuân Thu
(3), viết tiếp chuyện sau đó, dừng lại ở thời Thiên Hán.
Vậy tức là Sử Ký
(4) do Tư Mã Thiên(5) viết rất có thể chỉ ghi chép đến thời đại này. (Phần do Tư Mã Thiên viết trong Sử Ký
trên thực tế kết thúc vào khoảng thời gian nào, có cả thảy ba ý kiến, có thể tham khảo nghiên cứu của Vương Quốc Duy, Chu Đông Nhuận, Lục Diệu Đông… để hiểu thêm). Trong Thái Sử Công tự đề tựa
, khi nhắc tới nguyên nhân sáng tác Sử Ký
, từng trình bày thế này:
Người xưa đã nói: ‘Sau khi Chu Công mất được năm trăm năm thì có Khổng Tử. Khổng Tử mất đến nay đã được năm trăm năm. Nếu có kẻ nối nghiệp, soi sáng cho đời, chỉnh lý được Dịch truyện
, tiếp tục Kinh Xuân Thu
, nắm được cái gốc của Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc
(6), thì là ở lúc này đây! Ở lúc này đây.’ Kẻ hèn mọn này dám đâu từ chối việc ấy.
(7) Mà cho dù Sử Ký
có kế thừa Kinh Xuân Thu
hay không, tôi cũng thực sự muốn lấy cái thời đại Sử Ký
chấm dứt để làm điểm khởi đầu, viết nên một tác phẩm có thể khiến mình cảm thấy không sống hoài sống phí kiếp này.
(1) Tức Xuân Thu ngoại truyện hay Tả thị ngoại truyện.

(2) Cuốn cổ sử Trung Quốc viết về lịch sử thời Chiến Quốc, từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN.

(3) Tức chiến tranh Hán – Sở giữa Lưu Bang và Hạng Vũ.

(4) Là cuốn sử của Tư Mã Thiên, được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế cho tới thời Hán Vũ đế.

(5) Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự Tử Trường, là tác giả bộ Sử Ký. Ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.

(6) Do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký.

(7) Bản dịch của Nhữ Thành
.
Đó cũng là lý do tôi sáng tác Lễ tế mùa xuân
.
Còn về việc mượn cái tên Xuân chi tế
, ngoài việc nó phù hợp với tình tiết trong tiểu thuyết, một phần cũng vì nó có liên quan tới phong cách âm nhạc của vở ballet này: chủ nghĩa nguyên thủy và kỹ xảo hiện đại. Đúng thế, tôi thực sự muốn độc giả nghe được tiếng lòng của ông cha ta, muốn gọi hồn cho nền văn minh cổ xưa trong một thời gian dài luôn bị coi là thối nát sa đọa, bởi vậy tôi mới tìm đủ mọi cách mà chọn ra hình thức tiểu thuyết trinh thám này, danh chính ngôn thuận dùng sinh mệnh của các thiếu nữ để hiến tế - Nói cách khác, tôi đang thử viết về hệ thống truyền đạo Nho gia của phương Đông cổ đại bằng loại hình văn học phương Tây hiện đại. Thứ lỗi cho sự ngu dốt của tôi, thử hỏi ngoài Lễ tế mùa xuân
, đã từng có ai thử nghiệm như vậy bao giờ chưa?
Series về Vu Lăng Quỳ sẽ không kết thúc tại đây, song nỗi lo nghĩ về thơ văn và vấn đề khảo chứng khiến tôi chưa thể hoàn thành cuốn kế tiếp. Tác phẩm tiếp theo (tạm đặt tên là Ô Chi Thư Hùng
) sẽ nói về những chuyện mà Quỳ và Lộ Thân gặp phải khi tới Trường An, cũng sẽ xoay quanh một nhân vật chính trị quan trọng cuối thời Hán Vũ đế là Lưu Khuất Ly và gia tộc để phát triển câu chuyện.
Gần đây, tôi cũng đăng tải không định kỳ series tác phẩm về thám tử thiếu nữ xinh đẹp Lục Thu Trà cùng tên với tôi trên tạp chí Trinh thám
. Cho dù trục thời gian hiện tại đang dừng lại ở thời điểm cô ấy học trung học, nhưng sẽ có một ngày tiến độ câu chuyện theo kịp cuộc đời của tôi. Tới khi đó, có thể tôi cũng sẽ kể lại quá trình sáng tác Lễ tế mùa xuân
qua góc nhìn của cô ấy.
Cuối cùng, kèm theo bài viết này là ba bài tuyệt cú mà tôi nhắc tới ban đầu:
Mấy năm thắp nến trải đêm dài, vài lần vắt óc viết mùa xuân.
Tuổi xanh thử bút đều là thế, vô lại như tôi cũng góp phần.

Chưa bảo câu từ gây tai họa, sớm nghe rỗng tuếch đủ bi ai.
Viết thành mười vạn chữ thừa thãi, cắt bỏ mặc gió đông trổ tài.

Trời đất bốn mùa luân chuyển mãi, nghìn năm sống chết đến đi hoài.
Những điều tế nhị lời khôn tỏ, xin đợi hồng hoang khai sáng cho.

Lục Thu Trà
Ngày 30 tháng 6 năm 2015, tại nhà riêng ở Kanazawa.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Lễ tế mùa xuân.