Chương 1 - 4


Số từ: 2905
Người dịch: Mỹ Linh
Phát hành: Pavicobooks
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn học
--4--


Sở dĩ chúng ta cho rằng hung thủ lựa chọn dao găm mà không phải kiếm dài là một hành động bất hợp lý, chỉ bởi vì kiếm dài thích hợp dùng để giết người hơn dao găm. Có điều nếu dùng để làm những việc khác thì dao găm lại tiện hơn kiếm dài. Vậy nên giả sử hung thủ lấy dao găm để dùng vào việc khác thì hành động này liền trở nên hoàn toàn hợp lý.
Quỳ giải thích,
Nói cách khác, việc hung thủ ra tay giết người chỉ là ý niệm bất chợt của nàng ta. Sau khi dùng dao găm để làm xong việc gì đó, nàng ta mới có ý định giết cả nhà bá phụ ngươi.

Lộ Thân phớt lờ Quỳ, nhưng nghe điều này mà rùng mình sợ hãi.

Vậy là việc gì mà dùng dao găm thì tiện còn dùng kiếm dài lại không tiện đây? Có rất nhiều việc như thế, kết hợp với manh mối để lại ở hiện trường thì đúng là việc này - Trước khi giết người, hung thủ dùng dao găm cắt đứt sợi dây thừng mắc trên cái cây kia.


Sợi dây đó…

Lộ Thân vẫn đang giận dỗi không muốn nói chuyện với Quỳ, lại không kìm lòng được mà lên tiếng.

Ta nghĩ Lộ Thân cũng đoán ra công dụng của sợi dây kia rồi. Bá phụ ngươi là một người tàn nhẫn, ông ta không có ý định tha thứ cho Nhã Anh. Sau khi phát hiện nàng trốn khỏi nhà kho, bá phụ ngươi bèn muốn phạt Nhã Anh gấp bội. Theo như suy đoán của ta thì có lẽ chuyện ngày hôm ấy đã diễn ra thế này…
Khi Quan Ký Y tới nhà bá phụ ngươi thì cả nhà bọn họ vẫn bình thường. Bá phụ ngươi đang cầm dây thừng buộc lên cái cây lớn trong sân kia, còn đường ca ngươi thì đang mang thùng gỗ đựng nước về phía đó. Bá mẫu và đường đệ ngươi hẳn đang ở trong gian chính sưởi ấm bên lò sưởi. Thấy Quan Ký Y tới chơi, người trong nhà liền chào hỏi rồi mời nàng ta vào nhà sưởi cho ấm người, nàng ta bèn nghe theo. Cũng vào lúc ấy, Quan Ký Y nghe thấy cuộc trò chuyện của bá phụ và đường ca ngươi.
Hóa ra chuyện Nhã Anh trốn khỏi nhà kho đã bị phát hiện, bá phụ ngươi quyết định khi nào Nhã Anh trở lại sẽ treo nàng ta lên cái cây kia, rồi quất nàng ta một trận để trừng phạt vì dám trốn đi. Mà sở dĩ cần thùng nước là vì một khi đánh Nhã Anh đến ngất xỉu thì cần dùng nước lạnh để giội tỉnh. Khi Quan Ký Y biết chuyện này ắt là cực kỳ kinh hãi, vì với tình trạng hiện giờ của Quan Nhã Anh thì e rằng nàng không thể chịu đựng sự trừng phạt nghiêm khắc như thế. Quan Ký Y chỉ muốn ngăn cản bá phụ. Bởi vậy nàng ta rút con dao găm kia từ trên giá bày binh khí, chạy tới chỗ cái cây, cắt đứt sợi dây thừng định dùng để trói Nhã Anh rồi bắt đầu tranh chấp với bá phụ. Cuối cùng cuộc tranh cãi không có kết quả, bá phụ vẫn khăng khăng bắt Nhã Anh phải chịu ‘sự trừng phạt thích đáng’, thế là…

Trong khoảnh khắc ấy, Lộ Thân cũng đã tin kết luận của Quỳ, nhất thời nàng thấy mặt đất dưới chân như sụt xuống, cây cỏ trôi nổi giữa không trung, vun vút quay tròn quanh người mình.
Nàng khép hai gối lại, hai tay chống lên đùi, hạ thấp trọng tâm của cơ thể, cố gắng để bản thân không ngã xuống đất.

… Thế là Quan Ký Y dùng con dao găm kia để sát hại cả nhà bá phụ ngươi. Nàng ta làm vậy chỉ vì muốn bảo vệ Quan Nhã Anh. Đồng thời, hiện trường vụ án mà Quan Ký Y miêu tả lại với ngươi không phải tình hình thật ở nhà bá phụ ngươi mà chỉ là hiện trường do nàng ta bịa đặt ra thôi.

Khi ấy Lộ Thân còn chưa biết rằng, Quỳ thẳng thắn và uyên bác cũng có một mặt tàn khốc, chỉ bộc lộ khi nàng ở bên tỳ nữ Tiểu Hưu của mình.
Suy luận khi nãy cũng chỉ có Quỳ thường xuyên dùng roi sát phạt mới nghĩ ra.
Cái tên Tiểu Hưu này do chính Quỳ chọn, trích từ thiên Dân lao
thuộc Đại nhã
. Từ khi được đặt cho cái tên này, thiếu nữ Tiểu Hưu nhỏ hơn Quỳ một tuổi ấy đã bắt đầu hành trình nhân sinh gian khổ không ngừng. Quỳ đi du ngoạn từ Trường An tới đất Sở, Tiểu Hưu luôn cun cút theo sau, những chuyện nhỏ trong sinh hoạt thường ngày đều do một tay nàng lo liệu. Từ đó có thể nhận ra,
Tiểu Hưu
là bề ngoài, mà
Dân lao
mới là dụng ý thực sự khi Quỳ chọn cho nàng cái tên này.
Đại nhã - Dân lao: Một bài thơ trong Kinh Thi.

Có nghĩa là nghỉ ngơi.

Nghĩa là người dân lao động.

Khi Quỳ và Lộ Thân ra ngoài săn bắn, Tiểu Hưu đang quét dọn gian phòng dành cho khách mà nhà họ Quan chuẩn bị cho Quỳ.
Quỳ xuất thân từ thế gia vọng tộc luôn cực kỳ kén chọn trong chuyện ăn ở, Tiểu Hưu hầu hạ nàng vô cùng cẩn thận. Thỉnh thoảng Quỳ cũng trách phạt Tiểu Hưu nhưng không nặng nề, thậm chí chưa bao giờ khiến Tiểu Hưu phải khóc. Đương nhiên, hầu hết thời điểm ấy Tiểu Hưu cũng không làm sai gì cả, chẳng qua là bị chủ nhân nghiêm khắc trút giận lên người mà thôi.

Nhưng nếu là như vậy, Tiểu Quỳ…


Lộ Thân, ngươi muốn nói gì cơ?

Gió lớn bỗng nổi lên, cuốn lấy bụi đất và hoa lá lướt qua vạt áo của hai người.
Để nghe rõ Lộ Thân nói chuyện, Quỳ bước lên phía trước một bước, nhưng Lộ Thân lại khó chịu quay mặt đi, chăm chú nhìn cảnh hoàng hôn đã mờ đi trong làn nước mắt.
Tịch dương đã tắt, hồng nhan đang hóa thành xương khô, khiến từng đàn quạ đen bay lượn phía chân trời.
Ban đầu, thoạt tiên ở rìa ráng mây nhuốm một chút màu tía nhạt nhòa, sau đó dần lan vào phía trong, tới khi chỉ còn lại một thoáng mây hồng vương trên đỉnh núi xa. Lúc này, tịch dương đã hoàn toàn biến mất. Một vệt ánh sáng chiếu từ sau lưng núi vào trong mây, dát một màu vàng vẩn đục lên rìa đen của tầng mây. Chẳng bao lâu sau, thứ trang sức rẻ tiền này cũng bị bong ra từng mảng tới khi không còn sót lại chút gì.
Đám mây tụ lại phía Tây bầu trời rốt cuộc cũng hóa thành một bộ xương màu đen, chẳng có lấy một miếng thịt thối sót lại trên ấy.
Cuối cùng mây đen cũng tan biến giữa trời đêm. Trước khi vầng trăng hạ huyền mọc lên, chẳng ai chú ý tới sự tồn tại của nó.

… Tiểu Quỳ, thật không may, có lẽ giả thiết của ngươi không thể thành lập được.
Lộ Thân lạnh lùng nói,
Giả sử Ký Y tỷ đúng là hung thủ, vậy tỷ ấy hoàn toàn không cần cho chúng ta biết chuyện về dấu chân, bởi vì chuyện đó chỉ có một mình tỷ ấy biết mà thôi. Khi Ký Y tỷ về nhà báo với phụ thân, trời lại đổ tuyết lớn, dấu chân được lưu lại đều bị che phủ. Ký Y tỷ hoàn toàn có thể che giấu chuyện đó, chỉ cần không nhắc tới chuyện trên con đường kia không có dấu chân thì bất kỳ ai cũng sẽ cho rằng, trước khi tuyết lớn lại rơi, ở nơi đó còn lưu lại dấu chân của hung thủ đến từ bên ngoài. Nếu tỷ ấy là hung thủ, việc tỷ ấy kể ra chuyện này là cực kỳ bất lợi cho bản thân. Nhưng bởi vì Ký Y tỷ đã kể ra chuyện về dấu chân, nên tỷ ấy không thể là hung thủ được.

Nghe Lộ Thân nói những lời này, Quỳ gật đầu.

Có lẽ ngươi nói đúng. Ta không biết tính cách của nàng ta, cũng không thể nào hiểu rõ. Tỷ tỷ của ngươi có phải người cẩn trọng không? Nếu không phải, rất có thể nàng ta đã lỡ miệng nói ra…


Tiểu Quỳ, về con người Ký Y tỷ, ngươi hiểu được bao nhiêu cơ chứ?


Ta gần như không biết gì về nàng ta. Chỉ biết nàng ta vô cùng yêu thương Nhã Anh tỷ, là một người rất dịu dàng, và đã qua đời vào một năm trước.


Rõ ràng ngươi chẳng biết gì cả, vậy mà khi nãy ngươi lại phỏng đoán về tỷ ấy một cách độc địa như vậy. Ta ghét Tiểu Quỳ thế này lắm.

Quỳ cúi đầu nghe Lộ Thân chỉ trích.

Cả đời Ký Y tỷ chưa từng ra khỏi Vân Mộng trạch. Ta không biết rốt cuộc điều này là may mắn hay là bất hạnh của tỷ ấy. Ta chỉ biết rằng, Ký Y tỷ vẫn luôn khao khát thế giới rộng lớn bên ngoài Vân Mộng. Cô cô của ta đã lấy một vị nhạc sư họ Chung, thường ở tại Trường An, vào dịp này hằng năm luôn về Vân Mộng trạch để tham gia lễ tế. Ký Y tỷ nghe cô cô kể rất nhiều chuyện về Trường An, cũng mong mỏi trong lòng. Nghe nói tỷ ấy từng âm thầm nhờ cô cô tìm giúp một vị phu tế ở Trường An. Tuy nhiên phụ thân lại có tính toán khác với tương lai của tỷ ấy. Phụ thân vốn cho rằng, nhà bá phụ đã có con trai trưởng kế nghiệp, con trai út thì để làm con nuôi cho nhà mình. Nhưng vì chuyện xảy ra vào bốn năm trước, phụ thân không thể không cân nhắc lại vấn đề dòng dõi của nhà họ Quan, kết quả là trọng trách này đương nhiên rơi xuống vai của trưởng nữ Ký Y tỷ. Tức là, phụ thân hy vọng tỷ ấy có thể…

Em gái của cha.


Hy vọng nàng ta có thể tuyển một vị chuế tế đúng không?

Người ở rể nhà vợ.


Đúng thế. Với người một lòng muốn rời khỏi Vân Mộng trạch như Ký Y tỷ, điều này đương nhiên là một cú đả kích nặng nề. Nguyện vọng suốt bao lâu nay của Ký Y tỷ vẫn luôn là lấy chồng ở một nơi khác bên ngoài Vân Mộng trạch, rồi dẫn theo cả Nhã Anh tỷ cùng đi. Trong suy nghĩ của tỷ ấy, chỉ có làm vậy thì mới bảo vệ được Nhã Anh tỷ, tránh để bá phụ quá nghiêm khắc tiếp tục làm Nhã Anh tỷ tổn thương. Dù rằng, sau sự việc xảy ra vào bốn năm trước bá phụ đã qua đời - nói thế này có lẽ không ổn lắm, song sự thực là như vậy - Tóm lại nguyện vọng bảo vệ Nhã Anh tỷ dường như đã thành hiện thực. Có lẽ bấy giờ Ký Y tỷ mới nhận ra nguyện vọng thực sự của mình kỳ thực chỉ là rời khỏi Vân Mộng trạch, rời khỏi chốn hoang vu mà gia tộc họ Quan đời đời ẩn cư. Ký Y tỷ nhạy cảm như vậy, chắc chắn đã tự trách mình một phen, dù sao nhất định tỷ ấy đã nghĩ đây là một ý niệm ích kỷ. Cũng có thể xuất phát từ sự tự trách này mà cuối cùng Ký Y tỷ đã chấp thuận yêu cầu của phụ thân, đồng ý để phụ thân chọn cho tỷ ấy một vị chuế tế. Có điều trong lòng Ký Y tỷ ắt hẳn là cực kỳ, cực kỳ không cam tâm…


Vậy thì đúng là khá đáng thương.

Nghe xong câu chuyện về Ký Y, Quỳ không khỏi thở dài.
Đối với người con gái sinh ra trong một gia tộc phú quý, chuyện ở bên chuế tế đến hết đời là một cái kết vô cùng khủng khiếp.
Trong mắt người thời đó, chuế tế chẳng khác gì nô bộc, chỉ là một công cụ để gia tộc không có con trai nối dõi tông đường mà thôi. Một gia tộc có con gái nhưng không có con trai, nếu muốn kéo dài huyết thống dòng họ thì không thể không tìm chuế tế. Trong phong tục một thời ở Hoài Nam, bán con của mình cho người khác được gọi là
chuế tử
; cũng là chữ
chuế
, từ đó có thể suy ra địa vị thấp kém của chuế tế, mà khởi nguồn của cách gọi
chuế tế
cũng có thể giải thích như vậy.
Quan Ký Y đồng ý để phụ thân tuyển cho mình một chuế tế, đại thể cũng chính là đồng ý để ông ấy gả mình cho một nô bộc.
Sở dĩ phải
tuyển
, bởi vì nhà họ Quan chưa nuôi người hầu nam, cần mua một chuế tử về để làm chuế tế của Quan Ký Y.
Chỉ cần Quan Ký Y và chuế tế sinh ra con trai thì hương khói của gia tộc họ Quan cũng có thể tiếp tục kéo dài.
Nhưng vậy cũng có nghĩa là Quan Ký Y phải sống đến hết đời với một nô bộc, còn phải nhục nhã làm chuyện giường chiếu với nô bộc, rồi còn sinh ra cốt nhục của nô bộc.
Giấc mộng Trường An kéo dài hơn mười năm đành tan nát.
Tương lai chờ đợi Quan Ký Y chỉ còn lại sự tuyệt vọng mà thôi.

Bởi vậy chẳng bao lâu sau Ký Y tỷ liền đổ bệnh rồi qua đời, e rằng trái tim của tỷ ấy đã sớm rời khỏi nhân thế. Khi ốm nặng, tỷ ấy đã đoán mình không thể vượt qua cửa ải này, bèn nói với mấy tỷ muội bọn ta rằng: ‘Xin lỗi, sợ rằng tỷ vừa mất, các muội sẽ phải gánh chịu nỗi bất hạnh của tỷ.’ Thực ra Giang Ly tỷ vẫn luôn tập luyện diễn tấu nhạc khí, cũng vì muốn rời khỏi nơi này, trở thành một nhạc sư giống như cô phụ. Còn Nhã Anh tỷ thì phải nỗ lực hoàn thành di nguyện của bá phụ, để bản thân trở thành Vu nữ được tham dự vào lễ tế của vương triều. Nghĩ đi nghĩ lại, e là trọng trách này sẽ phải do ta gánh vác…

Chú - chồng của cô.

Nghe tới đây, Quỳ chỉ nhíu mày, đứng lặng im mà không nói gì.

Lúc lâm chung, Ký Y tỷ đã hát một đoạn trong Cửu chương
, có lẽ Tiểu Quỳ cũng đoán được là đoạn nào… Mà thôi, cũng không cần đoán, dù sao câu trả lời chắc chắn rất bi thương. Nếu ngươi đoán sai, ta còn phải nghe thêm vài câu thơ buồn bã. Lúc lâm chung, Ký Y tỷ đã hát rằng:
Thương cái sống của ta chi buồn bực hề,
Một mình ở trong núi sâu.
Ta không hay đổi lòng mà theo tục hề,
Đành ta trọn đời mà ôm sầu
.
Trích từ tác phẩm Cửu chương - Thiệp giang của Khuất Nguyên, bản dịch của Phan Kế Bính.

Lần này thì Vu Lăng Quỳ cũng phải rơi lệ vì người con gái mà nàng chưa từng gặp ấy.

Nhưng Lộ Thân à, ngươi có biết không,
Quỳ nức nở nói,
Lấy một chuế tế vốn không phải số mệnh bi thảm nhất. Ta cũng là trưởng nữ, ta cũng có tương lai buộc phải đối mặt. Không, phải nói là, những xiềng xích kia đã sớm quấn quanh người ta. Có lẽ ngươi không biết, thời Xuân Thu, nước Tề có một vị Quốc quân ngu ngốc, thụy hiệu là ‘Tương công’, y từng hạ lệnh: Trưởng nữ trong gia tộc không được lấy chồng. Trưởng nữ bị cấm lấy chồng phải chủ trì chuyện lễ bái thờ cúng trong gia tộc, được gọi là ‘Vu nhi’. Sau đó người Tề đều tin rằng, nếu ‘Vu nhi’ lấy chồng thì gia tộc của nàng sẽ gặp tai ương, bản thân nàng cũng vô cùng bất hạnh. Đến nay đất Tề vẫn còn loại phong tục này. Tuy ta sinh ra và lớn lên ở Trường An nhưng gia tộc Vu Lăng dẫu sao cũng bắt nguồn từ đất Tề, bởi vậy phải tuân theo hủ tục này. Chỉ vì mệnh lệnh của tên hôn quân kia mà số mệnh của ta đã bị định đoạt từ rất lâu rồi. Không sai, ta là trưởng nữ, ngày bé phụ mẫu cũng gọi ta là ‘Vu nhi’…

Nói tới đây, Quỳ mỉm cười đầy chua xót.

Hiểu rồi chứ, Lộ Thân, số mệnh nực cười biết bao! Suốt kiếp này, ta cũng không được lấy chồng.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Lễ tế mùa xuân.