Q.1 - Chương 5: Kim Bằng Vương Thuật Chuyện Phiêu Lưu
-
Lục Tiểu Phụng Hệ Liệt
- Cổ Long
- 4108 chữ
- 2020-05-09 09:21:46
Số từ: 4102
Nguồn: Sưu tầm
KIM BẰNG VƯƠNG THUẬT CHUYỆN PHIÊU LƯU
Lục Tiểu Phụng nghe cô nói không khỏi sửng sốt. Chàng nhìn cô bé từ đầu đến gót chân rồi lại từ gót chân lên đến đầu. Chàng ngắm nghía hồi lâu vẫn không nhận định nổi cô bé này là một thiếu nữ hai mươi tuổi. Chàng coi đi coi lại cũng chỉ nhận thấy cô chưa đến mười hai tuổi.
Cô bé cười mát nói tiếp:
-Thiếu gì người trời sinh ra không cao lớn. Một lão già sáu, bảy chục tuổi thấp hơn tiểu nữ đến phân nửa tướng công cũng đã thấy qua.
Lục Tiểu Phụng tuy không tin cô nhưng chẳng thể không thừa nhận trên đời quả có như vậy.
Cô bé lại nói:
-Điều thứ hai là công tử nên hiểu rõ Hoa Mãn Lâu không giống như công tử.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Y thông minh hơn tại hạ hay sao?
Cô bé đáp:
-Không hẳn thế. Nhưng y là người tốt.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Tại hạ không phải người tốt hay sao?
Cô bé đáp:
-Vì công tử chẳng phải ngưòi tốt nên khó mà mắc bẫy kẻ khác một cách dễ dàng.
Còn Hoa Mãn Lâu đối với ai cũng tín nhiệm. Muốn y mắc bẫy dễ dàng hơn nhiều.
Lục Tiểu Phụng lại ngắm nghía cô từ trên xuống dưới rồi đột nhiên hỏi:
-Cô nương đã hai chục tuổi thật ư?
Cô bé đáp:
-Còn một tháng nữa là đủ hai mươi.
Lục Tiểu Phụng vừa cười vừa nói:
-Người hai mươi tuổi cần phải hiểu con người tồi bại như tại hạ chẳng khi nào liều mang cho bạn hữu, bất cứ là loại bạn hữu nào cũng vậy.
- -
Cô bé chớp mắt mấy cái rồi hỏi:.-Thật thế ư?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Thật chứ!
Lục Tiểu Phụng đã ngồi lên xe ngựa. Cỗ xe bắt đầu khởi hành.
Trong xe chất đống nhưng hoa tươi đủ màu sắc. Đan Phụng công chúa ngồi giữa đống hoa tươi khác nào một bông mai côi sắc đen rất đẹp và rất trân quý.
Cặp mắt nàng vừa đen vừa sáng đang ngó Lục Tiểu Phụng.
Lục Tiểu Phụng không nhìn nàng. Chàng nhắm mắt lại tựa hồ muốn ngủ một giấc ở trên xe.
Đan Phụng công chúa vừa cười vừa cất giọng ôn nhu nói:
-Vừa rồi tiệp thiếp tưởng công tử không chịu lên xe.
Lục Tiểu Phụng " ồ " một tiếng.
Công chúa nói:
-Dường như tiện thiếp vừa nghe công tử bảo tuyệt đối không chịu liều mạng cho bạn hữu?
Lục Tiểu Phụng hững hờ đáp:
-Tại hạ vốn không chịu liều mạng vì bạn hữu nhưng lên ngồi xe ngựa này cũng chẳng quan hệ gì.
Đan Phụng công chúa mỉm cười.
Lúc nàng cười tựa hồ đầy vườn hoa nở bung trước mặt giữa mùa xuân.
Lục Tiểu Phụng mở mắt ra một cái rồi nhắm lại ngay.
Đan Phụng công chúa lại cất giọng nôn hu hỏi:
-Dường như công tử không muốn nhìn tiện thiếp một cái nào phải không?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Tại hạ không dám nhìn công chúa vì khoang xe nhỏ quá mà tại hạ lại không ngăn được để người ta cám dỗ.
Đan Phụng công chúa hỏi:
-Công tử sợ tiện thiếp cám dỗ ư?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Tại hạ cũng không muốn liều mạng vì công chúa.
Đan Phụng công chúa hỏi:
-Sao công tử lại biết tiện thiếp nhất định đòi công tử đi liều mạng?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Tại hạ biết vì mình chẳng phải là kẻ ngu xuẩn.
- -
Đan Phụng công chúa cầm bông hoa tươi giơ lên lẳng lặng ngắm nghía hồi lâu rồi thở dài nói:
-Công tử đoán trúng đó. Thực tình tiện thiếp yêu cầu làm thay cho bọn tiện thiếp một việc nhưng tiện thiếp không muốn dụ dỗ công tử mà cũng hà tất phải dụ dỗ.
Lục Tiểu Phụng " ủa " lên một tiếng.
Đan Phụng công chúa nói tiếp:
-Vì tiện thiếp biết có hạng người bất cứ việc gì cũng làm dùm bạn hữu.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Hạng người ấy là ai?
Đan Phụng công chúa đáp:
-Là công tử.
Lục Tiểu Phụng cười hỏi:
-Chính tại hạ còn chưa biết hạng người này sao công chúa lại biết thế?
Đan Phụng công chúa đáp:
-Trước kia tuy tiện thiếp chưa gặp công tử nhưng được nghe người ta nói tới công tử rất nhiều.
Lục Tiểu Phụng cũng nghe đồn nhưng những cái gì đồn đại chàng thì chàng lại không được nghe ai nói tới.
Đan Phụng công chúa lại nói:
-Tiện thiếp nghe rất nhiều, mọi người nói công tử có tính suồng sã nhưng chính họ cũng chẳng thể không thừa nhận là tính suồng sã rất khả ái.
Lục Tiểu Phụng thở dài, chàng không hiểu Đan Phụng công chúa muốn lấy lòng mình hay là có ý mỉa mai? Nhưng chàng đã phải mở mắt ra.
Đan Phụng công chúa nói:
-Người ta còn bảo coi bề ngoài công tử nhưng hòn đá chôn dưới lỗ, vừa hôi hám vừa cứng rắn mà thực ra lòng dạ công tử mềm như đậu hũ.
Lục Tiểu Phụng bất giác nở nụ cười nhăn nhó.
Đan Phụng công chúa lại cười nói:
-Dĩ nhiên lời đồn chẳng thể tin được nhưng ít ra cũng có một điểm họ không nói ngoa.
Lục Tiểu Phụng không nhịn được hỏi lại:
-Điểm nào?
Đan Phụng công chúa mỉm cười đáp:
- -
-Trước kia tiện thiếp nghĩ mãi không ra tại sao ngưòi ta lại bảo công tử có bốn hàng lông mày, bây giờ mới vỡ lẽ.
Lục Tiểu Phụng đột nhiên chau mày. Lúc chàng chau mày cả râu mép cũng nhăn lại.
Đan Phụng công chúa hỏi:
-Công tử đã đoán ra ai cáo tố với tiện thiếp về điểm này rồi phải không?
Lục Tiểu Phụng chau mày hỏi lại:
-Hoa Mãn Lâu hiện ở chỗ các vị thật rồi chứ?
Đan Phụng công chúa đáp:
-Tiện thiếp gạt công tử làm chi? Vả lại công tử sắp gặp y rồi.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Tuy mắt y không nhìn thấy gì nhưng sự nguy hiểm còn ở ngoài mười dặm đã phát giác rồi. Tại hạ thật không sao hiểu được y đã lọt vào tay các vị trong trường hợp nào?
Đan Phụng công chúa đáp:
-Vì y là người tốt mà lại là nam nhân. Hảo nam nhân mà gặp phải hoại nữ nhân thì khó lòng tránh khỏi mắc bẫy.
Lục Tiểu Phụng lạnh lùng hỏi:
-Y gặp công chúa rồi ư?
Đan Phụng công chúa thở dài đáp:
-Có khi tiện thiếp cũng muốn đi lừa gạt nhưng đáng tiếc mười người như tiện thiếp hợp lại cũng không bằng một mình Thượng Quan Phi Yến.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Thượng Quan Phi Yến nào?
Đan Phụng công chúa đáp:
-Thượng Quan Phi Yến là thư thư của Tuyết Nhi.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Tuyết Nhi là ai?
Đan Phụng công chúa đáp:
-Tuyết Nhi là tiểu muội của tiện thiếp. Y chính là con nhỏ vừa đi mời công tử đó.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Y không phải là biểu thư của công chúa ư?
Đan Phụng công chúa cười đáp:
-Năm nay y mới mười hai tuổi mà là biểu thư của tiện thiếp được ư?
- -
Lục Tiểu Phụng ngẩn người ra. Chàng không biết mình nên khóc to ba tiếng hay cười lớn ba tiếng. Chàng không ngờ mình đã bị con nhỏ mười hai tuổi lừa bịp một cách trắng trợn.
Chị nào em nấy. Cô em đã vậy thì cô chị là hạng người nào nghĩ ra cũng biết.
Đan Phụng công chúa thấy vẻ mặt dở khóc dở cười của chàng không khỏi mỉm cười nói:
-Con tiểu quỷ đó nói dối mà miệng ráo hoảnh, mắt cũng không chớp. Phải chăng công tử đã bị thị gạt?
Lục Tiểu Phụng nhăn nhó cười đáp:
-Ít ra bây giờ tại hạ cũng hiểu được Hoa Mãn Lâu mắc lừa trong trường hợp nào.
Đan Phụng công chúa nói:
-Hoa Mãn Lâu tuy ở với bọn thiếp nhưng bọn thiếp vẫn tôn kính y. Cái đó cũng vì y là hảo bằng hữu của công tử và thực ra y cũng có chỗ đặc biệt.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Đúng thế thật.
Đan Phụng công chúa nói:
-Công tử cùng y và Chu Đình là những người mà tiện thiếp mới hỏi ra được trong thời gian ngắn.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Thế mà công chúa đã biết khá nhiều về tại hạ.
Đan Phụng công chúa cười đáp:
-Thực ra bọn thiếp đã chuẩn bị bảy tháng trời mới kiếm thấy công tử.
Lục Tiểu Phụng thở dài nói:
-Bất luận là ai mà công chúa phải mất công bảy tháng mới tìm được người ấy cũng vô phước rồi.
Đan Phụng công chúa cất giọng ôn nhu đáp:
-Nhưng bọn tiện thiếp không có ý gia hại công tử.
Lục Tiểu Phụng lại bật tiếng cười gượng.
Đan Phụng công chúa nói:
-Công việc mà bọn thiếp yêu cầu công tử làm cho tuy nguy hiểm nhưng tiện thiếp tin rằng nhất định công tử làm được.
Nàng chú ý nhìn Lục Tiểu Phụng đầy vẻ ngưỡng mộ.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Công chúa muốn tại hạ làm việc gì?.Đan Phụng công chúa cúi đầu xuống đáp:
- -
-Bây giờ tiện thiếp bất tất phải nói, rồi công tử sẽ biết ngay.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Liễu Dư Hận, Tiêu Thu Vũ, Độc Cô Phương cũng vì việc này mà đến đây hay sao?
Đan Phụng công chúa gật đầu. Nnàg vừa cười vừa nói tiếp:
-Tìm kiếm bọn họ tuy cũng khó khăn nhưng so với công tử còn dễ hơn nhiều.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Các vị đã dùng cách gì để tìm kiếm ba người đó?
Đan Phụng công chúa mỉm cười đáp:
-Mỗi người đều có một nhựoc điểm. Bọn họ cũng nhất định không đoán ra tiện thiếp đã dùng cách gì để mời được công tử.
Nàng đưa bông hoa tươi trong tay đến trước mặt Lục Tiểu Phụng thủng thẳng nói tiếp:
-Liễu Dư Hận, Tiêu Thu Vũ, Độc Cô Phương, Hoa Mãn Lâu lại thêm công tử nữa mà trên đời còn có một việc cả năm vị không làm nổi há là chẳng phải chuyện lạ?
Bên ngoài cửa sổ cỗ xe có mù trắng như tuyết bốc lên.
Đèn lửa trong khoang xe càng lộ vẻ ấm áp.
Lục Tiểu Phụng ngưng thần ngó bông hoa tươi trong tay Đan Phụng công chúa.
Bông hoa đã tươi đẹp, bàn tay nàng còn đẹp hơn.
Đan Phụng công chúa dùng hai ngón tay xinh xắn nhẹ nhàng cắm bông hoa tươi lên cổ áo Lục Tiểu Phụng rồi nói:
-Tiện thiếp tưởng công tử hãy đi ngủ một giấc là hay hơn.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Tại sao vậy?
Đan Phụng công chúa cúi đầu xuống, cất tiếng càng ôn nhu đáp:
-Vì tiện thiếp không nhịn được đã bắt đầu quyến rũ công tử.
Cỗ xe ngựa chạy nhanh như tựa hồ xé bức sương mù ẩm thấp.
Sương mù tuy ẩm ướt nhưng là sương sáng sớm, báo tin đêm dài sắp kết thúc.
Lục Tiểu Phụng đựa vào vách xe tựa hồ đã ngủ rồi.
Đan Phụng công chúa lại cất tiếng ôn nhu:
-Công tử hãy ngủ một giấc ngon lành. Không chừng lúc tỉnh dậy thấy y ngay.
Lục Tiểu Phụng không nhịn được mở bừng mắt ra hỏi:
-Y là ai?
Đan Phụng công chúa đáp:
- -
-Đại Kim Bằng Vương. oOo
Trong dẫy hành lang âm u, tưởng chừng quanh năm không có bóng dương quang lọt vào.
Cuối dẫy hành lang là một khuôn cửa cao lớn. Chiếc vòng vàng trên cửa lấp loáng có sánh sáng.
Lục Tiểu Phụng mở cửa này liền ngó thấy Đại Kim Bằng Vương.
Đại Kim Bằng Vương không phải là một người cao lớn. Người tựa hồ vì tuế nguyệt phôi pha, tráng chí tiêu ma thân hình khôp đét mà thấp lùn. Lão chẳng khác gì một bông đại kê quan tráng lệ dần dần khô héo trước ngọn gió tây buồn thảm.
Đại Kim Bằng Vương ngồi trên chiếc ghế thái sư to lớn. Mặt ghế trải đệm gấm thêu.
Cả con người lão giống như một cây khô tùng giữa đám mây trên đỉnh núi cao.
Nhưng Lục Tiểu Phụng không lấy thế làm thất vọng vì cặp mắt lão còn phát ra ánh sáng. Thái độ lão còn đẩy vẻ cao quý tôn nghiêm khôn tả.
Con chó săn chân dài tai nhỏ đã nhẹ nhàng chạy tới lạy phục xuống chân lão.
Dường như nàng đang thuật lại những chuyện đã qua.
Đại Kim Bằng Vương cặp mắt lấp loáng thuỷ chung nhìn chằm chặp vào người Lục
Tiểu Phụng. Đột nhiên lão cất tiếng:
-Chàng thanh niên kia! Tiến lại gần đây.
Thanh âm trầm mà hữu lực. Câu nói của lão tựa hồ mệnh lệnh.
Lục Tiểu Phụng là người không quen tiếp thu mệnh lệnh của ai. Chẳng những chàng không đi mà lại ngồi xuống chiếc ghế đối diện với lão nhưng cách một quãng khá xa.
Bầu không khí trong nhà tối tăm khiến cho cặp mắt của Đại Kim Bằng Vương càng sáng ngời.
Lão lớn tiếng hỏi:
-Phải chăng công tử là Lục Tiểu Phụng?
Lục Tiểu Phụng lạnh lùng đáp:
-Tại hạ là Lục Tiểu Phụng chứ không phải Thượng Quan Đan Phụng.
Bây giờ chàng đã biết lão ở họ Thượng Quan.
Ngày trước tại vương triều của lão dường như người nào cũng họ Thượng Quan.
Người được mang họ này đều lấy làm hãnh diện.
- -
Đại Kim Bằng Vương đột nhiên cười lớn nói:
-Hay lắm! Lục Tiểu Phụng quả nhiên không hổ là Lục Tiểu Phụng. Xem chừng bọn ta đã không kiếm lầm người.
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Tại hạ cũng hy vọng không kiếm lầm người.
Đại Kim Bằng Vương hỏi:
-Phải chăng công tử muốn kiếm Hoa Mãn Lâu?
Lục Tiểu Phụng gật đầu.
Đại Kim Bằng Vương nói:
-Cái đó dễ lắm. Chỉ cần công tử ưng chịu một điều kiện của lão phu rồi muốn gặp y lúc nào cũng được.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Lão nhân gia thử nói coi đó là việc gì?
Đại Kim Bằng Vương không trả lời ngay vào câu hỏi của chàng. Lão ngưng thần dòm cái nhẫn hình thù khác lạ ở trên tay. Gương mặt xanh xao già nua bỗng thoáng qua một tia sáng đặc biệt. Hồi lâu lão mới chậm rãi nói:
-Vương triều của bọn ta là một vương triều rất cổ kính. Khi vương triều của các vị chưa dựng lên thì vương trièu bọn ta đã có từ lâu rồi.
Thanh âm của lão biến thành mạnh mẽ. Hiển nhiên lão tự phụ về huyết thống giòng họ nhà mình.
Lục Tiểu Phụng không muốn phá tan bầu không khí tôn nghiêm của lão già nên chàng chỉ nghe chứ không nói.
Đại Kim Bằng Vương nói tiếp:
-Hiện nay vương triều của bọn ta đã chìm đắm nhưng chúng ta vẫn còn lưu huyết mà là dòng máu của vương tộc. Bọn ta chỉ còn một người sống là vương triều của chúng ta chưa tiêu diệt.
Lão nói mấy câu này đầy vẻ kiêu ngạo và lòng tự tin.
Lục Tiểu Phụng bỗng nhận ra ở lão già này quả có một chỗ đáng được người ta tôn kính, ít ra lão cũng là một nhân vật không để người khác đả kích một cách dễ dàng.
Lục Tiểu Phụng trước nay vẫn tôn kính hạng người như lão, tức là tôn kính dũng khí và lòng tự tin của họ.
Đại Kim Bằng Vương lại nói:
-Vương triều của bọn ta tuy dựng lên ở chốn xa xăm nhưng đời đời được an lạc, giầu có sung túc, chẳng những đ iền sản phong phú mà chốn thâm sơn vàng lẫn với
- - cát khai thác không bao gìơ hết. Cả những vật trân quý cũng như những kho vô tận..Lục Tiểu Phụng không nhịn được hỏi:
-Vậy các vị còn đến Trung Thổ làm chi?
Đại Kim Bằng Vương mặt buồn rười rượi, mối cừu hận lộ ra khóe mắt. Lão đáp:
-Vì bọn ta giàu có nên những nước láng giềng thèm nhỏ miếng rồi liên hiệp với quân Tiết Kỵ Kha Tát Khắc dẫn binh đến xâm phạm.
Lão buồn rầu nói tiếp:
-Đó là việc năm chục năm trước. Khi ấy ta còn nhỏ tuổi, tiên vương chỉ chú trọng đường về văn trị dĩ nhiên không có tài nào chống nổi quân cường khấu dã man và toán kỵ binh kiêu hãn. Nhưng tiên phụ vẫn quyết định tử thủ, sống chết với đất nước.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Phải chăng tiên hoàng muốn lão nhân gia đến Trung Thổ tỵ nạn.
Đại Kim Bằng Vương gật đầu đáp:
-Vì muốn bảo tồn một phần thực lực để mưu cuộc trùng hưng ngày sau, chẳng những tiên hoàng kiên trì bảo ta đi mà còn đem tài phú trong quốc khố chia làm bốn phần giao trọng thần tâm phúc và phái bọn chúng đưa ta đến Trung Thổ.
Mắt lộ vẻ cảm kích, lão nói tiếp:
-Trong bốn vị này thì một là thúc phụ ta tên gọi Thượng Quan Cẩn. Lão nhân gia đưa ta đến đây, lại dùng một phần tài phú của lão gia đem đến mua nhà cửa điền địa khiến cho một nhà ta không lo gì sự thiếu thốn và sinh hoạt cho đến nay. Mối ân tình của lão nhân gia đối với bọn ta suốt đời không quên được.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Còn ba vị nữa là ai?
Gương mặt Đại Kim Bằng Vương đang cảm kích bỗng biến thành phẫn nộ. Lão đáp:
-Sau ngày ly biệt phụ vương, ta không gặp được bọn họ lần nào nữa nhưng danh tự bọn họ thì vĩnh viễn ta không quên được.
Lục Tiểu Phụng đối với vụ này đã dần dần có manh mối. Chàng liền hỏi:
-Danh tự bọn họ là gì?
Đại Kim Bằng Vương nắm hay tay lại hậm hực đáp:
-Là Thượng Quan Mộc, Bình Dương Hạc, Nghiêm Lập Bản.
Lục Tiểu Phụng trầm ngâm nói:
-Ba tên này tại hạ chưa từng nghe ai nói đến.
Đại Kim Bằng Vương đáp:
- -
-Nhưng nhất định công tử đã nhìn thấy họ rồi.
Lục Tiểu Phụng kinh ngạc la lên:
-Ủa! Sao lại kỳ vậy?
Đại Kim Bằng Vương nói:
-Bọn họ một khi vào tới Trung Thổ thay họ đổi tên. Ta mới điều tra được tông tích họ trước đây một năm.
Đột nhiên lão nhìn con gái đưa tay ra hiệu.
Đan Phụng công chúa lấy trong cái tủ cũ kỹ ra ba cuốn trục.
Đại Kim Bằng Vương hằn học nói tioếp:
-Trên đây vẽ hình tượng ba người đó, chắc công tử ít ra cũng nhận được hai tên.
Lục Tiểu Phụng liên nhìn vào bức vẽ.
Trên mỗi bức đều họa hình hai người. Một thanh niên và một lão già. Tuy hai hình nhưng chỉ là một nhân vật.
Đan Phụng công chúa mở cuốn trục thứ nhất ra nói:
-Hình vẽ bên trên là lúc y dời khỏi Vương cung. Hình phía dưới là tướng mạo y mà bọn tiện thiếp mới điều tra được trước đây một năm.
Người này khuôn mặt tròn trĩnh, đầy vẻ tươi cười, coi có dáng hiền hòa nhưng cái mũi rất lớn và khoằm khoằm như mỏ chim ưng.
Lục Tiểu Phụng chau mày ngẫm nghĩ đáp:
-Hình ngưòi này coi rất giống Diêm Thiết San ở Quan Trung, là một nhà nổi tiếng nhiều châu báu.
Đại Kim Bằng Vương nghiến răng nói:
-Đúng đó! Diêm Thiết San bây giờ tức là Nghiêm Lập Bản ngày trước. Ta cảm ơn trời đất để hắn hãy còn sống cho đến ngày nay.
Hình người họa trên cuốn trục thứ hai, xương lưỡng quyền nhô lên, cặp mắt hình tam giác rất uy nghiêm, hàn quang chiếu ra bốn phía, vừa ngó đã biết ngay là một nhân vật rất nhiều quyền lực.
Lục Tiểu Phụng coi bức họa người này, sắc mặt dường như hơi biến đổi.
Đại Kim Bằng Vương nói:
-Người này là Bình Dương Hạc. Hiện nay hắn lấy tên là Độc Cô Nhất Hạc, làm thủ lãnh toà Thanh Y Lâu.
Lục Tiểu Phụng động dung, chàng ngơ ngác hồi lâu mới thủng thẳng nói:
-Người này tại hạ cũng nhận ra rồi nhưng không hiểu có phải là chủ nhân đệ nhất lâu trong tòa Thanh Y Lâu không?
- -
Chàng buông tiếng thở dài nói tiếp:
-Tại hạ chỉ biết y là chưởng môn thời phái Nga My.
Đại Kim Bằng Vương hằn học đáp:
-Hắn che giấu thân thế rất giỏi. Trên đời e rằng chẳng có một ai hay vị chưởng môn công chính nghiêm minh phái Nga My lại là loạn thần tặc tử đã bán đứng chủ củ ở nơi cố quốc.
Bức họa thứ ba là lão già bé nhỏ gầy nhom và thật lùn có vẻ cô đơn, cứng cỏi, thanh tĩnh.
Lục Tiểu Phụng cơ hồ không nhịn được bật tiếng la:
-Hoắc Hưu!
Đại Kim Bằng Vương đáp:
-Chính thị. Lão là Hoắc Hưu. Ngày trước là Thượng Quan Mộc mà bây giờ mang tên Hoắc Hưu.
Đại Kim Bằng Vương nói tiếp:
-Ai cũng bảo Hoắc Hưu là một nhân vật rất nhiều tính truyền kỳ. Năm chục năm trước đây lão gây dựng cơ đồ với hai bàn tay trắng. Đột nhiên lão biến thành người hào phú bậc nhất thiên hạ khác nào một kỳ tích trên đời. Cho đến lúc này, ngoài công tử, e rằng chưa một người nào trên chốn giang hồ đựoc biết tài nguyên bát ngát của lão ở đâu ra.
Sắc mặt Lục Tiểu Phụng đột nhiên biến thành lợt lạt. Bất giác chàng từ từ lui lại mấy bước, ngồi xuống ghế.
Đại Kim Bằng Vương chăm chú nhìn Lục Tiểu Phụng chậm rãi nói:
-Chắc bây giờ công tử đã đoán ra bọ n ta yê u cầ u cô ng tử là m việ c gì rồ i?
Lục Tiểu Phụng trầm mặc hồi lâu. Bỗng chàng buông tiếng thở dài hỏi lại:
-Tại hạ vẫn chưa rõ lão nhân gia muốn yêu cầu tại hạ làm việc gì?
Đại Kim Bằng Vương nắm hai tay lại đấm mạnh xuống ghế liên thanh đáp:
-Ta chẳng cần chi hết, chỉ cần xử theo công đạo.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Xử theo công đạo phải chăng là trả oán?
Đại Kim Bằng Vương vẻ mặt xám xanh trầm ngâm không nói gì.
Lục Tiểu Phụng nhắc lại câu hỏi:
-Phải chăng lão nhân gia yêu cầu tại hạ trả thù cho?
- -
Đại Kim Bằng Vương trầm mặc hồi lâu, đột nhiên buông tiếng thở dài, lộ vẻ buồn rầu hỏi lại:.-Bọn họ đều đã già nua sắp vào quan tài, ta cũng thập thò cửa lỗ, chẳng lẽ còn đòi giết họ?
Lão gục gặc cái đầu phủ định câu nói của mình rồi tiếp:
-Nhưng ta cũng không thể để họ tiêu dao tự tại ngoài vòng pháp luật.
Lục Tiểu Phụng không nói gì, thực ra chàng cũng không biết nói sao bây giờ.
Đại Kim Bằng Vương lại lớn tiếng:
-Điều thứ nhất là ta muốn bọn họ đem hết của cải lấy ở Kim Bằng vương triều trả cho Kim Bằng vương triều để làm cơ sở phục hưng vương quốc sau này.
Điều yêu cầu đó đúng là công bằng.
Đại Kim Bằng Vương nói:
-Điều thứ hai: Ta mong bọn họ đến trước linh vị tiên vương ăn năn sám hồi, sửa đổi lỗi lầm, hương hồn tiên vương được an ủi một phần nào nơi chín suối.
Lục Tiểu Phụng trầm ngâm đáp:
-Hai điều yêu cầu này của lão nhân gia quả là theo đạo công bằng.