Chương 15: Memory


(Lời người edit: Đây là một ly cà phê rất đắng: trước sau gì, ta cũng phải đối diện với nỗi đau trong lòng hay những ký ức buồn. Tưởng là sẽ quên, nhưng dù sớm hay muộn những ký ức đó đều sẽ xuất hiện trở lại. Thương quý bản thân mình, tha thứ cho mình… là cách tốt nhất để nỗi đau của những năm tháng xa xưa không trở thành một chấp niệm bước vào hiện thực hủy hoại bản thân mình hay những người liên quan tới mình.)

Có một câu chuyện thường thấy ở nhà chùa khi xưa là thế này. Các cô gái trải qua tình trường đau khổ, không muốn tiếp tục sống đời người thường nữa, muốn lên chùa tu. Thường thì trong các trường hợp đó, nhà chùa khi xưa sẽ không nhận. Nguyên do thì có nhiều. Nhưng một trong những nguyên do mà ít người biết tới. Một khi càng đi sâu vào con đường khám phá nội tâm, càng trở nên mạnh mẽ, thì các ký ức xa xưa dần dần trở về. Người ta sẽ nhìn ra được rất nhiều chuyện, nhớ lại rất nhiều tình huống, không chỉ có trong kiếp này, mà còn nhiều kiếp sống trước đó nữa.
Đời sống vô thường nhiều khi không phải là thái độ, mà là cảnh giới. Một số thầy tu bên Thiền Tông như Huệ Năng
perceive
luôn cách nhìn đó, cho rằng vạn vật rồi cũng thành không, bám chấp vào cách tiếp cận đó. Nhiều khi không hẳn là như thế, như trường hợp của Phật Thích Ca, ông nhớ lại vô lượng kiếp, phát hiện ra danh lợi tình thù trước mắt rồi cũng như mê ảo. Mê ảo nghĩa là ông biết điểm khởi đầu của nó, điểm kết thúc của nó, liên tục lặp đi lặp lại trong hàng vô lượng kiếp. Nên ông
chán ngán
, ông biết nó thế nào, nó không thể chạm tới tâm hồn ông nữa. Người Bà La Môn tới nhục mạ ông, thấy đời sống thanh đạm và kiêng dục của ông quả thực nhàm chán, ông trả lời, chính là ông thấy đời sống con người mới thực sự nhàm chán.
Ký ức của con người vẫn còn là một điều kỳ lạ. Liệu não bộ có phải là một nơi mà tất cả các ký ức của nhân sinh đều được lưu giữ ở đó hay không? Hay thực sự được lưu giữ ở một không gian nào khác. Nếu như ta có thể chia ký ức thành 3 vùng, ngắn hạn, trung hạn, và trường kỳ. Ngắn hạn là thứ ký ức mà ta dùng thường ngày, nhắc tới là nhớ ngay. Trung hạn là một dạng ký ức đã được qua xử lý trở nên gọn nhẹ và không chiếm nhiều năng lượng duy trì. Muốn kích hoạt nó, cần phải có nhiều tham chiếu hơn, nhiều gợi ý hơn. Và ký dức dài hạn, là một dạng ký ức đã được đóng băng. Muốn lấy nó ra, buộc phải có một nguồn năng lượng lớn, rã đông nó. Khi xưa nhiều người tu ở chùa, hốt nhiên đốn ngộ, cũng chính là nhiệt lượng trong sinh mệnh của họ phá vỡ lớp băng, lộ ra ký ức xa xưa. Có người thì lớp băng đó tan từ từ, dần dần họ nhớ ra từng chút một.
Tuy các ký ức trung hạn và dài hạn này không thể ngay lập tức tiếp cận, nhưng nó vẫn có một nguồn lăng lượng nhỏ xíu duy trì nó. Người ta đi qua cảnh cũ, gặp lại người xưa, tự nhiên nhớ lại một vài sự tình trong quá khứ. Hay nghe lại mùi hương, âm thanh, hay câu chuyện về nhân vật lịch sử nào đó, tự nhiên sẽ thấy hết sức thân quen. Có người tuổi trẻ bình sinh đã thích võ thuật, đao kiếm. Có người thích nghe chuyện chiến tranh. Có người thích vẽ vời, âm nhạc… Đó là những năng lượng kết nối với một ký ức nào đó trong tiền kiếp, chỉ biết là có cái gì đó ở đâu đó, kết nối với nó bằng các ý thích, năng khiếu, hình ảnh trong giấc mơ,… chứ không thực sự biết rõ đó là cái gì.
Carl Jung là một người hết sức thông minh. Ông phát hiện ra rằng qua ngôn ngữ, và trao đổi thường ngày, dựa trên mối quan hệ tin tưởng giữa người bệnh và bác sĩ, ông có thể làm thức dậy những ký ức mà người kia chôn dấu. Ông áp dụng phương pháp này, tìm ra rất nhiều nguyên nhân bệnh tật trên thân đều bắt nguồn từ những sự kiện xa xưa mà người bệnh chôn dấu, những ký ức này trôi vào trong miền không gian hoang vắng, kết nối với hiện tại bằng những hình ảnh biểu tượng, có thể có phần kỳ quái, để khi thích hợp, người ta có thể theo các chỉ dấu đó lần về lại ký ức xa xưa.
Carl Jung gặp một nữ bệnh nhân 24 tuổi, cũng khá thông minh và khỏe mạnh. Từ nhỏ cô mắc chứng bệnh co giật bên tay phải (chorea) làm gián đoạn việc học. Kinh nguyệt bắt đầu năm 15 tuổi, từ lúc có kinh nguyệt thì tự nhiên chứng bệnh này dừng hẳn. Về sau này cô bé xuất hiện chứng đau đầu kinh niên, tới độ gặp ảo giác về các bóng ma đen trắng về đêm. Lúc Carl Jung gặp cô, cô kể cô đêm nào cũng mơ thấy máu. Máu chảy ra từ mũi, miệng, mắt, tai, tràn ngập căn phòng. Sau đó cô cũng mơ thấy lửa, tất cả đều bốc cháy. Thi thoảng cũng xuất hiện một người đàn ông da đen nắm chặt lấy tay và vài bóng ma màu trắng. Đặc biệt, cô liên tục dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc (bây giờ người ta gọi là ám ảnh cưỡng chế). Cô chẳng biết mình đang bị bệnh gì.
Carl Jung sử dụng word association để kiểm tra. Nhưng phương pháp này không hiệu quả, cô chẳng để tâm tới các từ nghe được từ Jung. Ông thấy rằng không thể dùng cách này. Ông nghĩ rằng cô lúc nào cũng nghĩ về bệnh của mình. Jung muốn kiểm tra suy nghĩ này có đúng hay không. Nên ông nói với cô là sẽ làm test lại lần nữa, lần này ở trong một căn phòng có máy phát nhiệt, rất nóng. Ý ông là để kiểm tra bệnh tình của cô. Chỉ với 25 từ, cô nói rằng trong phòng quá nóng, cô không thể chịu nổi nên yêu cầu dừng kiểm tra. Chỉ có điều, trong phòng không có máy phát nhiệt, và Jung ghi lại nhiệt độ lúc đó là 55 độ F (12 độ C).
Mọi chuyện chỉ bắt đầu rõ ràng khi ông hỏi cô về các giấc mơ.
Giấc mơ thứ nhất: phòng đầy mèo, tiếng kêu của chúng rất khó chịu. Carl Jung biết rằng cô bé sống ở một nơi có rất nhiều mèo. Vào mùa động dục rất ồn ào. Tiếng kêu khó chịu của mèo trong giấc mơ có một manh mối chỉ dẫn tới chuyện tình dục. Khi nhắc tới mèo, cô bé đổi giọng trở nên gắt gỏng, trong khi bình thường thì khá lịch sự. Carl Jung không bỏ qua chi tiết này. Ông hỏi cô có biết vì sao mèo kêu như vậy không thì cô liên tục từ chối. Một cô gái 24 tuổi đã từng nuôi mèo lại không biết gì về hành vi của mèo, rất có thể là cô đang nói dối, hoặc bên trong đang có một sự ức chế nào đó. Ông nói thẳng với cô, chúng gặp nhau để làm tình đấy. Cô ngượng đỏ mặt, nhìn ra ngoài của sổ, im lặng không trả lời. Sau đó ông nói với cô, mèo trong giấc mơ thường là manh mối về mặt biểu tượng chỉ dẫn tới một sự tình nào đó. Cô rất tò mò về ý nghĩa của giấc mơ mèo, liên tục hỏi. Carl Jung không nói.
Giấc mơ thứ 2: phòng đầy chuột, rất ồn. Chuộc nhìn hơi lạ. Đầu to hơn chuột bình thường, tai rất lớn, và đôi mắt màu đỏ phát sáng. Những con chuột này đi ra từ một chòi gỗ. Chòi gỗ nhìn như cái chuồng chó. Carl Jung hỏi tiếp về các chuồng chó. Cô hơi khó chịu, nói chẳng biết chuồng chó của ai. Và cũng không hiểu sao Carl Jung lại hỏi về chuồng chó. Cô nói tiếp rằng ngay sau nhà cô có một chuồng chó ở trong vường nhà hàng xóm (mâu thuẫn). Ở đó có hai con chó, một đực một cái. Cô từ chối nói tiếp, nhưng Jung cũng đã nhìn ra điều gì ức chế phần ký ức này. Đương nhiên là hai con chó giao phối với nhau, trong tầm mắt của cô. Hành vi giao phối của chúng liên quan tới hình ảnh con mèo trong giấc mơ trước đó, trong giấc mơ này biến thành con chuột có hình ảnh kỳ lạ. Carl Jung hỏi vòng quanh một hồi, sau bất ngờ hỏi rằng cô có thấy hai con chó giao phối hay không. Cô tỏ vẻ bực mình, nói rằng thấy điều đó rất nhiều, nhưng chỉ riêng hai con chó này thì không. Cô nói giọng rất khó chịu.
Carl Jung nhận ra các hình ảnh thế này: chuột đầu lớn, tai lớn, mắt đỏ, ồn ào, nhảy ra khỏi chuồng chó số lượng lớn… là dấu hiện cho thấy chúng không thực sự là chuột, chúng là hình ảnh của dục vọng trong tâm hồn bệnh nhân.
Giấc mơ thứ 3: đang đi trên phố thì một con chó rất đói nhảy lên người cô.
Hình ảnh này càng làm Carl Jung tin rằng ông đi đúng hướng. Con chó kia là dục vọng, và dục vọng này liên quan tới cô. Và cô đang cố gắng ức chế ký ức liên quan tới nó.
Giấc mơ thứ 4: Một người đàn ông da đen, cao lớn đi ngang qua cô ở bệnh viện, theo sau là ai đó nhìn không rõ. Có một căn phòng, cô muốn lui vào đó, nhưng có một y tá nói với cô rằng không được vì phòng này đã có người.
Con chó kia đã thành người đàn ông da đen. Dục vọng của cô xuất hiện đối với bác sĩ ở trong bệnh viện. Nhưng cô không cố ý, và cũng không muốn, vì bác sĩ (Carl Jung) đã lập gia đình. Cảnh tượng y tá không cho cô vào phòng chính là nhắc tới chuyện này, có lẽ cô đang đi tìm
bệnh
, cô muốn có
bệnh
. Có
bệnh
thì cô sẽ không cần phải lập gia đình. Jung có một bức tranh rõ ràng hơn. Bệnh nhân muốn có bệnh để tránh phải lập gia đình, nhưng có một thứ gì đó đang ức chế các ký ức liên quan tới dục vọng. Dục vọng không ngừng xuất hiện, đồng thời cô lại muốn bệnh để ức chế một ký ức nào đó. Nên cô bị gửi vào nhà thương điên, nơi cô xuất hiện dục vọng với bác sĩ, và cô muốn ở lại bệnh viện. Nhưng bác sĩ (Jung) muốn chữa cho cô, không cho cô làm chuyện đó, nên cô mơ thấy y tá chặn cô lại, nói rằng căn phòng cô muốn vào đã có người.
Giấc mơ thứ 5: mơ thấy bệnh nhân L, cả hai đang đứng trước một căn nhà đang bốc cháy. Cô lại mơ thấy căn phòng số 7 của bệnh nhân L. Cô tự nói với mình:
Vào phòng của L, thì sẽ làm như L
. Carl Jung nhớ ra L là một bệnh nhân đã ở đó từ lâu, gia đình L rất có tiền, nên việc ở lâu dài tại bệnh viện tâm thần không phải là vấn đề, nhưng với bệnh nhân thì có, và gia đình cô cũng không muốn cô ở quá lâu. Như vậy, Carl Jung đoán rằng cô
cùng nhìn
căn nhà bốc cháy, cũng chính thông điệp từ nội tâm cô tới bệnh viện với cùng một lý do. Nhưng cô không thể được như L, ở lại và
có tình yêu
với Carl Jung. Căn phòng mà y tá nói với cô rằng
đã có người
, chính là phòng của L.
Carl Jung nói với cô những chuyện này. Rằng cô đang đi tìm kiếm bệnh tật như là một lối thoát khỏi ký ức cũng như trách nhiệm về hiện thực. Trên con đường đi tìm kiếm bệnh tật để trốn tránh, các thôi thúc về dục vọng vẫn không ngừng xuất hiện. Nhưng các thôi thúc này, theo Jung, lại có liên quan tới một cái gì đó đang ức chế một phần ký ức của cô. Nghe tới đây thì cô bé rất buồn, sợ rằng mẹ sẽ phát hiện ra chuyện này.
Giấc mơ thứ 6: người cha tới thăm cô trong bệnh viện, cô có chìa khóa vạn năng đi mở hết các phòng.
Carl Jung phát hiện ra cô bắt đầu thấy thoải mái và tin tưởng vào mình. Biểu tượng của chìa khóa vạn năng và người thân tới thăm nói lên điều này.
Giấc mơ thứ 7: mơ thấy mẹ và bác sĩ cùng ngồi ăn tối. Giữa mẹ và bác sĩ có một cái ghế trống. Cô cũng muốn ngồi vào đó dùng bữa, người mẹ đặt trước mặt cô một cái bàn là rất nóng, cô bé chịu không nổi, không thể tiếp tục ăn. Bác sĩ đứng dậy và hét vào mặt cô rằng cô không được ăn bây giờ.
Carl Jung nhớ lại một cách tiếp cận của Freud, cảnh tượng
ăn
có liên quan tới chuyện hôn nhân. Cái gì xảy ra với miệng ở trên, cũng xảy ra với cơ quan sinh dục ở dưới. Cho cái gì vào miệng, cũng có nghĩa là cùng cảnh tượng với cơ quan sinh dục nữ bên dưới. Giấc mơ cho thấy cô bé lo lắng ở nhà sẽ có chuyện, rằng cô sẽ bệnh trở lại. Liệu cô nên trở về tiếp tục
bệnh
, hay là nghe lời bác sĩ, lập gia đình? Cảnh tượng người bác sĩ hét vào mặt cô chính là mang ý tứ đó.
Giấc mơ thứ 8: nhặt những đồng xu trên sàn. Tìm thấy những viên đá dễ thương, rửa sạch. Đặt các viên đá và đồng tiền lên bàn cho các anh trai xem.
Đây là dấu hiệu cho thấy cô muốn về nhà, và quyết định rằng tình yêu với Carl Jung không đi tới đâu. Nhưng chỉ dấu này lại làm Carl Jung tò mò, tại sao lại là các
anh trai
(brothers). Tại sao lại rửa sạch các viên đá rồi cho các anh trai xem? Những người anh trai đang làm gì ở trong bếp? Trong bếp là bàn ăn, trước đó là cảnh tượng mẹ và Carl Jung ngồi ở bàn ăn. Bây giờ lại là những người anh trai. Carl Jung không hiểu cảnh tượng này. Ông thấy suy luận của mình đi vào ngõ cụt.
Giấc mơ thứ 9: đang đi ngoài phố dạo chơi, tự nhiên xuất hiện trước cửa nhà, thấy cảnh sát đang đứng hỏi điều gì đó không nghe rõ. Người cảnh sát rất buồn và bước vào trong nhà. Rồi bệnh nhân L xuất hiện trên đường phố. Rồi tự nhiên lại ngồi vào bàn ăn với bệnh nhân L. Bất thình lình ai đó hét lên rằng nhà cháy rồi. L nói:
Tôi phải đi ngủ
. Cô bé sợ quá, chạy ra hành lang. Ra hành lang thì không thấy có lửa. Nghĩa là một báo động sai (false alarm). Đi vào trong bếp thì lại thấy mẹ đang ở trong đó, hai người anh trai cũng ở đó. Trên bàn có một giỏ đầy táo. Một người anh trai nói:
Cái này cũng là giành cho tôi!

Carl Jung phát hiện ra điều gì đó không ổn trong một mối quan hệ với người anh trai. Quả táo, người mẹ, bếp, cảnh sát, khuôn mặt buồn, nhà cháy, chuông báo cháy.
Trước đó là những viên đá được rửa sạch, đồng tiền, đặt lên bàn cho hai anh trai. Sau đó trên bàn không còn những viên đá đó, mà là táo – biểu tượng trái cấm của Eve. Carl Jung từ từ giải thích với cô về các biểu tượng. Cô không nói gì. Thời gian ở bệnh viện sắp hết, sau đó thì cô không nói gì với Jung nữa. Carl Jung hỏi liệu cô còn mơ thấy gì nữa không. Cô nói có, nhưng chi tiết của giấc mơ đó cô chỉ muốn nói với mẹ. Carl Jung nói với cô, có phải nó gợi lại một ký ức tình dục tồi tệ giữa cô và một trong người anh trai. Cô bé không trả lời, quay đầu nhìn ra cửa sổ.
Cô bé muốn quên, qua năm tháng lâu dài ức chế một phần ký ức không mấy vui vẻ gì với người anh trai. Nhưng cơ thể cô cũng lớn lên, và cũng xuất hiện những ham muốn sinh lý ở người trưởng thành. Có lẽ cô sợ những sinh hoạt hôn nhân sẽ làm thức dậy ký ức không mấy vui vẻ kia, nên cô chọn "bệnh". Cô muốn "bệnh", cô tự làm mình "bệnh" để được chăm sóc, để tránh phải gặp gỡ đàn ông.
Mãi theo thời gian, bệnh tật chiếm trọn tâm trí cô, cô không nhớ tới chuyện xưa nữa. Nhưng bệnh tật cũng thành một ràng buộc, một chấp niệm trong tâm hồn. Tuy làm cô không còn nhớ tới những chuyện không hay thời thơ ấu, nhưng rõ ràng là đang huỷ hoại sinh mệnh của cô.
Muốn trị bệnh thì phải loại bỏ cái chấp niệm vào bệnh, hay là cái chấp niệm trốn chạy.
Nhân sinh nào phải dễ dàng gì. Hết thảy đều là vì chấp niệm mà sống, vì chấp niệm mà liên tục trầm luân trong mê khổ. Ly cà phê này xin dừng ở đây.

People will do anything, no matter how absurd, in order to avoid facing their own soul. One does not become enlightened by imagining figures of light, but by making the darkness conscious.
CGJung
(Edit thiển dịch: người đời sẽ làm tất cả những gì có thể, bất luận ngu xuẩn tới cỡ nào, để tránh phải đối diện với tâm hồn mình. Người ta không thể ngộ ra điều gì chỉ bằng việc tưởng tượng về ánh sáng, mà chính là qua việc ý thức về sự tồn tại của bóng tối)
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Luris Fantasy.