Chương 19: tại sao Jesus lại từ chối lời mời gọi của Satan xây dựng một đế chế trên đất?


Bởi vì để xây dựng một đế chế cần có tài nguyên.
Tài nguyên đó là là lương thực, phương tiện sản xuất, sức lao động, trí tuệ. Những thứ này không tự nhiên mà có. Nếu không có thì phải đi "giải phóng", đi "truyền đạo". Khi Vatican đạt tới một trạng thái mà nhân lực và vật lực của nó không đủ để duy trì sinh hoạt hết sức xa xỉ của nó, nó cần phải đi về xứ khác. Giai đoạn lịch sử trước lúc phát động Thánh Chiến là giai đoạn kỹ thuật đóng tàu chưa đủ để vượt biển lớn, nên nó phát động chiến tranh thánh chiến về Phương Đông. 9 cuộc thánh chiến vô nghĩa đó, cướp được rất nhiều tài vật, và cũng nhờ có chiến tranh, mà có thể duy trì một lực lượng quân đội thường xuyên. Lực lượng quân đội này ngoài mặt sẵn sàng cho tiền tuyến, còn có khả năng trấn áp các phong trào tâm linh khác tại Âu Châu. Chính vì vậy, bề ngoài là rao giảng "yêu thương", "tình yêu Thiên Chúa", nhưng để tồn tại, nó cần "thù hận", cần "chiến tranh" để duy trì trạng thái của nó.
Đế chế La Mã vì sao rộng lớn, tại sao phải liên tục đi chinh phạt các xứ khác? Là vì nó cần tài nguyên, vật lực, để duy trì nền Cộng Hòa xa xỉ của nó. Trong tất cả các tướng lãnh của nền Cộng Hòa La Mã, Caesar là cá nhân hiệu quả nhất trong việc chinh phục. Cuộc đời Caesar cho thấy đây là một con người hết sức quyền biến, không ngại hắc bạch, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì để đạt được mục đích. Caesar từ chỗ là một thầy tư tế đền Jupyter, xuất thân trong một gia đình lụn bại, đi lên nhờ sự dũng cảm vào táo bạo trong chiến trường khi chiến đấu dưới trướng Crassus, tới chỗ nhìn ra được căng thẳng giữa Crassus và Pompey mà làm trung gian, đưa mình từ vị trí thấp kém lên ngang hàng với hai đại tướng quyền lực nhất của nền Cộng Hòa La Mã. Caesar nhờ "đu dây" giữa Grassius và Pompey, tích tụ được một khối tài sản cực kỳ lớn. Khi Pompey và Crassus tỏ ý e ngại Caesar, ông xin về xứ Galle làm Governor, vùng đất nhiều phiến loạn mà người La Mã e ngại bao nhiêu năm. Lý do ông mang một lượng lớn tiền của về xứ đó là để chiêu minh mãi mã, nghiên cứu các bộ lạc khác nhau, bẻ đũa từng chiếc. Cướp bóc và chiêu nạp binh lính, xây dựng một quân đội hết sức hùng mạnh. Quân đội của Caesar liên tục được thao dược trong các cuộc chinh phục, nên sau khi chinh phục xứ Galle, ông có được một đội quân tinh nhuệ và dày dạn trận mạc. Nhờ có lực lượng này, ông có thể mang quân về La Mã, trở thành Hoàng Đế đầu tiên của nền Cộng Hòa. Augustus là người kế thừa tài quyền biến của ông, dựa trên kinh nghiệm mà Caesar để lại, ông và Aurelius phát triển đế chế đạt tới độ cực thịnh. Nên trong tâm hồn người La Mã, Caesar là suối nguồn cảm hứng của họ.
Carl Jung phát hiện ra tâm hồn Caesar trong tâm hồn người đi nhà thờ Catholic là ở điểm này. Tức là tuy bề ngoài luôn nói về đức tin vào Jesus, nhưng nhà thờ Catholic sẵn sàng thỏa hiệp với tất cả các địa phương mà nó tới. Nếu nó trở nên hùng mạnh, nó sẽ xóa bỏ toàn bộ các giao ước đó, đặt để nền thống trị của nó. Nếu nó yếu, nó lại thỏa hiệp. Như ở miền Trung, nó sẵn sàng chấp nhận chuyện người dân thờ cúng ông bà. Ở các địa phương khác, nó sẵn sàng thu nhận và hòa nhập vào đời sống của người dân, từ từ cô lập, "bẻ đũa" từng chiếc. Chính vì vậy nên Catholic đi tới đâu, luôn xuất hiện chiến tranh ở đó. Nếu nó không thể có đức tin toàn vẹn thánh khiết của người ở địa phương nó tìm tới, chí ít, nó cũng có thể có tài vật từ "tiền giúp lễ" để nuôi dưỡng lực lượng ở Vatican. Đó là cách thu thập tài nguyên còn sơ khai. Nếu như Vatican xuất hiện ở trong các tổ hợp tài chính, hay hỗ trợ vốn cho các tổ hợp tài chính kinh doanh làm ăn, ... điều đó không hề lạ.
Có rất nhiều tâm hồn "Hoàng Đế" khác nhận ra một Caesar kia trong cách tiếp cận của nhà thờ Catholic. Chuyện xung đột tôn giáo ở miền Nam trước 1975 giữa người theo Thích Trí Quang với chính quyền Diệm cũng là một ví dụ tương tự.
Tâm hồn "Hoàng Đế" lẩn trốn trong những người ngụy danh tu Phật là có.
Các bạo chúa này xung đột với nhau, tạo ra chiến tranh, hoàn toàn khác với mục tiêu xuất hiện của Đức Phật, hay Jesus.
Dostoievsky, Carl Jung,... đều nhìn ra điểm này. Người Catholic mang Jesus lên dàn hỏa chứng tỏ hiểu biết hết sức thâm sâu của Dostoievsky về tâm hồn người Catholic. Thiên tài của Carl Jung qua phân tích tâm lý bệnh nhân cũng nhìn ra chuyện tương tự.
Khi nghiên cứu sâu quá trình hình thành và sụp đổ của cộng đồng Osho, các chi tiết tương tự xuất hiện rất rõ rệt. Osho trở nên rất xa hoa, đắm mình trong các lạc thú và tiện nghi (danh lợi tình) mà người thường mang lại. Nhưng để duy trì đời sống của một cộng đồng hết sức đông đảo lên tới cả chục ngàn người, Osho cần rất nhiều người có khả năng quản lý, phân phối tài sản, bác sĩ, kỹ sư xây dựng,... đòi hỏi nguồn vốn cực kỳ lớn. Nếu không có nguồn cung, cộng đồng Osho không thể tồn tại. Rất nhiều người donate tiền cho Osho, nhưng cũng không đủ.
Osho chính là một phiên bản tua nhanh cho tình huống của nhà thờ Catholic. Nhưng khác với Catholic, Osho không có môi trường để có thể huy động quân đội và tiến hành chiến tranh.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Luris Fantasy.