Chương 40 Bí Tích Thánh Tẩy
-
Luris Fantasy
- lurisfantasy
- 860 chữ
- 2021-04-08 01:38:19
Bí Tích Thánh Tẩy chỉ có riêng ở đạo CG? Tác giả nói rằng thực chất baptism bắt nguồn từ baptizo trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là trầm mình trong nước - immerse. Nhưng ban đầu nó không có ý nghĩa đó, rất có thể người Hy Lạp nhìn thấy cảnh tượng một nghi thức "gột rửa" nào đó, tùy vào lượng nước ít hay nhiều, mà họ cho rằng immerse - "trầm mình". Baptizo này dịch trại ra từ tiếng Do Thái mikveh. Mikveh này cũng có nghĩa tương tự, nhưng trong nhiều cách dùng khác, như gột rửa, tẩy rửa, thanh tẩy... cũng dùng mikveh.
Và nhiều khi, mikveh lại không dính dáng tới nước, mà tới lửa. Nói chung, đó là sự sai biệt của từ ngữ khi dịch sang các ngôn ngữ khác nhau. Kỳ tình, trong Phật Giáo Tây Tạng những năm Jesus tại thế có một cách làm tương tự, có tên là Abhisheka - "truyền lực", hay người Tàu gọi là Quán Đỉnh. Quán Đỉnh là Thượng Sư sẽ dùng "nước" rửa đi ác nghiệp trên người học trò, có thể là một chút nước, có thể rất nhiều nước (như trong hình). Thực ra, cũng không cần nhiều nước tới như thế, vì bậc Thượng Sư có trình độ, đánh nhẹ lên đầu một cái, truyền một lượng năng lượng rất lớn đẩy toàn bộ ác nghiệp trong thân đệ tử ra ngoài. Hay có bậc Thượng Sư không cần dùng tay, nhiều khi chỉ cần nhìn, là ác nghiệp đó được đẩy ra ngoài do họ dùng thần lực.
Nên có thể nói Yhwh cũng tương tự như một Thượng Sư, và Jesus là một người tu Phật rất hợp lý về mặt lịch sử là như vậy. Người Tàu gọi Sư Phụ, chữ "Phụ" trong Sư Phụ có nghĩa là Cha. Về mặt nào đó, người tu ở Tây Tạng cũng gọi Thượng Sư của mình là như vậy. Ta thấy Jesus về xứ, trong Kinh Thánh cứ nói tới "cha" ta, rất có thể là nói tới thầy của ông. Và thầy của ông thì khác với vị thần tạo ra dân của ông. Về sau, nhà thờ nhập nhằng hai thứ này làm một trong nỗ lực quy về một thần duy nhất. Nỗ lực tới đâu vẫn luôn có sơ hở. Ngay từ ban đầu, Elohim là nói về thần nhưng số nhiều. Mãi về sau này, còn có cách lý giải Tam Vị Nhất Thể, thực ra đều là sản phẩm của người sau thêm thắt vào, chứ ban đầu Jesus không có giảng như thế.
Ai xem phim Tàu thì biết, là đệ tử Nga Mi thì không thể làm đệ tử Thiếu Lâm, và ngược lại. Mỗi một đệ tử chỉ đi theo một thầy, không được chân truyền thì thôi. Trong nét văn hóa Á Đông có cái đặc biệt từ rất xa xưa là như vậy. Sự tình tương tự xuất hiện trong cộng đồng Do Thái, sau là lối thờ tự của nhà thờ CG có phần giống giống như vậy. Ở đây có thể làm dấy lên nghi vấn rằng họ không hiểu được chuyện tu học có đặc thù như thế, chỉ theo một vị thầy. Sang tâm hồn người Do Thái và người Ý thì thành một vị "thần". Và họ nỗ lực để giải thích, nhưng giải thích mãi thì luôn có sơ hở.
Về sau này, việc "tẩy rửa" bằng nước phần nhiều mang tính biểu tượng. Chứ cái tâm kia thực sự đặt nơi Thần Phật, là đã có tác dụng đó rồi. Tuy rằng nói đơn giản là như vậy, nhưng hình thức này đi qua các xứ khác nhau, người ta dùng nó như một biểu tượng để bắt đầu một hành trình. Nên có cái cơ sự Bí Tích Thánh Tẩy đó, trước sự chứng kiến của rất nhiều người trong cộng đồng, đảm bảo rằng người này đã được "tẩy sạch" trong mắt cộng đồng. Vừa có tác dụng nhắc nhở về trách nhiệm đó, không được phạm tội lỗi nữa, vừa lại có tác dụng "giám sát" từ cộng đồng xem người đó có giữ "giới" hay không. Chứ nguyên khởi, Thần Phật ... Vô Xứ Bất Tại, không đâu không có. Chí thành mà đối đãi với họ, trong lòng lúc nào cũng có họ, tự nhiên lúc nào cũng được thanh tẩy, lúc nào cũng được "quán đỉnh". Bí Tích Thánh Tẩy kia, chỉ là một hình thức tôn giáo thế tục.
Nói đơn giản thế này. Muốn "mikveh" tâm hồn mình thì không cần tới hình thức kia, chỉ cần tĩnh tâm, xua các tạp niệm đi hết. Đọc Kinh Sách hết sức thuần thành, tự nhiên sẽ có nhiều thứ sáng ra. Trong đầu lúc nào cũng có câu chuyện về Thần Phật, về các anh hùng liệt nữ, hay các bậc chân tu, từ đó không ngừng đối chiếu cải sửa các hành vi trong đời sống chính là đang không ngừng "tắm mát" tâm hồn mình. Cũng là cách đẩy các ác nghiệp rời xa sinh mệnh của mình.