Chương 43 "Chính thống" hay "Không chính thống"
-
Luris Fantasy
- lurisfantasy
- 744 chữ
- 2021-04-08 01:38:20
Từng nhớ trước kia, mình có thấy một người bán thuốc Nam than thở rằng:
Người ta đi bệnh viện, dù trị được bệnh hay không cũng phải trả tiền cho bác sĩ. Chỗ tui khám bệnh đây có giá cả rõ ràng, nhưng uống thuốc thấy giảm đau tui mới lấy tiền, còn không giảm thì tui không lấy xu nào, vậy mà người ta vẫn chửi tui.
Xã hội mà, bây giờ nhiều kẻ lừa đảo quá, thành ra người ta hễ thấy không được liền cho rằng họ bị lừa. Nhưng nếu đổi lại là bác sĩ, thì dù uống thuốc không khỏi, họ vẫn cứ tin tưởng đi lần 2, lần 3, lần 4,… họ sẽ không nghi bác sĩ, họ chỉ nghi người bán thuốc Nam và thuốc dạo thôi. Có lẽ là vì họ quan niệm rằng, điều trị bằng Tây y là
chính thống
, còn lại đều là
bàng môn tả đạo
.
Thật ra ông bà xưa đều trị bệnh bằng thuốc Nam, hàng ngàn năm nay vẫn vậy, mãi sau này có khoa học thì mới có Tây y, nếu chờ cái
chính thống
này ra đời mới có thể trị bệnh, thì hẳn hôm nay đã không có chúng ta, vì ông bà chúng ta đều chết về tay
bàng môn tả đạo
rồi. Xoay lại mà nói, ông bà chúng ta mà chết về tay
bàng môn tả đạo’, thì cái
chính thống
kia cũng đã biến mất trước khi nó kịp ra đời, con người cũng sẽ không tồn tại nữa.
Tự nhiên mình lại nghĩ tới truyền thông, làm báo ấy, cũng như thế giới này bị khoa học kiểm soát nên Tây y mới lên ngôi, một đất nước bị điều gì kiểu soát thì nguồn tin của điều ấy đưa ra mới là
chính thống
, các nguồn tin còn lại đều là
bàng môn tả đạo
.
Bỏ những màn tranh luận chính trị hay không chính trị gì đó ra, trên thực tế vẫn còn một vài người đang ngày đêm cặm cụi viết lên những điều để âm thầm gửi đến cho xã hội. Họ không phải
chính thống
, ai theo
chính thống
thì gọi họ là
bàng môn tả đạo
, nhưng khác nhau là ở một chữ Tâm vậy.
Nói tới tâm, người bán thuốc Nam mình nhắc ở đầu bài khá có tâm, vì thuốc của người đó là do chính người đó tự tay hái lựa sàng lọc, lá nào hơi héo, lá nào còn tươi, chọn rất kĩ lưỡng. Tất nhiên người đó không phải
thần y
, nên dù tự tay hái chọn thuốc thì cũng không có nghĩa sẽ trị được bá bệnh. Nhưng nhìn sự vất vả của người đó, so với giá thang thuốc rẻ bèo mà người đó bán ra, là biết người đó làm việc dựa trên trách nhiệm đối với xã hội, chứ không phải vì kiềm tiền. Vì điểm này mà mình cảm thấy người đó có tâm.
Những người ngày đêm âm thầm viết những điều cho người khác, nhiều lúc mình nghĩ họ cũng vậy. Mình không có ý phê bình ai, nhưng người nào làm báo, nhất là làm cho báo
chính thống
ấy, khi viết bạn mang theo tâm thái như thế nào? Cẩn thận từng câu từng ý trong lời văn? Đắn đo từng luận cứ, luận điểm? Đặt mình vào vị trí người đọc, để xem họ có khơi gợi được những điều trong sáng, thiện lương, các giá trị đạo đức cao thượng sau khi xem xong bài viết? Nỗ lực loại bỏ những ảnh hưởng xấu tới tâm hồn người xem khi viết bài? Thậm chí là cố gắng giữ cho tư tưởng bản thân mình được chân thành và hòa ái nhất có thể, vì sợ sẽ xuất hiện một từ, một chữ nào đó tiêu cực trong bài viết?,… Hay đơn giản là hai thao tác
copy
và
paste
?
Thật ra mình biết, có những người viết bài vẫn đang ngày đêm không ngừng hướng đến tiêu chuẩn mà mình đã nói bên trên. Nếu là vì tiền thì họ sẽ không cần phải khổ công đến vậy,
copy
và
paste
cũng tính là xong việc rồi. Họ vì cái tâm, cái trách nhiệm với mọi người, với xã hội mà thôi.
Người ta không nghĩ đến họ, đơn giản cũng vì họ bị xem là
bàng môn tả đạo
, chứ không phải
chính thống
vậy.