Quyển 2 - Chương 12: Hồn mộ


Tuyền béo nói:
Ma dựng tường còn không sợ, sợ gì mấy thứ vớ vẩn, cậu cứ nói đi, dẫu chết, cũng phải chết cho rõ ràng minh bạch, chứ cái ngữ ma hồ đồ đến gặp Diêm Vương, ngài cũng không chịu thu nạp đâu.


Tôi nói:
Tôi chỉ sợ hai người các cậu không hiểu nổi thôi, thật ra tôi cũng chỉ dựa trên những sự việc ba chúng ta gặp phải để đưa ra phán đoán thôi, tôi nghĩ sự việc chắc là như thế, nói để hai người nghe xem có hợp lý không nhé.


Tuyền béo và Răng Vàng đều chờ tôi nói ra những ý nghĩ trong đầu, nhưng tôi không vội nói ngay, ngược lại còn quay ra hỏi Răng Vàng:
Ông anh này, lúc trú lại ở ngôi làng bên cạnh Dốc Bàn Xà, ta đã nhìn thấy một tấm bia vỡ, rồi cả bích họa cung nữ ta thấy trong minh điện, và địa cung đường hoàng hoa lệ trong tiền điện, tất cả đều rõ mười mươi là di vật thời Đường, điểm này chúng ta nhất định không nhìn sai chứ hả?


Răng Vàng gật đầu tán thành:
Không sai, đó chắc chắn là vật thời Đường, kỹ thuật đó, kết cấu đó, còn cả nhân vật, trang phục trong tranh, nếu như không phải thời Đường thì cứ móc mắt tôi ra mà bắn bi. Có điều nói thì nói vậy, nhưng…


Tôi được Răng Vàng xác nhận lại, không để hắn nói hết câu, đã liền tiếp lời:
Nhưng trong ngôi mộ thời Đường này, lại mọc ra quách đá thời Tây Chu, lại có một đạo điêu khắc thạch hoạ kiểu Tây Chu, trong đường hầm trộm mộ không dưng lại xuất hiện tường bao ngoài của mộ cổ thời Tây Chu.


Răng vàng và Tuyền béo đồng thanh hô lên:
Đúng thật, thế chẳng phải gặp ma còn gì?


Tôi nói:
Chúng ta chớ nói không tin chuyện tà môn, dễ chừng lần này đã gặp ma thật rồi đấy, chỉ có điều con ma này có lẽ là hơi đặc biệt một chút!


Răng Vàng nói ngay:
Đặc biệt? Anh Nhất có phải muốn nói đến hồn ma của chủ mộ? thời Đường hay thời Tây Chu?


Tôi xua tay:
Đều không phải, có lẽ tôi dùng từ không chuẩn, nhưng quả thực tôi cũng không biết phải diễn giải ra sao nữa. Nói là ma cũng không thỏa đáng lắm, vì tôi đã nghe khá nhiều nguời nói về chuyện này, đây không phải là lý luận mê tín dị đoan, mà thuộc về một hiện tượng vật lý đặc biệt, còn có khá nhiều chuyên gia và học giả chuyên nghiên cứu hiện tượng này nữa, tạm thời vẫn chưa có thuật ngữ chuyên ngày, theo tôi thì gọi là
hồn
có lẽ thích hợp hơn cả.


Tuyền béo hỏi:
Hồn và ma không phải là một à? Rốt cuộc cậu đang nói đến hồn của ai thế?


Tôi nói với hai bọn họ:
Hồn của ai ấy à? Theo tôi thì là hồn của ngôi cổ mộ Tây Chu, không phải loại hồn kiểu như hồn ma vong linh mà người chết rồi biến thành, mà bản thân ngôi cổ mộ Tây Chu đã là một dạng hồn. Đây là u hồn mộ trong trong truyền thuyết của giới Mô kim Hiệu úy, mộ u hồn thời Tây Chu nhập vào cổ mộ thời Đường.


Răng Vàng dường như đã hiểu được phần nào, càng nghĩ càng thấy đúng, hắn gật đầu lia lịa rồi nói:
Trong truyền thuyết có u hồn, thuyền u hồn, tháp u hồn, xe u hồn, không chừng chúng ta đụng phải một ngôi mộ u hồn thật rồi.


Tuyền béo thì càng nghe càng mù mịt, ngơ ngác hỏi tôi và Răng Vàng nói vậy là như thế nào, liệu có thể nói dễ hiểu hơn không.

Răng Vàng giải thích:
Tôi lăn lộn bao nhiêu năm trong ngành cổ vật, tin chắc một điều, trong những thứ đồ chơi tinh tế này ngưng chứa biết bao tâm huyết của người thợ, lâu đời thành ra có tính linh, hay nói cách khác là có linh hồn. Khi những thứ ấy bị hủy hoại, không còn tồn tại nữa, có lẽ linh hồn của nó vẫn còn, giống như có những du thuyền sang trọng, rõ ràng gặp nạn trên biển, chìm sâu xuống lòng đại dương bao nhiêu năm rồi, nhưng thỉnh thoảng vẫn có người trông thấy những con thuyền đó lênh đênh trên mặt biển, có lẽ những gì họ nhìn thấy chỉ là u hồn của thuyền mà thôi.


Tuyền béo gật gù:
Thì ra là như vậy, xem ra tôi cũng có tài tiên tri thật, ngay từ lúc nhìn thấy cái quách đá, tôi đã nói, có khi thứ này để lâu quá thành tinh mẹ nó rồi cũng nên. Hai người cũng thật là, lúc đó tôi đã nói rõ ràng như thế rồi mà cứ ngây ra chẳng phản ứng gì, tôi thật chẳng còn gì để nói với hai tên ngốc các cậu nữa.


Răng Vàng nói:
Nghe anh Nhất nhắc chuyện ấy, tôi thấy đúng là có khả năng này thật. Trước có một ông chú họ xa của tôi từ Hồ Nam đến Phong Đài Bắc Kinh làm việc, chú tôi có ở trong một nhà trọ ở Phong Đài, lúc đó số phòng của ông ấy là 303. Hôm đó muộn quá, khoảng hơn mười hai giờ đêm, chú tôi đã buồn ngủ không mở nổi mắt ra, loạng choạng mò lên được tầng ba, vừa bước lên khỏi cầu thang đã thấy phòng 303 ở ngay trước mặt, cửa phòng không khóa, chẳng chần chừ, ông chú tôi đẩy của vào luôn, thấy trên bàn còn một cốc nước ấm, liền cầm lên uống hai ngụm, lăn ra giường ngủ, sáng sớm hôm sau, bị người ta đánh thức, ông mới nhận ra đang ngủ ở cầu thang tầng ba.


Tuyền béo hỏn:
Ý ông anh là chú ông anh gặp phải lầu u hồn á?


Răng Vàng nói:
Chứ còn gì nữa, nhân viên phục vụ ở nhà trọ đó còn hỏi tại sao chú tôi lại ngủ trên cầu thang, ông kể lại đầu đuôi sự tình, ban đầu còn tưởng bị mộng du, nhưng khi thấy phòng 303 vẫn khóa, đồ đạc bên trong vẫn nguyên như cũ, chăn gối còn chưa bỏ ra, cuối cùng ông đành bỏ đi mà chẳng hiểu làm sao. Sau đó một thời gian, chú tôi lại đến Phong Đài, cũng vẫn ở nhà trọ đó, lúc chuyện phím mới biết nhà trọ này đã từng gặp hỏa hoạn, nhưng sau đó được xây dựng lại như cũ, ngoài diện tích được mở rộng ra đôi chút, thì mọi thứ không có gì thay đổi,ngay đến số phòng cũng vẫn giữ nguyên, hàng năm vẫn có mấy trường hợp rõ ràng khách trọ đã vào phòng, nhưng sáng ra lại thấy nằm ở bên ngoài, song không có sự cố thương vong nào, cho nên không được chú trọng lắm, dân tình bàn ra tán vào một thời gian rồi cũng quên. Tôi đây cũng từng nghe ông chú kể rồi, nhưng đơn thuần chỉ là chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu, xưa nay tôi không mấy để ý, giờ nghĩ lại, có khi ta đã gặp phải loại mộ u hồn rồi.


Răng Vàng lại nói tiếp:
Vẫn là anh Nhất tinh nhanh nhạy bén, anh xem tôi sợ đến mụ cả đầu rồi đây, giờ vừa mới định thần lại, nhưng trong đầu vẫn rối bời bời ấy, dù tôi có nghĩ nát óc, một cái đầu mọc thành hai cái đầu, chắc cũng không thể nghĩ ra được.


Tôi nói:
Thật đáng xấu hổ, cũng là cái khó ló cái khôn thôi, đầu tôi giờ cũng đau lắm rồi đây, tôi đã nghĩ đến mọi tình huống, cảm thấy đúng là chúng ta gặp phải mộ u hồn rồi, nếu không sao lại có chuyện hai ngôi cổ mộ chồng lên nhau được.


Hai triền đại, cùng nhắm trúng một mảnh đất báu phong thủy, trường hợp này đương nhiên cũng có, đặc biệt là loại hình thế
nội tàng oan
, được coi là đất sang mạch quý, cực kỳ khó tìm này.

Nghĩ thông được điểm cốt yếu này, những khúc mắt còn lại cũng đều theo đó mà giải quyết hết. Rất có khả năng huyệt báu
nội tàng oan
trong dãy Long Lĩnh đã được nhắm từ thời Tây Chu, chỉ có điều thời đó còn chưa có những lý luận phong thủy học cụ thể và phong phú như thời Đường, song kể từ ngày đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, cảnh giới tối cao trời và người hợp nhất đã là mục tiêu cuối cùng mà con người theo đuổi rồi.

Một vị vương tôn quý tộc nào đó thời Tây Chu đã được chôn cất tại đây, thi thể liệm trong quách đá mặt người, Kết cấu huyệt mộ gần như những gì chúng tôi đã thấy, tường đá lớn xây vòng ngoài, bên trong chia làm ba tầng, tầng dưới cùng để một lượng lớn đồ tùy táng, xét theo tình hình thời đó, chắc chủ yếu là trâu ngựa và vật dụng; tầng giữa đặt quách đá mặt người liệm chủ mộ, ngoài cái quách ra, không có thêm thứ gì khác nữa, cho dù có vài món bảo vật quan trọng chủ mộ mang theo bên mình, thì cũng sẽ được đặt chung bên trong quách đá; tầng thứ ba thông với cửa ra của khảm đạo. Cầu thang đá chỗ chúng tôi đây, chính là ở giữa tầng trung và tần thượng của lăng mộ.

Vị chủ mộ khâm liệm trong quách đá kia, dáng ra đã có thể yên nghỉ nghìn thu tại đây, nhưng vào một thời điểm nào đó trước thời Đường, vì một nguyên nhân nào đó mà chúng ta không thể nào biết được, có thể là do chiến tranh, hoặc trộm mộ, thậm chí cũng không ngoài khả năng có một cuộc đấu tranh chính trị lúc đương thời, ngôi mộ này đã bị phá hủy một cách trịêt để.

Sau đó đến triều nhà Đường, các cao thủ phong thủy chuyên xem đất tìm huyệt cho hoàng gia cũng đã nhắm trúng huyệt báu
nội tàng oan
trong dãy Long Lĩnh này, vậy là người ta tới đây xẻ núi xây lăng cho một thành viên nữ nào đó có vị trí quan trọng trong hoàng thất.

Song khi lăng mộ xây được một nửa, người ta bỗng phát hiện ra huyệt
nội tàng oan
này đã có người khác sử dụng từ rất lâu về trước, việc lăng mộ hoàng tộc đang xây dang dở lại phải bỏ đi là điều hết sức không may, thứ nhất là hao tốn sức người sức của,đã dùng bao nhiêu nhân lực, tài lực, vật lực, tất cả đều thành công cốc, thứ nữa là nếu đổi lăng ắt chủ mộ cũng bị ảnh hưởng.

So với những sự ấy, một huyệt có hai mộ còn là gở hơn, ngay cả khi cổ mộ trước đấy không còn tồn tại nữa. Gặp phải tình cảnh này, thì dù có tru di cửu tộc thầy phong thủy sợ mắc họa vào thân, tư thông với nhau, ăn không nói có bịa chuyện dối vua, để lão hoàng đế lại móc tiền ra xây một ngôi mộ mở chỗ khác.

Quách đá mặt người, tường mộ có hình khắc trên đá, rồi những phiến đá lớn chặn kín đường hầm vào mộ đột ngột mọc ra, tất cả đều thuộc về ngôi mộ cổ Tây Chu đã bị hủy hoại từ lâu kia, là u hồn của ngôi mộ ấy đột nhiên hiện ra ở chỗ này chỗ kia hóa thành.

Sau khi nghe tôi phân tích, Răng Vàng rất tán thành, song có một sự việc hắn vẫn không lý giải được:
Cứ cho là nơi đây có một ngôi mộ u hồn đã bị phá hủy hoàn toàn từ xưa đi, vậy tại sao lăng mộ thời Đường gần hoàn thành người ta mới phát hiện ra, còn chúng ta vừa mới chui vào đường hầm, mộ u hồn đã hiện ra ngay? Thế này có vẻ như ngẫu nhiên hơi thái quá nhỉ?


Răng Vàng đã nêu lên một điểm khó, nếu không giải được phép tính khó này thì phương trình tôi lập ra hoàn toàn vô nghiệm, cho dù đen đủi lắm thì cũng không thể trùng hợp đến thế được, ngày thường chẳng thấy đâu, hoặc có thể nói là, một ngôi mộ u hồn lúc có lúc không, sao cứ đúng lúc chúng tôi vừa bước chân trước vào, nó đã lù lù hiện ra ngay chân sau rồi.

Theo lý thuyết, cái gọi là
mộ u hồn
chạm vào được đấy, trông thấy rõ đấy, nhưng nó hoàn toàn không phải là thực thể, mà là lực từ trường nào đó của vật thể còn sót lại trên thế giới này, không phải lúc nào cũng có, mà là từng bộ phận lần lượt xuất hiện, cuối cùng xuất hiện được bao nhiêu phần, là cả ngôi mộ lớn từ thời Tây Chu này hay chỉ một nửa, hoặc còn ít hơn thì không thể nào biết được.

Tôi nói với Răng Vàng:
Nơi đây là đầu long mạch, lại là huyệt
nội tàng oan
, có thể nói là có cả phong cả khí thiên hạ vô song. Sinh khí còn sót lại của cổ mộ Tây Chu lưu trong mạch đất, lại nhân địa thế mà tụ ở bên trong gọi là
toàn khí
. Khi tức là thanh khí lục hợp thái sơ, biến hóa mà sinh ra thiên địa vạn vật, tức là cái gốc của muôn vật vậy, khí này là một trong những hình thái của thanh khí thái sơ ấy. Cổ mộ xây cất trên bảo huyệt quý báu tột đỉnh này, hấp thụ được linh khí, thành thử sau khi bị hủy diệt, tuy mất đi dáng dấp hình thù, nhưng vẫn chứa trong khí mạch của huyệt phong thủy, điều này không lấy gì làm lạ. Lạ là ở chỗ tại sao mộ u hồn này lại xuáat hiện đúng lúc này, nói một cách khác, có khả năng nào là bình thường nó không xuất hiện, chỉ đến khi ba ta chạm phải thứ gì đó, hoặc gây ra sự cố gì đặc biệt, mới khiến nó đột nhiên xuất hiện hay không?


Răng Vàng nói với tôi:
Cao minh quá anh Nhất ạ, nhìn lại các dấu vết mà chúng ta gặp phải, sau khi cổ mộ thời Tây Chu bị hủy, nơi này nhất định đã từng có ba lượt người tới, hai trong số đó là các Mô kim Hiệu úy bao gồm cả chúng ta nữa, hai nhóm này cách nhau mấy chục năm, nhưng đều đụng phải mộ u hồn này, mà lại còn bị nhốt lại bên trong. Ngoài ra còn một nhóm nguời khác, chính là những người xây dựng lăng mộ thời Đường, bọn họ tất nhiên là đại đội nhân mã, xây dựng lăng mộ hoàng gia đến mức thế này, không thể nào là chuyện một sớm một chiều, ấy vậy mà chỉ đến khi công việc sắp hoàn thành, người ta mới phát hiện ra ở đây có mộ u hồn, còn trong quãng thời gian thi công trước đó, sao họ lại không hề phát hiện ra nhỉ?


Tôi gật đầu:
Đúng vậy, bất kể đến trước đến sau, nhất định đã làm một chuyện gì đó đặc biệt, mộ u hồn mới bị đánh thức, nhưng chúng ta cũng có làm gì đâu, mới bò được nửa đường hầm, phía sau đã đột ngột dựng lên tường đá bịt kín lối ra rồi.


Răng Vàng bóp đầu bóp trán:
Chắc hẳn ngôi cổ mộ Tây Chu này đã bị người ta phá huỷ hoàn toàn, đến một viên gạch hòn đá cũng không còn, còn những người xây dựng lăng mộ thời Đường cứ ngỡ đây chẳng qua chỉ là một hang động núi tự nhiên khổng lồ, vừa là một huyệt vị phong thủy đẹp, lại đỡ tốn công sức đào xẻ đồi núi. Chắc chắn là về sau này bọn họ mới phát hiện ra sự tồn tại của mộ u hồn. còn cả vị Mô kim Hiệu úy đã xây dựng ngôi miếu Ngư Cốt năm xưa, rồi đến lượt chúng ta, chắc chắn đã làm một việc gì đó giống nhau, đánh thức u hồn kia dậy, nhưng mà rốt cuộc đó là việc gì chứ nhỉ?


Tôi nói với Răng Vàng:
Ông anh đừng nóng vội, dù sao cũng đã có manh mối rồi, tôi tin rằng chỉ cần tìm ra được căn do là có thể khiến u hồn ấy biến mất. Những người xây dựng lăng mộ và vị tiền bối xây miếu Ngư Cốt, sau khi phát hiện ra mộ u hồn đều đã nghĩ tới điểm này, cho nên bọn họ đã thoát được ra ngoài, chúng ta cũng nên tập trung suy nghĩ xem sao.


Tuyền béo nãy giờ mới lên tiếng:
Theo tôi, ta nên dùng phương pháp loại trừ, trước tiên hãy nghĩ đến những chuyện mà cả người xưa lẫn chúng ta đều làm được; còn những thứ thời hiện đại, ngày xưa không có, cho nên có thể loại trừ, không cần phải tốn sức suy nghĩ nhiều.


Tôi thật không ngờ Tuyền béo cũng có lúc lý trí như vậy:
Được lắm Béo ạ, tôi không ngờ cái bao cỏ suốt ngày chỉ biết ăn uống như cậu lại có thể nghĩ ra phương pháp loại con bà nó trừ cơ đấy.


Tuyền béo cười khì:
Cũng là tại đói cả thôi, tôi nghĩ con người ta một khi đã đói đến vàng mắt ra rồi, đầu óc sẽ trở nên linh hoạt hơn, mà lúc nào tôi ăn uống là cái đầu bỏ mẹ này khó nghĩ ngợi đựoc cái gì nhất.
Truyện "Ma Thổi Đèn "

Răng Vàng góp ý thêm:
Ta cũng có thể thu hẹp phạm vi lại một chút, những người xây lăng mộ phát hiện ra u hồn khi ngôi mộ sắp hoàn thành, còn chúng ta thì vừa mới vào đường hầm đã bị vây khốn rồi.


Tuyền béo nói:
Với trình độ của hai vị mà cũng đòi Mô kim với chẳng đổ đấu, đúng là đầu bò cả lũ, tôi nhắc các ông thêm một chi tiết nữa nhé, một thứ người xưa cũng dùng đến, mà chúng ta cũng phải dùng đến, còn là cái gì được nữa, không phải đã hiểu rõ rồi hay sao… nến chứ còn gì nữa?



Nến?
Tôi cũng đã nghĩ tới thứ này rồi, nhưng chắc không phải nến, lẽ nào người thời cổ đại thi công trong lòng núi lại không thắp sáng sao? Dù nhiều dù ít, thì chỗ nào lại chẳng dùng đến nến?

Mặc dù không nắm rõ được tình hình xây dựng mồ mã thời Đường cụ thể thế nào, nhưng không thể có trường hợp công trình sắp hoàn thành mới sử dụng đến nến, chắc là còn uẩn khúc nào khác. Thế nhưng cây nến đối với chúng tôi là một thứ tương đối nhạy cảm, liệu có khi nào vào thời Đường có truyền thống nào đó, trong khi xây lăng mộ lớn, mới bắt đầu thì không được thắp nến? Vậy chẳng hợp lẽ thường chút nào, không thể có quy định quái đản như thế. Mà nếu có quy định ấy đi chăng nữa, trong cuốn tàng thư ông nội tôi để lại nhất định đã ghi chép rồi. Truyện "Ma Thổi Đèn "

Chúng tôi đang suy tính trước tính sau, loại trừ từng giả thiết, bỗng nhiên đôi ngỗng Tuyền béo dắt theo nổi máu chọi nhau, Tuyền béo quát:
Mã bà chúng mày, cắn chí nhau cái gì, lát ông quay chín chúng mày lên!
Hai con ngỗng lại càng chọi nhau dữ dội hơn, có vẻ như khong thèm đếm xỉa đến lời doạ nạt của Tuyền béo.

Thấy vậy, Tuyền béo khoái chí nói với chúng tôi:
Hai người đã thấy cảnh này bao giờ chưa, trước giờ chỉ mới xem chọi gà, lần này lại được xem chọi ngỗng, không ngờ bọn ngỗng cũng hiểu chiến thế.


Tôi nhìn hai con ngỗng, tựa hồ trong đêm tối loé lên một tia chớp, liền bảo Tuyền béo:
ngỗng… ngỗng…


Tuyền béo liền tiếp lời ngay:
ngỗng ngỗng ngỗng, hót gió cổ cong cong, lông trắng phô nước biếc (1)…


Tôi gằn giọng:
Không phải không phải, ý tôi là sao tôi lại không nghĩ đến hai con ngỗng cơ chứ? Các ông có biết là khi lăng mộ sắp hoàn thành, phải làm gì không? Phải mổ ba loại gia súc tế trời, trói ba loại gia cầm hiến đất.


Răng Vàng thất thanh kêu lên:
Ối giờ ơi, anh Nhất, ý anh là đôi ngỗng chúng ta mang theo này đã dụ hồn mộ ra chăng?


Tôi trả lời:
Đúng như vậy, sao tôi lại bỏ qua chi tiết này cơ chứ? Vị tiền bối năm xưa đào đường hầm từ miếu Ngư CỐt vào địa cung xong, hẳn cũng đã dùng phương pháp truyền thống của ngành đổ đấu chúng ta, lấy gia cầm sống để kiểm tra chất lượng không khí trong minh điện, ông ấy mang theo gà vịt ngan ngỗng gì đó vào đây, thế nên mới bị mộ u hồn vây khốn.


Thời cổ đại, khi xây dựng lăng mộ, sau khi hoàn thành địa cung, phải tiến hành một nghi thức giết ba loại gia súc lợn bò dê; trói ba loại gia cầm xuống đất, mục đích là để xua đuổi sinh linh ở vùng phụ cận lăng mộ, cầu xin ông trời ban cho bình an, để người đã khuất có thể yên giấc ngàn thu. Truyện "Ma Thổi Đèn "

Nghi lễ này còn gọi là:
Tam sinh thông thiên, tam cầm đạt địa
. Cùng lúc dâng đầu lợn bò dê là nghi thức rất long trọng, có thể truyền đạt lời thỉnh cầu đến thiên đình; còn tam cầm là để hiến tế cho vị thần cư trú trong vùng đất đó. Loài cầm súc có thể liên kết dư khí trong chân huyệt, cho nên trong các hố tuẫn táng đều phải chọn các loại gia cầm gia súc thuận theo cung sao địa mạch.

Răng Vàng nói:
Ở hoang là nhạn, về nhà là ngỗng, nhạn hoang thuần dưỡng liền trở thành ngỗng. Loài ngỗng trong tam cầm, được coi là loài có tính linh nhất, tương truyền ngỗng có thể thấy ma, có khi chúng ta vô tình mang chúng vào hang, đã làm kinh động đến u hồn của các ngôi cổ mộ Tây Chu.


Tôi đưa tay tóm lấy một con ngỗng, rút dao ra, mặc xác mà đúng hay sai, chỉ càn giết quách cả hai con ngỗng đi là biết ngay, nghĩ đọan tôi liền đưa lưỡi dao định cắt tiết con ngỗng.

Răng Vàng dường như chợt nghĩ ra điều gì, liền vội ngăn tôi lại:
Đừng đừng, anh Nhất, khoan đã, tôi vừa chợt nghĩ ra một việc, chúng ta nhầm rồi.


(1): bài thơ Con ngỗng của Vương Xương Linh thời Đường
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ma Thổi Đèn.