Nhìn tổng thể từ trục thời gian
-
Mình là cá việc của mình là bơi
- Takeshi Furukawa
- 561 chữ
- 2020-05-09 04:28:13
Số từ: 544
Công ty phát hành: Skybooks
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Dịch Giả: Như Nữ
Nguồn: truyenhayhoan
Vào năm 1996, Habu Yoshiharu, kỳ thủ shoghi (một loại cờ của Nhật, có chung nguồn gốc với cờ tướng) của Nhật Bản đã trở thành người đầu tiên trong lịch sử đoạt cả 7 giải quán quân trong các trận thi đấu shogi chuyên nghiệp. Tính tổng số danh hiệu thì ông đã vượt qua cả huyền thoại Yasuharu Oyama để xếp vị trí thứ nhất. Tuyệt vời hơn cả, ông vẫn bảo vệ được danh hiệu của mình trong suốt 21 năm.
Quả thực đây là một huyền thoại sống trong lòng các kỳ thủ
Cái tên Habu Yoshiharu lần đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đã là chuyện của 20 năm trước, nhưng hiếm có ai có thể giữ được phong độ thi đấu trong thời gian dài cho đến tận bây giờ như vậy.
Mặc dù vậy, Habu Yoshiharu cũng đã trải qua vô số trận thua và thậm chí là rơi vào khủng hoảng. Tính đến nay, ông đã thua hơn 400 ván cờ.
Bản thân ông cũng từng nói: "Nếu không suy nghĩ lạc quan thì tinh thần mình cũng sẽ không ổn định. Lúc còn trẻ, có lúc tôi dùng rượu để xoa dịu cơn sốc khi thua trên ván cờ"
Nghe nói Habu còn tự nhủ với bản thân mình rằng:
"Dù thắng hay thua, cuối cùng cũng phải bình tâm ở những lúc cần bình tâm"
"Không có khủng hoảng nào không thoát ra được"
"Không lo lắng về trận chiến trước mắt"
Trái ngược với trường hợp cầu thủ Ichiro mà tôi đã giới thiệu ở trên là thoát ly khỏi vị trí của bản thân hiện tại để đưa ra cái nhìn khách quan, kỳ thủ Habu lại chọn cách nhìn tổng thể từ trục thời gian dài nắm bắt lấy hiện tại.
Việc nhìn tổng thể quãng thời gian dài cũng có thể duy trì sự bình tĩnh và khách quan.
Habu Yoshiharu dùng những cách nói của mình như: có thua cũng có thắng, bình tâm những lúc cần bình tâm...để nhìn nhận một thời điểm thất bại trong suốt quãng đời kỳ thủ của mình.
Dale Carnegie, tác giả cuốn Quẳng đi gánh lo và vui sống đã so sánh việc nhìn tổng thể cả một trục thời gian với việc thay đổi cự ly tiêu điểm của "ống kính máy ảnh tâm hồn"
Nếu bạn có thể thay đổi góc ống kính từ hiện tại thành một góc kính rộng hơn cho 1 năm, 3 năm, 10 năm hay 30 năm sau thì chắc hẳn bạn cũng sẽ có thể suy nghĩ lạc quan giống ông Habu.
Một ví dụ khác có thể kể đến đó là doanh nhân Hitori Saito, một trong những người có mức đóng thuế cai nhất Nhật Bản. Nghe nói, trong bài diễn thuyết của mình, khi ông đưa câu hỏi "Những ai còn nhớ đến những rắc rối của mình từ một năm trước xin giơ tay", thì chỉ có một vài cánh tay giơ lên.
Hiện tại, chúng ta đều có những khó khăn. Nhưng một năm sau nhìn lại, nhiều người cũng chỉ coi đó là chuyện trong thoáng qua chứ không phải là điều quan trọng nữa