Khắc phục chứng bệnh sợ thất bại
-
Mình là cá việc của mình là bơi
- Takeshi Furukawa
- 623 chữ
- 2020-05-09 04:28:15
Số từ: 606
Công ty phát hành: Skybooks
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Dịch Giả: Như Nữ
Nguồn: truyenhayhoan
Phần mềm Windows của Microsoft hiện đang là hệ điều hành cơ bản của các loại máy tính, tuy nhiên ý tưởng phát triển ban đầu của nó lại rất đặc biệt, hoàn toàn khác với những ý tưởng phát triển sản phẩm thông thường.
Ví dụ, nhà sản xuất ô tô ban đầu sẽ thiết kế, phát triển ý tưởng và thực hiện các bài kiểm tra khắc nghiệt nhất. Nếu có sự cố nào đó xảy ra phải tiếp tục thực hiện thêm nhiều lần kiểm tra nữa cho đến khi không còn một sai sót nào mới có thể tung sản phẩm ra thị trường. Không chỉ có các nhà sản xuất ô tô mà các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng cũng vậy.
Tuy nhiên, quá trình phát triển ý tưởng của Microsoft lại hoàn toàn khác
Ý tưởng phát triển sản phẩm của họ là "tung ra sản phẩm vẫn chưa hoàn hảo, xử lý, khắc phục các lỗi trong quá trình người sử dụng và phát hiện, cuối cùng hoàn thiện thành một hệ thống tối ưu nhất"
Nguyên nhân dẫn đến ý tưởng phát triển như vậy là do quá trình kiểm tra độ tương thích của các ứng dụng và trình điều khiển trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tốn quá nhiều chi phí và thời gian
Trong khi đó, nếu để người dùng tự trải nghiệm và phát hiện lỗi, sau đó các kỹ sư sẽ khắc phục các lỗi này thì nhà sản xuất vẫn tạo ra được một hệ điều hành tối ưu mà không phải chịu các chi phí trên
Ý tưởng phát triển này của Microsoft có thể coi là một ví dụ tham khảo điển hình cho những người mắc chứng bệnh sợ thất bại
Những người quá sợ thất bại cũng giống như các hãng ô tô, điện tử, nếu không xóa bỏ được hết các nguy cơ thì không thể đưa ra bất cứ hành động nào
Ngược lại, những người có thể đứng dậy ngay sau thất bại sẽ giống như Microsoft, vừa hành động vừa thí nghiệm và qua những bước thử đó để trưởng thành hơn, cải thiện lại các lỗi mắc phải và cuối cùng là hoàn thiện bản thân
Dù là trong công việc hay cuộc sống riêng tư, có rất nhiều chuyện nếu không làm thử thì không thể biết được. Nếu bạn quá sợ hãi mà dừng lại thì bạn chẳng bao giờ biết được đáp án. Điều quan trọng là trong quá trình thực hiện, nếu thấy chưa tốt thì phải ngay lập tức tìm ra lỗi và tiến hành khắc phục ngay. Con đường dẫn đến trưởng thành và thành công chính là lặp lại thật nhiều quy trình ấy.
Trong quá trình đào tạo các nhân viên mới, tôi nhận thấy có nhiều người trước khi phát biểu điều gì đó luôn lo sợ "câu trả lời của mình có đúng không?", "nếu phạm sai lầm trước mặt nhiều người thì thật xấu hổ", "nếu nói nhầm thì có sao không?"...và cuối cùng là chẳng dám nói gì cả
Tác hại của vấn đề này chính là quá sợ hãi thất bại
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, con người cảm thấy bất an, lo lắng là do đã bước vào khu vực nguy hiểm, là dấu hiệu họ đang hướng đến sự trưởng thành
Năng lực lớn mạnh luôn đi kèm với những nỗi lo sợ. Bởi vậy, chúng ta cần phải biết cách đối mặt với chính nỗi sợ hãi của bản thân.