Chương 36: Không Có Thước, Không Vẽ Được Hình Vuông
-
Mưu Trí Thời Tần Hán
- Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
- 1641 chữ
- 2020-05-09 01:02:58
Số từ: 1630
Dịch giả: Ông Văn Tùng
Nxb Văn Học
Nguồn: vnthuquan.org
Khi Lưu Bang vẫn chưa làm hoàng đế, rất căm ghét thứ pháp luật hà khắc nhà Tần, rất không ưa cái thứ lễ nghi, văn chương dài dòng, rắc rối. Sau khi lên ngôi hoàng đế, nhìn đám quần thần trong triều cử chỉ thô thiển, không có một chút quy củ nề nếp, trong lòng rất không vui. Nhất là mỗi khi thết tiệc đám công thần sau khi vào cung thường xuyên ồn ào huyên náo, không một chút kiềm chế, uống rượu say thì hò hét, khua gươm, múa gậy thật chẳng ra làm sao, Lưu Bang trong lòng càng không vui. Cứ để mãi như thế thành thói quen. Bức tranh nơi triều đình như vậy ai mà nhìn được.
Lúc đó có một nhà nho văn ôn lễ nhã đến trước mặt Lưu Bang nói "Đối với các nho sinh, bệ hạ tuy không thể dựa vào họ mà đoạt thiên hạ, nhưng có thể dựa vào họ mà giữ thiên hạ. Bây giờ thiên hạ đã an định, lễ nghĩa nơi triều đình không thể không nghiêm. Thần nguyện đến nước Lỗ quê hương Khổng phu tử trưng tập nho sinh, để bọn họ cùng đám đệ tử của thần đến kinh đô thiết lập lễ nghĩa, phép tắc triều đình". Người vừa nói là thạc sĩ nhà Tần Thúc Tôn Thông.
Lưu Bang không hiểu về lễ nghi triều đình nhưng dựa vào cảm nhận của mình mà thấy đã đến lúc ban hành lễ nghi, bèn nói: "Lễ nghi triều đình cần phải được tiến hành, nhưng nếu phức tạp quá e rằng khó làm
. Thúc Tôn Thông là người tinh ý liền nói: "Theo như thần được biết lễ nhạc của ngũ đế tam hoàng không hoàn toàn giống nhau. Ngày nay chỉ dùng cổ lễ và kết hợp với triều đại trước mà làm, thiết nghĩ sẽ không thể phức tạp được". Lưu Bang liền đồng ý.
Thúc Tôn Thông nhận lệnh chiêu tập được hai ba chục nho sĩ nhưng không ngờ có hai nho sinh không chịu đi, lại còn chế giễu Thúc Tôn Thông là mượn cớ để phỉnh nịnh hoàng đế, lại còn thêm rằng, không đi là tốt, đi thì làm nhục hai chữ lễ nhạc. Thúc Tôn Thông thấy vậy cũng không nài ép họ đi. Sau khi trở về, cùng với đám nho sinh nước Lỗ và đệ tử trong nhà bàn bạc từng bước diễn tập. Đợi cho nghi lễ mới trong triều định xong, xin Lưu Bang thuận ý, cử văn sử trước hết đến bên ngoài học tập, sau khi văn sử học xong rồi lại vời Lưu Bang đến xem xét. Nhìn chung nghi lễ triều đình lần này là tôn quân, ức chế thần, với trên thì khoan nhường, dưới thì nghiêm khắc. Lưu Bang xem xong vô cùng hài lòng, rồi hạ chiếu cho quân thần nhìn vào lễ mà học.
Thu qua đông tới, chớp mắt đã đến ngày đầu năm mới, vừa vặn lúc Thừa tướng Tiêu Hà bẩm báo cung Trường Lạc đã làm xong. Cung Trường Lạc được tu bổ trên cơ sở cung Hưng Lạc nhà Tần. Cung Trường Lạc khánh thành thật đúng dịp để hoàng đế đến đón xuân. Ngày tết Nguyên đán, các chư hầu vương, văn võ bá quan to nhỏ đều đến cung Trường Lạc chúc mừng. Trời tờ mờ sáng đã có người điều khiển nghi thức buổi lễ dẫn đám quần thần lần lượt vào cung, lại còn căn cứ theo tôn ti xếp đặt vào hai bậc đông, tây. Trong điện, mọi thức đã được bài trí xong từ sớm, nghi trương uy nghiêm, không khí trang trọng, Những người điều khiển buổi lễ có bậc khác nhau đứng nghiêm trang bên điện, mỗi người một việc, đón rước khách.
Cao tổ Lưu Bang ngự trên một chiếc xe lớn đến trước điện, từ từ đi vào cung, ngồi ở phía nam, lúc đó chư hầu bá quan theo cấp bậc lần lượt tiến vào, dùng những nghi thức khác nhau bái lạy chúc mừng. Sau khi thi hành lễ, các chư hầu, quần thần lần lượt ngồi vào bàn tiệc. Hai bên của bàn tiệc có một số người làm nhiệm vụ quan sát. Chư hầu bá quan cử chỉ thận trọng, nhẹ nhàng chỉ sợ thất lễ, cho nên dùng tiệc chỉ mang tính chất tượng trưng không dám buông thả quá. Sau khi kính rượu, tiếp lễ, không khí mới có vẻ thoải mái đôi chút. Qua mấy tuần rượu, có người thoải mái quá, hơi vượt xa quy định của nghi lễ lập tức bị quan điều khiển chương trình mời ra không được phép ngồi trong bàn tiệc. Từ khi nhà Hán lập quốc đến nay, một tiệc hội có trình tự, nghiêm trang như vậy thật là lần đầu tiên.
Sau khi tiệc tan, Lưu Bang lui vào nội cung, vui mừng khôn xiết: "Ngày hôm nay ta mới biết được cái tôn quý của hoàng đế
. Sau đó trọng thưởng cho Thúc Tôn Thông và mọi người.
Không có lễ không thành triều chính, không có thước không thể vẽ được hình vuông. Nếu như Lưu Bang không để Thúc Tôn Thông chế định triều lễ thì sẽ không bao giờ thể nghiệm được cái tôn quý của bậc hoàng đế. Đám công thần trong triều đình cứ làm loạn như cũ mãi thì triều đình có trở thành được triều đình hay không. Bất cứ thời đại, quốc gia, bất kể nhà máy, thực thể nào đều phải có quy phạm của mình, nếu không thì chẳng thể thành công được. Thương trường ngày nay có những quy phạm riêng của nó. Đó chính là những điều lệ quốc tế được hình thành qua hàng trăm năm phát triển của nền kinh tế thị trường. Ai không hiểu được điều lệ đó, không biết cách tiếp cận với quỹ đạo của nó thì sẽ chịu nhiều thiệt thời trên thương trường.
Điều lệ quốc tế có một nội dung rất quan trọng, đó là chế độ độc quyền. Trước cổng cục độc quyền của nước Mỹ có dựng một tấm bia đá lớn, trên đó khắc một câu nổi tiếng của tổng thống: "Chế độ độc quyền là lửa của thiên tài, là chất dầu làm gia tăng tốc độ của bộ máy sinh lợi nhuận", ai biết vận dụng độc quyền thì quả là không nghi ngờ gì vào lợi như hổ thêm nanh của mình, còn ai không biết vận dụng nó thì sẽ ăn phải quả đắng.
Đậu phụ ở Trung Quốc đã có từ mấy ngàn năm. Đối với người Trung Quốc thì câu hỏi "thế nào là đậu phụ?" quả là một câu hỏi thừa. Ai mà chẳng từng ăn, từng nhìn qua đậu phụ. Thế mà đậu phụ Trung Quốc vừa đến Mỹ, câu hỏi tưởng như thừa ở trên lại trở thành một vấn đề, một làn sóng lớn. Từ đó mới đặt lại vấn đề cần phải giới định rõ vấn đề "Đậu phụ là gì".
Những năm 80 một số nhà nghiên cứu nhiệt tình của thực phẩm ăn uống Mỹ sản xuất ra một loại đậu phụ. Loại đậu phụ này hoàn toàn không giống với loại đậu phụ truyền thống của người Trung Quốc. Nếu theo cách nhìn của người Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đậu phụ, cùng lắm chỉ là chất đạm của đậu tương. Họ đem đậu tương cho vào nước, dùng biện pháp hóa học xử lý, làm mất đi một lượng đường, làm mất đi toàn bộ chất béo và sau đó làm thành từng miếng và người Mỹ gọi đó là "đậu phụ
.
Người Trung Quốc không nắm được điều này, đem đậu phụ truyền thống do mình sán xuất xuất khẩu sang Mỹ, ngay lập tức tạo ra một làn sóng tranh luận. Người Mỹ nói sản phẩm mà Trung Quốc sản xuất không thể gọi là đậu phụ được. Chi có cái mà họ sản xuất mới là đậu phụ. Mặc dù thứ "đậu phụ
này xét về mặt dinh dưỡng hay khẩu vị đều không bằng thứ "đậu phụ
của Trung Quốc. Thế nhưng kết quả trên thực tế thì "đậu phụ
của Trung Quốc bị đánh cho thất bại thảm hại. Nguyên nhân vì sao? Là vì người Mỹ đã có giấy bảo vệ bản quyền cho sản phẩm "đậu phụ
của họ. Đậu phụ của Trung Quốc không có sự bảo hộ độc quyền, không có tư cách gọi là đậu phụ.
Sau này sự việc trên còn dẫn tới một sự tranh thấp trên toàn thế giới. Bởi vì hơn 80 nhà sản xuất đậu phụ của Nhật và châu âu và các nhà sản xuất đậu phụ của Mỹ đều chung một ý kiến cho rằng phải xác định rõ tên chính và tìm ra những tiêu chuẩn chân xác của "đậu phụ
.
Bài học này quả là có nhiều ý nghĩa, trước đây người Trung Quốc không hiểu được tác dụng của độc quyền, không chú ý tới việc dùng chính sách độc quyền bảo vệ sản phẩm truyền thống của mình, thậm chí không biết cách bảo vệ nhãn mác thương phẩm mà mình đã dùng hàng trăm năm qua. Kết quả bị người khác giành đăng ký trước, nhãn hiệu nổi tiếng từng dùng hàng chục năm hay hơn trăm năm nay đành thay đổi. Để xảy ra cái bi kịch này ngoài việc trách mình không hiểu nền kinh tế thị trường, không hiểu điều lệ quốc tế còn có thể trách được ai nữa?