- 40 -


Số từ: 1889
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org

Anh là một khách hàng rất lạ,
Roshni nhận xét.

Suỵt!
tôi nói trong lúc trườn vào giữa hai người phụ nữ trần truồng.
Roshi nhanh chóng bắt đầu hôn cổ tôi trong khi Pooja cúi người cởi thắt lưng tôi.
Tôi bắt đầu đếm nhịp thở. Đến nhịp thở ra thứ năm mươi tôi nghe tiếng bước chân. Bây giờ các cô gái đã thiện nghệ tháo được thắt lưng tôi và chuyển sang cởi quần. Đến hơi hít vào thứ sáu mươi thì tôi nghe tiếng gõ cửa. Đến hơi thở ra thứ sáu mươi lăm của mình tôi nghe tiếng ba người phụ nữ thét lên cùng một lúc.

Chúc mừ... Ôi Chúa ơi!
giọng Aarti vang khắp căn phòng.
Roshni và Pooja há hốc vì sợ hãi và che mặt bằng khăn trải giường. Tôi ngồi trên giường, tỏ ra ngạc nhiên một cách thích hợp. Aarti đờ người. Các cô gái gọi, được chuẩn bị tốt hơn cho tình huống này, chạy vội vào phòng tắm.

Gopal!
giọng Aarti lạc đi vì không tin.

Aarti!
tôi nói và ra khỏi giường. Trong khi tôi cài cúc quần và mặc áo, Aarti lao ra khỏi phòng.
Tôi theo nàng xuống cầu thang. Nàng chạy xuống rất nhanh, đánh rơi món quà nặng nề giữa đường. Tôi tránh cái hộp bánh và cuốn sổ lưu niệm để với tới nàng. Tôi nắm được khuỷu tay nàng lúc nàng đã gần đến cửa chính.

Bỏ tay em ra,
Aarti nói, môi gần như mím chặt.

Để anh giải thích, Aarti,
tôi nói.

Em bảo là đừng có động vào em,
nàng nói.

Không phải như em nghĩ đâu,
tôi nói.

Không thì là cái gì vậy? Em đến để làm anh ngạc nhiên và em thấy anh như thế. Ai biết được... Em chưa bao giờ thấy bất cứ cái gì, bất cứ cái gì
, kinh tởm như thế trong đời mình.
Aarti nói và dừng lại. Nàng lắc đầu. Không thể diễn tả bằng lời nói.
Nàng bật khóc.

Ủy viên Hội đồng Shukla gửi họ đến. Quà sinh nhật.
Tôi nói.
Nàng nhìn tôi lần nữa, vẫn lắc đầu, như thể nàng không tin những gì vừa nghe hay nhìn thấy.

Đừng nặng nề quá thế. Người giàu có vẫn làm thế mà,
tôi nói.
Chát!

Nàng tát mạnh vào mặt tôi. Đau hơn cả cái tát, sự thất vọng trong mắt nàng làm tôi đau hơn nhiều.

Aarti, em làm gì thế?

Nàng không nói gì, chỉ tát tôi lần nữa. Tay tôi đưa lên má theo phản xạ. Trong ba giây nàng ra khỏi nhà tôi. Mười giây sau, tôi nghe tiếng sập cửa xe. Mười lăm giây sau, xe nàng rời hiên nhà tôi.
Tôi rơi xuống xô pha. Hai đầu gối tôi trở nên vô dụng.
Pooja và Roshni, đã mặc đầy đủ quần áo, từng người một đi xuống. Pooja nhặt hộp bánh và cuốn sổ lưu niệm trên bậc cầu thang. Cô ta đặt nó trên bàn trước mặt tôi.

Anh chẳng làm gì với chúng em, sao còn gọi thêm em thứ ba nữa làm gì?
Roshni muốn biết.

Về đi," tôi nói với họ, thấp giọng.
Họ gọi tay bảo kê kinh dị của mình. Vài phút sau tôi chỉ còn một mình trong nhà.
Tôi ngồi đó hai tiếng đồng hồ, cho tới khi bên ngoài tối dần. Người giúp việc quay lại và bật đèn. Thấy tôi ngồi đó, họ không làm phiền tôi.
Bìa cuốn sổ lưu niệm lấp lánh tỏa sáng dưới ánh đèn. Tôi nhặt nó lên.

Câu chuyện về một cậu bé nghịch ngợm và một cô bé không nghịch ngợm lắm,

dòng chữ viết tay màu trắng trên bìa đen. Trên đó có một cậu bé và một cô bé đang cười, cả hai đều nháy mắt.
Tôi mở cuốn sổ lưu niệm.

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé nghịch ngợm lấy trộm bánh sinh nhật của một cô bé ngoan,

trang đầu tiên viết. Trên đó vẽ nguệch ngoạc một giáo viên đang mắng tôi và nàng, Aarti, đang khóc.
Tôi lật trang.

Nhưng rồi cậu bé nghịch ngợm thành bạn của cô bé ngoan. Sau đó, sinh nhật nào của cô cậu cũng đến,

dòng chữ viết. Phần còn lại của cuốn sổ là những bức ảnh từ bảy lần sinh nhật của nàng mà tôi tham dự, từ lần thứ mười đến lần thứ mười sáu. Tôi thấy nàng và tôi đã lớn lên thế nào qua năm tháng. Sinh nhật nào nàng cũng có ít nhất một bức ảnh chụp riêng tôi và nàng.
Ngoài ra, Aarti còn tỉ mẩn thu thập những đồ lưu niệm thời phổ thông. Nàng có thời khóa biểu năm lớp bảy, trên đó nàng vẽ thêm sừng cho các giờ toán. Nàng có vé đến buổi dạ hội trường năm lớp chín. Nàng dán tờ hóa đơn nhà hàng mà chúng tôi cùng nhau đi ăn lần đầu tiên năm lớp mười. Nàng xé một trang giấy từ cuốn vở nháp của nàng, năm lớp tám, trên đó nàng viết tên tôi là người bạn thân nhất. Nàng hoàn thành cuốn sổ lưu niệm với những lời sau:

Cuộc đời là một hành trình thật tuyệt vời khi có anh. Em mong chờ tương lai với anh - tri kỷ của em. Chúc mừng sinh nhật, Gopal!


Tôi đã xem hết. Trên bìa sau nàng viết hai chữ cái
G&A
to thật đẹp.
Tôi muốn gọi điện cho nàng, đó là phản xạ đầu tiên của tôi. Tôi muốn nói với nàng rằng món quà của nàng thật tuyệt vời. Nàng có lẽ đã phải mất vài tuần để làm...
Cái bánh sô cô la hơi bị méo mó một chút, nhưng tôi vẫn đọc được dòng chữ:

Bị đánh cắp: bánh của em rồi đến trái tim em,

được viết bằng bột đường trắng, bên dưới là dòng chữ
Chúc mừng sinh nhật, Gopal!


Tôi đẩy hộp bánh ra chỗ khác. Đồng hồ điểm mười hai giờ.

Ngày sinh nhật của mi hết rồi, Gopal,
tôi nói to với chính mình, người duy nhất trong phòng.
Cho dù đã tự hứa với mình là không gọi, nhưng tôi vẫn gọi điện cho Aarti vào ngày hôm sau. Tuy nhiên nàng không nhấc máy.
Tôi thử lại vài lần suốt tuần, nhưng nàng không trả lời. Một lần nàng nhấc máy nhầm.

Em thế nào?
tôi hỏi.

Làm ơn đừng gọi cho em nữa,
nàng nói.

Anh đang cố gắng đây.


Thế thì cố gắng nữa lên,
nàng nói và dập máy.
Tôi không nói dối. Tôi đang cố hết sức để không nghĩ tới nàng nữa. Tuy nhiên tôi vẫn còn vài thứ cần làm để thực hiện kế hoạch của mình.
Tôi gọi điện cho Ashok, chủ bút tờ Dainik
.

Anh Gopal Mishra?
ông ta nói.

Tờ báo làm ăn thế nào?
tôi hỏi.

Tốt. Tôi thấy anh đang đặt nhiều quảng cáo ở chỗ chúng tôi. Rất cảm ơn anh.


Tôi muốn nhờ anh một việc,
tôi nói với người chủ bút.

Gì vậy?
ông ta hỏi, băn khoăn không biết tôi có nhờ chặn một câu chuyện nào không.

Tôi muốn các ông nhận một người,
tôi nói.
Cậu ta giỏi đấy.

Ai vậy?


Raghav Kashyap.


Phóng viên thực tập bị chúng tôi đuổi ấy à?
ông ta nói.
Ủy viên Hội đồng Shukla của anh bắt chúng tôi đuổi cậu ta mà.


Đúng rồi, nhận cậu ta lại đi.


Vì sao? Cậu ta cũng mở tờ báo riêng rồi. Cậu ta còn đăng câu chuyện lớn về Nhà máy Dimnapura cơ mà. Xin lỗi anh, chúng tôi phải đăng nó. Ai cũng phải đăng cả.


Không sao,
tôi nói.
Các ông có thể nhận cậu ta vào lại không? Đừng nhắc đến tên tôi.

Người chủ bút suy tính.
Tôi có thể. Nhưng cậu ta là một tay gây rối. Tôi không muốn anh lại giận dữ lần nữa.


Để cậu ta tránh xa ngành giáo dục ra. Mà chính ra là giữ cho cậu ta cách xa các vụ rắc rối một thời gian.


Tôi sẽ cố,
người chủ bút nói.
Nhưng liệu cậu ta có tham gia không? Cậu ta có báo riêng cơ mà?


Báo của cậu ta tan rồi. Cậu ta đang thất nghiệp,
tôi nói.

Được rồi. Tôi sẽ gọi cho cậu ta,
chủ bút nói.

Tôi nợ ông một việc. Hãy dành trang đầu cho Cao đẳng Kỹ thuật Ganga vào Chủ nhật tới nhé,
tôi nói.

Cảm ơn anh, tôi sẽ nói với bên tiếp thị.

Một tuần sau sinh nhật tôi, Bedi đến văn phòng tôi với hai nhân viên tư vấn khác. Họ đề xuất tôi mở ngành quản lý. Trưởng khoa Shrivastava cũng đến.

Nhu cầu học MBA đang rất lớn. Tuy nhiên đấy là chương trình sau đại học. Vậy sao không đề xuất thứ gì đấy trước đó nhỉ?
Bedi nói. Nhân viên tư vấn cho tôi xem một bài thuyết trình trên máy tính của họ. Bài thuyết trình có phân tích chi phí - lợi ích, so sánh phí chúng tôi có thể thu được so với chi phí dành cho giảng viên.

Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh là hay nhất. Anh có thể thu nhiều như ngành đào tạo kỹ sư, nhưng không cần cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm,
một nhân viên tư vấn nói.

Giảng viên thì cũng dễ thôi. Nhận bất cứ ai có bằng thạc sĩ thương mại hoặc kế toán viên giám định, họ bây giờ thì sẵn lắm,
người kia nói.
Tôi lảng đi. Tôi không còn quan tâm đến việc mở rộng trường nữa. Tôi thấy việc chúng tôi kiếm thêm mỗi năm chục triệu nữa chẳng có ý nghĩa gì. Tôi thậm chí còn chẳng muốn ở trong văn phòng.

Thú vị đấy, phải không?
Bedi nói.

Hả? Chúng ta có thể bàn việc này lúc khác được không?
tôi nói.

Tại sao?
Bedi hỏi. Nhưng sau đó anh ta nhìn thấy khuôn mặt ủ ê của tôi.
Phải, tôi sẽ đến sau,
anh ta đồng ý.
Hãy gặp nhau tuần sau. Hoặc bất cứ lúc nào anh có thời gian.

Bedi và người của anh ta ra khỏi phòng.

Giám đốc Gopal, anh không khỏe à?
trưởng khoa hỏi.

Tôi ổn,
tôi nói.

Xin lỗi phải nói, nhưng tuần này trông anh không ổn. Không phải việc của tôi, nhưng tôi lớn tuổi hơn. Tôi có thể giúp gì được anh không?


Chuyện riêng ấy mà,
tôi nói, giọng kiên quyết.

Anh phải lấy vợ đi Giám đốc. Cậu sinh viên ấy đúng đấy,
ông ta cười.

Ta xong chưa?
tôi nói.
Câu nói cắt đứt nụ cười của ông ta. Ngay tức khắc ông ta đứng dậy và ra về.
Di động của tôi bíp
. Tôi nhận được tin nhắn từ Sailesh, giám đốc tiếp thị của Dainik
:
Raghav đã nhận lời đề nghị. Ngày mai sẽ đi làm.

Tuyệt vời, cảm ơn nhiều,
tôi trả lời.
Hy vọng sự hợp tác của chúng ta sẽ vững mạnh hơn nữa. Cảm ơn anh vì đã đăng ký số Chủ nhật,
Sailesh nhắn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.