Chương 12: Người Bịt Mặt Trong Kiệu
-
Nghịch Thuỷ Hàn
- Ôn Thuỵ An
- 3191 chữ
- 2020-05-09 03:12:27
Số từ: 3184
Nguôn: Tàng Thư Viện
Qua một hồi lâu, Đường Khẳng nửa mê nửa tỉnh nằm dưới đống bùn, nhưng trong lòng cứ nghĩ ngợi, Thiết nhị gia ở trong tù xa, ta phải làm sao đây, ta phải làm sao đây…? Đám Lý Phúc, Lý Tuệ vẫn còn ở trong rừng tránh nắng chưa rời đi. Đường Khẳng lại không thể tự mình chui ra khỏi đống bùn. Lúc này ánh mặt trời trên đầu bắt đầu gay gắt, Đường Khẳng cũng bị ngột ngạt đến mụ cả người.
Đột nhiên có tiếng vó ngựa vang lên. Cả thân hình Đường Khẳng bị vùi dưới đống bùn, chỉ có lỗ mũi lòi ra một chút nên nghe cũng không rõ. Đến lúc gã phát giác ra thì trên người đã bị đạp mạnh mấy cái, một bóng đen to lớn lướt qua. Lúc này gã mới biết một thớt ngựa vừa mới phóng qua đống bùn phủ trên người mình. Cũng may là đống bùn khá dày, lại không bị đạp lên mặt, nếu không gã chắc chắn bị thọ thương.
Chỉ nghe người trên ngựa hô lớn:
Chớ có động thủ, là người mình!
Chắc là Phúc Tuệ song tu cho rằng có kẻ lại tập kích nên huy động mọi người tấn công.
Đường Khẳng nghe Lý Phúc nói:
À, thì ra là ngươi.
Lý Tuệ tiếp lời:
Hoắc thống lĩnh, không biết có gì chỉ giáo?
Mấy kẻ đang giục ngựa chạy lại chính là Phùng Loạn Hổ, Hoắc Loạn Bộ và Tống Loạn Thủy. Phùng Loạn Hổ nằm dưới quyền Cố Tích Triều, khác với anh em nhà họ Lý, bởi vậy hai bên không hòa hợp với nhau. Lúc này chỉ thấy Phùng Loạn Hổ đang phi ngựa lại, mồ hôi đầy mặt, trên trán bầm tím một mảng, dĩ nhiên là do bị Lôi Quyển đâm một chỉ lúc nãy. Hắn hét lớn:
Hoàng đại nhân muốn bọn ngươi mau giải phạm nhân về nha môn, không phải đợi ở đây nữa!
Lý Phúc, Lý Tuệ đưa mắt nhìn nhau. Lý Phúc hồ nghi hỏi:
Sao lại…?
Lý Tuệ tiếp lời:
Chẳng lẽ … phía trước xảy ra chuyện?
Phùng Loạn Hổ đáp:
Ài, đừng hỏi nữa, không ngờ… Cái gì? Các ngươi không tin sao?
Hắn móc ấn triện ra, nói:
Đây là lệnh của Hoàng đại nhân, ngài sợ bọn ngươi đợi ở đây lâu rồi xảy ra chuyện. Hay là đưa người này vào thành rồi hãy nói.
Lý thị huynh đệ nhìn thấy ấn triện của Hoàng Kim Lân lập tức không còn nghi ngờ gì nữa. Đường Khẳng nằm dưới đống bùn nghe được tin này thì mừng rơn, thầm nghĩ:
Chẳng lẽ đám Hoàng Kim Lân, Cố Tích Triều đuổi theo mấy người Thích Thiếu Thương, Lôi Quyển đã xảy ra chuyện?
Nhưng nỗi lo âu lại nổi lên:
Cao cục chủ và Thành thúc đều ở đó, không biết có rủi ro gì không?
Trong lòng gã nửa mừng nửa lo, lại nghe tiếng Lý Phúc, Lý Tuệ hét ra lệnh cho binh sĩ áp giải tù xa lọc cọc chuẩn bị khởi hành.
Lý Phúc, Lý Tuệ, một dẫn đầu, một đoạn hậu cùng với mười hai tên quân lính áp giải tù xa rời đi. Phùng Loạn Hổ ở giữa quất ngựa đi sát xe tù canh chừng. Trong những nơi đoàn người ngựa xe ấy lăn bánh qua có một đống bùn, dưới đó có một người chưa chết.
Người này đương nhiên là Đường Khẳng.
Khi đám Lý Phúc đi qua
trên người
, trong đầu Đường Khẳng cứ luẩn quẩn một ý niệm: nên hay không nên cứu Thiết Thủ, nên hay không nên cứu Thiết Thủ… Đến khi tù xa lọc cọc lăn bánh qua đống đất bùn, gã không cầm được nữa, la lớn:
Thiết nhị gia!
rồi tung người lên.
Đống đất đè trên người gã thật ra cũng khá nặng. Khi gã nhảy bật lên, gân cốt nhất thời vẫn chưa thư giãn linh động trở lại, có điều gã từ dưới đất nhảy lên, sự xuất hiện ấy thật quá đột ngột!
Cả đoàn người đều sợ run, tựa như nhìn thấy quỷ.
Đường Khẳng một đao bổ xuống tù xa, lại kêu lên lần nữa:
Thiết nhị gia.
Thiết Thủ từ từ mở hai mắt ra. Đây là lần đầu tiên Đường Khẳng và Thiết Thủ gặp mặt, nhưng Đường Khẳng lại cảm thấy ánh mắt Thiết Thủ nhìn gã tựa như nhìn một bằng hữu thân quen, bình tĩnh, ấm áp, không hề kích động. Đường Khẳng liếc thấy Thiết Thủ toàn thân thương tích, nhớ tới tình huống năm đó bản thân gã bị tra tấn trong ngục, lại nhớ đến những sự tích hiệp nghĩa cứu người của Tứ đại danh bộ, trong lòng mọi thứ đều thông suốt, không kìm được nhào xuống hét lớn:
Ta đến cứu ngài đây!
Từng đao từng đao bổ xuống các thanh gỗ trên xe tù.
Phùng Loạn Hổ quất ngựa vọt lại, quát lớn:
Tiểu tử ngươi còn muốn chết thêm lần nữa!
Hắn cúi người xuống chém một kiếm về phía Đường Khẳng.
Lúc này Đường Khẳng đã chặt gãy bảy tám thanh gỗ trên xe tù, Thiết Thủ thều thào:
Mau chạy đi…
Thiết kiếm của Phùng Loạn Hổ đã bổ xuống.
Đường Khẳng giơ đao lên đỡ
đinh
một tiếng tránh được kiếm, nhưng con ngựa vẫn xông thẳng tới. Gã vội vã đỡ Thiết Thủ lánh vào trong xe, tránh được trong gang tấc, tuy nhiên do lực đỡ phản chấn, sống đao đập nhẹ lên đầu. Đỉnh đầu gã vốn đã bị thương sẵn, bị đập thêm cái nữa đau buốt tới óc, chịu không nổi gã rên lên một tiếng
Úi dà
.
Thiết Thủ lo lắng:
Ngươi sao rồi?
Đường Khẳng thấy Thiết Thủ thân bị trọng thương, tính mệnh đang nguy hiểm mà lại còn quan tâm đến mình, trong lòng cực kỳ cảm động đáp:
Ta không sao.
Gã phát giác Thiết Thủ mềm nhũn vô lực, thì ra trên người có ít nhất bảy tám trọng huyệt bị phong tỏa, lại thêm chân tay bị gông bằng mấy cái cùm sắt, cho dù giải được huyệt đạo cũng không mở được khóa, gã không khỏi lo lắng. Lúc này mười hai tên quan sai đã tỏa ra vây chặt lấy bọn họ. Bọn Lý Phúc, Lý Tuệ nhất tề bạt kiếm, kẻ trước người sau áp sát lại.
Đường Khẳng đã không còn kịp giải huyệt đạo cho Thiết Thủ, phải giơ đao lên chuẩn bị đối đầu. Gã cũng biết bản thân quyết không phải là địch thủ của Phúc Tuệ Song Tu, nhưng vì cứu Thiết Thủ, chuyện gì cũng mặc kệ.
Đúng vào lúc đó, đột nhiên nghe một tiếng hỏi:
Phạm nhân có phải là Thiết Du Hạ không?
Giọng nói này không có gì đặc biệt, chỉ là mọi người đều cho rằng thanh âm cất lên từ bên trái nên vội nhìn sang phía đó, nhưng chẳng thấy ai cả. Lại nhìn thấy từ trong rừng bốn người bịt mặt đang khiêng một chiếc kiệu thong thả bước ra. Từ màn kiệu cho đến quần áo những người bịt mặt đều làm bằng vải nhung tím. Từ xa nhìn lại cũng có thể biết được chất vải đó cực kì quý hiếm.
Lúc này trời đã sáng rõ, trong rừng thình lình hiện ra bốn người bịt mặt khiêng chiếc kiệu, khiến trong nhất thời đám Lý Phúc, Lý Tuệ đều như gặp phải đại địch, phân chia mười hai tên lính dàn thành trận thế hình bán nguyệt bao vây lại. Đường Khẳng chợt nghĩ tới một người, liền quay sang Thiết Thủ mừng rỡ hỏi:
Có phải là Vô Tình đại gia không?
Không ngờ Thiết Thủ sắc mặt ngưng trọng, chầm chậm lắc đầu.
Đường Khẳng ngạc nhiên:
Vậy người này là …
Lời còn chưa dứt, từ trên ngựa Phùng Loạn Hổ đã lao tới chém xuống một kiếm.
Đường Khẳng ráng hết sức chống đỡ, còn chém trả một đao. Phùng Loạn Hổ tránh được đao này. Hai người giao đấu thêm bảy tám chiêu, đao của Phùng Loạn Hổ đột ngột đổi qua công kích Thiết Thủ làm Đường Khẳng hoảng sợ vội cản lại. Như vậy Phùng Loạn Hổ có đến hai đối tượng để công kích. Một là Đường Khẳng, hai là Thiết Thủ, mà trong đó chỉ có một người có thể ra chiêu đánh trả nên hắn tự nhiên chiếm hết ưu thế. Thêm bảy tám chiêu nữa, Đường Khẳng đã bị ép đến chân tay rối loạn, chống trái đỡ phải.
Lúc này, thanh âm nọ lại từ từ vang lên:
Các hạ có phải là Thiết Thủ không?
Lần này thì rõ ràng là từ trong kiệu truyền ra.
Lý Phúc quát lên:
Ngươi hỏi để làm gì, mau cút đi!
Lý Tuệ cũng to tiếng:
Bọn ta là quan sai, nếu còn không đi thì giết luôn cả ngươi.
Người trong kiệu nhàn nhã hỏi:
Vậy à? Ngươi là quan sai thì có thể giết luôn cả ta ư?
Lý Tuệ giơ kiếm lên dọa:
Ngươi nghĩ là ta không dám sao?
Lý Phúc lại hỏi thêm một câu:
Các hạ là ai? Trốn ở trong kiệu lén lút làm trò quỷ gì?
Người trong kiệu vẫn hỏi:
Thiết Thủ?
Thiết Thủ ráng giữ một hơi trong đan điền đáp:
Chính là tại hạ.
Người trong kiệu hỏi tiếp:
Bằng vào thần công của Thiết Thủ ngươi, sao lại để cho đám vô dụng này hiếp đáp?
Thiết Thủ đáp:
Là ta cam chịu bị bắt, chỉ là không ngờ…
Người trong kiệu ngạc nhiên hỏi:
Sao? Ngươi đã phạm luật gì?
Thiết Thủ đáp lời:
Ta đã thả đi một vài vị hiệp đạo mà hoàng thượng hạ chỉ muốn bắt.
Người trong kiệu hỏi ngay:
Là bọn Thích Thiếu Thương?
Thiết Thủ cũng ngạc nhiên:
Đúng vậy, các hạ…?
Người trong kiệu ngắt lời:
Nếu bọn đó chỉ muốn áp giải ngươi về kinh sư, sao lại phải hành hình ngươi đến như vậy? Là đám ba tên Hoàng Kim Lân, Tiên Vu Cừu, Lãnh Hô Nhân lạm quyền làm bậy phải không?
Lý Phúc, Lý Tuệ nhất tề giận dữ quát:
Câm miệng!
Hai người cùng lúc rút kiếm ra. Lý Phúc giơ cao tay nói:
Ngươi áp trận!
Lý Tuệ không đồng ý:
Ta lên trước!
Lý Phúc giành:
Ta trước!
Lý Tuệ đành nhường:
Được!
, lập tức lùi lại.
Trong thời gian ngắn ngủi Lý Phúc, Lý Tuệ nói qua nói lại, người trong kiệu cũng đã phân phó xong vài câu. Gã bịt mặt tên Giáp nói:
Chủ nhân, để thuộc hạ!
Người trong kiệu đáp:
Không cần, ta lâu rồi chưa thử kiếm.
Gã bịt mặt tên Ất nói:
Chủ nhân, chỗ này dơ lắm, chủ nhân phải cẩn thận.
Người trong kiệu đáp:
Ta biết rồi.
Lúc này, Lý Phúc đã hóa thành một đạo kiếm quang, bắn về phía chiếc kiệu.
Hai gã bịt mặt tên Bính và Đinh lập tức vén rèm kiệu lên, bên trong là một người bịt mặt y phục hết sức hoa lệ. Người này lướt ra ngoài, gã Giáp vội theo sát phía sau hai tay dâng lên một thanh kiếm quý, gọi giật:
Chủ nhân!
Người bịt mặt trong kiệu gật đầu, kiếm của Lý Phúc đã đâm tới.
Người bịt mặt trong kiệu hừ một tiếng, thanh kiếm tên Giáp đang dâng lên tự nhiên bạt ra. Lý Phúc chỉ thấy trước mắt lóe lên một dải sáng, trong lòng chỉ kịp nghĩ thiên hạ sao lại có loại kiếm sáng loáng như vậy! Ý nghĩ thứ nhì còn chưa kịp đến thì kiếm trong tay hắn đã gãy làm bảy đoạn, vai trái cũng bị xẻ một đường dài máu chảy lai láng! Trong khi hắn kinh hãi gào lên, người bịt mặt trong kiệu đã ném kiếm cho gã Ất, nói:
Bẩn rồi.
Gã này một tay nhận kiếm, một tay lấy tấm lụa từ trong áo ra lau sạch vết máu trên kiếm.
Người bịt mặt trong kiệu lại chỉ Lý Tuệ nói:
Ta muốn giáo huấn luôn cả hắn!
Đang cách Lý Tuệ khoảng năm trượng, y tung mình bay lên, lướt ra được khoảng một trượng thì trầm người xuống. Hai gã Bính và Đinh đã vọt tới nơi y hạ chân, nhanh nhẹn trải ra một tấm nệm dày bọc nhung tím trên đất. Không chút vội vã, chân phải y mượn lực điểm nhẹ, lại bay lên không lướt về phía Lý Tuệ. Chiếc giày nhung quý giá dưới chân y hoàn toàn không chạm đến bùn đất.
Khi y lăng không nhảy lên, gã Giáp ở phía sau nhanh chóng lấy từ trong kiệu ra một thanh kiếm đúc bằng bạc, vừa ném vừa kêu lên:
Chủ nhân, kiếm!
Lúc người bịt mặt trong kiệu bay đến trước người Lý Tuệ, trong tay vốn không có kiếm. Lý Tuệ đâm ra một kiếm, lại đâm hụt vào khoảng không. Đến khi hắn quay người trụ lại phòng thủ thì người bịt mặt trong kiệu đã nhận được thanh kiếm bạc, vẽ ra một đường. Lý Tuệ kêu lên một tiếng thảm thiết ôm bả vai đang chảy máu thối lui, kiếm trong tay đã rơi xuống đất.
Người bit mặt trong kiệu một tay ném kiếm đi:
Lại ô uế rồi!
Gã Đinh tiếp lấy ngân kiếm. Người bịt mặt không hạ xuống đất, thân hình chỉ trầm xuống một chút rồi lập tức bay lên, phóng qua đao thương của mười hai tên binh lính, rơi ngay vào vòng chiến của Đường Khẳng và Phùng Loạn Hổ. Chỉ nghe y nói:
Đưa kiếm!
Tên Ất đã lau sạch kiếm, ném lên không. Phùng Loạn Hổ biết người này lợi hại, nên không đánh với Đường Khẳng nữa, quyết định phải giết chết người này trước khi y lấy được kiếm. Chiêu nào của hắn rõ ràng đều muốn giết người, nhưng thân hình người này cứ như lông chim vậy, chỉ cần dùng một chút kình khí là đã bay lên, vào sát na trước khi kiếm đâm trúng đã nhích qua chỗ khác. Phùng Loạn Hổ toàn đâm trượt, còn đang tính ra chiêu tiếp thì kiếm quang lóe lên, kiếm trong tay Phùng Loạn Hổ bị chẻ làm hai miếng chạy từ mũi kiếm đến chuôi. Phùng Loạn Hổ lúc này sợ hãi run rẩy, chỉ thấy người bịt mặt trong kiệu nọ đã có kiếm trong tay, đang nhẹ nhàng hạ thân.
Người y vừa hạ xuống, hai tên Bính, Đinh đã chạy tới trải tấm nệm gấm dưới chân y. Hai chân người bịt mặt trong kiệu vẫn chưa chạm đất thì kiếm quang đột nhiên lóe lên một cái nữa.
Phùng Loạn Hổ trong lòng biết rõ nếu kiếm trong tay người này tăng thêm một chút khí lực nữa thôi thì cổ tay mình ắt bị chặt đứt, hắn lập tức sợ đến toát mồ hôi lạnh. Người bịt mặt ném kiếm đi, gã Bính vội đưa hai tay ra đỡ lấy, chỉ nghe người kia nhàn nhã nói:
Lau sạch đi!
Gã này cung kính:
Vâng thưa chủ nhân!
Người bịt mặt kia bay ngược ra sau, lướt thẳng vào trong kiệu! Thân y vừa vào kiệu, hai tên Giáp, Ất một người phẩy chiếc quạt tía, một gã nâng chiếc bình quý rót nửa chén dâng lên:
Mời chủ nhân dùng trà.
Màn kiệu hạ xuống không còn nhìn thấy hình dáng người bịt mặt.
Chỉ trong thời gian y rời kiệu, đã đổi kiếm ba lần, đánh bại ba kiếm thủ hàng đầu, gót giày luôn cả nửa hạt bụi cũng không chạm đến.
Thật ra chỗ thọ thương trên vai Lý Phúc, Lý Tuệ cũng không nghiêm trọng, nhưng thương thế vừa đúng mức để hai tên rên rỉ, không thể nâng kiếm tái đấu. Phùng Loạn Hổ vốn can đảm có thừa, hiện tại lại ngừng cũng chẳng được, đánh cũng không xong. Chỉ nghe một giọng nói nhàn nhàn nhã nhã cất lên từ trong kiệu:
Thiết nhị bộ đầu, ngươi có thể đi rồi, bọn họ không dám giữ ngươi lại đâu.
Đường Khẳng thấy trong thoáng mắt người bịt mặt trong kiệu đã hủy đi ý chí chiến đấu của địch nhân, không khỏi há mồm trợn mắt đứng ngây ngốc. Bây giờ nhìn lại phía sau, gã mới phát hiện cùm và dây sắt trên cổ, hai tay, hai cổ chân của Thiết Thủ toàn bộ đã bị chặt đứt. Lúc này gã mới rõ khi kiếm quang lóe lên lần cuối, người này đã chặt đứt cấm chế trên người Thiết Thủ mà gã vẫn không hay biết.
Chỉ nghe Thiết Thủ trầm giọng nói:
Tạ …
Người trong kiệu ngắt lời:
Ngươi đi đi! Ta còn ở đây, trước khi ngươi đi xa, mấy người ở lại đây không ai được nhúc nhích!
Y bỗng gọi:
Ê, hán tử!
Đường Khẳng rùng mình một cái, nhìn phải, nhìn trái, thấy Thiết Thủ nhìn y gật đầu, mới chỉ vào mặt mình:
Ngài kêu ta?
Người trong kiệu nói:
Ngươi dìu hắn đi đi!
Đường Khẳng đáp:
Được. Nhưng…
Người trong kiệu liền hỏi:
Người có muốn đổi qua đi ngựa hay không?
Y ngừng lại một chút rồi nói:
Hai huynh đệ này sẽ cho ngươi mượn ngựa
Đường Khẳng mừng rỡ vội quay lại đỡ Thiết Thủ lên một thớt ngựa, sau đó cũng tự mình tung người lên theo, lên tiếng hỏi:
Đại ân cứu mạng của các hạ, tại hạ sẽ vĩnh viễn không quên, dám hỏi …
Thiết Thủ hốt nhiên nói:
Không cần phải hỏi, nếu y có thể trả lời, sao lại phải bịt mặt!
Người trong kiệu cười đáp:
Đúng vậy! Ta hôm nay cứu các ngươi, nói không chừng, hôm khác lại muốn giết hai ngươi. Mọi người không cần phải mang nợ ân tình, ngày sau có động thủ cũng thuận tiện một chút.
Thiết Thủ nói:
Được, vậy chia tay ở đây, sau này gặp lại.
Đường Khẳng nắm dây cương từ từ tăng tốc, nhanh chóng rời đi. Lý Phúc, Lý Tuệ, Phùng Loạn Hổ cùng mười hai tên binh lính thật sự động cũng không dám động, nói gì đến đuổi theo.
Sau khi Thiết Thủ và Đường Khẳng đã đi xa, tên Bính hỏi:
Chủ nhân, chúng ta làm như vậy…?
Người trong kiệu thở dài:
Cho dù ngày sau có thể phải quyết một trận sinh tử với y, cũng không thể giương mắt nhìn anh hùng hảo hán bị đám chó lăng nhục!
Bốn gã bịt mặt khiêng kiệu đều khoanh tay:
Dạ!
Chú thích:
Giáp, Ất, Bính, Đinh lần lượt là bốn can trong mười can, được dùng để gọi tên bốn người bịt mặt khiêng kiệu.