Chương 90 - Tiêu Phương Dùng Kế
-
Ngược Về Thời Minh
- Nguyệt Quan
- 5150 chữ
- 2019-08-26 04:45:48
Chính Đức nghe xong, không dám tin bật thốt:
- Hà Nam là nơi cằn cỗi như thế sao? Những bảo vật nơi ấy chỉ là ... chỉ là bò cạp, ve sầu, xâu tiền sao? Đáng thương! Thật là đáng thương!
Chương chín mươi Tiêu Phương Dùng Kế
-----------
Tiêu Phương cười nhẹ:
- Đúng vậy! Chỉ là... hai vị đại nhân Vương Ngao và Lưu Phương vừa mới bị hoàng thượng từ chối thẳng thừng, lão phu sợ mình cũng sẽ bị đuổi cổ ra thôi. Dương đại nhân là bầy tôi đắc lực trước mặt Hoàng Thượng, có chuyện này lão phu muốn nhờ đại nhân hỗ trợ dâng lời.
Dương Lăng chợt máy động trong lòng, giật mình hỏi:
- Đại nhân cũng là vì việc Tín Dương mà tới à? Không dối đại nhân, khi nãy hạ quan cũng đã khuyên Hoàng Thượng rồi...
Dương Lăng kể lại từ đầu chí cuối việc vừa rồi cho lão nghe, rồi khẽ thở dài:
- Hoàng Thượng ít tuổi, hãy còn chưa hiểu chuyện dân gian, có một số việc chưa chắc có thể trình bày rõ ràng được với Hoàng Thượng. Hiện nay hạ quan cũng chẳng còn biện pháp gì nữa!
Tiêu Phương không giống bọn người Vương Ngao, Dương Phương chú trọng đến khí phách thư sinh. Mặc dù tuổi quá thất tuần, râu tóc bạc phơ nhưng tấm lòng nhiệt tình mưu cầu danh lợi của lão lại chẳng hề giảm bớt. Bây giờ Dương Lăng đang là nhân vật được Chính Đức coi trọng nên lão đã có ý muốn kết giao, vì vậy tuy quan chức cao hơn Dương Lăng, nhưng lão lại có thái độ cực kỳ khiêm tốn với y.
Nghe Dương Lăng nói xong, Tiêu Phương cau đôi mày bạc trắng, suy nghĩ rất lâu rồi cẩn thận nói:
- Hoàng Thượng từ bé đã ở trong cung, chẳng biết nỗi khổ của dân gian cũng là lẽ thường. Không giấu gì Dương đại nhân, lão phu là người Bí Dương, Hà Nam, quê nhà cũng đang chịu phải tai ương, khắp chốn Hà Nam lúc này nạn dân kêu khóc đòi ăn, người bị nạn nào chỉ có ở một nơi. Bạn bè thân hữu ở Bí Dương và Tín Dương đều lên kinh nhờ vả, dù thế nào lão phu cũng phải cố gắng nói một lời trước mặt hoàng thượng. Nếu đã không thể can gián trực tiếp thì lão phu nghĩ nên đi đường vòng. Có điều việc này vẫn phải nhờ Dương đại nhân giúp đỡ, mong rằng Dương đại nhân sẽ tương trợ.
- Ồ! Nếu có thể giúp đỡ cho người dân đang khốn khó, Dương Lăng sẽ không chối từ. Không biết lão đại nhân có cao kiến gì?
Dương Lăng vội hỏi.
Tiêu Phương nghe y đồng ý, lập tức vui vẻ kề tai nói nhỏ với y một hồi. Dương Lăng nghe xong ngạc nhiên nhìn lão, thầm nghĩ:
Tuy rằng hoàng đế trẻ người non dạ, nhưng cũng đã là thiếu niên mười lăm sáu tuổi rồi; tuy y rất ham chơi, nhưng liệu y lại khoái mấy thứ trò chơi con nít này sao?
Nhưng vị lão đại nhân này đã nói thế, mình cũng không ngại giúp lão một tay, nếu có thể thành công thì quả là công đức vô lượng rồi. Dương Lăng bèn gật đầu đáp:
- Cứ như vậy đi, ty chức đi đây. Ngày mai đại nhân chuẩn bị sẵn đồ vật cho tốt chờ Hoàng Thượng triệu kiến là được.
Kết thúc buổi triều sớm, hoàng đế Chính Đức bãi giá về điện Trung Hoà. Vừa vào cửa điện, hắn đã ngáp một cái rõ to, càu nhàu với Dương Lăng đang đứng đợi:
- Ngày nào cũng khởi giá sớm như vậy, thực mệt chết đi được. Đáng ghét nhất là cái ngai vàng. Ta có thể nói kẻ chế ra cái ngai vàng này nhất định có thù oán với hoàng đế. Cái bản ghế quá cứng, ngồi rất khó chịu; lưng ghế quá sâu, không dựa lưng được; tay vịn hai bên lại quá xa, muốn dựa vào một chút cũng không xong. Rõ là muốn người ngồi trên đó mệt bao nhiêu là cho mệt bấy nhiêu.
Dương Lăng nghe xong cảm thấy hơi buồn cười, chợt nhớ Đại Minh từng có vị hoàng đế làm thợ mộc, nhưng theo trí nhớ thì dường như không phải là hắn. Nghe hắn nói rõ ràng mạch lạc như vậy, chẳng lẽ con cháu họ Chu đều có thiên phú làm thợ mộc à?
Cốc Đại Dụng thấy hoàng đế nói về mấy chuyện này bèn vội đuổi đám cung nữ thái giám ra ngoài hết. Tuy Lưu Cẩn là người tâm phúc của hoàng đế Chính Đức, nhưng chức vụ hiện nay của lão vẫn còn chưa thay đổi, vẫn là thái giám thủ lĩnh của Chung Cổ ty. Khi bên này bãi triều, lão phải chỉ huy gõ chuông giống trống ở bên kia, bận rộn vô cùng, cho nên lúc này không có thời gian chạy tới hầu hạ hoàng thượng. Còn bọn Mã Vĩnh Thành và Trương Vĩnh thì ai nấy đều có công việc riêng, do đó bên cạnh hoàng đế chỉ có mỗi mình Cốc Đại Dụng hầu hạ mà thôi.
Chính Đức ngồi xuống sau long án, lấy từ trong hộp gấm trên bàn ra một chiếc bánh ngọt xốp giòn, vừa ăn nhồm nhoàm, vừa lúng búng nói:
- Được rồi! Ngươi nói Hà Nam có nhiều bảo vật, hôm nay muốn cho người đến tiến cống vài món đồ hiếm lạ. Vậy mau lấy ra cho ta coi.
Dương Lăng mỉm cười đưa mắt ra hiệu cho Cốc Đại Dụng. Sớm được y dặn dò, Cốc Đại Dụng vội đi ra trước điện, cao giọng gọi:
- Tuyên thị lang bộ Lại Tiêu Phương vào yết kiến!
Chỉ lát sau, Tiêu Phương đầu tóc tóc bạc phơ, tay tuồn vào trong ống tay áo, chạy chầm chậm từ trước điện lại. Đến cửa điện lão thở phì phò một hồi rồi mới rảo bước qua bậc cửa, quỳ sụp xuống, hô to:
- Thần Tiêu Phương ra mắt hoàng thượng!
Chính Đức uống một ngụm trà, cười toe toét bảo:
- Tiêu ái khanh hãy đứng lên! Trẫm nghe nói Hà Nam có nhiều bảo vật, khanh có đem theo không, mau lấy ra cho ta xem thử.
Tiêu Phương dập đầu tâu:
- Khải bẩm Hoàng Thượng, vùng Hà Nam không có vàng, không có bạc, không có ngọc ngà châu báu. Cái gọi là bảo vật chẳng qua là những sinh vật hiếm khi thấy được ở những vùng khác, thần sợ sẽ làm kinh động thánh giá.
Chính Đức vừa nghe lập tức mừng rỡ. Mấy thứ vàng bạc châu báu thì có gì mà xem? Vừa nghe lão nói là có những sinh vật hiếm lạ, khó thấy được nơi khác, trong lòng y càng ngứa ngáy hơn, tâm tính thiếu niên cũng lập tức nổi lên, Y bất chấp uy nghi hoàng thượng, vỗ bàn cười, sốt ruột giục:
- Mau lên! Mau lấy ra cho trẫm xem một chút, trẫm thích mấy thứ này lắm.
- Dạ, vi thần tuân chỉ!
Tiêu Phương ngẩng đầu liếc mắt nhìn Dương Lăng. Dương Lăng mỉm cười, khẽ kín đáo gật đầu với lão, lúc này Tiêu Phương mới yên tâm.
Hôm nay lão lên đây hiến lời ngay, thực sự cũng rất phiêu lưu mạo hiểm. Nếu hoàng thượng nhìn thấy vật do lão trình lên, chẳng những không thích mà còn nổi giận, lão sẽ thành ra trộm gà không được mà còn bị ăn mất nắm gạo, không khéo phải vào thiên lao bầu bạn với Vương Quỳnh Vương đại nhân chứ chẳng chơi. Bây giờ có Dương Lăng gật đầu nhận hỗ trợ, nếu lát nữa chẳng may hoàng thượng phát hoả, có y bảo kê hẳn sẽ không sao.
Tiêu Phương lấy từ trong tay áo ra ba hộp nhỏ, cung kính dâng lên, nói:
- Quê nhà của thần không sản sinh ra bảo vật gì khác, chỉ có mấy thứ hiếm lạ này, mời hoàng thượng ngự lãm.
Chính Đức sốt ruột:
- Đưa lên đi! Mau đem qua cho trẫm xem.
Tiêu Phương đứng dậy bước tới trước, đặt ba chiếc hộp trên long án trước mặt Chính Đức rồi cẩn thận mở một hộp ra, nhè nhẹ đẩy tới trước mặt Chính Đức.
Chính Đức mở to hai mắt chăm chú nhìn. Hắn thấy trong hộp có một con vật có mấy cái chân màu vàng óng, gần như trong suốt, trên lưng là một lớp vỏ đen xì, dày cứng, cái đuôi giương cao quắp lại thành móc câu, trông như đại tướng quân uy vũ. Hắn không khỏi ngạc nhiên cười hỏi:
- Đây là con gì vậy? Trông thật thú vị!
Hắn vừa nói vừa thò tay vào định sờ, Dương Lăng vội giữ tay hắn lại, can:
- Hoàng Thượng cẩn thận! Con vật này gọi là bò cạp, là độc vật. Nếu bị cái móc trên đuôi nó chích trúng sẽ đau đớn không chịu được, chớ có đụng vào nó.
Chính Đức thích chí:
- Thì ra con vật đáng yêu này chính là bò cạp à, trông thật đẹp và oai vệ. Trẫm có nghe qua về 'Ngũ Độc', đáng tiếc lại chưa được thấy. Hôm nào tập hợp những độc vật này lại cùng một chỗ, cho chúng đánh nhau xem thử con nào độc hơn. Trong hộp đó còn có cái gì nữa, đem cả ra đây xem nào!
(:gồm bò cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc)
Cốc Đại Dụng cầm nắp đậy cái hộp đó lại, rồi mở một cái khác ra. Trong hộp có một con gì đó trông mềm mềm, đen thui, bò tới bò lui trong hộp rất nhanh. Chính Đức thấy vậy không thích, nhíu mày hỏi:
- Đây là con gì?
Tiêu Phương đáp:
- Hồi bẩm Hoàng Thượng, con vật này tên là con xâu tiền. Cuộc sống của dân chúng Hà Nam nghèo khổ, trên người không có tiền, nhìn thấy con vật này giống như một dây để xâu tiền, bèn dùng nó để trêu đùa, mong có ngày gia cảnh sung túc hơn.
(: hay còn gọi là du diên, tên khoa học là Thereuonema tuberculata)
Chính Đức ờ một tiếng, nhạt nhẽo phán:
- Con xâu tiền trông chán chết! Còn hộp thứ ba là gì?
Tiêu Phương mở hộp cuối cùng. Nắp hộp vừa mở ra, chỉ nghe một tiếng vù, một con vật từ trong hộp bay ra, bay vòng quanh điện vài vòng, rồi kêu lên một tiếng bay vụt ra khỏi cửa điện.
Hoàng đế Chính Đức nhìn mà há hốc mồm, ngạc nhiên thích thú hỏi:
- Đây là vật gì, là chim à? Sao lại bay đi rồi?
Dương Lăng thấy mấy con vật bình thường như vậy mà hoàng đế Chính Đức đều chưa thấy qua, xem ra thật là đáng thương. Nhưng ngẫm lại có những đứa trẻ đô thị tới nông thôn, ngay cả cây ngô (bắp) non cũng không nhận ra, còn lấy làm lạ là tại sao lại có thứ cỏ dại trông thẳng tắp như vậy. Cho nên vị hoàng đế này không biết mấy thứ nọ cũng không có gì là lạ.
Dương Lăng bèn cười đáp:
- Hoàng Thượng! Con vật đó gọi là con ve, cũng được gọi là ve sầu. Vì tiếng kêu của nó như hai chữ 've sầu' (nguyên văn
tri liễu
). Con vật này ăn gió uống sương, lấy nhựa cây làm thức ăn.
Tuy Tiêu Phương đọc rất nhiều sách, nhưng xưa nay mọi người đều cho rằng con ve uống sương mà lớn, còn có người chuyên làm thơ phú để ca ngợi sự cao thượng của con ve. Đây là lần đầu lão nghe nói con ve hút nhựa cây nên không khỏi liếc mắt nhìn Dương Lăng, nhưng rồi lập tức phụ họa:
- Dương đại nhân nói đúng đó! Mấy năm nay Hà Nam nếu không hạn hán thì là lụt lội, đất đai không trồng trọt được lương thực, đến cả chim chóc cũng sắp chết đói, chỉ có những con vật không cần ăn gì thì mới có thể sống được.
Chính Đức nghe xong, không dám tin bật thốt:
- Hà Nam là nơi cằn cỗi như thế sao? Những bảo vật nơi ấy chỉ là ... chỉ là bò cạp, ve sầu, xâu tiền sao? Đáng thương! Thật là đáng thương!
Nhân cơ hội, Tiêu Phương bèn quỳ xuống tâu:
- Hoàng Thượng từ bi, dưới sự trị vì của tiên đế và hoàng thượng, vốn là quốc thái dân an, dân chúng an cư lạc nghiệp. Thế nhưng không hiểu sao mà mấy năm nay Hà Nam liên tiếp bị thiên tai, do đó đời sống dân chúng rất khổ cực, mặc dù chưa tới nỗi
đổi con cho nhau để ăn
, nhưng có rất nhiều người dân không kiếm được ba bữa. Hai ngày trước, thần gặp vài người đồng hương chạy nạn tới đây, thần mới biết mức độ nghiêm trọng của tình hình thiên tai ở cố hương.
Thần là người Hà Nam, nhưng đồng thời cũng là bề tôi của Hoàng Thượng, do đó không dám thổi phồng việc này, e làm rác tai bệ hạ, đồng thời cũng không dám không báo cho Hoàng Thượng. Do đó thần mạo muội tâu lên, xin Hoàng Thượng làm chủ cho dân chúng Hà Nam.
Chính Đức lúc này mới rõ ý lão. Hắn nhìn các hộp gỗ trên bàn một lúc, rồi bật cười:
- Tiêu thị lang rất có thủ đoạn! Thôi được, trẫm sẽ chuẩn những tấu chương của những quan viên Hà Nam các ngươi, miễn thuế ruộng cho Hà Nam. Đã ban ân đức, phải ban nhiều một chút, vậy trẫm sẽ miễn... cho Hà Nam năm năm thuế khóa, khanh thấy thế nào?
Tiêu Phương vừa nghe liền mừng như điên. Lão quỳ sụp xuống đất, dập đầu lia lịa, liên thanh ca ngợi Hoàng Thượng thánh minh, rồi một loạt những từ ngữ ca ngợi thao thao bất tuyệt được tuôn ra như nước lũ tràn bờ, khiến cho cả Chính Đức nghe xong cũng chịu không nổi. Hắn bụm miệng cười ha hả rồi bảo:
- Đủ rồi! Đủ rồi! Khanh hãy lui xuống đi, lát nữa ngọ triều trẫm sẽ hạ chỉ là được.
Chính Đức đảo mắt nhìn thấy Dương Lăng đang đứng một bên cười tủm tỉm, không khỏi mỉm cười, giả vờ giận dữ trừng mắt nhìn y, nói:
- Khanh chớ đắc ý! Hôm nay trẫm tưởng có vật hiếm lạ để chơi, nhưng lại rất thất vọng. Chuyện này vẫn ở trên người khanh! Trong vòng ba ngày, khanh phải tìm mấy thứ đồ chơi thật tốt cho trẫm xem!
Dương Lăng cười hì hì vâng lệnh, rồi cùng thị lang bộ Lại Tiêu Phương dập đầu tạ ơn, cùng nhau lui ra khỏi đại điện. Tiêu Phương kéo tay Dương Lăng liên tục cảm ơn, cao hứng tới mức nói năng lộn xộn.
Dương Lăng nghe lão nói người Hà Nam nhất định sẽ đội ơn y lần này, bèn không khỏi cười nói:
- Việc này cũng không hẳn! Đại thần trong triều nhiều người hiểu lầm với hạ quan, e rằng... ngay cả hai vị đại nhân Dương Phương và Vương Ngao là người Hà Nam cũng vẫn xem tại hạ như giặc.
Tiêu Phương khoát tay khinh thường nói:
- Chớ để ý đến đám người đó. Dân chúng chỉ biết ai cho họ cơm ăn, ai cứu mạng sống của họ. Còn đám người chỉ biết lễ giáo, chẳng biết thực hành đó, đại nhân đừng để ý tới họ.
Tiêu Phương là tiến sĩ năm Thiên Thuận thứ tám. Đầu năm Hoằng Trị được điều tới Hoắc Châu làm Tri phủ, được đề bạt làm Đề học phó sứ ở Tứ Xuyên , rồi được điều tới Hồ Quảng, không lâu sau, lại thăng làm Hữu thông chánh ở Nam Kinh, sau lại được thăng làm Hữu thị lang bộ Lễ, cho đến giờ thì ngồi vào vị trí thị lang bộ Lại .
Để hiển thị tài hoa của mình, lão thường xuyên dâng thư tấu sự, đưa ra những kiến giải của mình đối với sự việc trong triều đình và địa phương, hy vọng có thể khiến cho hoàng đế Hoằng Trị coi trọng và trọng dụng.
Đáng tiếc quan viên khi ấy hoặc nhiều hoặc ít đều có địa bàn của mình. Lão lần lượt nhậm chức bộ Lễ và bộ Lại, hai thượng thư Vương Quỳnh và Mã Văn Sinh tuy rất trung thành với triều đình, nhưng về mặt đạo đức cá nhân cũng không thể thập toàn thập mỹ được: bản sớ của Tiêu Phương thường bị bọn họ gạt bỏ không trả lời. Vì phần lớn những quan viên này là người phương nam nên Tiêu Phương rất oán hận đám quan viên phương nam.
Lúc này trong triều ngoại trừ đại học sĩ Lưu Kiện, những người nắm quyền phần lớn là tài tử vùng Chiết Giang, Hồ Nam và Giang Tây. Do đó quan viên trong triều mà lão nhìn vừa mắt cũng chẳng có mấy ai.
Dương Lăng đến từ Kê Minh, là đồng hương phương bắc, lại là cận thần của thiên tử, hơn nữa vừa rồi lại giúp đỡ nhiệt tình khiến lão có thể ăn nói với các phụ lão ở quê nhà, trong lòng Tiêu Phương tự nhiên cảm kích tới rơi nước mắt.
Nghe Dương Lăng nói y bị triều thần kỳ thị, Tiêu Phương nhớ tới những bản sớ của mình bị gạt bỏ, không khỏi dâng lên mối đồng cảm, lập tức chắp tay:
- Việc thiện hôm nay của Dương đại nhân sẽ cứu sống mấy chục vạn dân chúng Hà Nam. Sau này nếu đại nhân có gì sai khiến, chỉ cần nói một tiếng, lão phu nếu có khả năng, quyết sẽ không chối từ.
Dương Lăng cười cười cám ơn, rồi chắp tay tiễn vị đại nhân này đi. Lúc này y chỉ nghĩ mạng mình có hạn, cố sống sao cho vui vẻ một chút, nếu có thể tiện tay làm chuyện tốt thì cứ làm một ít. Mặc dù đây là cơ duyên người khác cầu cả đời cũng không được, nhưng y lại không có chí lớn gì, do đó y hoàn toàn không để tâm đến lời hứa của vị
phó bộ trưởng bộ khen thưởng
này.
Ngọ triều đã tan, Chính Đức thở phào nhẹ nhõm. Y trở lại Càn Thanh cung bỏ nghi trượng, vừa ăn chút đồ ăn vặt vừa bảo tên tiểu thái giám đi gọi mấy người Mã Vĩnh Thành tới, tìm tiếp mấy trò chơi mới mẻ giải buồn. Lúc này bên ngoài chợt có người cao giọng hô:
- Đại học sĩ Lưu Kiện của Vũ Anh điện, đại học sĩ Lý Đông Dương của Cẩn Thân điện và đại học sĩ Tạ Thiên của Hoa Cái điện cầu kiến Hoàng Thượng.
Hoàng Đế Chính Đức
a
lên một tiếng, lật đật kéo ngăn kéo, đút hộp mứt hoa quả vào. Lần trước hắn không để ý, lúc tiếp kiến Lưu Kiện vẫn còn bày trên bàn một hộp trái cây khô. Lưu Kiện trông thấy liền tức thì hùng hồn buông lời răn bảo một phen, phê phán Hoàng Thượng không quan tâm đến long thể, ăn uống lung tung, cơm nước không đúng giờ, làm cho Chính Đức lúc đó phải thề thốt đã biết lỗi, rằng sau này sẽ không ăn bậy uống bạ nữa, lúc đó Lưu Kiện mới bỏ qua. Nếu hôm nay lại bị bọn họ bắt gặp, ba vị đại học sĩ đồng loạt mở miệng thì làm sao hắn sống cho nổi?
Chính Đức giấu kỹ hộp mứt hoa quả rồi mới ngồi thẳng người dậy, bảo:
- Mời ba vị đại học sĩ vào điện!
Ngoài cửa điện, ba ông già cất tiếng đáp lời rồi đi vào điện. Hôm nay ba vị đại học sĩ cùng dắt tay nhau tới đây là vì một chuyện lớn. Tân vương kế vị, lục cung vô chủ, tuy hoàng đế tuổi tác còn nhỏ, nhưng việc này cũng phải thu xếp càng nhanh càng tốt.
Đương nhiên, việc nạp hậu là việc mà Chính Đức không tự làm chủ được. Bọn họ đến đây, cũng chỉ là theo lễ tiết xin sự đồng ý của hoàng đế, chỉ cần hắn gật đầu lập tức có người lo liệu toàn bộ, hoàng đế chỉ cần chờ vào động phòng là xong.
Việc tuyển lập hoàng hậu, sẽ là người trung cung mẫu mực, tuân thủ điển lễ, là một việc to lớn vô cùng. Tuy tầm quan trọng không bằng việc hoàng đế tuyển chọn người thừa kế, nhưng tính công khai lại rất cao. Bậc mẫu nghi thiên hạ đứng đầu chánh cung phải do phủ Nội Vụ lựa chọn cẩn thận; sau khi chọn được ứng cử viên, nội quan, nội các cùng với Thái Hoàng thái hậu, Thái hậu tiến hành thương thảo quyết định. Diện mạo của người được chọn chỉ là thứ yếu, người đó nhất thiết phải là con nhà quan lại, thân thế trong sạch, hiền lương thục đức mới có thể làm mẫu nghi thiên hạ. (: cách gọi khác của hoàng hậu)
Lúc này ngoại trừ chút tình cảm mơ hồ về Đường Nhất Tiên, đối với tình yêu nam nữ thì Chính Đức hoàn toàn không biết gì hết, những chuyện giường chiếu thì càng mù tịt. Do đó điều làm ba vị đại học sĩ mừng rỡ vô cùng chính là hoàng đế Chính Đức mấy ngày nay luôn luôn làm bọn họ đau đầu khi thương lượng bất kỳ chuyện gì, không ngờ hôm nay lại tỏ ra ăn ý vô cùng, không đưa ra bất cứ ý kiến phản bác gì cả.
Vốn ba vị đại học sĩ đang thẳng lưng vác một bộ mặt sẵn sàng chiến đấu, chỉ cần Chính Đức phản đối, lập tức họ sẽ phát động cuộc đại chiến nước bọt. Nay thấy hoàng đế Chính Đức đồng ý mọi thứ như vậy, ba lão thần liền vui vẻ cáo từ, lao tới phủ Nội Vụ bàn việc tuyển hoàng hậu.
Hoàng đế Chính Đức vẫn chưa hiểu việc tuyển vợ cho mình có ý nghĩa gì cho lắm. Hắn lôi hộp mứt hoa quả dưới bàn ra, nhón lấy một miếng cắn vài cái, rồi nằm dài bên cạnh bàn suy nghĩ một hồi, song vẫn không cảm thấy việc này có gì quan hệ gì với mình.
Ngẩng đầu lên, thấy Dương Lăng đang đứng trước mặt, hắn đột nhiên vỗ trán nói:
- Trẫm mới nhớ ra, hình như ngươi lâu lắm rồi chưa về nhà thì phải? Hôm nay cũng không cần phải tuần thủ trong cung, về nhà đi! Dù sao ngươi cũng không phải tảo triều, mai cũng không cần tới sớm như vậy đâu.
Ha ha, trẫm nhớ lúc phụ hoàng bãi triều đều tới thăm mẫu hậu, lần nào không đi là mẫu hậu không vui. Ngươi đi lâu như vậy rồi, Ấu Nương tỷ tỷ nhất định cũng sẽ không vui, bảo nàng không được trách trẫm đó. Này, ngươi cầm hộp mứt hoa quả này về đi, làm lễ vật ta bồi tặng cho Ấu Nương tỷ tỷ.
Dương Lăng vừa nghe Chính Đức thả y về nhà, vui tới cả người lâng lâng bay bổng. Y cũng không cần khách sáo với hoàng đế Chính Đức, vội vàng cám ơn rối rít rồi vui vẻ cất hộp mứt hoa quả. Đầu tiên y chạy đi gặp Liễu Bưu dặn dò gã quản thúc quan binh cho tốt, ít ngày nữa sẽ phải dời quân vào đóng trong ngự trang.
Sau đó y xin một thớt khoái mã, vừa ra khỏi hoàng cung là xoay người phóng lên ngựa, lao đi như tên bắn về phía Hộ Quốc Tự. Lúc này dân chúng toàn thành vẫn sinh hoạt như thường, chỉ có điều quần áo mặc trên người đều đổi thành màu trắng, trên đầu quấn khăn tang. Dọc đường đi y loáng thoáng nghe tiếng chuông trầm bổng trong các chùa chiền bồng bềnh vọng lại.
Theo quy định do Vương Quỳnh soạn, các chùa chiền lớn nhỏ đều phải đánh ba vạn tiếng chuông, ngày đêm không nghỉ. Đến hôm nay đã là ngày thứ ba, phỏng chừng số lần đánh cũng không còn nhiều. Mặc dù không ai đếm, nhưng người đánh chuông cũng phải tận tâm, không ai dám qua loa tắc trách, nghe nói có một số chùa chiền đã đánh hỏng mất vài cái chuông rồi.
Dương Lăng phi ngựa chạy vội về phố Hộ Quốc Tự. Vừa vào ngõ, y đã thấy một chiếc kiệu đang đi về phía mình. Hai gia nhân áo xanh đi bên cạnh kiệu lướt sát qua người y.
Dương Lăng xoay người xuống ngựa, phấn khởi dắt ngựa đến trước cửa nhà, đưa tay đẩy. Cửa nhà không khóa, Dương Lăng lập tức đẩy rộng cửa sân rồi dắt ngựa vào.
Y vừa vào sân, liền nhìn thấy Tuyết Lý Mai đang khom lưng đứng ở góc sân, cần cổ thanh mảnh, da thịt trắng như ngọc. Bóng dáng xinh đẹp ấy chỉ nhìn từ phía trắc diện mà đã tao nhã mê người không nói nên lời. Chỉ là mỹ nhân khí chất bất tục này lại đang mặc áo vải, đeo tạp dề xanh, trên đầu quấn một dải lụa trắng, trên chiếc eo giắt một cái gàu nhỏ, đang lụi cụi rắc thức ăn vào một cái chuồng nhỏ được dựng bằng củi ở góc sân.
Nghe thấy tiếng động, Tuyết Lý Mai liền quay đầu lại. Vừa nhìn thấy kẻ bước vào là y, nàng lập tức vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, đặt chiếc gàu xuống, phấn khởi chạy ra đón, mở miệng gọi:
- Đại... ,
Dương Lăng lập tức ra hiệu cho nàng im lặng, khẽ giọng cười:
- Đừng kêu! Ấu Nương có ở trong nhà không? Ta sẽ len lén đi vào.
Trên gương mặt vui mừng của Tuyết Lý Mai hiện lên chút hâm mộ. Nàng vội gật đầu lia lịa, dịu dàng đáp:
- Ừm! Tỷ tỷ ở trong đó. Vừa rồi có người tới gặp đại nhân, mà đại nhân không có ở nhà, hắn còn nói là hai ngày qua đại lễ tân đế đăng cơ đã xong, đại nhân sắp về thôi. Ấu Nương tỷ tỷ và chúng tôi nghe thế đều rất vui. Hì hì, không ngờ hắn vừa mới đi, đại nhân đã về thật rồi.
- Ồ?
Dương Lăng vừa cột cương ngựa vào gốc hòe to, vừa thuận miệng hỏi:
- Ai tìm ta vậy? Tìm ta có chuyện gì?
Tuyết Lý Mai ngoan ngoãn theo tới bên cạnh gốc cây, vuốt những sợi tóc mai vương trên trán, hé miệng cười đáp:
- Vị công tử đó tựa hồ có tâm sự trong lòng, nhưng lại không kể với chúng tôi. Hắn chỉ nói hắn là tam công tử của thượng thư bộ Lễ, tên là Vương Cảnh Long, còn nói ngày mai sẽ lại tới tiếp kiến.
- Vương Cảnh Long?
Tên người này nghe rất quen. Dương Lăng đột nhiên nhớ ra
chẳng phải Vương Cảnh Long chính là chân mệnh thiên tử trong lòng Ngọc Đường Xuân trong lịch sử sao?
Vương Cảnh Long đến thăm, không cần phải hỏi cũng biết, chính là vì lão Vương Quỳnh bị giam hơn mười ngày rồi, ba vị đại học sĩ xin tha cho mà hoàng đế vẫn không chịu. Nhà họ Vương bồn chồn lo lắng nên đã gõ cửa nhà y nhờ vả.
Không nghĩ tới Vương Cảnh Long và các nàng Ngọc Đường Xuân rốt cuộc vẫn gặp nhau. Nếu nói đây là số mạng, không biết đôi tình nhân vốn được định sẵn từ trước này, sẽ vẫn có duyên đến với nhau hay không? Dương Lăng nhớ trong câu chuyện nọ cuối cùng cả Tô Tam lẫn Tuyết Lý Mai đều gả cho Vương Cảnh Long, trở thành sủng thiếp của hắn.
Dương Lăng vừa nghĩ thầm, vừa dùng ánh mắt quái dị đánh giá Tuyết Lý Mai vài lần. Tuyết Lý Mai không biết suy nghĩ của y, chỉ nhận thấy ánh mắt Dương tướng công cứ nhìn mình chằm chằm. Lần này quan sát cẩn thận, Dương tướng công mà nàng đã nhiều ngày không gặp đã trưởng thành thêm vài phần, có vẻ nam nhân uy vũ, làm tâm hồn thiếu nữ của nàng không khỏi rộn lên, trong mắt bất chợt dâng lên chút ngượng ngùng, khuôn mặt ngọc ngà ửng lên một lớp phấn hồng.
Dương Lăng sực tỉnh lại, việc này có suy tính cũng vô dụng. Dù sao ngày mai Vương Cảnh Long vẫn sẽ tới, nếu như Tô Tam và Tuyết Lý Mai đúng là có duyên với hắn thì y cũng không ngại chu toàn chuyện này cho họ. Nhà họ Vương là quan lại thế gia, dòng dõi Nho học, cũng sẽ không làm khó mấy người Tuyết Lý Mai.
Nghĩ thông suốt xong, Dương Lăng liền dứt bỏ tâm sự, đưa roi ngựa cho Tuyết Lý Mai, mỉm cười với nàng, rồi rón ra rón rén đi về phía cửa phòng mình. Cửa phòng khép hờ, xộc vào mũi y là mùi thịt kho thơm phức, trong lòng Dương Lăng tràn đầy cảm giác hạnh phúc được gặp lại người mình yêu.
Y lặng lẽ thò đầu vào nhìn, thấy Hàn Ấu Nương đang quay lưng về phía mình. Nàng ngồi ở trước bếp, mặc một chiếc váy màu xanh lơ, lớp vải lót bên trong chắc hẳn đã sờn, do đó bộ đồ đơn bạc làm cho thân thể nhỏ nhắn xinh xắn trông gầy hơn so với trước, eo thon uyển chuyển uốn lượn, cặp mông nhỏ vẫn săn chắc đẫy đà.
Trong lòng Dương Lăng nóng hầm hập, y liền sải bước đi vào vươn tay ôm ngang eo Ấu Nương, vỗ mạnh vào mông nàng, rồi cất tiếng cười vang trong tiếng kêu kinh hãi của nàng:
- Tướng công về nhà mà không ra đón! Vi phu phải chấp hành gia pháp, trước hết sẽ phát vào mông ba mươi cái.