Chương 2: Thời Của Những Cái Gối


Số từ: 15598
Nguồn: Isach
Dịch giả: Lê Minh Sơn
NXB Hội Nhà Văn
Hai vợ chồng Chương Vũ và Doãn Xích Tầm sau khi đến nông trường Vĩ Hà, cũng như những người khác, được phân về đội nam và đội nữ. Đây là vùng đất chua phèn vùng Tây Nam Phúc An, nơi lao động tập trung khép kín của trí thức Viện Thiết Kế Kiến Trúc từ tỉnh khác đến.
Hai vợ chồng được điều từ Bắc Kinh về Phúc An hồi cuối những năm sáu mươi, việc điều động này đã là một hình thức kỉ luật: Doãn Xích Tầm vốn là một kiến trúc sư của viện kiến trúc Bắc Kinh, bởi đã phát biểu những ý kiến bất đồng với quy hoạch thành phố. Hồi ấy, anh còn trẻ, sôi nổi, nói năng không giữ ý. Có một chuyện cũ ít người bíêt: ngày đầu dựng nước, chủ tịch Mao Trạch Đông mời ông Lương Tư Thành 1 lên lầu Thiên An Môn để thảo luận quy hoạch tương lai của thành phố. Mao Trạch Đông hiểu biết về đô thị không sâu, hoặc giả đang bận chỉ đạo đất nước, lòng đang say sưa với thắng lợi của cách mạng, hoặc đang suy tư mong muốn dân giàu nước mạnh, phải cấp bách phát triển công nghiệp. Người đứng trên lầu Thiên An Môn nhìn xuống phía dưới, chậm rãi và kiên nghị vung cánh tay vĩ nhân về phía xa xôi mờ mịt, nói với Lương Tư Thành: Sau này đứng đây phóng tầm mắt phải thấy một rừng ống khói. Lời nói dứt khoát của lãnh tụ làm Lương Tư Thành sợ hãi, nhưng Doãn Xích Tầm một kiến trúc sư trẻ, khi nghe thấy tin đó, chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp, lập tức bày tỏ nghi ngờ. Anh cảm thấy, nếu đứng trên Thiên An Môn mà nhìn thấy một rừng ống khói thì quả là một chuyện hoang đường không thể tưởng tượng nổi. Bắc Kinh, thành phố văn hoá nổi tiếng sao có thể biến thành một đại công xưởng được! Mấy năm sau, người ta điều tra ra ý kiến của Doãn Xích Tầm ngả về phía Lương Tư Thành, anh và vợ là Chương Vũ bị điều từ Bắc Kinh về một viện kiến trúc tỉnh lẻ. Lúc đó Chương Vũ là phiên dịch tiếng Anh của phòng tư liệu viện thiết kế.
Lần điều động ấy không gây sóng gió trong lòng họ, hồi ấy cách mạng đang lên, các thành phố không có gì khác nhau. Phần lớn người của viện kiến trúc thiết kế Bắc Kinh cũng về nông trường này, nông trường nọ ở miền Nam để lao động và học tập tập trung, cách mạng sẽ không bỏ rơi những đối tượng cách mạng đó.
Họ đem theo hai cô con gái Doãn Tiểu Khiêu và Doãn Tiểu Phàm đi theo, vừa làm quen với Phúc An lại phải xa ngay. Họ thu xếp ổn định cho con cái, giao tất cả sổ hộ khẩu, sổ gạo, phiếu vải, tem thực phẩm, cả sổ tiết kiệm và tiền nong cho Khiêu. Giao trách nhiệm nặng nề quản lí gia đình cho Khiêu xong, họ cùng hầu hết những người của viện thiết kế đem theo hành lý về nông trường Vĩ Hà. Cách thức này như ngầm bảo với họ lao động không có giới hạn, không phải một tuần, không phải một tháng, có thể là mấy năm, họ chuẩn bị lâu dài. Họ được giai cấp công nhân của nông trường lãnh đạo và quản lí, điều quan trọng trước tiên là hai vợ chồng phải ở riêng - vợ chồng ở riêng sẽ giúp cho ý chí cách mạng them kiên định và lao động nghiêm túc hơn. Họ ở trong căn nhà tập thể lớn, đàn ông ở với đàn ông, đàn bà ở với đàn bà, nhà thì trống rỗng. Lao đông cụ thể của họ là đóng gạch cho nông trường. Doãn Xích Tầm hàng ngày phải kéo xe bò nặng nề, Chương Vũ thì hai tay đeo găng tay vải to xù đứng xếp gạch lên xe.
Những trí thức lao đông ở nông trường Vĩ Hà, đội nam và đội nữ, không ai phản đối cách mạng, sau giờ lao động họ có dư thời gian học tập, hoặc phê phán đấu tranh, hoặc kiểm điểm lẫn nhau. Bằng phương thức đó họ nỗ lực tẩy rửa những tàn tích phi vô sản còn rơi rớt trên thân mình, toàn thân lấm lem bùn đất, chân giẫm lên phân bò, họ nhiệt tình muốn thay đổi cốt tuỷ, thịt da. Nhưng đồng thời họ là lũ người nhu nhược, mơ tưởng hão huyền, than xác và long họ không lúc nào yên ả. Khi kết thúc một ngày lao động mồ hôi nhễ nhại, mặt mày nhem nhuốc, nam về nhà nam, nữ về nhà nữ, chồng khát khao vợ, vợ khát khao chồng.
Nếu không bị ràng buộc bởi bầu không khí và tâm lý thời đó, xuất phát từ cách nhìn của một người thưởng thức, nông trường Vĩ Hà có một cảnh sắc mênh mông xa vời. Hàng vạn mẫu lau sậy bao vây, lau sậy là của nông trường, giống như những cánh hoa dày sít và mềm mại chung quanh bong hướng dương, nông trường là một bông hoa hướng dương.Nhất là về mùa thu, lau vàng cao quá đầu người và hoa trắng mịn như nhung trên ngọn bừng nở, hương thơm nhẹ nhàng, hiện lên một vẻ yên tĩnh thanh khiết chối bỏ trần thế. Nó che tầm mắt mà cũng ngăn cản mọi âm thanh, chỉ có những chú vịt trời màu nâu đậm chui lủi trong lau lách, vui đùa, đẻ trứng không ai quấy rầy. Trong cái tĩnh lặng của lau sậy, con người chợt cảm thấy sợ hãi và bất giác kêu lên, nhưng lại có cảm giác được sảng khoái được tắm mình trong cái thanh khiết của ngàn lau. Khi đêm xuống, gió thu lay động, rừng lau tựa như những cô gái đầu chùm khăn voan trắng, mặc váy trắng đang nín thở vội vã dồn bước. Thật đáng tiếc, bức tường của nông trường đã ngăn cách rừng lau với con người. Vợ chồng Chương Vũ và Doãn Xích Tầm không còn lòng dạ nào để ngắm nhìn cánh rừng lau sậy nhấp nhô ngoài kia.
So với những làn sóng lau sậy nhấp nhô cùng vẻ yên tĩnh mênh mang, nông trường càng tỏ ra bình lặng, đơn điệu. Từng dãy nhà gạch giống nhau đứng thẳng hàng. Chỉ có một nơi hấp dẫn người ta nhất đó là ngôi nhà nhỏ tren đồi kia. Nhưng đâu phải là đồi. Nơi này là đồng bằng không thấy đâu là cùng, cái gọi là đồi kia chỉ là khu đất cao hơn một chút nằm ở cuối ruộng rau của nông trường, gọi là gò đất cũng không đáng. Nhưng ở đồng bằng cao hơn một chút cũng là cao, ở nơi bằng phẳng nếu có cao hơn cũng là cá biệt, trở thành khác thường, dù nó có cao hơn bao nhiêu, nếu người ta muốn thì vẫn có thể gọi là đồi. Ngôinhà nhỏ trên đồi.
Trên đồi có ngôi nhà nhỏ, ngày chủ nhật, chỉ có ngày chủ nhật, cửa mới mở cho các đôi vợ chồng ở tập thể đến đây... vui vẻ. Còn ngày thường nó bị khoá chặt. Chương Vũ và Doãn Xích Tầm không tính được ở đội nam và đội nữ có bao nhiêu đôi vợ chồng, ít nhất có hơn sáu chục đôi. Là vợ chồng ai cũng cần cái nhà nhỏ trên đồi kia, nhà chỉ có một gian, mà ngày cũng chỉ có một, bởi thế họ phải xếp hàng.
Họ xếp hàng không giống xếp hàng mua rau ngoài chợ, tuy là cặp vợ chồng chính đáng đấy nhưng lại không đàng hoàng xếp hàng chờ sử dụng cái ngôi nhà nhỏ trên kia. Ai đấy đều hiểu hàm ý của "sử dụng", hiểu rõ đến mức cực kỳ hưng phấn nhưng lại rất ngượng ngùng, xấu hổ. Bởi việc xếp hàng kia mang vẻ mất tự nhiên, khiêm nhường hoặc là có học của người trí thức, có lẽ cả chút mưu mẹo, bất lực. Từ sáng sớm chủ nhật, không ai thấy người xếp hàng rồng rắn chung quanh ngôi nhà nhỏ mà chỉ thấy từng cặp trai gái ngồi quanh đấy. Họ, hoặc ngồi dưới gốc cây, hoặc trong vườn rau, hoặc ngồi bó gối trên vài viên gạch nói chuyện với nhau. Vẻ mặt họ cũng bình thản thôi, nhưng mắt lại nhìn chằm chằm vào cánh cửa khép kín của ngôi nhà. Mỗi lần cửa mở là một đôi vợ chồng đã xong việc ra về, một đôi khác ngồi gần cửa lại vào, một đôi ngồi xa lại nhích lên một bước. "Một bước" ấy cũng thật đáng kể, ít ra còn cách cử mười lăm mét, ai có thể đang tâm đến ngồi sát cánh cửa được. Có những đôi vợ chồng đến muộn, đến muộn thì tính xem vị trí của mình nên ở chỗ nào, không có đôi vợ chồng nào đến muộn lại tranh vào trước người khác. Kẻ trước người sau, các cặp vợ chồng đều tính toán cả rồi. Thế trận mỗi nhóm hai người, trinh sát tiếp cận ngôi nhà từ các hướng khác nhau, lại giống với thế cờ mà người khác không thể hiểu nổi. Từng cặp vợ chồng mệt mỏi chờ đợi là những quân cờ trên bàn cờ. Kì thực đó là thế cờ tản mạn nhưng không rối, chỉ cần xuất hiện một nước đi thì thế cờ mới có chút rối rắm, tuy vậy vẫn không lộ rõ sự rối rắm. Trong kí ức, Chương Vũ và Doãn Xích Tầm cũng có lần như vậy.
Cuối cùng thì cánh cửa kia cũng mở, một đôi vợ chồng ra. Vợ chồng Chương Vũ và Doãn Xích Tầm biết rằng đã đến lượt mình, lập tức lặng lẽ tiến vào. Lúc này có một cặp vợ chồng khác đang từ phía trước họ đi tới. Hai cặp vợ chồng này đến cùng một lúc và khoảng cách của họ với ngôi nhà cũng bằngnhau. Nếu thể hiện trên bản vẽ, hai đoạn thẳng nối hai đôi vợ chồng này với ngôi nhà nhỏ kia sẽ tạo thành hai cạnh bằng nhau của một tam giác cân. Khi họ cùng xuất phát về phíangôi nhà nhỏ thì họ cũng đồng thời phát hiện ra vẻ lúng túng khó xử. Khi thấy lúng túng, có thể thoáng do dự, mà cũng chỉ thoáng do dự trong lòng, là biểu hiện bề ngoài của những người được giáo dục. Nhưng hiện thực lại mạnh mẽ hơn, hiện thực bảo họ phải vứt bỏ cái danh dự kia đi. Chương Vũ cảm thấy đôi chân mình bước gấp hơn, bởi chị thấy từ một phía khác đôi vợ chồng kia đi nhanh hơn, hình như họ bước dài hơn. Thế là chị cũng bước dài hơn... Chỉ chừng vài chục thước thôi mà họ cảm thấy con đường xa quá, hai cặp vợ chồng lặng lẽ và quyết liệt đua tốc độ. Họ vừa điều chỉnh bước đi, vừa quan sát đối phương, tính xem phải đến trước bằng cách nào. Họ vội vã nên cũng chẳng để ý đến dáng đi. Dáng đi chắc cũng chẳng đẹp gì, tranh nhau mà đi, cách đi cũng chẳng phải của vận động viên. Thiêu một chút nữa là họ cất bước chạy, nhưng họ không chạy, cuối cùng họ không chạy để làm cái việc vợ chồng mà chạy thì sẽ làm mất long nhau, tuy trong lòng thì đã chạy như điên như cuồng rồi. Lúc này Chương Vũ vươn người bước nhanh, quyết chiếm trước ngôi nhà nhỏ. Chị thấy xấu hổ vì bước đi dài, bởi bước đi dài là nỗi thèm khát của chị. Chị chỉ muốn chồng mình thôi nhưng giữa thanh thiên bạch nhật thế này, với dáng đi không lấy gì làm đẹp, chị đã nói với đất trời, nói với lau sậy, nói với cây cối, nói với gạch ngói không liên quan rằng, chị đang thèm khát được làm tình với chồng. Chị bước đi thật dài, không rõ mình không biết xấu hổ hay không còn cách nào khác. Cho đến khi họ may mắn đẩy cánh cửa bước vào nhà, chị cảm thấy vô cùng không phải với đôi vợ chồng đang đứng ngoài.
Cuộc đua làm vợ chồng Chương Vũ và Doãn Xích Tầm mệt thở không ra hơi, họ không kịp vuốt ve âu yếm và càng không nhiều lời với nhau mà cố nhanh chóng hành sự. Bởi họ giành được trước, cảm thấy không nên ở trong này lâu. Hầu hết các cặp vợ chồng vào căn nhà này đều làm thế cả, họ hiểu cái ràng buộc mình, không ai có thể khép cánh cửa lại rồi còn dềnh dàng làm gì. Dù vậy, cứ mỗi chủ nhật không phải cặp vợ chồng nào cũng được như ý muốn, những ai chưa kịp đến lượt thì lặng lẽ chờ đến tuần sau vậy.
Cách nông trường chừng hai cây số, ở phố Vĩ Hà có một nhà hàng bán thịt gà quay, chủ nhật, cũng chỉ có chủ nhật, những người ở đội nam và đội nữ mới có thể ra phố giải toả sự thèm thuồng. Cánh đàn bà thường thèm ăn hơn đàn ông. Sau khi Chương Vũ và chồng đã chiếm được căn nhà nhỏ, họ lại nghĩ đến hang gà quay trên phố Vĩ Hà. Nhưng thật đáng tiếc, họ không thể cùng lúc có được cả hai, không có cách nào vừa được vào căn nhà nhỏ vừa được thưởng thức món gà quay. Muốn mua gà quay thì mỗi chủ nhật phải dậy thật sớm, hồi ấy gà cũng là thứ quí hiếm, bởi nông trường có thêm những người bạn như Chương Vũ thì số gà quay có hạn cũng nhanh chóng bán hết.
Cũng có cặp vợ chồng muốn được cả hai, lúc mờ sáng, cửa nông trường vừamở, họ liền ra khỏi nông trường, chui ngay vào đám lau sậy dày đặc. Họ không thèm chờ đợi cái nhà nhỏ kia nữa, chỉ cần hành sự xong trong đám lau sậy rôì đi thẳng đến phố Vĩ Hà mua gà quay. Nhưng họ bị công nhân nông trường bắt quả tang và bị qui kết là ý chí cách mạng không kiên định, tác phong sinh hoạt đồi truỵ, phải kiểm điểm không biết bao nhiêu lần trong các cuộc họp.
Nhiều năm về sau Chương Vũ vẫn nhớ lại chuyện cũ, khi nhớ đến nông trường Vĩ Hà thì chị lại phải cố lảng tránh không nghĩ nữa. Chị không thể tưởng tượng nổi chỉ vì cùng lúc không đạt được cảhai việc mà chị đâm ốm nặng; sau nửa năm ở nông trường Vĩ Hà chị bị chứng hoa mắt chóng mặt nặng. Hai lần chị ngã xuống đống gạch và được phép nghỉ mấy hôm, nhưng vãn phải tham gia học tập vào buổi tối, dù sao thì học tập cũng nhẹ nhàng hơn lao động.
Cũng không may, hai lần nữa chị ngã gục giữa buổi học tập. Chị được đưa đến trạm xá của nông trường, thầy thuốc của nông trường không thể chuẩn đoán ra cái bệnh hoa mắt chóng mặt kì lạ của chị. Huyết áp, mạch của chị vẫn bình thường, nhưng cứ mỗi lần hôn mê chị lại tỏ ra chán nản, cứ tiếc rằng sao mình lại sống làm gì. Nhưng rồi trông thấy vẻ tiều tuỵ và lo lắng của chồng, chị mới cố để mình tỉnh hẳn lại. Chị rất yêu chồng nhưng khi thấy đôi tay nứt nẻ của mình, gửi thấy mùi ẩm mốc của chăn chiếu, nhìn cái hòm gỗ dùng làm bàn để ở góc nhà, cái cốc sứ bị chuột chạy làm gãy quai - cái cốc sứ sứt quai làm cho tất cả trở nên khốn khổ... Chị nhìn mọi thứ rồi mạnh dạn nghĩ, trước cái khốn khổ vô cùng vô tận này, chị lại muốn chìm đắm trong cơn mê sảng. Đúng là chìm đắm, chị trốn trong cái mê sảng, đến chết cũng không thú nhận sự thật với ai, kể cả chồng mình.
8
Nằm thật thích, đầu và cổ chị vùi trong chiếc gối lông vũ to xốp. Vài lọn tóc ngắn buông xoã trước trán, che lấp khuôn mặt, những người ở nông trường Vĩ Hà không thể nào tìm thấy chị, chị cho hai tay vào chăn, sẽ không còn cho tay vào đôi găng vải thô, đứng thở ttrước đống gạch đầy bụi đỏ.
Chương Vũ tỉnh lại, biết rằng mình đang nằm ở nhà mình, phía dưới là cái giường của mình, gối lên cái gối của chính mình - cái gối, gối ơi, chị uể oải xoay đầu trên gối. Đầu chị di nhẹ trên cái gối trắng tinh, cái đầu như nũng nịu cái gối đắt tiền bởi phải xa nhau lâu ngày mới được gặp lại. Chị nghĩ, thủa nhỏ chị là đứa trẻ lười biếng, mỗi buổi sáng phải dược chị Điền (vốn là vú nuôi, về sau thành người giúp việc gia đình) đứng trước giường gọi vài ba lượt mới dậy. Hồi đó Chượng Vũ như thế, đầu cứ lăn lăn trên gối làm tóc sau gáy rối cả lên, chân đạp mạnh trong chăn, lăn bên này rồi lăn bên kia vờ ngủ. Chị Điền phải kiên trì gọi vài ba lần cô bé Chương Vũ mới mở mắt đòi chị làm mặt xấu, làm tiếng mèo, tiếng chó, tiếng vẹt học nói. Chị Điền lấy tạp dề quấn thành khăn mỏ quạ giả làm bà sói, rồi chị kéo dài giọng làm tiếng mào, cuối cùng mới giả làm tiếng vẹt học nói: "Chị Điền dọn cơm! Chị Diền dọn cơm!" Chị Điền chìa cặp môi dày, vươn dài cổ làm con vẹt khiến Chương Vũ phá lên cười. Chị học theo tiếng con vẹt nuôi trong bếp vẫn làm bạn với chị. Những lúc nhàn rỗi, Chương Vũ hay vào bếp, rất thích nghe tiếng vẹt, bởi chị Điền học tiếng vẹt hay vẹt học tiếng chị đều rất giống nhau. Về sau, khi đã vào đại học, Chương Vũ rất muốn đưa chị Diền theo, tất nhiên không phải để gọi dậy sớm, dậy sớm đã trở thành thói quen, mà vì tiếng gọi léo nhéo của chị mỗi buổi sáng đã trở thành một phần giấc ngủ ngon lành và biếng nhác của Chương Vũ.
Chương Vũ vẫn di di cái đầu vào gối như muốn dựa thật sát vào nó. Chị được nông trường cho về Phúc An chữa bệnh, chữa hoa mắt chóng mặt không rõ căn nguyên, thời hạn là một tuần lễ. Chị thích lắm, Doãn Xích Tầm cũng mừng cho vợ, anh tranh thủ ngày chủ nhật ra phố mua hai con gà quay đem về cho con. Tuy Khiêu viết thư cho bố có nói "chúng con sống rất tốt", nhưng anh lại nghĩ, để hai đứa trẻ sống như thế với nhau chẳng có gì là tốt cả, bản thân sự việc ấy đã là không tốt. Nếu em ở nhà được lâu thì tốt. Anh nói với vợ. Anh không nghĩ rằng câu nói ấy trở thành lí do đầy thuyết phục để Chương Vũ ở lại Phúc An lâu: anh chẳng mong thế là gì? Chẳng phải anh rất muốn em ở nhà sao? Chị nói to với chồng nhưng lại thiếu tự tin.
Một tuần đối với Chương Vũ thật quí báu. Trước tiên, chị vùi đầu vào gối ngủ ba ngày liền, bất chấp ra sao, ba ngày không rời giường, ngủ bù lại sáu tháng thiếu ngủ. Chị lúc đói, lúc khát mới mở mắt bảo cô con gái lớn đưa cơm đưa nước dến bên giường. Ăn xong, uống xong lại ngủ, lại ngáy se se. Khiêu phát hiện mẹ ngáy, nó nghĩ mẹ từ ngày về nông trường Vĩ Hà mới bắt đầu ngáy.
Rồi chị cũng thức dậy, chị hoạt động cho giãn gân giãn cốt, cảm thấy đầu óc tỉnh táo, chân tay khoẻ khoắn, bụng sạch sẽ trống rỗng như đang chờ ăn uống thật nhiều. Chứng hoa mắt chóng mặt như biến đi đâu mất. Chị thấy thật hạnh phúc vì không chóng mặt nhức đầu, nhưng lại nhanh chóng cảm thấy sợ hãi: bao giờ chứng chóng mặt nhức đầu sẽ trở lại? Nếu không còn chóng mặt nhức đầu thì chị đâu còn được khám bệnh ở bệnh viện nữa. Mà chị thì rất cần được đi khám bệnh, trong tuần lễ nghỉ này chị phải đi khám để khi về báo cáo lại với y tế nông trường.
Chị ngồi trên giường, cố tìm lại cảm giác của chứng chóng mặt. Phàm cứ đứng bồi hồi vân vê váy của nó vàhỏi: mẹ, mẹ còn chóng mặt nữa không? Đúng là chị còn hơi chóng mặt, ngay cả Phàm cũngbiết mẹ có chứng chóng mặt, tại sao nó lại không bị nhỉ? Chị đến bệnh viện bằng xe buýt.
Hành lang bệnh viện Nhân dân ồn ào, lôn xộn, mùi thuốc mê lẫn với nhịp thở ốm yếu của bệnh nhân ngồi chờ khám làm Chương Vũ định bẻ về. Ngồi chờ rất lâu cô y tá mới gọi đến số của chị, chị vừa ngồi trước mặt một bác sĩ thì một bác nhà quê vào nói: bác sĩ ơi, bác sĩ đừng đùa với lão nhà quê này nữa, lão phải đi cả trăm cây số đến khám bệnh, bác sĩ chỉ cho được một hào thuốc thì chữa bệnh gì kia chứ? Có phải bác sĩ đùa lão không đấy... Ông già khẩn thiết yêu cầu bác sĩ kê thêm vài thứ thuốc quí, ông cứ kì kèo mãi, bác sĩ đành phải viết lại đơn thuốc.
Họ tên? Người bác sĩ hỏi nhưng vẫn cúi đầu. Chị nói họ tên mình, lúc này bác sĩ mới ngước lên, nhìn Chương Vũ rồi nghe chị kể bệnh tình. Không hiểu sao chị có chút bối rối, chị cứ ấp úng, chị như không chịu nổi cái nhìn của người bác sĩ, tuy biết đó chỉ là cái nhìn nghề nghiệp. Bác sĩ trạc tuổi chị, khuôn mặt gầy gò sáng sủa dưới vành mũ trắng sạch sẽ, đôi mắt bé nhưng lòng đen rất đen, anh nhìn chị bằng đôi mắt đen nhỏ, ánh mắt của anh như hai viên đạn chì bắn ra, nhảy nhót trên khuôn mặt chị. Cũng như những bác sĩ khác, anh không nói nhiều. Anh nghe nhịp tim của chị rồi viết mấy phiếu xét nghiệm thông thường như đưòng trong máu, mỡ trong máu, điện tâm đồ và bảo chị đi chụp X quang ở vùng cổ.
Có những xét nghiệm phải chờ mấy hôm sau mới có kết quả, có xét nghiệm chỉ một hôm là được. Hôm sau chị lại đến bệnh viện, chị lấy sổ khám nội khoa trước, rồi đi lấy kết quả các xét nghiệm và ngồi chờ bác sĩ Đường - chị biết tên bác sĩ nhờ ở đơn thuốc.
Một lần nữa chị ngồi trước mặt bác sĩ và cảm thấy ngay lòng đen mắt bác sĩ đang lướt trên khuôn mặt mình. Chị đưa các phiếu xét nghiệm, bác sĩ cúi xuống xem một lúc rồi ngước lên nói, chị yên tâm, sức khoẻ của chị rất tốt, không có bệnh gì cả. Tôi nghĩ đến đốt sống cổ của chị hoặc tim chị có vấn đề nhưng bây giờ thì tôi có thể nói chị không có bệnh gì cả.
Anh ta nói gì vậy? Chị nghĩ. Lẽ nào bác sĩ nói mình không có bệnh? Nếu không có bệnh thì làm sao rời bỏ nông trường được? Phải, phải bỏ cái nông trường Vĩ Hà ấy thôi. Lúc này chị hiểu ý muốn của mình: bỏ nông trường Vĩ Hà. Chị không muốn trở lại cái nông trường kia nữa, bởi thế chị phải có bệnh, không thể không được.
Không thể thế được! Chị nói vớibác sĩ và tái mặt, đứng dậy.
Bác sĩ vừa ra hiệu mời chị ngồi xuống, vừa ngạc nhiên hỏi, tại sao chị cứ muốn mình có bệnh?
Bởi tôi yếu, tôi có bệnh. Chị ngồi xuống và trả lời dứt khoát.
Vấn đề là chị không có bệnh gì cả. Bác sĩ xem lại những phiếu xét nghiệm trên mặt bàn và cả bản điện tâm đò, phim chụp X quang, nói: nguyên nhân có thể do tinh thần, tinh thần quá căng thẳng.
Tôi không căng thẳng, xưa nay tôi chưa bị căng thẳng bao giờ. Chị phản bác lại bác sĩ.
Nhưng chị đang có biểu hiện tinh thần căng thẳng. Bác sĩ Đường nói.
Một lần nữa chị bác lời bác sĩ mà nói rằng chị không bị căng thẳng mà thật sự có bệnh. Chị cảm thấy mình ngang ngược bất chấp lẽ phải, chẳng những không thuyết phục được bác sĩ mà còn không thuyết phục được cả chính mình.
Bác sĩ cười nói: dĩ nhiên tinh thần căng thẳng cũng là một thứ bệnh, một trạng thái của bệnh. Nhưng tôi là một bác sĩ nộikhoa, không có quyền chuẩn đoán bệnh này, tôi chỉ có thể... chỉ có thể...
Kết luận của bác sĩ làm một lần nữa chị đứng dậy, chị bắt đầu nói năng lộn xôn như một bà già: tôi không những có bệnh mà còn có hai đứa con, chúng còn nhỏ lắm. Tôi và chồng tôi đều ở nông trường, không ai chăm sóc chúng cả. Nông trường Vĩ Hà như bác sĩ biết đấy, rất xa Phúc An, ngày thường tôi không thể về được, hai dứa con gái của tôi, chúng... chúng... cho nên... Chợt chị ghé sát mặt bác sĩ, hạ giọng nói thật khẽ, thì thầm như tuyệt vọng - anh không thể.... không thể... tiếp theo chị thấy trời đất quay cuồng, cơn chóng mặt lại đến, chị mất hẳn cảm giác.
Chị vào nằm ở khoa nội, do bác sĩ Đường điều trị.
Khi tỉnh lại, điều chị nghĩ đến trước tiên là đôi mắt đen của bác sĩ. Chị còn nghĩ lại những điều chị nói nhỏ với bác sĩ trước khi chóng mặt ngã xuống, những lời thì thầm van xin - đúng là những lời van xin, chị nói thầm, khe khẽ với người đàn ông không quen biết. Chị có thể giải thích vì sợ người khác trong phòng khám nghe thấy, vậy thì, chị không sợ người bác sĩ không quen biết đuổi một phụ nữ không bệnh tật ra khỏi bệnh viện và thông báo về đơn vị của chị ư? Thời ấy, mỗi bác sĩ có thêm chức trách giám sát ý thức tư tưởng bệnh nhân. Chị sợ, nhưng chị muốn dùng lời thì thầm để sống mái một phen với người đàn ông cầm giữ số phận mình. Cơn chóng mặt cũng giúp chị. Một phụ nữ có thể chóng mặt hôn mê bất cứ lúc nào thì những lời thì thầm van xin thê thảm, đáng thương hơn cả khóc kêu trời đất, những lời thì thầm mềm mỏng ấy giống như một tín hiệu mờ tỏ và khơi gợi mơ hồ, bất định. Có thể không phải chị cố ý phát tín hiệu và sự khơi gợi nơi chị đã dẫn dắt chị.
Chị nằm trên giường trắng tinh của khoa nội mà cảm thấy chưa bao giờ được khoẻ khoắn như thế này. Sau này chị nói với hai cô con gái chị khoẻ như thế là nhờ thời nhỏ được bồi dưỡng đầy đủ: dầu cá, viên canxi, vitamin... dầu cá của Đức, bà ngoại bắt chị bịt mũi mà uống. Khiêu nhìn mẹ bằng con mắt xét đoán, thế tại sao mẹ còn chóng mặt?
Nằm trên giường đệm trắng của khoa nội chị có cảm giác mình được thu nhận - bác sĩ thu nhận chị, khiến chị được xa nông trường Vĩ Hà, xa là gạch, xa các buổi học tập kiểm điểm, xa cả cách mạng. Cách mạng, bài học mà ngày nào ở nông trường chị cũng phải ôn tập. Những lời chủ tịch Mao Trạch Đông về cách mạng không những ngày nào cũng phải đọc thuộc, nó còn được phổ nhạc, chị nhớ nhập tâm, hát cũng thật đầy đủ: Cách mạng không phải là mời khách ăn cơm, không phải là viết văn làm thơ, không phải là vẽ vời thêu thùa hoa lá, không thể đẹp mắt, không thể ung dung nhàn hạ, tao nhã lịch sự, không thể ôn hoà. Cách mạng là bạo động, là hành động bạo liệt của một giai cấp với một giai cấp...
Cách mạng là bạo động, phải bạo động. Chương Vũ phải xa lánh bạo động, chị khao khát đôi mắt đen với cái nhìn tập trung điềm tĩnh của bác sĩ Đường, chị rất muốn được anh áp ông nghe lành lạnh, tròn tròn vào ngực.
Một đêm, đúng phiên trực của bác sĩ Đường, chị cảm thấy chóng mặt, ấn chuông, thế là anh chạy đến ngay phòng chị nằm. Thời gian đó, phòng bệnh có bốn giường thì chỉ có một mình Chương Vũ, về sau chị không bao giờ hỏi bác sĩ Đường phải chăng anh cố ý sắp xếp như thế hay là ngẫu nhiên chị được nằm riêng một phòng. Lúc đó, đêm đã khuya, anh bật đèn, cúi xuống hỏi chị khó chịu thế nào, chị lại nhìn thấy đôi mắt đen của anh. Chị nghiêng đầu về mộtbên,nhắm mắt nói tim khó chịu. Anh lấy ống nghe, theo cảm giác chị biết anh đang lấy ống nghe. Anh áp ốngnghe lên người chị, khi cái vật lành lạnh áp vào da thịt, chị ấn tay anh xuống, bàn tay đang cầm ống nghe, thế rồi chị tắt dèn.
Trong bóng tối hai người để yên hồi lâu, cả hai cùng nín thở. Bàn tay anh bị ép chặt không động đậy, dù anh biết chị ép chặt để anh không cử động. Chị cũng không động đậy, chỉ có con tim đang đập điên cuồng dưới bàn tay ép chặt đang chồng lên nhau. Hai người không động đậy, dường như đang đọ sức, kéo dài thời gian, như chờ đợi đối phương tấn công, như đợi đối phương buông tha. Lòng bàn tay chị ướt mồ hôi, mồ hôi làm ướt mu bàn tay anh, cơ thể chị bắt đầu lên xuống nhấp nhô trong bóng tối, bởi một luồng hơi nóng từ bụng dâng cao, trào ra, cháy lên giữa hai cặp đùi. Chị bắt đầu thì thầm bên tai anh như hôm ở phòng khám. Tiếng chị nhỏ hơn, kèm theo hơi thở gấp. Trong hơi thở rõ ràng có phần vờ chủ động, lại có chút gì như bị động. Chị thì thào nhắc đi nhắc lại: anh không được... anh không được... không được... Anh không hiêủ chị bảo anh không được buông tay ra hay không được tiếp tục như thế nữa, nhưng anh rút ống nghe ra, vứt nó đi, rồi rất bình tĩnh và quyết đoán đặt hai tay lên bầu vú chị.
Khi cả tấm thân cao gầy sạch sẽ của anh áp lên tấm thân trần truồng ngồn ngộn của chị, thì lòng chị bỗng thanh thản chưa từng có. Đúng vậy, thanh thản, chị không hề cảm thấy tội lỗi. Lúc này chị mới tin mình đã bị bác sĩ Đường thực sự thu phục. Cánh cửa khát khao của chị mở toang, hai tay chị ôm ngang người anh, hai chân chị giơ cao cặp chặt lấy đùi anh, chị không để cho anh ngưng nghỉ, trong cùng động tác chị kê cái gối xuống mông, để anh vào thật sâu, không phải vào sâu mà là xuyên xuốt người chị, xuyên suốt toàn thân...
9
Đêm tối đã đến như thế, đến trong nỗi trông mong khi chị ăn không ngồi rồi, không biết xấu hổ. Chị hít thở trên tấm gối đầy mùi của phòng giặt, hít thở không khí sặc mùi lizon cố hữu của bệnh viện. Khi một phụ nữ khoẻ mạnh bị bỏ vào bầu không khí lẫn lộn mùi phòng giặt và mùi lizon cách li với thế giới bên ngoài, thì một bộ phận nào đó của cơ thể chị ta sẽ sản sinh hưng phấn hợp tình hợp lí.
Lúc này Chương Vũ nén chặt hưng phấn, thầm đợi chờ. Tối hôm qua, khi rời phòng bệnh bác sĩ Đường nói với chị, có thể chị bị bệnh tim thể phong thấp, anh cấp cho chị một giấy chứng nhận bệnh tình và giấy nghỉ ốm một tháng, thời hạn tối đa mà một bác sĩ bệnh viện Nhân dân được phép cấp vào thời đó. Chị không trông đợi tờ giấy nghỉ ốm để được ở lại Phúc An, trông đợi như thế làm chị tỏ ra thấp hèn, hàm ý trao đổi thật rõ ràng, thà rằng chị trở thành người chờ đợi tình dục. Đến với bác sĩ Đường chị có cảm giác chưa từng có, tưởng như vì căng thẳng, vụng trộm nên khoái cảm cũng khác thường, lại tự như sa xuống vực cứ phó mặc cho số phận, để nó rơi xuống đáy sâu.
Bác sĩ Đường đến, khi anh đưa chị tờ giấy nghỉ ốm, chị lại tắt đèn. Lần này thì chị chủ động vuót ve anh, có thể việc kích thích cơ thể làbản năng nguyên thuỷ nhất của người đàn bà. Chị vuốt tóc anh, vuốt ve khuôn mặt quen thuộc, chị phủ phục lên người anh, tìm cặp môi anh, chị không chạm vào môi anh, mà anh cũng không chạm vào chị. Chị phát hiện anhkhông muốn áp sát vào mặt chị, khi tóc chị quệt ngang khoé miệng anh, anh như vội vã kéo mạnh đầu chị xuống, kéo mạnh xuống, khuôn mặt chị lướt ngang, lướt ngang, lướt ngang ngực anh, lướt ngang bụng anh, rồi khuôn mặt chị lướt xuống vùng có bụi gai rậm rạp chọc vào da thịt... Chị không còn nhớ anh rời khỏi phòng lúc nào, khi chị trấn tĩnh định lau sạch cơ thể thì mới phát hiện ra tờ giấy nghỉ ốm vẫn nắm chặt trong tay.
Chị ra viện về nhà. Chị nói với hai cô con gái rằng chị được ở nhà một tháng, một tháng. Nói xong chị nằm xuống giường, chị nghĩ mình có bệnh tim thể phong thấp, nên cần phảinằm. Chị ngồi tựa vào cái gối lông vũ to tướng, lần lượt viết thư cho lãnh đạo nông trường và cho chồng, gưỉ kèm giấy khám bệnh và giấy nghỉ ốm. Chị đưa thư cho bé Khiêu đi gửi. Khiêu cầm thư hỏi, mẹ, mẹ muốn ăn gì không?
Muốn ăn gì? Chương Vũ nghe con hỏi, nhìn cô con gái mười hai tuổi. Câu hỏi tỏ rõ vẻ quan tâm của con gái, khó mà có một đứa bé nhỏ thế đã biết quan tâm đến người khác, nhưng cái quan tâm như thiếu một chút nồng ấm giữa haimẹ con. Khiêu chưa bao giờ làm nũng mẹ, cũng chưa bao giờ quấy khóc, chị không biết trong cái đầu thơ dại của con gái mình nghĩ gì. Phàm mới bảy tuổi cũng bị ảnh hưởng của chị, đứngbên cạnh bắt chuyện với mẹ: mẹ, mẹ ăn gì nào? Tưởng mẹ thích ăn gì thì nó có thể làm cho. Chị nhìn hai cô con gái đứng bên giường, thế rồi cảm thấy mình như khách trong nhà mà hai chị em Khiêu, Phàm là chủ. Nhưng chị cũng đã nghĩ được mình muốn ăn gì, chị nói với hai con muốn ăn cá. Khiêu ra bưu điện bỏ thư, rồi đến hàng thực phẩm mua một con cá chép thật to. Người bán hàng luồn sợi dây qua miệng con cá để Khiêu xách về. Nó nhớ giá tiền con cá: chin hào năm xu. Năm tháng làm Khiêu quên nhiều chuyện nhưng con cá chín hào năm xu thì nhớmãi. Cái đáng nhớ nữa là tình cảm của Khiêu lúc bấy giờ: nó vừa đi vừa vất vả giữ con cá vẫy vùng, vui, chân thật, thêm chút tự hào. Khiêu muốn mẹ ra mở cửa, muốn mẹ biết khi bố mẹ vắng nhà với nó thật không đơn giản. Nó không những biết mua, còn biết làm cá. Khiêu về đến nhà, bỏ con cá vào chậu nước, đánh vẩy, mổ bụng, rửa sạch, cắt cá thành từng khúc, rắc lên một lớp bột mỏng, rán... Cuối cùng nó làm một đĩa cá rán vàng ươm lên cho mẹ. Lửa nóng làm khuôn mặt xinh xinh của Khiêu đỏ hồng, mồ hôi trên trán chảy ròng ròng xuống hai bên, tay áo xắn cao, cánh tay của nó mới bé làm sao.
Phàm thì chạy lăng xăng, hoan hô rối rít, nó thấy tự hào vì chị. Nó khoe với mẹ về những điều thường thức: mẹ biêt khi làm cá bị vỡ mật thì phải làm thế nào không? Mẹ ơi, mẹ phải đổ nhanh một ít rượu vào bụng cá...
Món cá rán của Khiêu làm mẹ bất ngờ, sống mũi cay cay, đúng vậy, sống mũi cay, chị khóc. Đó là lần đầu tiên sau khi về nhà, một lỗi lầm, một nỗi ân hận không thể nào gìm giữ nổi. Lúc này chị mới nhớ ra, từ lúc về đến giờ chị chưa hỏi han hai con gái ở nhà ra sao, học hành thế nào, hàng ngày ăn uống gì, có ai bắt nạt không... Chị muốn ôm hai con vào lòng nhưng lại không có khả năng đó. Không phải người mẹ nào cũng có khả năng vỗ về vuốt ve con cái, cho dù mọi đứa trẻ ở đời đều muốn được đón nhận tình mẹ. Có thể Khiêu giữ thái độ cảnh giác vì trước tình cảm nồng nàn của mẹ, cả lúc mẹ khóc, ví như khóc cũng là là một tình cảm nồng nàn, khóc làm Khiêu thấy khó xử. Đó là điều đáng tiếc suốt đời của hai mẹ con, cả hai dường như không thể cùng vui, cùng buồn, nếu mẹ không chậm nửa nhịp thì con chậm nửa bước. Bởi thế, Chương Vũ khóc cũng không an ủi và gây xúc động Khiêu, nó chỉ cố để hiểu được mẹ, đồng thời rất hài lòng.
Ba mẹ con bắt đầu ăn món cá. Chị nói, mẹ sẽ đan cho mỗi đứa một cái áo len. Chị nói rất khẩn thiết, tưởng như đan áo là một hình thức ôm ấp khác, chị không thể ôm ấp chúng nên chị phải đan áo cho chúng. Khiêu nói, mẹ đan cho em Phàm trước, áo màu hoa hồng đẹp nhất, phải không Phàm? Phàm cũng nói áo màu hoa hồng đẹp, con thích màu hoa hồng. Lòng trung thành của nó đối với chị, sự hưởng ứng nhiệt liệt khiến Khiêu mỗi lần nhớ lại đều như một giấc mơ. Tiếp đó, Chương Vũ mượn bầu không khí vui vẻ để nói chuyện mời khách đến chơi. Chị nói, mẹ nằm viện đã làm cho một bác sĩ... bác sĩ Đường phải vất vả nhiều, bởi thế mẹ muốn mời bác sĩ Đường đến ăn cơm để cảm ơn. Chị nói, các con nhỏ dại các con không hiểu được khám bệnh phải khókhăn đến mức nào, nếu không có bác sĩ Đường giúp thì không chừng mẹ gặp nguy hiểmtính mạng t\rồi, đừng nói đến giấy nghỉ ốm. Chị cố tình nói ba tiếng "giấy nghỉ ốm" thật mơ hồ, nhưng Khiêu vẫn nghe rõ. Nếu không có cái giấy nghỉ ốm ấy thì mẹ đâu được ở nhà một tháng. Khiêu nói, điều ấy thì con hiểu lắm, mẹ có bệnh thì mới được cấp giấy nghỉ ốm, chứ làm sao bác sĩ cho mẹ được? Chương Vũ nói, không nhất thiết mọi người ốm đều được nghỉ. Tóm lại, bác sĩ Đường rất quan trọng, chúng ta phải cảm ơn bác sĩ.
Vậy là cảm ơn. Một hôm chủ nhật, Chương Vũ dậy sớm khác thường, chị bảo Khiêu giúp, chị vào bếp bận suốt ngày. Đã lâu lắm chị không làm việc nhà, rất lạ với việc bếp núc, cảm thấy mình không còn chuẩn xác đối với muối, đường, mỡ, mì chính, thật ra chị sợ công việc bếp núc như sợ nông trường Vĩ Hà vậy. Nhưng chỉ khi bận bịu ở trong bếp, chỉ những lúc như thế chị mới nghĩ ở nông trường Vĩ Hà cũng có cái tốt, ấy là không phải nấu cơm, mọi người cùng ăn ở nhà tập thể. Chị làm mấy món ăn, luôn miệng hỏi Khiêu cách nêm gia vị. Nào là tương ớt, hương liệu... chị đều quên sạch. Cuối cùng chị định làm món ngọt: món tiểu tuyết cầu rán. Chị bàn với con gái, Khiêu nói đó là món của bố, bố không có nhà không ai biết làm. Chương Vũ nói, sao không biết, nguyên liệu là sữ tươi, trứng gà, đường trắng chứ gì. Khiêu nói, còn hương liệu với acid citric nữa, không có acid citric thì sữa chỉ là nước, nó không thể trở thành viên tuyết câu được. Khiêu nói không có acid citric, mẹ tin lời con gái, tuy chị cảm thấy Khiêu có vẻ giấu nghề.
Món tiểu tuyết càu được đổi sang món táo thái chỉ, Khiêu rất ghét món đó. Xưa nay nó rất ghét những món thái chỉ, cái món mà mỗi người gắp những sợi thức ăn thái nhỏ, kéo tung cả lên rồi chấm vào nước chấm, có gì là ngon đâu, vừa không vệ sinh, vừa không văn minh. Món táo tẩm đường ấy có gì lạ, có gì lạ. Hơn nữa, Chương Vũ làm món táo thái chỉ lại không biết cách xào đường, cho dù làm thế nào đi nữa cũng không thành được những cuộn sợi táo, đành phải làm thành từng đống bết vào nhau, ăn chỉ tổ dính răng dính lợi. Khiêu cứ phải lấy lưỡi đá vào hàm, có lúc phải cho tay vào cậy nó ra. Tuy vậy cũng coi là món ngọt, kỹ thuật xào nấu của Chương Vũ rất xoàng, Khiêu đã bảo với mẹ là không có acid citric rồi mà.
Thức ăn đã dọn lên, Chương Vũ đi thay quần áo. Cái gọi là thay quần áo cũng chỉ là mặc đi mặc lại mấy bộ, kiểu cách cũng tàm tạm, có xám, có xanh lá cây, có xanh lam. Nhưng sắc mặt Chương Vũ rất đẹp, có thể nói dáng điệu đã đổi khác. Chị cứ soi gương luôn, rồi cúi đầu bảo Khiêu ngửi xem có mùi hành mỡ gì không, hay là mẹ đi gội đầu?
Khiêu ngửi đầu mẹ thấy có mùi mỡ, nhưng không có thái độ gì. Đột nhiên nó hỏi mẹ, bác sĩ Đường là đàn ông hay đàn bà hả mẹ? Chương Vũ lặng đi rồi đứng thẳng dậy, tóc che nửa khuôn mặt, chị nói là... là chú, các con phải gọi bằng chú, chú thì sao nào?
Không sao cả! Khiêu nói. Không hiểu sao nó không nói vớimẹ đầu mẹ có mùi dầu mỡ, nó không muốn mẹ đi gội đầu bởi lần tiếp khách này. Nó thấy mẹ chuẩn bị bữa ăn thật công phu, tỉ mẩn, mất thời gian mà xưa nay chưa thấy mẹ làm bao giờ, cả việc đối với nó và Phàm. Chương Vũ không để ý đến thái độ của con gái, chị đi gội đầu, dường như phát hiện ra Khiêu không nói thật. Mái tóc ngắn đen nhánh cùng khuôn mặt rạng rỡ sang láng, đôi lông mày uốn cong mềm mại không ai có, khiến Khiêu thấy mẹ đẹp lắm. Chưa bao giờ nó nói với mẹ điều đó, tuy nó thấy mẹ rất đẹp.
Bác sĩ Đường đến, một người đàn ông rất gò bó, nói giọng Bắc KInh. Anh không đội mũ trắng, đến lúc này Chương Vũ mới được thấy mái tóc anh. Tóc hơi vàng, lòng đen của đôi mắt càng đen hơn. Hai người thật khách khí, lúc ăn cơm mẹ bảo hai con gọi bác sĩ Đường bằng chú,nhưng Khiêu chỏi gọi bác sĩ Đường. Phàm cũng gọi bác sĩ Đường, bác sĩ Đường. Phàm có một bộ đồ chơi dụng cụ y tế, có bơm tiêm, ống nghe, lại cả cái bàn mổ hình bầu dục. Nó đem bộ dụng cụ y tế ra cho bác sĩ Đường xem, nói chỉ tiếc là không có cái cặp sốt, nó phải dung que thay thế, đo xem ai sốt thì tiêm, sốt thì phải tiêm, có phải không bác sĩ Đường? Nó nhắc đi nhắc lại tiếng "sốt", từ khi biết nói nó cho rằng mọi thứ bệnh đều phải sốt cao.
Cơm xong, bác sĩ Đường ngồi nói chuyện rât lâu với Chương Vũ, anh đưa cho chị cuốn Thường thức y học gia đình đóng bìa cứng, nói với chị trong đó có chương viết về bệnh tim thể phong thấp. Chị nhận cuốn sách, bất chợt nhìn thấy tay áo len của anh bị tuột sợi. Chị nghĩ, tại sao mình lại nói trước với hai con gái rằng sẽ đan áo lên cho chúng nhỉ?
Chị mua len màu ghi nhạt trông rất sạch sẽ, bắt đầu ngồi tựa gối đan áo. Chị đan vào ban ngày, đan khi Khiêu di học và buổi tối khi hai con đã đi ngủ. Điều đó khiến chị có vẻ như lén lút, vụng trộm, bởi chị không muốn cho hai cô con gái trông thấy. Nhưng nhà cửa tuyềnh toàng trống trải, chị biết giấu tấm áo đan dở vào đâu? Cuối cùng Khiêu cũng thấy cái áo len màu ghi nhạt đang đan dở.
Nó hơi lạ, hỏi mẹ có phải áo của em Phàm không, mẹ bảo đan áo cho em Phàm kia mà? Chương Vũ giật lấy tấm áo và nói, mẹ sẽ đan cho em, nhưng mẹ đan cho mẹ trước dã. Khiêu nói, đây không phải là kiểu áo nữ, không phải áo của mẹ. Nó đứng bên giường mẹ rất giận.
Hôm sau Chương Vũ giở tấm áo ra định đan tiếp thì thấy mất một ống tay áo sắp đan xong.
10
Ống tay áo nhất định là Khiêu đã tháo ra, kim đan cũng không thấy đâu, len thì bị tháo tung, từng mũi đan đều mang tâm huyết của chị. Chị bực lắm nhưng lại không dám làm ồn, chị cầm tấm áo rối tung ấy, nén giận hỏi Khiêu cho ra nhẽ. Chị cứ tưởng phải mất thì giờ lắm mới làm nó thừa nhận sự việc, nhưng không ngờ vừa hỏi, Khiêu trả lời thật rõ ràng, cứ như chờ sẵnđể trả lời khi mẹ hỏi đến.
Con tháo tay áo này ra phải không? Chị hỏi.
Con tháo đấy! Khiêu trả lời.
Mẹ có làm điều gì không phải để con tháo tay áo này ra?
Mẹ nói đan cho em Phàm trước, mẹ không giữ lời hứa.
Đúng là mẹ nói thế, nhưng... mẹ đi phố không có len màu hoa hồng, thấy màu này, màu này đẹp, rất thích hợp cho người lớn...
Người lớn nào? Khiêu cắt ngang lời mẹ.
Người lớn nào? Chương Vũ nhắc lại câu hỏicủa con. Như mẹ chẳng hạn, như mẹ đây. Tiếng chị nhỏ lại.
Đâu phải áo của mẹ, kiểu áo đàn ông đấy chứ! Giọng của nó rất đanh.
Sao con biết đây là áo đàn ông, con đâu biết đan. Chị giận lắm rồi.
Con biết, trước kia mẹ đã đan, đan cho bố, cái áo này mẹ đan cho bố à? Khiêu nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Đúng... đúng thế. Chị tưởng như bị con gái dồn cho không lối thoát, chị biết nếu nói dối đan áo cho chồng thì thật ngu xuẩn, biết đâu nó viết thư cho bố, bảo mẹ đang đan áo cho bố đấy. Chị nói, áo đan cho bác sĩ Đường, bác sĩ Đường nhờ đan giúp. Bác sĩ Đường chưa có vợ, không ai chăm sóc, nên chị đồng ý đan giúp, chị còn chuẩn bị giới thiệu cho anh một người bạn gái...Không hiểu tại sao chị nói với Khiêu những điều ấy.
Sao vừa rồi mẹ nói đan cho mẹ? Khiêu vẫn chưa chịu.
Chương Vũ ngượng quá hóa khùng, chị nói con định gì nào? Con không biết mẹ đang ốm hay sao?
Mẹ ốm sao còn mất thì giờ đan áo? Khiêu không kém.
Mẹ mất thì giờ đan áo vì.. vì mẹ muốn có nhiều thời gian ở nhà với các con. Các con không bằng lòng hay sao?
Con xem người ta ở Viện Thiết kế đấy, trẻ con ở nhà nheo nhóc thật tội nghiệp. Có phải cha mẹ nào cũng được may mắn ở nông trường về chăm sóc các con đâu...
Khiêu không nói gì nữa, nó nghĩ, có lẽ mẹ nói đúng, nhưng trong lòng thì vẫn chưa tin, bởi mẹ nói về chăm sóc nhưng có thấy mẹ chăm sóc gì đâu. Chị không quan tâm tới các con, chị không biết Phàm vừa mất một cái răng, thậm chí cũng chẳng hỏi han nửa năm vừa rồi hai chị em ở nhà ăn uống ra sao. Hồi mới từ Bắc Kinh về, Khiêu chưa biết nói tiếng Phúc An, bị người địa phương kì thị, những chuyện ấy Chương Vũ đâu có biết. Bởi thế Khiêu vẫn không tin, nó không tin mẹ. Điều nó không tin bấy lâu đã rõ, đã được xác thực từ việc cái áo len. Đó là chuyên đau lòng của một người mẹ, là sự thật không thể khác, vì không thể khác nên càng tỏ ra tàn nhẫn.
Chị không vì con gái không nói nữa mà tỏ ra đắc thắng, nhưng chị không muốn nghĩ nhiều, là người trốn chạy suy nghĩ, trốn chạy, trốn chạy suốt cuộc đời. Đầu óc chị không suy nghĩ về người khác mà cũng không đểt phân tích chính mình. Chị cầm chiếc áo len trở về giường ngồi trước cái gồi nhăn nhúm, bắt đầu đan. Dưới ánh đèn bàn, chị luồn lại những mũi đan vào kim, cả đêm không ngủ cố đan cho xong. Rồi chị mua len về đan áo cho chồng. Chị chon màu khác, màu kem. Chị đan ngày đan đêm, hai tay thoăn thoắt, mắt đỏ ngầu, tưởng như với công việc đan áo để bày tỏ nỗi đau trong lòng, để trấn tĩnh nỗi thấp thỏm. Chị đan thật thành thạo, mũi đan ngay ngắn, chị cũng thấy lạ cho tốc độ đan của mình, để đan cho hai người đàn ông hai cái áo len chỉ mất bảy ngày, bảy ngày thôi. Trước và sau đó chị không thể đạt được kỉ lục ấy. Chị không biết mình đang bị chừng phạt sự sa ngã của mình hay trải đệm để sa ngã tiếp, có lẽ cả hai, cả hai đều đúng. Chị có dự cảm, chị còn tiếp tục đi lại với bác sĩ Đường.
Cả hai đều chưa muốn kết thúc, dường như chư nhật nào bác sĩ Đường cũng đến nhà Chương Vũ ăn cơm. Một tháng nghỉ ốm của chị cũng đã hết anh lại cấp cho chị một giấy nghỉ khác. Nếu anh cứ cấp giấy nghỉ ốm mà không ai biết thì Chương Vũ sẽ được ở nhà lâu dài. Điều mà chị không dám tưởng tượng và cũng là điều chị mong muốn. Khi cách mạng là bạo động thì chị nhàn rỗi...người của phái nhàn rỗi, đó là cách gọi những người trốn tránh lao động và rèn luyện lao động, từ chối phân rõ trái phải. Phái nhàn rỗi... những kẻ khờ dại và lạc hậu, không thể tiến bộ được! Nếu bác sĩ phát hiện đã cấp giấy chứng nhận giả ốm thì hậu quả vô cùng tai hại. Họ không dựa vào nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp để chỉ trích, đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc là chuyên nhẹ tênh. Họ sẽ quy cho anh phá hoại công cuộc cách mạng vĩ đại, phá hoại cách mạng có nghĩa là phản cách mạng. Bác sĩ Đường thật mạo hiểm vì Chương Vũ. Bây giờ thì bác sĩ Đường đàng hoàng mặc cái áo len của Chương Vũ đan, áo vừa người, rất đẹp. Giữa ban ngày ban mặt, Chương Vũ rất thích ngắm cái miệng anh nhai thức ăn. Anh ăn với vẻ thật đẹp, động tác miệng không qua lớn nhưng rất chuẩn xác, xử lí linh hoạt những thứ chẳng hạn như đầu cá hoặc xương. Anh dùng miệng làm dao phẫu thuật các món thật khéo léo các món ăn. Cái miệng như chuyên để ăn và im lặng, khi không ăn thì tương đối im lặng. Lời lẽ của anh quý như vàng, và miệng anh cũng là vang. Khi không có ai, Chương Vũ hôn miệng anh, anh tỏ ra rụt rè. Chị không miễn cưỡng. Chị không nhất định phải được hôn, về mặt nào đó chị là người rất dễ thỏa mãn, chị ngồi ngắm miệng anh, chị ít hiểu đàn ông, chị nghĩ anh ngượng chăng anh là người chưa vợ mà.
Chị luôn luôn nói với các con chị sẽ giới thiêu cho bác sĩ Đường một cô bạn gái, nhưng thật khó, thành phần xuất thân của bác sĩ Đường không cơ bản hơn nữa lại phải nuôi một cô cháu gái cô độc, con của bà chị Chương Vũ đã có lần gặp. Chị nói nhưng chưa bao giờ làm, Khiêu chưa thấy một cô gái nào đến nhà. Thời gian này chồng chị tạm nghỉ mùa, được ở nhà ba hôm, anh chỉ có ba ngày nghỉ. Ở nhà anh cũng gặp bác sĩ Đường, anh mời bác sĩ uống bia. Hồi ấy ở Phúc An không có bia đóng chai, chỉ có bia đong bán ở các nhà hàng. Các cô bán hàng đong bia bằng bát, bia đựng trong vại, đong đổ vào chai người mua. Bia không có bọt, vừa chua vừa đắng.
Hai người đàn ông ngồi uống bia với thịt gà quay, thịt gà quay, thịt gà quay mua ở phố Vĩ Hà. Anh hỏi thăm bác sĩ Đường bệnh tình của vợ, khi chồng hỏi đến bệnh tình chị mới nhớ ra mình là người có bệnh, mình phải có bệnh, bệnh tim thể phong thấp. anh hỏi rất kĩ, tỏ râ quan tâm đến vợ và rất cảm ơn bác sĩ Đường. Bác sĩ Đường cho anh biết, bệnh tim này rất thường thấy ở người Trung Quốc, chiếm từ bốn đến năm mươi phần trăm tổng số người nhiễm bệnh tim. Người bị bệnh thường ở độ tuổi tráng niên, từ hai mươi đến bốn mươi, nữ bị nhiều hơn nam. Đây là di chứng của phong thấp cấp tính, thường gây nên ở vành tim, ở vành tim và động mạch chủ, làm hẹp hoặc tắc động mạch, dẫn đến tình trạng thiếu năng tuần hoàn máu. Doãn Xích Tầm nói, vậy theo bác sĩ bệnh tim này có liên quan đến chứng chóng mặt hôn mê không? Bác sĩ Đường nói rất có thể,bởi ở một số ít bệnh nhân nặng sau khi hoạt động nhiều thường thở dốc chóng mặt, vân vân. Trong khi nói, bác sĩ Đường và Chương Vũ đưa mắt nhìn nhau, nhìn thật nhanh không ai biết, trước sự quan tâm của Doãn Xích Tầm hai người tưởng như không còn nơi ẩn náu. Hai người không nghĩ rằng, Doãn Xích Tầm lại mời bác sĩ Đường uống bia và nói chuyện thân mật như thế. Đây là tâm lí bình thường của người bình thường. Doãn Xích Tầm cảm ơn lòng nhân đạo của bác sĩ Đường. Chương Vũ trong thư gửi cho chồng cũng nói, khi bị hôn mê trong phòng khám đã được bác sĩ Đường cấp cứu và nhận vào nội trú ở khoa nội. khi bác sĩ Đường nói bệnh này chỉ cần nghỉ ngơi tránh các hoạt động nặng sẽ không xảy ra nguy hiểm thì Doãn Xích Tầm tỏ ra yên tâm.
Ba hôm sau anh trở lại nông trường, Chương Vũ cho chiếc áo len màu kem vào túi du lịch cho chồng.
Trong nhà yên tĩnh được mấy hôm, Chương Vũ nằm yên trên giường như sợ hoạt động mạnh. Cô bé Khiêu cảm thấy mọi việc đều ổn, trong nhà tưởng chừng như chưa có một người như bác sĩ Đường, cho dù hàng trăm lần cứu sống mẹ. Nhưng yên tĩnh cũng chỉ được mấy hôm, Chương Vũ lại bắt đầu hoạt động. Chừng như chị không mời bác sĩ Đường đến nhà nữa, hoặc chị thấy ngượng bởi mới đó mà đã mời anh đến - mới đó, chồng chị mới đi xong. Chị không muốn thấy các con so sánh khi trông thấy bác sĩ Đường, chị ngượng với Khiêu, thế là chị đi chơi.
Nhất định mẹ đến bệnh viện hoặc đến nhà bác sĩ Đường, Khiêu nghĩ. Cứ chập tối chị lại đi, rất muộn mới về. Mỗi lần ra khỏi cửa chị lại đứng trước gương hồi lâu, chải tóc, ngắm vuốt, thay quần áo, soi trước, soi sau. Khi lăn lóc trên giường trông chị mới thiểu não làm sao, tóc tai rối bù, trì độn, thỉnh thoảng nước dãi, nước dớt chảy ra bên khóe miệng, nếu có con ruồi nào đậu vào đấy cũng sẽ để lại dấu chân. Bác sĩ Đường có nhìn thấy chị những lúc ấy không? Nếu nhìn thấy liệu anh có còn đến thăm chị nữa không nhỉ? Khi chị đứng sửa soạn trước gương trông chị hoàn toàn khác, chị ngời ngời nồng cháy như ngọn nến thắp sáng. Có lúc chị đi và đem theo vài món ăn, đem món ăn cho bác sĩ Đường. Bởi thế chị lại phải vào bếp, vào cái nơi mà cả đời chị rất ghét. Chị lúng túng làm các món ăn như cà chua nhồi thịt, củ cải xào thịt bò. Chị chịu đựng cái cười chế nhạo của cô con gái lớn, cảm thấy như nó cố ý, Khiêu cố ý chê các món của mẹ thật khó nuốt, cố ý nói món củ cải xòa thịt bò phải cho bột ca-ri, nếu không sẽ không thơm. Chị khẽ hỏi bột ca-ri để đâu, Khiêu rất khoái chỉ trả lời không còn, mà ở Phúc an này không mua đâu ra, bột ca-ri vẫn dùng là đem theo từ Bắc Kinh về hồi dạn nhà. Chị rất sơ ý không biết rằng Khiêu giấu gia vị, dúng là nó giấu đi, không muốn mẹ dùng, bởi nó biết những món ăn đó mẹ sẽ đem cho bác sĩ Đường.
Những lúc mẹ vắng nhà, Khiêu còn lật giở cuốn Thường thức y học gia đình của bác sĩ Đường tặng, nó lật giở đến chương nói về bệnh tim thể phong thấp nhưng thật đáng tiếc, cói nhiều chữ nó không đọc được. nó lật giở những trang có hình người, trong dó có hình vẽ phụ nữ bụng to, trong có thai nhi cuộn tròn đầu chúc xuống. Khiêu lấy bút chì viết sang bên cạnh mấy chữ: "Đây là bác sĩ Đường". Tại sao nó lại viết đó là bác sĩ Đường? Bởi nó thấy cái thai này không lớn như nó, nó muốn dùng hình vẽ cái thai để tỏ ra coi thường bác sĩ Đường.
Chương Vũ đem cả cơm, đem thức ăn và cả bản thân chị cho bác sĩ Đường. Có một đêm chị không về nhà. Đúng đêm hôm đó Phàm sốt cao. Sốt cao, sốt cao, lại đúng với cái điều nó vẫn nói khi chơi trò chơi của mình, sốt cao! Toàn thân nó nóng hầm hập, mặt đỏ gay, cánh mũi phập phồng, nó kêu khát nước, bắt con chị phải ôm nó. Khiêu ôm em vào lòng, chịu đựng cái nóng của nó. Nó cho em uống nước, uống nước cam vắt cũng không hạ sốt. mẹ đâu rồi, chúng đang rất cần mẹ. Sốt quá cao, Phàm khóc, Khiêu cũng khóc theo. Nó vỗ vỗ vào lưng em bằng bàn tay bé nhỏ của mình, chị kể chuyện nhé, em thích nghe chuyện lắm cơ mà! Nhưng Phàm không muốn nghe kể chuyện, nó rất khó chịu, ho liên tục, còn nôn ọe nữa, tiếng nôn ọe của nó nghe vừa trẻ con vừa già yếu như bà cụ non. Khiêu cũng nẫu cả lòng, em ốm làm nó buồn. Nó giận mẹ lắm, nó nghĩ giá như mẹ về nó sẽ cãi nhau với mẹ. Nó ôm em suốt cả đêm, con người nhỏ bé của nó ôm đứa em trong lòng mình. Suốt đêm nó không ngủ, hề buồn ngủ lại lấy nước lạnh rửa mặt cho tỉnh ngủ. Nó quyết tâm thức chơ mẹ về để mự nhìn thấy nó suốt đêm không chợp mắt. Trời sáng, Chương Vũ mở cửa rón rén vào nhà.
Một cái gối bay thẳng ra đón Chương Vũ, Khiêu cầm gối quật mạnh vào mẹ. Nó cũng không biết mình lấy đâu ra dũng khí, cái hành động thô bạo, mất dạy của nó, hành động không phải đối với người lớn, đối với mẹ. Nhưng cái gối ném đi không lấy lại được nữa, nó nhìn mẹ bằng con mắt ngang tàng oai phong. Chương Vũ che mặt, khi Khiêu lớn tiếng nói với chị rằng Phàm sắp chết thì chị mới tỉnh lại, chạy vội đến với Phàm. Phàm đang ngủ mê mệt, vẫn sốt trước trán và bên vành tai có nhiều nốt đỏ, chị sợ nó lên sởi.
Phàm ốm làm chị vừa lo vừa sợ, lúc đó chị vẫn chưa kịp hối hận, không có thời gian hối hận. Chị bế Phàm ra ngoài. Khiêu hỏi mẹ đi đâu. Chị bảo đến bệnh viện. Khiêu hỏi đến viện nào. Chị nói bệnh viện nhân dân.
Mẹ không được đến bệnh viện nhân dân. Khiêu như đứa trẻ điên dẫm chân nói.
11
Người lớn vẫn là người lớn, cho dù ném gối vào mặt người lớn, vẫn là người lớn có chút hồ đồ thao túng sự việc đến cùng. Chương Vũ không hiểu tại sao Khiêu giẫm chân, chị đặt Phàm lên xe, đưa đến bệnh viện Nhân Dân. Khiêu chạy theo xe. Trong phòng cấp cứu bác sĩ đo nhiệt độ cho Phàm. Chương Vũ sang khoa nội tìm bác sĩ Đường. Chị không tin bác sĩ trực, cho là bác sĩ Đường đáng tin hơn. Ở giữa thành phố lạ nước lạ cái này mỗi khi có điều gì rắc rối thì một bác sĩ nam có quan hệ mật thiết với chị sẽ là chỗ dưa tinh thần, cho dù anh không trực cấp cứu hoặc không biết gì về nhi khoa. Khiêu không có cách nào ngăn bác sĩ Đường, mẹ và bác sĩ Đường xoay quanh Phàm, nó có cảm giác như đang bị lừa dối, bị lừa rối, một nam một nữ lừa dối, khi đã lớn, nhớ lại chuyện cũ nó mới hình dung đúng những người trong phòng cấp cứu và bản thân. Lúc đó nó nghĩ ngay đến bố, cảm thấy đau long thay cho bố, nhất định phải viếtcho bố một lá thư, gọi bố về cứu nó, cứu cả em Phàm.
Phàm lên sởi.
Khiêu giấu mẹ, viết thư cho bố, viết lên trang giấy khổ nhỏ có dòng kẻ xanh nhạt. Loại giấy này ở góc bên phải có in dòng chữ xanh nhỏ như hạt vừng: Công ty xe điện Bắc Kinh. Giấy đem theo từ Bắc Kinh về khi dọn nhà, hồi Khiêu còn học ở trường Tiểu học ngõ Đăng Nhi mua ở hiệu bán văn phòng phẩm. Hồi đó nó không hiểu tại sao giấy viết thư lại có dòng chư Công ty xe điện Bắc Kinh, dòng chữ màu xanh nhạt chỉ làm cho nó có ý nghĩ: viết thư nên trang giấy này thư sẽ theo tàu điện đến một nơi rất xa, đến nơi cần đến. Khi Khiêu trưởng thành vào làm ở nhà xuất bản được thấy nhiều loại giấy viết thư, giấy viết bản thảo, nhớ lại thời niên thiếu, Khiêu mới hiểu giấy viết thư đó do nhà in trực thuộc Công ty xe điện sản xuất, Khiêu vẫn thấy lạ: tại sao Công ty xe điện có nhà máy in? Loại giấy do nhà in này làm ra chiếm chọn các cửa hàng văn phòng phẩm ở Bắc Kinh thời đó.
Khiêu viết thư cho bố bằng giấy viết thư của Công ty xe điện Bắc Kinh.
Bố yêu quý, con chào bố!
Hôm nay con rất nhớ bố, vì em Phàm bị lên sởi. Nó sốt cao, ho, lại còn nôn ọe. Con cảm thấy em cũng rất nhớ bố, nhưng bố lại không có nhà. Dưới đây con kể bố nghe chuyện này, con phải vạch trần mẹ để bố biết. Từ ngày mẹ về nhà không chịu chăm sóc các con, nếu mẹ không ngủ ở nhà lại đến bệnh viện khám bệnh. Con nói với mẹ chuyện ở lớp học, con sắp tốt nghiệp tiểu học rồi nhưng lại chưa được vào đội Hồng vệ binh nhỏ, có hai bạn ông là địa chủ, một bạn bố viết thư cho Quốc Dân đảng Đài Loan, một bạn nữa mẹ là Phó hiệu trưởng trường Đại học bị phê đấu. Con và các bạn ấy không như nhau, con nghĩ bố mẹ đều là người tốt, tại sao con lại không được vào đội Hồng vệ binh nhỏ? Hay là vì nhà ta ở Bắc Kinh về, tiếng nói của con khác với của các bạn? Con hỏi mẹ, mẹ nói không được vào đội thì thôi không vào, mẹ không cho con học nói tiếng Phúc An, mẹ bảo tiếng Phúc An khó nghe. Bố thấy đấy, mẹ kém tiến bộ quá! Bố ơi, bố không biết đấy thôi, chúng con không còn học nữa, ngày nào cô giáo cũng hướng dẫn con đào hầm phòng không, cô giáo bảo đào hầm để đề phòng xét lại Liên Xô xâm lược nước ta. Vì ccon chưa phảo là Hồng vệ binh nhỏ nên đào rất tích cực, tích cực hơn cả các bạn là đội viên Hồng vệ binh nhỏ, con mong sao cô thấy con đào tích cực. Có lần con mệt quá, nằm ngủ ngay trong hầm, con nằm trong hầm vừa bẩn vừa dính đất, đầu tóc đầy đất. Trời săp tối cô giáo mới phát hiện ra con. Cô không biểu dương con, có lẽ cô phải biểu dương các bạn Hồng vệ binh nhỏ, con kém các bạn ấy một bậc. Con thất vọng quá, con muốn nói những chuyện đó với mẹ, mẹ cứ nói biết rồi, biết rồi, mẹ bận không nghe con nói: " Mẹ bận" đó là câu nói mẹ vẫn thường nói. Mẹ là gì nhỉ? Mẹ là " biết rồi, biết rồi, mẹ bận lắm!" Mẹ bận, mẹ bận quá thể, mẹ bận đan áo cho cái ông bác sĩ Đường. Mẹ nói đan áo len cho con và em Phàm nhưng mẹ lại đan áo cho bác sĩ Đường. Bố kính yêu, con muốn nói với bố, con ghét cái ông bác sĩ Đường ấy lắm, con ghét ông ấy hay đến nhà ta, con biết cũng có khi mẹ đến nhà ông ấy. Em Phàm ngốc quá, lần nào bác sĩ Đường đến nó cũng bàn chuyện khàm bệnh với ông ấy, lấy cả đồ chơi của nó ra cho ông ấy xem. Mẹ cứ bắt con với mẹ nấu cơm cho bác sĩ Đường. Bác sĩ Đường không phải là người nhà ta, nhưng có bao nhiêu thời gian mẹ đều giành cho ông ấy, con thật không hiểu sao nữa! Mới hai hôm trước đây thôi, đúng cái buổi tối em Phàm lên sởi, sốt cao thì mẹ đi cả đêm không về. Đêm tối con biết tìm mẹ ở đâu, tại sao mẹ bỏ mặc con! Bố kính yêu, viết thư đến đây con lại muốn khóc, con nhớ hồi ở Bác Kinh, cứ mỗi chủ nhật bố mẹ lại đưa chúng con đi Cố Cung, đi công viên Bắc Hải, bố bảo Cố Cung là nơi vua ở, một lần em Phàm trông thấy một chú công nhân đang dán cửa sổ trong cung lớn, nó chạy đến bí mật nói với mọi người con thấy vua rồi, vua đang gián cửa sổ đấy! Cả nhà con đi bơi thuyền ở hồ Bắc Hải, ăn mì, ăn bánh, trời tối mới ra khỏi công viên Bắc Hải, bố vẫn thường cõng con, mẹ thì bế em. Chúng con ngủ, con còn nghe thấy bố nói với mẹ, xem kìa, chúng nó ngủ say quá! Thật ra thì con chưa ngủ, con còn có thể xuống đất, nhưng vờ ngủ là để được bố cõng mà thôi. Bố đọc xong thư này hãy về với chúng con, con không thể chịu đựng được nữa rồi.
Doãn Tiểu Khiêu con của bố.
Một bức thư dài, lời lẽ lẫn lộn những ngôn từ thời bấy giờ như "không thể chịu đựng được", "vạch trần...". Bức thư như một bản tố cáo đẫm nước mắt đối với Chương Vũ. Khiêu viết cứ phải tra từ điển học sinh, mất đến ba ngày mới viết xong. Mỗi lần viết đến những chỗ buồn nước mắt lại nhỏ xuống trang giấy, làm nhòe nhiều chỗ, trang giấy loang lổ đậm nhạt. Khiêu định chép lại nhưng phải vội gửi đi. Lá thư không chép lại, chữ nghĩa lộn xộn nhưng là những tình cảm chân thật và nó nóng lòng như thế nào. Nó tìm được cái phong bì, nắn nót viết tên, địa chỉ người gửi thư rồi giấu thư vào cặp sách, trên đường đi học nó bỏ thư vào thung thư bưu điện. Thùng thư hình tròn, đứng ở ngoài cổng Viện thiết kế, cách nhà nó, nhà số sáu trong khu tập thể chừng một trăm mét. Nó kiễng chân bỏ là thư vào thùng, lá thư rơi xuống đáy thùng, kêu "xạch" một tiếng, lòng nó cũng nhẹ tênh, tựa như thùng thư đã giải phóng cho nó, giải phóng những nỗi niềm không vui chất chứa từ lâu.
Buổi chiều đi học về, mẹ đã nấu xong cơm, thật khó nuốt, Khiêu nghĩ vậy. Nhưng nó ăn ngon lành, nó tin bố sắp về, trong nhà sẽ thay đổi, sẽ không còn như thế này nữa. Tình cảm của nó bắt đầu thay đổi từ sau bữa ăn, lúc đó Phàm nằm ở một góc giường mẹ, nó đã hạ sốt, sởi mọc cũng khá đều, bởi thế nó cứ nằm yên nhắm mắt. Chương Vũ ngồi cạnh giường đan áo cho Phàm, chị nghe lời con gái mua len màu hoa hồng. Liền trong mấy đêm phải trông con ốm, chị có hơi gầy đi, mắt đỏ, đầu tóc rối bù lên. Trên mặt bàn ở đầu giường có một nọ thuốc đau mắt,chị đan một lúc rồi lấy thuốc nhỏ mắt, thuốc xót, chị ngả đầu nằm trên gối, lặng lẽ chịu đựng. Mấy giọt nước chảy xuống khóe mắt, thuốc và nước mắt lẫn lộn, Khiêu nghĩ vậy. Nó thấy mẹ nằm nghiêng đầu lên gối, tóc rối, nước mắt chảy trông thật khổ sở, đáng thương, hay tay nắm chặt kim đan làm nó có cảm giác khó chịu không thể diễn tả nổi. Căn nhà yên tĩnh, phẳng lặng như chưa hề có người lạ đến, chưa hề xảy ra chuyện gì. Chỉ trong khoảnh khắc mấy giây, mấy giây, tất cả đều thay đổi.
Tại sao nó phải viết thư cho bố, những điều trong thư đều thật cả sao? Khi bố về, trong nhà sẽ xảy ra chuyện gì? Tại sao nó phải "vạch trần" mẹ với lời lẽ đúng ra chỉ dùng cho kẻ địch. Khiêu bỗng thấy đầu óc căng lên như tai họa sắp đổ ập xuống đầu, nhất định tai họa sẽ đổ xuống đầu nó. Đấu óc nó căng lên, nó lén ra cửa lúc mẹ không để ý.
Nó đi qua mấy dãy nhà tập thể của Viên thiết kế, đi qua khu văn phòng dán đầy khẩu hiệu. Ban ngày, báo chữ to dán trùm dán lợp bị gió đánh tả tơi, trông cái nhà văn phòng như gã điên đanh khóc lóc thảm thương. Về đêm, gã điên này trầm lặng, toàn thân nó phát ra tiếng xào xạc nhỏ nhỏ thê lương nhưng không đáng sợ. Nó đi qua sân ra cổng, trông thấy cái bóng đen thùng thư vẫn đứng trung trinh chân thành. Nó chạy đến bên thùng thư, chạy gần đến nơi thì đã giơ hai tay ra. Nó khẩn khoản đưa hai tay sờ lên miệng thùng thư nhỏ hẹp, lập tức nhận ra rằng nó đã mất công vô ích, bởi không thể nào cho tay vào khe thùng ấy được. Phía dưới thùng thư có hai dòng chữ nó đọc ra được nhờ ánh đèn đương vàng vọt: Giờ mở thùng thư: buổi sáng 11 giờ, buổi chiều 17 giờ.
Khiêu đọc xong hai dòng chữ lại đưa tay lên miệng thùng thư, cho từng ngón tay vào khe hở sờ sờ trong đó, mong có điều kì diệu xuất hiện: hai ngón tay bé nhỏ có thể moi được phong thư không còn trong thùng ra. Khi ở trong nhà chạy ra, nó cho rằng chỉ cần tìm thấy thùng thư là có thể lấy lại phong thư kia. Bây giờ thì nó mới hiểu, điều mà nó muốn kia chỉ là sự mê muội, là cách nghĩ lừa dối đáng thương. Thùng thư bằng sắt lạnh lùng cao hơn người, nó đưa hai bàn tay sờ toàn thân thùng thư. Nó đi vòng quanh, ôm lấy thùng thư như muốn nhấc nổi lên, xô đổ tan tành. Nó đọ sức, cầu khẩn rồi giận rỗi, không cần biết tại sao mà cứ cho rằng, cho rằng chỉ cần luôn tay luôn chân thì phong thư đáng sợ kia sẽ về tay mình. Nó làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần, cho đến khi mệt rũ ra. Nó ôm thùng thư, đấm mạnh. Ôi, cái thùng thư giả vờ vững chắc, mày không biết vâng lời! Nó đứng tựa vào thùng thư mà khóc, khóc sụt sùi, đấm mạnh, không biết tìm lại phong thư ở đâu. Bỗng có tiếng nói ở phía sau: này, em làm sao thế?
Khiêu giật mình, lập tức không khóc nữa, nhìn người vừa hỏi bằng đôi mắt cảnh giác. Người này tuy cao hơn, nhưng không phải người lớn, nhiều lắm chỉ hơn nó ba, bốn tuổi, cùng lắm là năm tuổi. Phải là một học sinh trung học rồi. Dĩ nhiên trong con mắt Khiêu học sinh trung học là người lớn, bởi trong mọi tình huống đều rất vênh trước học sinh tiểu học, trước mặt học sinh tiểu học thường hay tỏ vẻ người lớn, bởi thế người này nói với Khiêu: này em, làm sao thế?
Nhưng Khiêu không thể coi người đứng trước mặt đầy kiêu ngạo, tiếng hỏi của người này hoà nhã, có phần quan tâm thành thật. Người ấy cúi xuống nhìn Khiêu đang dứng dựa vào thùng thư, nhẹ nhàng hỏi, em làm sao thế?
Khiêu lắc đầu không nói, tiếng "em" làm Khiêu trấn tĩnh, lùi lại và nước mắt trào lên, câu hỏi "em làm sao thế" như điều Khiêu chờ đợi từ lâu. Lẽ ra trong nhiều việc khác, Khiêu cũng được hỏi như thế. Lúc này có một người không quen biết hỏi, khiến Khiêu có lòng tin rất bản năng đối với người đó, cho dù Khiêu lắc đầu không nói. Khiêu không muốn nói và muốn chạy nhanh về nhà, bởi nhớ lời người lớn dặn, không nên bắt chuyện với người lạ.
Người kia đi theo, thấy Khiêu vào sân viện thiết kế liền hỏi, em cũng ở trong này à? Thế thì chúng ta cùng ở một khu, anh cũng ở đây, anh đưa em về nhé. Người kia định đi song song với nó, nhưng nó cất bước đi nhanh bỏ người kia ở phía sau, cứ tưởng đó là người xấu. Cuối cùng nó đến cửa, lên cầu thang nhưng còn nghe tiếng người kia nói ở ngoài: anh là Trần Tại, ở nhà số hai.
12
Tại sao tôi gặp anh toàn những lúc không may mắn nhất. Khi tôi không muốn gặp ai thì lại phải gặp anh. Những lúc tươi tỉnh hãnh diện, vui vẻ nhất thì anh không có mặt. Tối hôm ấy tôi đứng bên vỉa hè đấm vào cái thùng thư quên rằng người khác có thể trông thấy, rất có thể bị bắt. Ở Phúc An sau đấy xảy ra một chuyện: có hai thanh niên rỗi việc, đốt pháo cho vào thùng thư. Kết quả đốt cháy hết thư trong đó, họ bị tù. Một năm sau mới nghe thấy chuyện đó. Tôi thật hối hận, may mà tôi không biết có chuyện đốt pháo cho vào thùng thư, may mà chuyện đó xảy ra sau khi tôi quanh quẩn bên thùng thư, nếu không trong lúc cuống lên tôi cũng sẽ cho pháo vào thùng thư, tôi sẽ phạm tội, tôi biết. Lúc đó tôi sẽ như một tên tội phạm, hoặc ít ra cũng là kẻ manh tâm phạm tội. Anh đã trông thấy tôi với dáng vẻ không ra sao, anh đã nhìn tôi trong bao lâu? Ngay từ khi tôi đến bên thùng thư thì anh đã bắt đầu theo dõi tôi hay anh mới phát hiện và hỏi tôi ngay? Tôi rất không muốn tình huống thứ nhất, bởi anh theo dõi tôi hồi lâu thì anh sẽ biết tôi định lấy trộm thư, một việc mà không thể, không thể nói với ai, việc tôi tự đấu tranh với mình. Có lẽ anh đã bất chợt trông thấy tôi, câu nói "em làm sao thế" thật sự quan tâm, giống như người lớn hỏi han tôi vậy. Biết đâu tôi không kìm giữ nổi tiếng khóc và sau đó cầu khẩn anh giúp tôi moi lá thư trong thùng ra. Anh không phải người thân của tôi. Việc tôi đấm lên thùng thư kia có tác dụng gì đâu. Khi đầu óc tôi tỉnh táo lại thì mới hay vào lúc đó trong thùng thư đâu còn lá thư của tôi nữa. Anh bảo anh ở cùng khu tập thể, ở nhà số hai, chúng ta chỉ cách nhau có ba nhà thôi, điều ấy khiến tôi yên tâm và có chút không yên tâm, yên tâm bởi ở cùng khu giống như "bạn chiến đấu cùng chiến hào" - câu nói rất quen thuộc thời đó; không yên tâm bởi anh có thể gặp tôi một lần nữa, có thể anh nói nhỏ với bạn học, với hàng xóm về chuyện tôi tối hôm ấy, ai mà biết được! Một hôm, vào buổi trưa hè, tôi một mình chơi nhảy dây chun trước cửa, tôi rất thích chơi nhảy dây chun, chơi suốt từ năm lớp một đến năm lớp sáu. Tôi nhảy thành thạo đến bậc "hai", mong nhảy được "bậc ba". Đó là đẳng cấp cao nhất của trò chơi nhảy dây chun. Độ cao của dây chun bằng bao nhiêu, bằng độ cao đầu ngón tay khi tôi giơ cao tay. Chân tôi lúc bấy giờ chưa với cao được như thế, tôi không chịu, bởi có bạn thấp hơn tôi nhưng đã nhảy được "bậc ba", điều ấy nói rằng tôi rất kém, chân cẳng không nhanh nhẹn, người tôi không dẻo. Bởi thế, trưa hôm ấy không phải là lần đầu tiên tôi chơi dây chun một mình, mà đó là lần tập rất khó. Tôi cứ mong mình nhảy được "bậc ba" để khi đến trường sẽ gây ngạc nhiên cho các bạn vẫn phạt tôi bằng cách bắt tôi cầm dây chun vì không nhảy được qua. Tôi móc hai đầu dây chun vào hai cành cây, lần lượt nâng cao dần. Tôi nhảy qua rất thuận lợi, cuối cùng tôi nâng dây chun lên độ cao "bậc ba". Tôi vươn nhẹ chân, vươn nhẹ chân phải lên sợi dây, nhưng động tác quá mạnh, mất thăng bằng tôi ngã. Có thể buổi trưa yên tĩnh, tôi ngã "phịch" một cái. Mặt tôi đập xuống, rách cả đầu gối. Tôi là người sĩ diện, ngã đau như thế còn cố nhìn xung quanh xem có ai trông thấy không. Tôi lại trông thấy anh, tôi nhận ra anh, người tối hôm ấy nói với tôi "em làm sao thế". Vào lúc anh đi xe đạp qua, anh trông thấy tôi ngã. Điều ấy làm tôi bực lắm, bực anh, bực tôi. Tôi vừa bực vừa vội vã đứng dậy, nén đau giả vờ như không việc gì, đi thẳng về nhà như không gặp ai, bước vào cửa còn véo von hát nữa chứ, không muốn để anh biết, đừng nghĩ rằng tôi ngã, ngã không đau nhé, tôi cứ ngã thế đấy, muốn nhảy được "bậc ba" thì phải ngã... Tôi vội vã luốn cuống quên cả lấy sợi dây chun trên cành cây. Đến chiều tôi mới nhớ đến sợi dây và chạy ra lấy về, nhưng sợi dây của tôi ai đã lấy mất rồi! Sợi dây chun dài thế, tôi phải góp nhặt từng vòng chun để nối lại, mất bao nhiêu lâu!
Nhiều năm về sau, tôi đã thành người lớn. Vào mùa đông Phương Kăng bỏ tôi mà đi, tôi viết thư bắt anh ta phải trở lại gặp tôi ở Phúc An. Anh ta đồng ý, nhưng lại nói rất bận, chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với nhau ở ga xe lửa. Anh ta vừa xuống tàu liền mua vé chuyến tàu tiếp theo để trở lại Bắc Kinh. Chúng tôi ngồi trong phòng chờ tàu ồn ào đầy khói thuốc - nơi công cộng ồn ào có lúc là nơi tốt nhất để nói chuyện riêng. Tôi vặn hỏi anh tại sao nói sẽ li hôn vợ nhưng không li hôn, không chịu li hôn nhưng lại không cho tôi có bạn trai. Tôi nói rất nhiều, anh ta nói rất ít, tôi nói mười câu, anh ta nói một câu. Cuối cùng anh ta nói, em yêu anh là một sai lầm, em hãy bình tĩnh bắt đầu lại cuộc sống mới của mình. Anh ta vênh váo tự đắc, nói rồi đứng dậy bỏ đi. Tôi túm lấy tay áo anh, cái áo da Brazil màu nâu lạc đà. Tôi rất sợ câu nói ấy của anh ta, thà rằng tôi phải nghe câu nói "em đừng có bạn trai, anh không cho phép", chí ít cũng nói lên rằng anh còn để ý đến tôi. Tôi nắm lấy tay áo anh, cúi đầu và nước mắt bắt đầu trào ra. Im lặng nhưng sóng cuộn dâng. Tôi không biết anh ta đi từ lúc nào, chỉ nghe tiếng loa thông báo chuyến tàu... đã rời ga mới biết anh ta không còn trước mặt mình nữa, trong tay tôi vẫn cầm cái túi đựng bánh mật ong, đặc sản của Phúc An. Phương Kăng mặc áo da màu lạc đà có xem cái bánh mật ong đặc sản của Phúc An ra gì đâu, vậy mà tôi định dùng cái bánh này để giữ anh lại, cho dù trước tôi anh tỏ ra không kiên nhẫn. Tôi ngồi trên chiếc ghế phòng đợi tàu mà lòng rối bời, cứ nắm chặt túi bánh, không muốn về nhà. Tâm trí tôi yếu đuối đến cực điểm, ngu xuẩn đến cựa điểm, bởi Phương Kăng đã thoát khỏi sự ràng buộc - nếu coi đó là sự ràng buộc - của tôi để về Bắc Kinh. Tôi giận anh ta nhưng cũng nhớ anh ta - giận có nghĩa là nhớ đấy. Tôi ngồi lại nơi đó không chịu đi, bởi Phương Kăng vừa ngồi đây xong, nơi đây còn vương nhịp thở và hơi ấm của anh ta. Trần Tại, anh lại đến rồi sao, anh cứ xuất hiện vào những lúc như thế. Nhưng tôi không còn sợ anh hoặc ra vẻ giấu giếm trước mặt anh như hồi nào tôi nhảy dây chun bị ngã. Chúng tôi đều lớn cả rồi, anh như người anh, người anh không gần không xa của tôi. Chúng tôi ở cùng một khu tập thể, gặp nhau cười cười nói nói, chào hỏi nhau. Bản năng tôi cảm thấy anh không hề ác ý với tôi, xưa nay không cười chê tôi. Anh đến ngồi bên tôi, anh cũng đi Bắc Kinh, tôi biết anh đang làm nghiên cứu sinh khoa kiến trúc. Anh nói, người nói chuyện với em vừa rồi trông rất quen, có phải đạo diễn điện ảnh Phương Kăng không? Tôi òa khóc, úp mặt vào hai bàn tay, bất chấp tất cả. Năm tháng làm tôi dần hiểu, trong phòng chờ tàu hôm đó tôi bất chấp tất cả bởi đang trước mặt anh. Không ai có thể làm tôi bất chấp tất cả để khóc trước đông người duy chỉ có anh. Vô hình trung anh trở thành chứng nhân tất cả, tôi lén lút, tôi ngã, tôi trong nỗi thất vọng thê thảm, tất cả anh đều tận mắt trông thấy. Tôi gặp anh như được ngọn cỏ cứu sinh, tôi không kịp chuẩn bị và nói hết những gì giữa tôi và Phương Kăng, bất chấp anh có muốn nghe hay không. Chúng tôi ngồi trong phòng đợi tàu suốt cả ngày, lúc đói anh đi mua bánh mì và nước uống, cả hai chúng tôi không đụng đến cái bánh mật ong kia. Trời tối một lúc lâu tôi với anh cùng về, anh nói dối tối hôm nay anh không đi Bắc Kinh mà là sáng mai, khi tôi vào nhà anh mới bảo tôi, anh phải đáp chuyến tàu đêm để kịp về trường. Lúc này tôi mới biết anh ở lại chỉ để đưa tôi về. Không hiểu tại sao tôi lại trút mọi nỗi phiền muộn và đau buồn lên một người mà tôi chưa hiểu, năm tháng đã làm tôi dần hiểu, thật không công bằng, nhưng số phận là thế.
Tại sao những lúc em có điều không may lại gặp tôi? Buổi tối trời nổi gió hôm đó, tôi đã gặp một cô bé nhỏ nhắn đứng ôm lấy thùng mà khóc, em khóc không tự giác, lại còn đấm vào thùng thư, lúc đó tôi chưa nhìn rõ mặt em, nhưng trên con người em, bóng đen trên người em, thật lạ kì tôi cảm nhận được nỗi đau sâu sắc chưa từng gặp. Sau rồi em quay lại, trời tối quá tôi không nhìn rõ mặt em nhưng nỗi đau của tôi lại càng sâu sắc thêm bởi nỗi đau của em, cho dù nét mặt em không biểu lộ điều gì. Nỗi đau chân chính không bao giờ bộc lộ ra ngoài, nỗi đau thật sự có thể chỉ là của một cô bé đứng ôm lấy thùng thư dưới ánh đèn mờ ảo. Tôi không thể không xúc động bởi nỗi đau của em, nỗi xúc động ấy sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Đã có lúc tôi nghĩ rằng, lời thề thốt kia chỉ là sự bồng bột nhất thời của tuổi trẻ, chỉ là bản năng đồng cảm với cái nhỏ yếu. Lúc đó tôi chưa phải là người lớn, tuy tôi hơn em năm tuổi. Nhưng tôi đã nhầm, tình yêu bất diệt của tôi đối với em bắt đầu từ khi em mới mười hai tuổi, bắt đầu từ buổi tối em ôm thùng thư kia. Tôi vui biết bao khi biết được tôi và em ở cùng một khu tập thể. Rất nhiều năm em không biết được tôi và em ở cùng một khu tập thể. Bao nhiêu năm em không biết được tôi vẫn mượn cớ đi qua cửa nhà số sáu của em. Buổi trưa hè năm ấy, buổi trưa mà em nhảy dây bị ngã, mong gặp mặt em, giữa ban ngày. Nhưng em ngã khi chúng ta gặp nhau, em ngước lên nhăn nhó nhìn tôi, nửa khuôn mặt em đầy mồ hôi và lấm đất. Tôi muốn nói tôi yêu khuôn mặt lọ lem kia của em, tôi yêu dáng đi khập khiễng nhưng giả vờ nhẹ nhàng vì sĩ diện của em, tôi yêu hình bóng có bím tóc phất phơ hoảng hốt bỏ chạy của em, thậm chí tôi còn nhớ khi đó em còn khẽ hát bản làng ơi, nổi trống nổi chiêng lên, cùng hát bài ca mới... Đầu gối em chảy máu, vừa chạy về nhà vừa hát, không để tôi được hỏi thăm. Nhưng có sao đâu, tôi yêu em là việc của tôi. Trông thấy em lấm lem bụi đất hốt hoảng bỏ chạy tôi có dự cảm xa vời, em làm tôi cảm nhận thật đầy đủ em sẽ là bất động sản trong tim, trong cốt tủy tôi. Nhiều năm qua tôi không ra công tìm kiếm cơ hội để nói với em về cảm tưởng của mình, tôi không nghĩ rằng trong phòng đợi tàu bỗng nhiên em lại nói với tôi mọi chuyện của em. Tôi không ngờ em lại tin cẩn tôi mà không giữ lại một chút gì, niềm tin ấy tàn nhẫn quá, nó vô tình đẩy tôi xa em hơn. Tôi không thể bày tỏ tình yêu của mình khi tình yêu của em vừa mất, như thế tôi tỏ ra tiểu nhân lợi dụng lúc em đang gặp bất hạnh. Từ trước đến nay em vẫn là người thao túng khoảng cách giữa tôi và em, chúng ta chỉ có thể gần như thế và xa như thế. Tôi không biết mình phải giữ kín tình yêu thương trong bao lâu, nhưng tôi không mong mãi mãi phải xa em, tôi mong thường xuyên nhìn thấy em, khi em cần tôi cố gắng giúp em.
Một tuần lễ sau sự việc bên thùng thư, một hôm, Khiêu mở hộp thư để lấy thư và báo, bất ngờ lại nhận được lá thư gửi đi, lá thư gửi đến nông trường Vĩ Hà cho bố. Thì ra khi gửi thư, Khiêu quá vội vã quên dán tem, bức thư trả lại cho người gửi với lí do thiếu tem.
Suốt một tuần lễ tâm trạng bất định, lúc nào Khiêu cũng bồn chồn chờ bố về và gia đình sẽ đảo lộn cả lên, lúc nào cũng sợ tiếng gõ cửa đến toát mồ hôi, khi nhận lại lá thư kia nó mới dám cười thật to. Bưu điện ơi, tá cảm ơn ngươi lắm! Nó ôm chặt lá thư đã lang thang đâu đó mấy hôm, trong lòng cứ kêu gào sợ nó bay đi. Mây đen mấy hôm, trời lại sáng, bức thư đi rồi trở về làm Khiêu suốt đời cảm ơn bưu điện và cái thùng thư ấy, nó thấy mình như có duyên số với vận may kia.
Nó giấu thư vào túi áo rồi mở cửa vào nhà, đưa tập báo cho mẹ rồi vội vàng vào nhà vệ sinh, cài chặt của. Nó xé bức thư, xé thành mảnh vụn, xé vụn như hoa tuyết rồi bỏ vào bồn cầu. Cũng may, Chương Vũ không quan tâm đến hành động của cô con gái, nếu không chị nghĩ là con gái bị đâu bụng đi ngoài.
Từ trong nhà vệ sinh đi ra, Khiêu đi thật thanh thản, nó nghĩ phải tha thứ cho mẹ, thậm chí bác sĩ Đường đến nữa cũng không phản đối.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Những Người Đàn Bà Tắm.