Chương 23: Rời đi.


Sau hai tháng chiến loạn, thành Thăng Long trở về với nét yên bình của nó, thương nhân dân chúng từ khắp các lộ kéo tới buôn bán, không khí náo nhiệt phồn hoa dần trở lại với đô thành. Tuy nhiên, cái bóng mờ của chiến tranh cũng không thoát đi hẳn, đâu đó vẫn còn những căn nhà bị cháy, đổ nát vẫn chưa được dẹp đi, phố chợ cũng chưa nhộn nhịp như ngày thường, tường thành vẫn chưa gia cố tốt, vẫn còn những vết sụt lún, cháy xém sau trận công thành ác liệt. Dẫu vậy, sinh hoạt cũng không dán đoạn, chẳng bao lâu, Thăng Long sẽ đô hội như ngày nào….

Cửa nam thành hôm nay đông vui đến lạ, người đến người đi tấp lập, xung quanh dễ đến cả nghìn nạn dân đang tụ tập, dắt díu vợ con, cha mẹ già, mặt mũi hốc hác, áo quần lam lũ….họ đều là dân các lộ xung quanh kinh thành, có người chính là người kinh thành, bị chiến tranh tai vạ đến. Trong số họ, có người là nông dân, có người là thợ rèn, thợ mộc, có cả tú tài nghèo trắng tay….đủ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội bấy giờ...họ đang đợi, đợi theo vị tướng quân họ Vũ trẻ tuổi vào nam lập nghiệp….Chiến tranh thiên tai đã tàn phá quê hương họ, nay họ đi tìm kiếm vùng đất mới để gây dựng lại gia viên.


Không bữa tiệc nào không đến hồi tàn. Nay Hải tôi xin phép được cáo từ tướng quân cùng các vị đồng bạn, hẹn ngày tái ngộ



Đại Hải, lên đường thuận lộ bình an, mong có ngày tái ngộ, lại được cùng nhau sát cánh giết địch.


Khát Chân nắm tay Đại Hải nói rằng, trong lòng muôn vàn cảm thán. Tất cả những người ở đây đều là thuộc hạ cũ của hắn, không, phải nói là đồng bạn của hắn, tuy chưa đến mức thân như huynh đệ ruột thịt nhưng cũng đồng cam cộng khổ, sống cùng nhau, chiến đấu cùng nhau trong những tháng ngày tuyệt vọng nhất….biết bao nhiêu người đã ngã xuống, còn bao nhiêu người tề tụ chốn này để hưởng vị ngọt của chiến thắng….Nhưng cuộc hội tụ nào không có hồi chia ly, sau buổi trầu ban thưởng, địa vị mỗi người đã khác nhau, tình cảm cũng sẽ dần phai nhạt theo thời gian….Nhìn vị thuộc hạ cũ này, Khát Chân muôn vàn cảm khái, vũ dũng tài hoa hơn người, tương lai đầy hứa hẹn nhưng lại dấn thân đến chốn rừng thiêng nước độc, ai biết sẽ ra sao. Đây có thể là cơ hội cũng có thể là chốn tử địa chôn dấu anh tài….Nhưng thôi, giữa họ, hoạ chăng chỉ là bèo nước tương phùng, quen nhau trong ngày chiến loạn, là một dấu ấn nhỏ trong suốt cuộc đời dài đằng đẵng….


Các vị, tái kiến



Tái kiến!


Đại Hải xoay người lên ngựa, dẫn theo thân quân ra khỏi thành. Trước cửa thành, quân đội đã tập trung đầy đủ, không nhiều nhặn gì, chỉ khoảng 3000 quân, thuần một sắc bộ binh, trang bị đơn sơ, một giáp da trâu, một khiên cùng đao, giáo. 500 cung thủ thậm trí giáp da trâu cũng không có, chỉ mang theo cung tên cùng đoản đao….Mỗi người đều mang theo một bọc hành lý to cõng sau lưng. Đây là bộ hạ của Đại Hải, là những binh lính đầu tiên của hắn, số phận của họ sẽ gắn liền với hắn, họ bỏ lại đằng sau kinh đô phồn hoa cùng quê hương chôn rau cắt rốn, mang theo gia đình vợ con, theo hắn đến biên cương, kiến thiết gia viên. Có lẽ, cả đời này họ cũng sẽ không có một lần trở về cố thổ.


Xuất phát!


Ngoái đầu nhìn lại kinh thành Thăng Long lần cuối, không biết bao nhiêu năm nữa hắn mới trở lại nơi đây. Cũng không có ai chờ đợi mà mong ngóng, phụ mẫu không có, giai nhân cũng không. Có gì mà phải luyến tiếc. Kiếm chỉ nam phương, đây mới là nơi hắn phải hướng tới, làm trai phải ôm trí lớn, tề gia trị quốc bình thiên hạ, đã được đến nơi đây mà không có một phần sự nghiệp để đời, há còn mặt mũi nào với các vị tiên tổ.

Chiến mã như cảm thấy tâm tình của chủ nhân, hất vó hí dài. Đại Hải thúc ngựa chạy trước, theo sau một trăm thân vệ, giáp trụ sáng loáng theo sát phía sau, dẫn đầu đoàn quân tiến về phía nam…

Cổng nam thành Thăng Long, Trần Khát Chân đứng trên tường thành lẳng lặng nhìn đoàn người đang tiến về nam phương, không biết suy nghĩ gì.

Rồng rắn kéo đuôi, già trẻ dắt díu kéo dài cả dặm, đi đầu là Đại Hải cùng thân quân, theo sau là nghìn bộ tốt. Tiếp nữa là dân chúng đi cùng, có gia thân của binh lính, cũng có dân chạy nạn cùng theo vào nam. Tiếp sau nữa là đoàn xe thồ chở lương thực vật tư, cuối cùng là hơn nghìn quan quân chặn hậu, hai bên vẫn là binh lính đi theo, cứ 5m lại có một người lính, vừa để duy trì trật tự, vừa để giúp đỡ những ai khó khăn.

Nói đến, thời đại này, rẻ nhất là mạng người mà quý nhất cũng là mạng người. Mạng vua quan quý tộc đáng giá ngàn vàng, còn mạng dân chúng bình thường không đáng một đồng, tùy ý bị giặc bắt giết, biến thành nô lệ. Với Đại Hải thì khác, tất cả mọi người đều đáng quý, có thể tất cả đều không có nhưng có nhân lực là có tất cả, có sức người thì sỏi đá cũng thành cơm. Thanh niên trai tráng là nguồn mộ lính, phụ nữ được giải phóng sẽ là nguồn lao động bất tận, trẻ em là tương lai nhân lực, nhân tài, người già mang trong mình kinh nghiệm, được đúc kết từ bao đời nay...tất cả những thứ đó sẽ sáng tạo ra của cải, sẽ khiến thế lực của hắn hùng mạnh, đủ sức tranh bá. Nhưng nói đến tranh bá thì quá sớm, trước hết phải đến được địa điểm cái đã….

Đoàn người đi cả tháng trời, vượt biết bao khó khăn gian khổ, dầm mưa dãi nắng, uống gió ăn sương, một số người không chịu nổi mệt nhọc ốm chết có, ngã chết có, bị thú dữ tấn công cũng có, đuối nước chết có….vân vân mây mây những lý do nhưng không ai lùi bước hay từ bỏ, đằng sau họ đã không có đường để trở về rồi, thà rằng cứ đi còn có hy vọng, giờ trở về cũng chỉ thể đi ăn xin,chịu người đời dè bỉu…..Suốt một tháng,đoàn người cũng tăng lên đáng kể, Đại Hải không ngại nhiều, sẵn sàng thu lưu nạn dân dọc đường, may mà lương thực hắn mang đủ, hầu hết chiến lợi phẩm cùng ban thưởng hắn đều dành để mua lương thực, thế mới có sức để thu người….Tuy vậy, lương thực cũng vơi đi kha khá, may mà sắp tới nơi rồi….
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Phục Hưng.