Chương 35: Khải hoàn.


Một tháng thời gian thấm thoát trôi qua, thành Thuận Hoá từ khi có Trấn Phủ Sứ mới thay đổi chóng mặt. Tường thành được tôn tạo, ngày càng cao lớn rắn chắc, đường xá được quét tước sạch sẽ, không hề có cứt đái rác rưởi bừa bãi như những thành thị khác đương thời. Người đi đường tấp nập, thi thoảng lại xuất hiện dăm ba quầy hàng rong bán củi gạo dầu muối, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, không khí thương nghiệp phồn vinh đang dần trở lại với toà cô thành ngày nào.

Trên đường phố, trẻ con tốp năm tốp ba chạy nhảy đuổi bắt nhau, mặt mày tuy có chút nem nuốc nhưng tràn đầy vui sướng và đặc biệt là béo tốt hơn xưa. Đúng vậy, chúng theo gia đình chạy nạn, vượt biết bao dặm đường, đi qua bao làng mạc phố thị của Đại Việt, từng được cưu mang giúp đỡ, cũng đã từng chịu kì thị xua đuổi. Có thể nói, mới mấy tuổi đầu vẫn còn thò lò mũi xanh nhưng chúng đã trải đủ nhân gian ấm lạnh….Nhưnggg...những cái đầu nhỏ kia làm sao mà hiểu được, chúng chỉ biết cha mẹ phải làm cuồn cuột suốt ngày dài, chắt chiu từng chút, nhịn ăn nhịn uống để chừa cho chúng bát cháo loãng, miếng bánh khô…..dù không hiểu biết gì nhưng chúng biết đó là những ngày tháng khổ cực, trên mặt người lớn không có nụ cười, còn bạn bè của chúng thì ngày một ít dần, không biết đi đâu….thực ra...bạn bè chúng có thể ốm, đói chết dọc đường rồi….Chạy nạn cơ cực như vậy, người trưởng thành còn không chịu nổi nói chi đến mấy đứa nhỏ và người già…..

Nhưng tất cả đã thay đổi, từ ngày theo vị tướng quân oai vệ, mọi thứ đã thay đổi, không còn bữa đói bữa lo nữa, bữa nào cũng được cho ăn cơm trắng, thi thoảng còn có miếng thịt mặn….Ngày trước ở quê, phải đến ngày Tết mới có được miếng thịt, đi theo tướng quân thật tốt. Từ lúc đến toà thành to này, trừ phụ mẹ dọn nhà và trông em thì không phải làm gì mệt nhọc hay di chuyển liên tục nữa, xung quanh các bạn nhỏ ngày càng nhiều, còn được ở nhà gạch to nữa. Trong cái đầu bé nhỏ của chúng chỉ biết đi theo tướng quân là tốt nhất, không lo ăn lo uống, ngày ngày vui sướng.

Con trẻ còn nghĩ được như vậy huống hồ người lớn. Đại Hải tướng quân chịu bỏ lương ra nuôi họ, chịu cấp ruộng cho họ làm ăn sinh sống, an cư lạc nghiệp. Họ còn nghe bọn lính kháo nhau đấy là lương riêng tiền riêng của tướng quân chứ không phải của triều đình….ơn này, trả sao cho hết. Dân dĩ thực vi thiên! Đại Hải tướng quân tốt như vậy, đại thiện nhân như vậy, bán cái mạng này cho tướng quân cũng không có gì hối tiếc. Nhưng nạn dân hốc hác thẫn thờ ngày nào nay tràn đầy sức sống, ra sức làm việc, xây dựng gia viên mới của mình, cố góp phần nhỏ báo đáp lại tướng quân. Bao việc dọn đường, sửa thành, đào hào, đào kênh, mương chỉ cần gọi một câu là mọi người sôi nổi bỏ việc trong tay đi vào giúp sức. Trốn phu dịch cái gì, không tồn tại. Đã vậy, tướng quân còn bao cơm, cấp cho thóc gạo làm tiền công. Ơn đức này, báo cả đời không xong.

Trên thành cao, nhìn vạn mẫu ruộng đang đến lúc trổ bông, một hải dương xanh thẳm đến tận chân trời, Lê Toàn không cấm nổi nở nụ cười. Thuận Hoá ngày càng tốt đẹp hơn, dân chúng ngày càng hạnh phúc hơn, đây là có một phần công sức của hắn.

Không phải một lần mà là phần lớn, Đại Hải chỉ đưa ra phương hướng phát triển còn thực hiện thì toàn dựa vào Lê Toàn. Đại Hải còn bận dẫn quân đi bình định phỉ tặc, hơi sức đâu mà lo được nhiều việc như vậy. Lê Toàn cũng không làm Đại Hải hắn thất vọng. Mấy ngàn dân cư cũ, lại thêm mấy vạn nạn dân Đại Hải đưa đến, rồi lục tục hàng vạn người dân trốn chiến tranh chạy vào rừng núi nay lục tục trở ra,...tất cả đều một tay Lê Toàn sắp xếp. Cả ngày bận tối mặt tối mũi nhưng Lê Toàn không một câu oán thán. u cũng là vừa khổ vừa sướng, khổ vì việc quá nhiều mà sướng vì tài năng được công nhận khẳng định. Ai nghĩ được vị chi huyện xa cơ lỡ bước nay lại quản lý cả một trấn, một phủ. Mấy tên ác bá, quan tham hãm hại Lê Toàn hắn ngày xưa có nằm mơ cũng không nghĩ được Lê Toàn còn có cơ hội chuyển mình….Năm đó mới làm quan, tràn đầy hạo nhiên chính khí, muốn giúp vua tề gia trị quốc bình thiên hạ nhưng rồi bị hiện thực đánh trả, đánh cho tan nát. Vua thì lo xây lăng tẩm cung điện, chăm lo hưởng lạc, quan thì đấu đá vơ vét, ác bá thì ra sức hà hiếp dân lành. Không biết bao bản tấu lên của Lê Toàn hắn mà không lời hồi đáp, ra sức trấn áp bọn ác bá, chủ trì pháp luật để rồi bị vu hại đày ra biên quan, không phải phúc lớn mạng lớn thì đã chết tự bao giờ, còn đường công danh thì càng không cần nói….


Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, Đại Hải tướng quân không màng hắn thân mang tội trạng mà tin dùng, cho nắm quyền cao chức trọng. Phần đảm lược này, phần nhân nghĩa này, thiên hạ mấy ai bằng….Mải mê suy nghĩ mông lung, Lê Toàn hoàn toàn không để ý đến một bóng đen đang tiến lại sau lưng.



Toàn huynh, làm gì mà thất thần thế!




À, Tiến huynh đấy à. Huynh tìm tôi có chuyênn gì thế?




Không có chuyện gì to tát cả. Tôi đến phủ nha nhưng không gặp huynh, nha dịch bảo huynh đi lên tường thành mới đến xem. Ai ngờ huynh mải mê suy nghĩ gì, tôi đến sau mà không hay biết.




Haha, không có gì, suy nghĩ vẩn vơ chút thôi mà.
Huynh yên tâm, mọi chuyện đã sẵn sàng, chỉ chờ tướng quân về để mở tiệc tẩy trần. Đường cái trong thành tôi cũng đã cho người quét sạch sẽ hết rồi.



Ừ, thành Thuận Hoá thật sạch sẽ, không khí cũng dễ chịu, đi lại thoải mái. Thăng Long phồn hoa hơn nhưng còn lâu mới bằng.



Huynh nói phải, trước huyện thành nơi tôi cai quản cũng cứt đái khắp nơi, ấy vậy mà không mảy may quan tâm để ý gì. Kể cũng lạ. Tướng quân là võ tướng lại tỉ mỉ quan tâm đến vấn đề này.



Hahaha, lúc trước hành quân, quân doanh tướng quân cũng yêu cầu sạch sẽ, lúc đó bọn tôi còn tưởng tướng quân bị bệnh sạch sẽ thái quá nhưng không phải. Từ lúc dọn sạch sẽ đi, sống trong quân doanh thoải mái hơn hẳn, không phải ngày ngày ngửi mùi xú uế gay mũi, bệnh đau bụng đi ngoài cũng giảm hẳn.



Đúng vậy, mấy bệnh ghẻ nở cũng ít đi. Giờ thành Thuận Hoá ban ngày khó mà bắt gặp chuột chạy ngoài đường nhưng mà Thăng Long thì khác….Thuận Hoá chắc là phủ thành sạch nhất Đại Việt mất.



Không phải chắc mà là chắc chắn. Tôi đi qua nhiều thành thị nhưng không đâu sạch bằng nơi đây. À đúng rồi, trước còn tưởng chỉ dùng phân Bắc bón cho cây lúa mau lớn, ai biết được rau củ hư thôi ủ lên cũng dùng được, tướng quân biết thật nhiều. Nhiều khi không nghĩ ngài ấy là tướng quân, cứ ngỡ là vị học sĩ nào của Quốc Tử Giám.



Trí tuệ của tướng quân chúng ta không thể biết được.


Cả hai bỗng im lặng, nhìn ngắm mấy thương đội đang nối đuôi nhau tiến về toà thành. Dạo gần đây tướng quân diệt phỉ mạnh, vùng Thuận Hoá bỗng yên bình lạ, thành Thuận Hoá trở lên đông đúc, thương nhân từ các nơi lục tục đến buôn bán, toà trọng thành nơi biên ải này từ từ trở lên phồn vinh như những ngày xưa cũ.


Vũ Tiến này, huynh thấy trí tướng quân là ở đâu?



Sao tự dưng huynh hỏi vậy?



Thành Thuận Hoá ngày càng phồn vinh, đất Thuận Hoá ngày càng yên ổn, dân các nơi hay tin đang đổ dần về đây. Tướng quân còn trẻ, lại không có họ hàng, thế lực trong triều. Tướng quân phát triển nhanh quá tôi lo có hại cho tướng quân.

Huynh là võ tướng, huynh không biết việc đấu đá giữa quan văn kinh khủng nhường nào, trong triều đình thế lực chồng chéo đan xen, sóng ngầm mãnh liệt. Tôi khi ấy chỉ là một huyện lệnh nhỏ ở đất kinh thành cũng cảm nhận được mây mưa gió bão của việc đấu đá ấy, không ít người cả nhà phải bêu đầu ở Ngọ Môn. Tướng quân nơi xa, thân cô thế cô lại nắm binh quyền trong tay, e là có người để mắt rồi bị cuốn vào vũng nước đục đấy.



Haizzz,cái thời thế loạn lạc này, dân chúng thì khổ sở, mà quan trên chỉ lo đấu đá vơ vét, vua thì ham mê tửu sắc, chỉ lo xây lăng tẩm đền đài. Ai lo cho dân, được vị quan phụ mẫu chăm lo cho bách tích thì sợ rơi vào vòng xoáy tranh quyền mà táng mạng. Đại Việt ta...haizzz….liệu có tồn tại được không. Bọn Ngô hăm he xâm lược, lũ Ai Lao cũng mài đao xoàn xoạt chờ phân canh, mặt Nam cũng chẳng yên, tù trưởng miền núi cũng không phải đèn cạn dầu. Khó, khó quá huynh ạ.



Ấy ấy, huynh nói nhỏ chứ. Tai vách mạch rừng, cẩn thận kẻo bêu đầu.



Toàn huynh, huynh lo cái gì chứ, ở đây là Thuận Hoá chứ không phải Thăng Long. Trên có lão giả 80, dưới có nhóc tì trong tã, ai mà không mang ơn tướng quân. Ai mà dám phản, tôi giết cả nhà hắn.



Rồi rồi, nhưng chuyện bàn về vua về nước thế này nên nói nơi phòng kín không người. Cẩn thận vẫn hơn huynh ạ. Không chỉ an toàn cho tôi cho huynh mà còn cả cho tướng quân nữa.



Huynh nói phải. Tôi sẽ chú ý hơn.


Vũ Tiến, Phạm Văn Võ,...là những quan võ đầu tiên theo Đại Hải,bỏ Thăng Long phồn hoa chạy tới nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này, mọi kỳ vọng đều kí thác lên người vị tướng quân trẻ này. Và Đại Hải cũng không làm bọn họ thất vọng, nhìn đất Thuận Hoá thay đổi từng ngày này, nhìn quân lính ngày ngày thao luyện, trang bị càng trở lên tinh lương sau mỗi trận đánh, dù cho chỉ đánh thổ phỉ thì bọn họ biết bọn họ không chọn sai người, tương lai tươi sáng đang ở phía trước. Nơi này không cường quyền trấn áp, người với người sống với nhau chân thành, ra sức lao động chiến đấu vì mục tiêu chung, có được vị chủ tướng tài năng, người người tin phục, có thể nói là thiên đường nhân gian khi mà khắp nơi đang chiến tranh loạn lạc. Khi ở Thăng Long đi theo Đại Hải chỉ là thưởng thức nhưng qua nửa năm thì thành tin phục, trung thành, giờ Đại Hải phất cờ tạo phản họ cũng vui lòng đi theo phò tá.

Người tinh minh đều nhìn ra, từ khi vua Dục Tông chết trận xa trường thì Đại Việt khó mà vực dậy được, đặc biệt khi thượng hoàng chuyên chính, tin dùng cả loạn thần tặc tử hại chết vua. Ai biết thời thế sẽ ra sao, bo bo thân nình cũnh chưa chắc đã thoát chết. Tất yếu có một đợt binh đao loạn lạc nữa chấm dứt tình trạng suy yếu này của Đại Việt, một là phục sinh, hai là diệt vong. Ai biết được!

Từ xa, một thám báo phi ngựa chạy tới. Tới cổng thành lập tức nhảy xuống ngựa chạy đến báo tin cho Vũ Tiến.


Báo tướng quân. Trấn Phủ Sứ đã trở lại.



Tốt, ngươi lui xuống đi. Toàn huynh, đi nghênh đón tướng quân nào.



Đi thôi!



Canh gác nghiêm chỉnh, không được lơ là. Đừng để Trấn Phủ Sứ có ấn tượng xấu với binh sĩ thủ thành.


Vũ Tiến quay sang hét lớn với binh lính đứng gác, nhấc cao lên tinh thần.


Rõ!!

Chẳng mấy chốc, đằng xa xuất hiện đại đội nhân mã đông đến hàng ngàn người, bụi bay ngợp trời. Đi đầu là trăm kỵ binh, dáng người cao lớn oai hùng, trang bị tinh lương. Đây chính là số thân binh tinh nhuệ nhất Đại Hải mang đến từ Thăng Long. Trải qua mấy tháng hành quân đánh trận, đám thân binh mà phần nhiều là lính mới này đã bớt đi phần hào hoa phong nhã đất kinh kỳ, nhiều hơn phần sương khói sa trường. Áo giáp vẫn sáng loáng như vậy nhưng nhiều thêm vài vết chém, xước của đao kiếm cung tiễn. Khuôn mặt bớt đi sự ngây ngô, non nớt ánh mắt lành lạnh như có như không sát khí.

Nói đến sát khí, sát khí hư vô mịt mờ khó mà giải thích được, ta có thể tạm kiểu là một loại khí thế, khí chất hay xuất hiện ở những người vào sống ra chết nơi chiến trường hay chém giết. Sát khí xuất hiện khi họ có ý định ý muốn giết người đối diện hay đơn giản là thói quen đánh giết, luôn chú ý vào các yếu điểm của người đối diện như cổ, tim, hay đầu, tự tính toán xem làm sao một kích tất sát. Người rất mẫn cảm, loại cảm giác bị nhìn như vậy rất không dễ chịu, khiến người ta sợ hãi, lạnh sống lưng….Đó có thể hiểu là cảm nhận được sát khí, ngửi được mùi sát khí…..


Trước cửa thành hai bên đường ken đầy người,trai gái già trẻ háo hức chờ mong đoàn quân thắng trận trở về. Những binh lính này không phải ai xa lạ, đó đều là người thân của họ, con trai của cặp vợ chồng già, người chồng của thiếu phụ trẻ tuổi, người cha của đứa con thơ….

Đại quân từ từ tiến đến, người ngựa như rồng, kiếm thương như rừng, theo từng tiếng trống là nhịp bước chân mạnh mẽ, đại địa như run rẩy dưới chân họ, khí thế mạnh mẽ, cao đến tận mây xanh.

Không khí như cô đặc lại khi đại quân đến gần, mọi tiếng nói chuyện ồn ào đều tắt đi, chỉ còn lại tiếng thở nặng nề của ngựa, tiếng áo giáp va vào nhau lách cách. Bách tính xung quanh không tự chủ được nắm chặt tay lại, hơi thở thô nặng, dòng máu nóng trong cơ thể sôi trào như muốn phá ngực mà ra, tim đập thình thịch. Đại Hải dẫn đầu đoàn kỵ binh đầu tiên tiến đến. Không ít người dân đây là lần đầu tiên trong thấy Đại Hải, người đưa họ đến vùng đất này, mang lại bình yên và sức sống mới cho Thuận Hoá, cho họ lương ăn, cho họ công việc nuôi sống gia đình.


Tướng quân vạn tuế!



TƯỚNG QU N VẠN TUẾ!!!!!!


Không biết ai là người đầu tiên hét lên, lập tức những ngươi xung quanh đều hét lên. Không khí cảm nhiễm hết thảy người dân, binh lính, tất cả đều hét lên tướng quân vạn tuế, như để phóng thích sự kích động trong lòng.

Đại Hải mỉm cười nhìn hết thảy, công sức hắn bỏ ra không đổ xuống sông xuống bể, ít nhất nhân dân cùng binh lính biết ơn hắn, ghi nhận công lao của hắn. Đại Hải giơ cao lên chiến đao hét to.


ĐẠI VIỆT VẠN TUẾ!!!!




TƯỚNG QU N VẠN TUẾ!!!

ĐẠI VIỆT VẠN TUẾ!!!!!


Tiếng hét vang vọng đến tận cửu thiên, phá tan mây xanh, chim bay trên trời hoảng sợ mà tứ tán. Tiếng hét vang vọng khắp toà thành, cả dặm ngoài xa đều nghe thấy, nhiệt huyết sôi trào. Kích động, tự hào, kiêu ngạo là cảm xúc của mỗi người ở đây. Mấy tháng trước họ còn già trẻ dắt díu tha hương cầu thực, hôm nay, họ tại đây, sống trong ngôi thành to lớn vững chắc, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ít nhất có cơm ăn áo mặc, không phải lo cảnh màn trời chiếu đất, xua đuổi, binh đao mã lạc. Con em họ đi theo tướng quân ra trận đánh giặc, bảo vệ quê hương mới được yên ổn,để họ có thể an tâm làm ăn, sinh sống. Không ít người đã nằm lại mãi nơi chiến địa nhưng xác thịt họ hoà vào đất mẹ, để đất nước trường tồn, linh hồn họ hoà vào núi sông, ngày đêm thủ hộ quê hương gia đình…..
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Phục Hưng.