Chương 49:


Trên khu đất trống phía đông thổ thành, hàng trăm hàng ngàn người đang rầm rộ xây dựng một công trình to lớn, to lớn nhất Tân đảo lúc này- quân doanh quân Đại Việt. Từng hàng từng hàng cọc bê tông thẳng đứng như chui ra từ mặt đất, chĩa tua tủa lên trời cao. Thổ dân cùng nô lệ di chuyển gạch đá, thạch thủy đi qua không khỏi tặc lưỡi thán phục dù có nhìn bao nhiêu lần đi nữa. Chẳng riêng gì thổ dân hay nô lệ, cho dù là người đến từ Trung Nguyên phồn hoa hay Constantinople kỳ vĩ cũng phải tấm tắc khen lạ

Ở thế kỉ 20 21 khi bê tông cốt thép không có gì lạ lẫm, việc thấy mấy cây cột bê tông như này là quá bình thường, nhiều khi thấy phiền, nhìn cây xanh còn vui mắt hơn. Nhưng ở thế kỉ 14 thì khác hẳn, cả thế giới lúc này xây dựng vẫn bằng gỗ đá, gắn kết với nhau bằng những chất liệu đặc biệt, đắt đỏ hay bằng sự sắp xếp tài tình của người thợ xây, thế nên mấy cây cọc cao cả chục mét như chui từ đất lên này quả là quá lạ, đặc biệt ở chốn man hoang như Tân đảo này. Lũ nô lệ tứ xứ, kiến thức nhiều hơn, thành cao, hào sâu, tháp miếu đền chùa thấy không ít, nhưng cũng không cấm nổi kinh ngạc, mấy cây cọc này không phải cọc gỗ hay đá tạc từ núi ra, chúng từ một đống kỳ dị cát đá thạch thủy cùng sắt thép làm thành, thần kỳ như trò ma thuật vậy. Đã thế còn cứng rắn như đá, thẳng tắp mà không cần đẽo gọt gì.

Một kiến trúc sư đại tài như Nguyễn Bình cũng không khỏi thán phục tướng quân, phát minh ra thứ thạch thủy thần kỳ, lại còn cách xây dựng không kém phần này nữa, nhanh chóng mà kiên cố, không khác gì phép tiên. Chỉ cần đủ nhân công cùng nguyên liệu, công trình to lớn như nào cũng xây được. Đặc biệt nhanh chóng và tiết kiệm sức người, sức của. Thực sự thì Nguyễn Bình đánh giá Đại Hải hơi cao, có xi măng rồi thì bê tông cốt thép chỉ là chuyện nhỏ, chưa nói đến từ lúc đến đây trí nhớ của hắn tốt lạ thường, những gì đã xem đã đọc khi trước như tạc vào đầu, không thể quên được, mà việc sử dụng bê tông cốt thép quá phổ biến, nhà ai đã từng xây nhà đều biết hết.

Nhưng để cho Nguyễn Bình buông tay ra xây dựng cũng làm cho Đại Hải lòng như nhỏ máu. Thạch thủy (xi măng) thì dễ, nguyên liệu đầy ra, nhưng cốt thép lại khó, đây là Thuận Hoá chứ đâu phải Thái Nguyên mà bảo muốn có sắt là có sắt, chưa kể khai thác còn khó khăn, luyện ra thép lại càng khó, làm thủ công hoàn toàn, chất lượng không cao, gom góp mấy tháng trời chỉ đủ xây cái nhà chính của quân doanh mà thôi, những khu khác thì không có. Luyện thép thủ công thì không biết đến ngày tháng nào mới đủ cho xây dựng, cho thợ rèn đập mấy đời cũng không đủ thép làm cái bến cảng ấy chứ.

Còn về lò luyện thép, Đại Hải là biết, biết đại khái, không phải khi còn ở hiện đại hắn rảnh đến mức đi tìm hiểu lò luyện thép như nào, mà là do đọc truyện xuyên không của các tác giả Việt hay Tàu đều hay nhắc đến. Xi măng, thủy tinh, giấy, xà phòng, rượu nặng, đường mía... toàn là bảo bối của người xuyên việt, cứ đến cổ đại là phải chế ra, cách làm cũng không đến mức quá khó, không động chạm gì đến cao đoan kỹ thuật cả. Lò luyện thép thì kỹ thuật cao hơn chút, mấy tác giả kia miêu tả qua loa, thành ra hắn cũng biết qua loa thôi, muốn làm ra còn cần thời gian dài nghiên cứu, thực nghiệm và đặc biệt là còn cần nhiều nguyên liệu nữa,trước mắt hắn không nhiều quặng sắt như thế để mà lãng phí...thành ra, chiếm Tân đảo rồi tính sau.


Bình huynh, mất bao lâu nữa thì xây xong quân doanh? Còn cần nhiều người với thạch thủy nữa không?
Vũ Tiến đứng bên cạnh hỏi.


Người thì đủ rồi, nhưng mấy tên thổ dân với nô lệ này sai khiến làm việc mất sức quá. Cơ bản là ngôn ngữ không thông, khó làm. Người Việt ta vẫn là tốt nhất, nhưng thôi ở xứ này dùng tạm vẫn được.



Huynh cần thêm người không, hôm qua Văn Võ mang về gần 2000 người, tráng niên cũng đến nửa, huynh cần tôi chuyển qua cho.



Không, chỗ này tôi đủ người rồi. Huynh đưa họ đi đốn cây, khai mỏ đi. Nhiều người thế mà không làm gì, nuôi cũng tốn sức.



Ừ, tôi cũng tính thế. Mấy hôm trước tìm được thêm một mỏ đồng. Không biết có nên đưa người qua đào không.



Đưa đi chứ, giờ không cần nhưng sau ắt sẽ cần, tiện có nhân lực, cứ lấy mà dùng huynh ạ. Nhưng huynh chớ quên món chặt cây, xây thành làm ruộng nhờ nó cả đấy.



Huynh thấy khu nhà đất gần sông kia thế nào, ta dỡ ra xây mới được không.
Vũ Tiến vừa nói vừa chỉ khu nhà lụp xụp của dân bản xứ đằng xa.


Khu đấy phải dỡ nhưng không xây nhà ở đấy được. Khu đó dễ ngập úng, không hiểu sao mấy ông thổ dân lại chọn xây nhà ở đấy. Chỗ đó chỉ hợp xây cảng thôi, thuyền bè dễ ra vào.



Ấy dào, chắc do gần sông, dễ lấy nước, lại lười đi xa nên xây luôn ở đấy. Theo huynh xây thành ở khu nào thì hợp.



Cách đây chục dặm có khu đất cao, lại khá gần núi với mấy mỏ sắt, rất tiện, chỗ đó rừng cũng thưa bớt. Nếu được, huynh cho người đi phát quang hộ tội, xong quân doanh tôi chuyển qua đấy xây nhà luôn. Nhưng muốn xây to thì thạch thủy không đủ.



Huynh không cần lo, mấy hôm nữa tôi cho thuyền về Thuận Hoá, xin thêm người với lương thảo dụng cụ các thứ, thạch thủy của huynh ắt không thiếu được.



Thế là tốt rồi. Có thạch thủy, lại sẵn gạch, huynh muốn xây kiểu gì cũng được.



Nào dám, có xây cũng xây theo ý tướng quân chứ.



Haha, đùa huynh chút thôi. Bản vẽ tướng quân cho huynh cũng xem rồi đấy, đến lạ, nhìn như ngôi sao mà lại không phải ngôi sao. Nhưng chắc chắn phòng thủ rất tốt, ấy vậy mà trước đây người ta không nghĩ tới. Cách sắp xếp thoả đáng, cống rãnh rõ ràng. Không biết xây lên thì sẽ trông như nào. Quả là mong chờ.



Tôi cũng vậy. Thôi huynh chỉ huy tiếp đi. Tôi về thuyền, hôm qua Văn Võ mới về, xem xem thu hoạch thế nào, còn tổ chức thuyền về đất liền nữa.



Vâng, huynh bânn cứ đi đi.


Nguyễn Bình chắp tay chào, rồi quay sang tiếp tục giám sát việc xây dựng. Vũ Tiến đáp lễ rồi mang lính rời đi về phía thuyền đậu, lúc này chắc Văn Võ cũng tỉnh rồi.

Trong buồng riêng của Phạm Văn Võ trên thuyền, hắn lúc này đã tỉnh, ăn qua bữa sáng. Chỉ mấy ngày hành tẩu trốn rừng thiêng nước độc, võ tướng như hắn cũng kham không nổi. Đúng lúc này lính hầu vào báo Vũ Tiến đến.


Văn Võ, đã khoẻ hơn chưa.
Giọng Vũ Tiến sang sảng từ ngoài cửa vọng vào.


Tiến huynh, cũng khoẻ rồi. Ngủ giấc đẫy, ăn bữa cơm nóng là khoẻ ngay ấy mà. Ngày trước đánh vua Mèo trên núi, khổ hơn mà vẫn sống nhăn đấy thôi.



Ngày đấy khác giờ khác chứ. Ít ra ngày đấy đi đánh giặc còn biết đường ngang ngõ dọc. Sang đây chả biết đằng nào mà lần, toàn phải mò mẫm. Mệt thân hơn nhiều.



Huynh nói phải, đánh giặc thì không sợ. Chỉ sợ lạ nước lạ cái, quân Việt ta ăn thiệt trên đất này đều do không quen mà thành.



Đúng, thế nên không gì phải uể oải cả. Ai cũng hiểu, chủ công chắc chắn cũng hiểu. Mấy hôm này huynh đi được xa không, gặp những gì, thu hoạch thế nào.


Phạm Văn Võ vừa pha trà vừa bắt đầu kể lại mấy ngày nay trải qua, từ lúc xuất phát đến lúc gặp bộ lạc thạo dùng độc. Chỉ có tuần lễ thôi mà đầy khó khăn khúc triết, bao thứ ly kỳ cổ quái trốn hoang vu này, rừng hoang, thú dữ, thổ dân, rồi mỏ vàng, mỏ bạc. Bộ lạc thạo dùng độc kia ở ngay dưới chân núi, mỏ vàng mỏ bạc có không thì không biết nhưng là có mỏ sắt với than đá, đúng thứ chủ công cần nhất. Xung quanh cũng gọi là cảnh đẹp ý vui, mỗi tội lắm độc trùng.

Cái trốn Tân đảo khỉ ho cò gáy này, cái gì cũng không có, chỉ có mỏ là nhiều.
Vũ Tiến cảm khái.


Huynh nói phải, gì đâu, ta đến chưa đầy tháng mà đã phát hiện mấy cái mỏ sắt, mỏ than đá lớn lộ thiên. Lại hư hư thực thực mỏ vàng, mỏ bạc. Đấy là còn chưa kể đến đồng chì các thứ.



Xứ này giàu khoáng hơn cả miền Thái, Lạng (Thái Nguyên, Lạng Sơn) Vậy mà dân bản xứ lại không biết luyện, đúng là phí của trời.



Hahaha, không biết mới là tốt, thế ta mới dễ chiếm lĩnh. Chứ họ mà biết thì ta đánh đến bao giờ mới xong. Thổ dân ở đây cũng không ít.



Ừm, lần này huynh bắt được 2315 người.



Đấy là còn gần 200 tên bị giết khi phản kháng rồi đấy, cái bộ lạc này coi như là một bộ lạc lớn, tráng đinh không ít.



Không biết vào càng sâu trong đất liền, có càng nhiều người với mỏ không.



Tôi đoán là nhiều, chủ công chẳng bảo xứ này ít phải có mấy chục vạn người à. Nhưng họ lạc hậu, ta dễ bề cai quản.



Ừm, nhưng ngườii của ta quá ít. Mấy tuần thôi mà chết mất 68 người, ta cần thêm chi viện.



Tôi cũng đang có ý này. Giờ Tân đảo hơi ổn, tôi tính để lại 500 người phòng thủ, còn lại mang thuyền về Thuận Hoá một chuyến, vừa báo chủ công, vừa lấy thêm lương, thêm người.
Vũ Tiến nói.


Lần này huynh đi hay tôi đi.
Phạm Văn Võ hỏi.


Để tôi đi cho. Huynh bên này quen thuộc hơn tôi một chút,dễ bề quản lí. Tôi về Thuận Hoá, huynh ở bên này đừng đi lùng sục nhiều, quân ít, đi thế nguy hiểm lắm, nhỡ có chuyện gì không có mặt mũi nào nói với chủ công.



Huynh nói phải, dạo này ta bắt được hơn vạn thổ dân rồi, tạm đủ dùng, nhiều hơn cũng không quản được, lương ăn cũng không đủ. Tôi tính mang người đi chặt rừng với dẹp bớt thú dữ quanh đay, để khi dân ta qua đỡ nguy hiểm.



Phải lắm. Huynh có khai thông đường đến mấy mỏ sắt với bãi than lớn. Chắc lần tới tôi sang mang theo nhiều người nhiều thợ, ta có thể dựng mỏ xây xưởng, tự sản xuất công cụ, không cần lúc nào cũng chuyển từ Thuận Hoá qua, bên đó cũng không nhiều sắt gì cho cam.



Được, tôi sẽ cố. À, huynh nói chủ công tìm nhiều thợ mỏ, đặc biệt mấy người biết tìm mỏ ấy. Hạng võ biền như ta, mấy mỏ lộ thiên còn dễ nói, chứ mỉ sâu thì không biết đâu mà lần, có khi bỏ lỡ nhiều mỏ quý.



Ừm, tôi về sẽ báo lại chủ công.


Vũ Tiến cùng Văn Võ tiếp tục bàn bạc việc phòng thủ cùng xây dựng Tân đảo một cách cặn kẽ, tránh lúc rút bớt quân đi lại sinh chuyện.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Phục Hưng.