Chương 87: Kỳ Sĩ lo mưu trừ ác điểu


Số từ: 3790
Nguồn: truyenfull.vn
Kỳ Dao nghe nói toàn thân run bần bật. Nàng ngó lên không thấy bầy chim nhỏ kéo đến tiếp ứng cho chín con thiết hạc, vây kín bọn Ảo Hải môn mặc Phi Thử thần y, không còn thấy bóng đâu nữa.
Thiết Kỳ Sĩ bở vía thở dài, nói :
- Người ta bảo bầy kiến cắn có thể chết người quả là không sai.
Lão đạo vương nói :
- Cổ Cầm giáo còn mấy loại dị điểu: Kim câu tử, tác dụng cũng như Ngân châm phong, nhiều tới mấy ngàn con. Thực nhân thíu tác dụng như Thiết linh hạc, Độc mỹ nhân miệng phun hơi độc, đông tới mấy trăm con. Địch nhân bị công kích khác nào lạc vào đám khói mù, hít khói độc vào là chết. Sau hết là loại Cuồng phong võng có đến hàng vạn, mỏ chim nhả tơ bền và rắn. Chúng tấn công địch như nhện bắt ruồi. Chỉ phút chốc biến người thành con tằm khổng lồ nằm trong tổ kén.
Ba người càng nghe càng kinh hãi. Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm :
- Đó đều là những vật không thể dùng võ công cao thâm mà đối địch.
Chàng thở dài hỏi :
- Có biện pháp nào để đối phó?
Lão đạo vương đáp :
- Mấy trăm năm trước Cổ Cầm giáo bị bại về ba vị lão phụ. Bao nhiêu chim lạ cơ hồ mất hết. Có lẽ vì chưa tuyệt chủng nên sau mấy trăm năm lại sinh sản ra nhiều như ngày nay.
Kỳ Dao hỏi :
- Ba phụ nhân đó dùng công phu gì?
Lão đạo vương đáp :
- Nghe nói nữ đồ của ba phụ nhân này đều bị Cổ Cầm giáo chủ bắt về phá hoại danh tiết nên ba mụ thề báo thù cho bằng được. Ba phụ nhân gọi chung là Tam động tiên mỗ. Mụ thứ nhất là Thiên La tiên mỗ, tu ở động Thiên La, hai là Địa Võng tiên mỗ, tu ở động Địa Võng, ba là Phiêu Diêu tiên mỗ, tu ở động Phiêu Diêu. Vì việc báo thù cho đồ đệ, ba mụ tìm được ba tấm lưới thần về cổ thời kêu bằng Thiên võng, Địa võng, Phiêu diêu. Loại chim Di thiên sa và Cuồng phong võng của Cổ Cầm giáo số mục nhiều hơn hết mà là thứ chim rất nhỏ bị lưới Phiêu Diêu tiêu diệt. Còn những loại chim lớn mắc lưới Thiên la, Địa võng và bị giết chết.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Ba tấm lưới này đã thất truyền còn tìm đâu ra được?
Lão đạo vương đáp :
- Việc này phải thỉnh cầu sư phó ngươi và song thân của Kỳ nhi. Vụ Tam mỗ ngày trước mấy lão đó biết rất rõ.
Cao Thức đột nhiên la :
- Những chim nhỏ trên không bay về phía tây như một đàn mây.
Người Ảo Hải môn không thấy một tên nào nữa.
Lão đạo vương đáp :
- Mười mấy người Ảo Hải môn chưa chết được, nhất định chúng bay về phía tây chạy trốn, nên bị đàn chim Di thiên sa bao vây theo đi, nhưng chẳng bao lâu chúng sẽ bị rớt xuống đất là hết đường cứu chữa.
Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Tiền bối đi vấn kế gia sư. Vãn bối đi coi kết quả.
Lão đạo vương dặn :
- Ngươi phải gia tâm đề phòng, không phải chuyện chơi đâu.
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Vãn bối biết rồi. Bọn vãn bối đi trước. Tiền bối có tin gì xin thông tri cho biết ngay.
Lão đạo vương lại nhắc :
- Các ngươi đừng quên việc kiếm Tái Lão Quân.
Thiết Kỳ Sĩ liền vọt về phía Tây. Mắt nhìn trời, chân không chấm đất, chạy nhanh như chớp.
Cao Thức và Kỳ Dao chạy đến ba chục dặm, ngửng đầu trông lên không thấy bầy chim, liền hô :
- Lão nhị! Quần điểu mất hút rồi.
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Chạy mau đi coi! Có vật gì rớt xuống phía trước.
Kỳ Dao kinh hãi nói :
- Coi chừng những con sâu trên mình chim nhỏ.
Thiết Kỳ Sĩ trỏ vào khu rừng trước mặt nói :
- Đi chậm lại để vào gần. Bầy chim nhỏ còn ở trong rừng. Các vị hãy nghe thanh âm của chúng như hàng vạn con dế kêu.
Kỳ Dao kéo chàng lại nói :
- Đừng đi nữa! Tiểu muội mới nghe thanh âm của chúng đã hoảng hồn.
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Không sao đâu. Miễn là bọn ta đừng lộ vẻ thù nghịch với chúng là được.
Cao Thức nói :
- Lão nhị nói như trẻ nít. Bầy sâu này nhỏ như hạt cát làm sao ngó thấy?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Sư ca! Không phải tiểu đệ vì hiếu kỳ mà mạo hiểm. Một khi Cổ Cầm giáo ra đời là toàn thể võ lâm bị thanh thế của họ làm cho chấn động. Ai cũng chỉ sợ hãi rụng rời mà không biết làm thế nào. Ngày xưa đã vậy thì ngày nay cũng thế. Biết bao nhiêu cao thủ trí tuệ vì chữ
sợ
mà thành ra mờ tối, chỉ tìm đường lẩn tránh chứ không nghĩ cách đối phó. Cả lão đạo vương cũng sợ tái mặt. Tiểu đệ nghĩ rằng nếu ai cũng vậy thì Cổ Cầm giáo không còn coi võ lâm vào đâu nữa. Chúng ta cần tìm hiểu để nghĩ ra được biện pháp nào chăng.
Kỳ Dao hỏi :
- Còn biện pháp nào nữa?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Không phải ta nghĩ biện pháp tiêu diệt Cổ Cầm giáo, nhưng trường hợp không còn ba tấm lưới kia thì cũng phải có cách ứng biến lúc lâm nguy mới không đến nỗi bó tay chịu trói hay ngồi mà đợi chết.
Cao Thức nói :
- Nhưng ta tưởng nghĩ ra không được.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Tiểu đệ xin hỏi sư ca: Trên mình giống chim nhỏ Di thiên sa đầy côn trùng, chúng có sợ lửa không?
Cao Thức nói :
- Giống gì mà chẳng sợ lửa!
Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Nhưng vấn đề này ngày trước cũng như bây giờ đã ai nghĩ đến chưa? Hay bị cái sợ làm cho hoảng vía? Chưa ai nghĩ tới mà tiểu đệ nghĩ ra vậy phải thử coi.
Kỳ Dao hỏi :
- Thử bằng cách nào?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Hai vị hãy chờ ở đây. Tiểu đệ đi một chút rồi trở lại ngay.
Dứt lời chàng lạng người tiến vào rừng, chẳng bao lâu đã quay về.
Chàng xắn tay áo lên, vươn cánh tay ra, đồng thời hối hả giục :
- Các vị mau chạy về phía Bắc.
Cao Thức thấy trên cánh tay Thiết Kỳ Sĩ đầy những con sâu nhỏ rất cổ quái đang bò lổn ngổn. Những con sâu này tám chân, mình tròn mà dẹp như những hột gạo màu vàng thẫm. Cao Thức hốt hoảng la :
- Lão nhị! Trên tay lão nhị...
Thiết Kỳ Sĩ ngắt lời :
- Không sao đâu. Đó là tiểu đệ cố ý cho bám vào!
Kỳ Dao kinh hãi hỏi :
- Nó không cắn Sĩ ca ư?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Huynh đã vận chân khí kháng cự, nó không cắn qua làn da được. Chạy lẹ đi và coi chừng bầy chim nhỏ.
Ba người lại chạy như điên mấy chục dặm. Trời tối mịt. Thiết Kỳ Sĩ nhìn Cao Thức nói :
- Sư ca! Phía trước có nhà nông, mau tới đó tá túc.
Cao Thức vẫy Kỳ Dao nói :
- Đệ muội! Hai chúng ta đi. Có đàn bà là nông dân không nghi ngờ.
Thiết Kỳ Sĩ đi đến trước một nông gia, thấy Kỳ Dao vẫy tay, chàng mới tiến vào.
Cao Thức hỏi :
- Làm gì bây giờ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Bảo người ta cho mướn một phòng trống rồi thắp đèn lên.
Kỳ Dao nói :
- Sĩ ca đừng lưu côn trùng lại ở nông gia.
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Ta vận công hút vào để giữ chúng. Giống trùng này chẳng những biết thông tin cho đồng bạn mà còn không rời khỏi mình chim nhỏ. Chim bay lên, côn trùng cũng bay lên mình chim mà đậu.
Ba người vào phòng trống. Thiê#t Kỳ Sĩ nhìn Cao Thức hỏi :
- Sư ca! Bắt một con đưa vào ngọn đèn đốt đi.
Cao Thức hỏi :
- Nó nhỏ thế bắt làm sao được?
Thiết Kỳ Sĩ cười đáp :
- Hỏi chủ nhà mượn mũi kim đâm vào rồi đưa lên ngọn đèn đốt đi.
Kỳ Dao liền hỏi nông phụ mượn kim khâu xiên một côn trùng trên tay Thiết Kỳ Sĩ. Trùng bị kim đâm mình chảy máu. Lúc giơ vào ngọn đèn thì lạ thay! Bị lửa đốt nó càng cử động mạnh.
Thiết Kỳ Sĩ rất lấy làm kỳ nói :
- Giống trùng này không sợ lửa.
Cao Thức nói :
- Như vậy lại càng ghê!
Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Đâm vào không chết, lửa đốt không cháy. Tiểu đệ không tin tà ma.
Bỗng chàng lớn tiếng quát :
- Hóa!
Tiếng quát vừa dứt, bỗng thấy những sâu trên cánh tay chàng chớp mắt biến thành than.
Kỳ Dao reo lên :
- Chân hỏa giết được chúng.
Thiết Kỳ Sĩ kéo tay áo xuống mỉm cười nói :
- Bại địch thì không được nhưng có cách phòng thân rồi. Bây giờ chỉ còn sợ hai giống chim Độc mỹ nhân và Cuồng phong võng. Còn giống Di thiên sa không hại được chúng ta rồi.
Lúc này nông phu đưa cơm canh vào. Ba người ăn xong bữa, trả mụ một đỉnh bạc rồi tiếp tục thượng lộ.
Ba người không nói chuyện lớn tiếng, đề tụ khinh công chạy đến canh hai. Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên dừng lại
ủa
lên một tiếng hỏi :
- Trên đất cỏ mé bên sao lại có người rên rĩ?
Cao Thức đáp :
- Chỗ này không có đường đi thì làm gì có người, cả nông xá cũng không nốt.
Thiết Kỳ Sĩ vội chạy vào giữa đám đất cỏ bất giác nhìn Cao Thức la hoảng :
- Sư ca! Đa bảo đạo trưởng bị thương nằm đây.
Thiết Kỳ Sĩ vội điểm vào người lão mấy cái. Huyết ra quá nhiều rồi, chỉ hy vọng lão hồi tỉnh nói được câu nào chăng?
Kỳ Dao cho đạo nhân uống một viên thuốc. Mãi đến canh ba tiếng rên của đạo nhân mới lớn hơn một chút. Chẳng bao lâu, lão mở bừng mắt ra.
Thiết Kỳ Sĩ vội hỏi :
- Đạo trưởng! Sau khi chia tay đạo trưởng gặp ai?
Lão đạo cố nhịn đau thều thào đáp :
- Không phải người mà là giống chim Thực nhân thíu.
Thiết Kỳ Sĩ kinh hãi hỏi :
- Sao? Đạo trưởng giây với bọn Cổ Cầm giáo ư?
Lão đạo run run đáp :
- Cổ Cầm giáo đòi bảo tàng của bần đạo. Bần đạo không đồng ý, người đó liền hô ba con Thực nhân thíu đến công kích.Thiết Kỳ Sĩ thấy thanh âm lão rất yếu ớt, vội hỏi :
- Rồi sau ra làm sao?
Lão đạo ráng gắng gượng chống đỡ một lúc mới tiếp tục thều thào nói :
- Sau.... sau một thiếu nữ... lại.... hai người lớn...
Nghe nói đến hai người lớn, Thiết Kỳ Sĩ cả kinh, vội điểm thêm mấy ngón, lớn tiếng hỏi :
- Người lớn làm sao?
Chàng trút chân khí vào người đạo nhân hồi lâu, lão mới mở mắt ra thở hổn hển đáp :
- Thí chủ! Bần đạo không sống nổi nữa. Sau thiếu nữ... và hai người to con... đuổi đến, địch nổi ba con thíu. Bần đạo... dùng hai tay bò tới đây. Thí chủ... Trong mình bần đạo có một cuốn tập, địch nhân.... chưa rờ thấy. Bần đạo... tặng cho thí chủ...
Thiết Kỳ Sĩ la gọi :
- Đạo trưởng! Đạo trưởng! Người lớn và thiếu nữ đi đâu, mau cho tại hạ hay.
Đạo nhân không nói ra tiếng, di động bàn tay trỏ về góc Tây bắc rồi tắt hơi.
Thiết Kỳ Sĩ lớn tiếng la :
- Sư ca! Thế là chúng bị ba con thíu dẫn dụ về phương hướng đó. Chúng ta phải rượt theo cho mau.
Cao Thức lần trong người đạo nhân lấy cuốn sách, không kịp mở coi, đề tụ khinh công vọt đi. Chàng còn quay lại nói :
- E rằng không kịp nữa.
Kỳ Dao vừa rượt vừa la :
- Đành bay lên không rượt theo, không thể úy kỵ được nữa.
Ba người lập tức cởi áo choàng, đồng thời vọt lên không, bay miết về phía Tây bắc.
Vì đêm tối không thể bay cao để còn ngó thấy động tĩnh dưới mặt đất. Chạy một lúc lâu, Thiết Kỳ Sĩ bỗng ngó thấy đống lửa đốt, đồng thời bên cạnh có hai nhân vật cao lớn, đang nướng dã vị.
Thiết Kỳ Sĩ bay thấp là là cách mặt đất mấy chục trượng. Đột nhiên chàng lớn tiếng nói :
- Đúng bọn chúng rồi.
Cao Thức thấy chàng hạ xuống liền nhìn Kỳ# Dao nói :
- Chúng ta phải coi chừng mấy con Thực nhân thíu.
Xuống tới mặt đất mới biết đây là hang núi. Thiết Kỳ Sĩ nhìn rõ Thiết Nhị Lang và Bạch Đại muội thì lúc này Nhị đồng cũng phát giác trên không có người hạ xuống, liền ẩn vào trong bóng tối.
Ba người ở trên không đã ngó thấy cử động của nhị đồng. Kỳ Dao liền hô hoán :
- Nhị Lang! Chúng ta đây mà.
Thiết Nhị Lang nghe thanh âm liền chạy ra cả cười hỏi :
- Kỳ thư đấy ư?
Thiết Kỳ Sĩ không ngó thấy người thứ ba ở bên cạnh nhị đồng liền hỏi ngay :
- Lão Tam! Còn người nữa đâu?
Thiết Nhị Lang đáp :
- Còn hai vị thư thư.
Kỳ Dao lại hỏi :
- Văn thư thư đâu rồi?
- Y bị một vị thư thư đưa đi.
Thiết Kỳ Sĩ cả kinh hỏi :
- Y bị bắt hay sao?
Thiết Nhị Lang đáp :
- Ai bảo vậy? Vị thư thư đó là ân nhân cứu bọn tiểu đệ. Y giết chết ba con Thực nhân thíu.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Hình thù y thế nào?
Bạch Đại muội đáp :
- Cũng đẹp như Kỳ thư và Văn thư nhưng bản lĩnh phi thường. Y quăng ra một tấm lưới chụp bắt được ba con Thực nhân thíu. Chà! Thịt thíu nướng chín rồi. Các vị lại đây mau.
Thiết Kỳ Sĩ kinh ngạc hỏi :
- Có tấm lưới ư?
Thiết Nhị Lang gật đầu đáp :
- Một tấm bảo võng, cuốn lại không bằng nắm tay, nhưng quăng lên không, thần võng rộng đến mấy chục trượng. Ba con thíu cộng lại đến hơn hai trăm cân thịt, bị mắc lưới đành chịu rớt xuống.
Cao Thức trịnh trọng hỏi Thiết Kỳ Sĩ :
- Lão nhị! Phải chăng là truyền nhân của Tam tiên mỗ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Tiểu đệ cũng nghĩ vậy, nhưng làm sao chứng thực được?
Chàng lại hỏi nhị đồng :
- Nữ nhân kia có nói tên họ không? Tại sao y lại đưa Văn thư chạy đi?
Bạch Đại muội đáp :
- Bọn tiểu muội quên hỏi họ tên. Y bảo muốn đưa Văn thư đi học công phu gì đó. Văn thư liền đi theo y ngay chẳng hoài nghi gì hết.
Kỳ Dao nói :
- Tiểu muội chỉ lo nữ nhân kia là yêu nữ ở Ảo Hải môn.
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Yêu nữ làm gì có bảo võng?
Kỳ Dao nói :
- Sĩ ca quên rồi ư?
Trong Kim Ngọc đồ chẳng có một vật kêu bằng Hoàng Kim linh khí võng là gì?
Nếu thị là yêu nữ thì Văn muội mắc bẫy rồi.
Thiết Kỳ Sĩ trong lòng hồi hộp, lại hỏi nhị đồng :
- Các ngươi coi thiếu nữ đó có vẻ chính phái, hay đượm mùi tà khí?
Thiết Nhị Lang lắc đầu đáp :
- Không phải đâu! Không phải đâu! Y cũng giống hệt Văn thư, Bạch thư, Kỳ thư, chính chính lẫm lẫm. Văn thư rất ưa thích y.
Kỳ Dao thở dài nói :
- Chỉ cần thị không phải tà môn, còn ngoài ra không lo gì hết.
Thịt thíu nướng đã bốc khói lên. Cao Thức lại gần coi thì chỉ là hai cái đùi, bất giác reo lên :
- Đùi chim lớn quá! Mau lại mà ăn.
Kỳ Dao chau mày đáp :
- Thực nhân thíu! Nghe cái tên cũng đủ buồn nôn, ăn cái gì được.
Cao Thức đáp :
- Thơm đáo để!
Kỳ Dao nói :
- Sư ca! Đừng lắm miệng nữa. Chúng ta đi thôi.
Bây giờ thêm hai cự đồng không bay được. Quần hào đành đi bộ. Dọc đường, Thiết Kỳ Sĩ chợt nhớ ra điều gì liền hỏi Nhị Lang :
- Sao các ngươi không đi cùng đường với sư phó? Vì lẽ gì phải phân khai? Ngũ vương tử, Bạch thư và Cao Dương lão ca đâu?
Thiết Nhị Lang đáp :
- Bọn tiểu đệ đi tới phía bắc Nhạn Đăng sơn thì được tin về Cổ Cầm giáo gì đó. Sư phụ lão nhân gia đột nhiên lộ vẻ phản thường, dường như trong lòng xao xuyến không yên. Lão nhân gia liền phái tiểu đệ và đại muội đi đón các vị. Lão nhân gia còn bảo muốn đem bọn Bạch thư đi Hoàng sơn, sau Văn thư yêu cầu đi với bọn tiểu đệ để đón nhị ca. Thế rồi bọn này cùng sư phụ chia tay.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Sư phụ có bảo bọn ta lên Hoàng sơn không?
Thiết Nhị Lang đáp :
- Không. Lão nhân gia chỉ dặn nhị ca đừng đi về phía chính bắc mà phải theo nẻo Tây bắc thượng lộ, đồng thời lưu tâm đến vụ Tái Lão Quân.
Cao Thức nhìn Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Hoàng sơn nằm ở phía Tây bắc. Chúng ta rẽ về mé hữu mà đi, vượt qua Vân Hà lĩnh và Hoài Ngọc sơn, đi thẳng tới Hoàng Sơn, không chừng đuổi kịp sư phụ.
Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Ý kiến của sư phụ là có tác dụng khác, chứ không phải kêu bọn ta đi gặp lão nhân gia. Lão nhân gia có ý chỉ dẫn bọn ta do hướng này đi Trường Thành.
Kỳ Dao đột nhiên hỏi Bạch Đại muội :
- Muội tử! Văn thư và vị thư thư kia đi về phương nào?
Bạch Đại muội trỏ tay đáp :
- Phương này.
Cao Thức nói :
- Chẳng lẽ cũng là hướng Tây bắc?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Bất luận có trúng hay không, chúng ta cũng cứ đi, nhưng dọc đường phải coi chừng.
Mọi người không nướng đùi thíu nữa, dập tắt lửa đi rồi nhất tề lên đường.
Lúc này trời sắp bình minh. Năm người đang đi, đột nhiên nghe tiếng u ú quái lạ từ trên không vọng lại, dần dần tới trên đỉnh đầu của năm người, tức là di động chuyển về phía Tây. Đồng thời quái thanh không chỉ có một tiếng mà chỗ xướng chỗ họa thành ra náo động khắp nơi, ước lượng có đến mấy ngàn.
Thiết Kỳ Sĩ phát giác trước tiên khẽ bảo mọi người :
- Ăn lẹ đi! Đây là tiếng quái điểu.
Bốn người kia nghe nói cả kinh, lập tức chui vào đống cỏ rậm bên đường, mắt vẫn ngó lên trời.
Lúc này không còn một ngôi sao, bầu vũ trụ tối đen, nhưng thanh âm quái gở kia vẫn bay quyện trên đầu, khiến năm người hoang mang vô cùng!
Kỳ Dao nằm xuống bên Thiết Kỳ Sĩ rồi xích gần lại khẽ hỏi :
- A Kỳ! Các giống chim đêm khuya thường không bay được kia mà!
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Ai bảo thế? Những loại cú mèo, ưng nhạn, dạ canh tử hoạt động về đêm. Huống chi loài quái điểu của Cổ Cầm giáo lại không giống chim thường.
Kỳ Dao nói :
- Chúng bay quyện bên trên không bỏ đi, hay là chúng muốn đậu xuống vùng này? Chúng ta bỏ đây mà đi được không?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Tất bọn chủ nhân chỉ huy chúng sắp đi qua đây. Chúng ta đừng có cử động.
Kỳ Dao hỏi :
- Người chỉ huy ở dưới đất ư?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Dĩ nhiên cũng có thể ở trên không. Hiện giờ bọn chúng đã đoạt được mười mấy tấm Phi Thử thần y, dù không có thử y, họ vẫn cưỡi trên lưng Thực nhân thíu, Thiết linh hạc được.
Lúc này Cao Thức cũng bò lại gần hỏi :
- Làm thế nào bây giờ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Tiểu đệ chưa phân rõ thứ quái điểu gì trên không. Hay hơn hết là chúng ta đừng cử động.
Chàng vừa dứt lời, bỗng nghe gần đó vang lên những tiếng quái thanh khác. Kỳ Dao nhận ra rồi. Nàng bật tiếng kinh dị :
- Hóa duyên linh và Ma địch. Hai lão ma này cũng ở nơi đây.
Lúc này quái thanh rõ rệt hai thứ khác nhau. Thiết Kỳ Sĩ ổ lên một tiếng nói :
- Té ra người Cổ Cầm giáo phát hiện ra bọn chúng nên dừng lại.
Kỳ Dao đáp :
- Ma địch và Ma linh không phải tùy tiện thổi lên. Đó là bản lĩnh trấn gia của Địch ma và Huyết Thực đầu đà. Nếu không gặp cường địch phi thường thì chẳng bao giờ dùng đến. Hiển nhiên bây giờ họ bị người Cổ Cầm giáo tìm ra rồi.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Phụng Hoàng Thần.