Vụ bùng nổ kinh tế bắt nguồn từ quá khứ. Những hồi ức của cư dân đường Phạm Ngũ Lão


Số từ: 3427
Tác giả: Nhiều tác giả - Tạp chí Sai Gon CityLife
Phương Nam phát hành
NXB Hội Nhà Văn
Sue Hajdu


Vậy nó thế nào?



Thì cũng giống như những khu vực khác của Sài Gòn, cực kỳ yên tĩnh, chỉ có xe đạp chạy ngoài đường thôi, thật đấy. Không có cuộc sống về đêm. Hồi đó mọi quán xá đều đóng cửa rất sớm
.
Ngày nay không một ai có thể tin rằng Kim, chủ quán cà phê Kim, đang miêu tả con đường Phạm Ngũ Lão. Nhưng đó chính là những hồi ức họ còn giữ được về con đường nơi họ đã lớn lên vào những thập niên 70 và 80. Về mặt lịch sử, những hồi ức của họ về những năm ấy không có gì đáng ngạc nhiên, tuy nhiên, còn một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp: nếu vậy tại sao đường Phạm Ngũ Lão và những con đường lân cận chứ không phải bất kỳ khu vực tĩnh mịch nào khác của thành phố lại phát triển thành trung tâm du lịch của Sài Gòn? Với câu hỏi này trong đầu, tôi đi tìm lời giải đáp từ những cư dân của đường Phạm Ngũ Lão, người Việt cũng như người nước ngoài, những người đã sinh sống, làm việc và vui chơi tại con đường Phạm Ngũ Lão trong suốt những năm tháng ấy.

Đường Phạm Ngũ Lão có một lịch sử ít ai biết đến - đó là nơi nhà ga xe lửa trước kia tọa lạc với mặt tiền hướng về phía bùng binh chợ Bến Thành. Sau khi chiến tranh kết thúc, ga xe lửa chuyển về quận 3 và do đó không còn xuất hiện trên bản đồ nữa. Thậm chí những cư dân cao tuổi của khu vực này cũng ít người còn nhớ nhà ga cũ đã từng tọa lạc tại đây. Sân ga trước kia trải dài suốt khu vực giữa đường Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, do đó, để di chuyển từ con đường này đến con đường kia, người dân phải đi một đoạn đường vòng xa hơn ngày nay rất nhiều.
Những khu vực quanh nhà ga không bao giờ là nơi sinh sống lý tưởng và Sài Gòn cũng không phải là ngoại lệ. Những cư dân lâu đời trên con đường Lê Lai vẫn còn kể với giọng than phiền về tình trạng ô nhiễm không khí đến nghẹt thở và tệ nạn trộm cắp, cướp bóc từng hoành hành ở khu vực này.
Quanh khu vực nhà ga luôn có rất nhiều người tụ tập và họ là những mục tiêu ngon lành cho bọn trộm cắp. Sau khi thó được cái gì của người ta, bọn này luôn nhanh chóng trèo qua tường và biến mất giữa các toa xe lửa. Chúng luôn biết rõ mọi ngóc ngách tẩu thoát trong khu vực. Báo chí luôn cảnh báo người dân không nên đi lại dọc con đường này, ban ngày cũng như ban đêm
.
Lại có những người, như bà Kim, có những hồi ức khác về con đường. Trong những năm 80, khi còn là một đứa trẻ, bà thường lẻn vào sân ga qua lối vào trên đường Phạm Ngũ Lão, đối diện với quán bar Sahara ngày nay. Bọn trẻ thường tụ tập ở đó để chơi đùa giữa những gốc cây ăn quả hoặc những bụi tre, xúc nòng nọc để làm thí nghiệm trong lớp sinh học, hoặc vồ bắt dế chọi.
Thậm chí bên trong sân ga còn có hai con trâu. Khu vực ấy còn rất hoang dã, như một đồng quê thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn. Hồi đó, quanh khu vực nhà ga, mặt đường Phạm Ngũ Lão an ninh hơn mặt đường Lê Lai rất nhiều, vì trước kia phòng đăng ký xe gắn máy đặt trụ sở tại đây và đó cũng như sự hiện diện của một văn phòng nhà nước
.
Các đặc điểm của khu vực Phạm Ngũ Lão chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi sự hiện diện của nhà ga xe lửa tại đây, nhưng đồng thời cũng bởi con đường lớn ở phía bên kia - đường Trần Hưng Đạo - và đặc biệt là bởi những hoạt động kinh doanh của nhà tài phiệt Nguyễn Văn Hảo. Vào thời hoàng kim của ông, ông từng làm chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo (ngày nay là rạp Công Nhân) và tòa nhà Tháp Ngà (tòa nhà TCL) và thực ra là tất cả các bất động sản nằm giữa hai tòa nhà này.
Một người họ hàng của ông kể lại:

Tôi không còn nhớ rạp hát được xây năm nào, nhưng vào đầu thập niêm 1940, rạp hát Nguyễn Văn Hảo đã được đưa vào hoạt động. Hồi đó, rạp hát này là một rạp hát cải lương, nhưng sau này, đến những năm 50 thì rạp hát chuyển thành một rạp chiếu phim hạng ba chuyên chiếu phim Ấn Độ rẻ tiền. Sau đó nó lại được nâng cấp vào khoảng những năm 70 và trình chiếu các bộ phim phương Tây hạng nhất
.
Tháp Ngà, nhà hàng và quán rượu kiểu Pháp, cũng góp phần làm khu vực thêm đông đúc, nhộn nhịp. Dưới thời Ngô Đình Diệm, do khiêu vũ bị cấm nên các hoạt động văn nghệ ở đây có nhiều hình thức đa dạng khác. Sau này, quán rượu lại trở thành sàn nhảy như trước và trở nên nổi tiếng với các cô gái nhảy quyến rũ.
Những điểm vui chơi này, cùng với các rạp chiếu phim khác quanh đó, khiến khu vực này trở nên nhộn nhịp, với tâm điểm là ngã tư Đề Thám - Bùi Viện, thời bấy giờ có tên là
Ngã Tư Quốc Tế
. Người dân ai cũng thích đổ về đây để ăn đêm. Một số khách hàng nam giới cũng thích đi tìm những thú giải trí khác trong những ngõ hẻm trên đường Bùi Viện. Khu vực ngã tư này nổi tiếng vì nạn trộm cắp, băng đảng và ma túy. Dao rựa không phải là thứ ít thấy ở khu vực này. Nói chung là đời sống ở đây khá thấp.
Cùng với cuộc xung đột Đông Dương lần thứ hai là sự xuất hiện của người Mỹ và các điểm đóng quân của lính Mỹ. Một số tòa nhà lớn hiện nay vẫn còn tồn tại trên đường Trần Hưng Đạo đã từng được dùng cho mục đích này, cũng như các khu chung cư quanh đường Bùi Viện với mặt tiền chạm nổi theo lối kiến trúc cổ điển của thập niên 60. Một người đạp xích lô trước kia từng làm người gác cửa cho một quán bar trên đường Trần Hưng Đạo đãi tôi một cuốc xe vòng quanh khu vực cùng với những câu chuyện hoài cổ của ông.
Trước kia có rất nhiều quán bar dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Cư Trinh và đường Bùi Viện. Ở bên kia đường ray cũng vậy, suốt cho tới bùng binh Nguyễn Trãi. Chỗ tôi làm việc lúc trước có tên là Quốc Hương. Trong quán có một hộp nhạc kiểu Mỹ và họ chơi bản Dont Let Me Down
suốt ngày đêm. Tôi còn nhớ quanh đó cũng có một số sàn nhảy và phòng trà nữa
.
Sau năm 1975, dĩ nhiên khu vực này trở nên lặng lẽ hơn rất nhiều. Theo trí nhớ của những người dân sống quanh vùng, vào những năm 1980, khu vực này cũng yên ắng như tất cả những khu vực khác trong thành phố. Tuy nhiên, khu vực này vẫn thu hút khá nhiều khách du lịch. Các tài xế xe ôm cho biết họ vẫn có khách thường xuyên. Có rất nhiều khách đến từ Liên Xô cũ và khách buôn đá quý từ Campuchia. Sau đó, vào khoảng năm 1990, số khách người Pháp đến đây tăng đáng kể và dần dần số khách du lịch đến từ các nước Tây Âu khác cũng tăng lên không kém.
Khách sạn Prince nằm ở góc đường Phạm Ngũ Lão và Đề Thám đóng vai trò khá quan trọng góp phần biến đổi hai con đường này thành lãnh địa cho khách du lịch ba lô. Khách sạn này mở đường cho các hình thức kinh doanh du lịch phát triển trong khu vực, nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất của quá trình phát triển ấy. Một cư dân mới của khu phố giải thích:

Nếu anh cũng đến Sài Gòn vào năm 1991 như tôi và bảo ông lái xe ôm đưa anh tới một nơi gần trung tâm thành phố, gần các điểm nút giao thông công cộng và tiền trọ hợp lý, chắc chắn ông ta sẽ đưa anh đến Phạm Ngũ Lão. Lúc đó các khách sạn mini hoặc nhà trọ còn chưa xuất hiện, nhưng có ba khách sạn mà người dân Việt Nam với mức thu nhập trung bình hay chọn làm nơi tá túc - khách sạn Prince, khách sạn Hoàn Vũ (bây giờ là khách sạn Tự Do III) và khách sạn Viễn Đông. Cả ba khách sạn này đều nằm trên đường Phạm Ngũ Lão. Các khách sạn này có giá sáu đến tám đô la một đêm, trong khi ở khu trung tâm thành phố, trong khách sạn Bông Sen hoặc khách sạn Đồng Khởi (bây giờ là khách sạn Grand), anh sẽ phải trả 12 đến 18 đô la cho một đêm mà phòng ốc cũng không khá hơn chút nào. Giá phòng ở khách sạn Continental còn cao hơn gấp nhiều lần, hơn 100 đô la một đêm. Nếu anh muốn, anh cũng có thể trọ ở khu ngoại ô, giá phòng cũng rất rẻ, nhưng không có ông lái xe ôm nào nhận ra tên đường nơi anh ở. Không có cách nào chỉ đường cho họ cả
.
Tuy nhiên, ở khách sạn Prince thì tiền nào của nấy. Một căn nhà dơ dáy, chuột rúc rích chạy quanh tiền sảnh và đêm nào bạn cũng được thưởng thức
ánh nến lãng mạn
thay cho đèn điện. Sau mười giờ ba mươi, khách phải đánh sập cửa trước mới được vào nhà. Một người bạn gái cũ kể lại:
Tôi trọ ở khách sạn Prince suốt ba tháng trong năm 1993. Tôi ghét nhất là phải đánh thức một đám thanh niên ngủ trên những cái võng mắc la liệt trong tiền sảnh. Ôi, còn nhà vệ sinh thì... mỗi lần xả bồn cầu, nước từ bồn chứa bắn tung tóe khắp trên tường. Tôi nhớ rõ nhất là chi tiết đó. Cũng còn may là bồn cầu vẫn xả được. Đồ ăn trong quán cà phê dưới nhà thì phát gớm, nhưng không còn chỗ nào khác có món ăn Tây
.
Tất cả đều nhanh chóng thay đổi. Hai dịch vụ kinh doanh đặc thù của Phạm Ngũ Lão đều ra đời từ quán cà phê khách sạn Prince và mãi mãi thay đổi phong cách của cả con phố. Đó là Kim và Sinh café.
Năm 1991, Kim đang làm việc tại quán cà phê do một cặp vợ chồng quản lý. Tất cả nhân viên đều làm bồi bàn, phiên dịch đôi chút và môi giới lặt vặt cho khách du lịch nước ngoài. Do sự hối thúc của một vài giáo viên tiếng Anh tình nguyện, Kim quyết định bỏ việc ở quán ăn và đứng ra kinh doanh riêng. Bà mở quán Kim café trên đường Phạm Ngũ Lão, cách quán Saigon café hiện nay vài căn. Vài người bạn nước ngoài đóng góp tiền thuê nhà tháng đầu tiên và vài công thức nấu ăn.
Không có kinh nghiệm hay kỹ năng tổ chức, công cuộc kinh doanh khá lộn xộn, nhưng thú vị. Kim còn nhớ rõ những kỷ niệm như mùa mưa không đủ dù che cho khách, hay những
đêm trắng cùng nước giải khát quán Kim
. Trong những tấm hình thời kỳ này, trông cô rất trẻ và không có vẻ
nhà nữ kinh doanh
mấy. Nhưng ngược lại cô rất năng động.

Hồi trước năm 1990 chưa ai biết kiếm tiền. Sau khi mở quán, tôi cố thuyết phục mấy nhà láng giềng cho thuê xe đạp tại quán của tôi để kiếm thêm tiền. Khó khăn lắm họ mới đồng ý, vì lúc đó xe đạp rất có giá trị
. Kim còn tổ chức dịch vụ giặt ủi tại nhà hàng xóm và bắt đầu cho thuê chiếc xe Honda Chaly duy nhất của mình.
Với Prince và Kim café ra đời, trong vòng sáu tháng góc phố này bùng lên thành một trung tâm nhỏ. Một quán cà phê nữa
No Star Where
(chơi chữ từ tiếng Việt
không sao đâu
) mở cách quán Kim hai căn, nhưng nó không tồn tại được lâu và ông chủ quán nhanh chóng bỏ về Nha Trang, than phiền là Sài Gòn có quá nhiều khách du lịch! Saigon Café mở đối diện khách sạn Prince và vẫn do ông chủ đầu tiên quản lý. Sinh Café mở trên đường Phạm Ngũ Lão, đối diện hẻm Margherita (Chùa An Lạc). Năm 1992 Kim chuyển sang địa điểm hiện nay tại đường Đề Thám, giành chỗ trước cuộc di cư của Phạm Ngũ Lão năm 1996-1997. Cả khu vực bắt đầu rộ lên ồn ào với những quán như Long Phi, Jackies Bar và Easy Rider. Một vài khách còn nhớ Mr. Coneheads, quán kem nhập ngọai và quán sách cũ đầu tiên. Ngay cả những hẻm hóc cũng có phần trong cuộc kinh doanh balô, như vài quán bar gần chợ Thái Bình và Lucky Café mở năm 1994.
Khi tôi đến tham quan năm 1993, Sinh Café đã trở thành địa điểm nổi bật của du khách Lonely Planet. Với kinh nghiệm trong ngành khách sạn và du lịch, Sinh vào làm tại quán cà phê Prince sau khi Kim bỏ làm. Anh cũng trẻ, nhiệt tình và đầy sáng kiến. Du lịch là đam mê và Sinh Café là sản phẩm của chất xám. Anh lăn lộn trên những tuyến xe đò địa phương, với sổ tay lăm lăm và thiết kế tour qua từng thành phố, từng thị trấn, để sau đó danh mục tour du lịch Việt Nam cơ bản ra đời. Tên và logo của Sinh Café trở thành biểu tượng của du lịch bình dân ở Việt nam.
Khi tôi mở Open Tour
năm 1994, tôi đã có cảm giác là khu vực Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện sẽ phát triển mãi thành một Khao San Road (Thái Lan) thứ hai. Và tôi đã tính không sai
.
Vào giữa thập niên 90, khu vực này đã bắt đầu hình thành những đặc trưng của nó ngày nay, mặc dù trên nhiều phương diện, nó còn trong tình trạng sơ khai. Chỉ đi bộ một quãng ngắn về phía cuối đường Bùi Viện, du khách đã lạc vào hố tối tăm nhất của Sài Gòn. Lúc đó ở đây không có cửa hàng băng đĩa nào. Phía cuối đường Đề Thám, san sát nhau là các quán cà phê cho những kẻ nhàn rỗi với các bản nhạc nỉ non ướt át. Một vài quán cà phê dạng này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Phạm Ngũ Lão cũng có khá nhiều quán cà phê và nhà hàng hải sản dành riêng cho người bản địa và trong số các ngôi nhà ở đây, vẫn còn rất nhiều căn là nhà ở chứ không phải hàng quán. Một cậu bé trước kia là trẻ bụi đời chỉ cho tôi nơi cậu vẫn ngủ đêm trong những ngõ ngách của đường Phạm Ngũ Lão và nói:
Chỗ này trước kia toàn là nhà dân nên rất yên tĩnh.

Trong khi đó, với sức cám dỗ của đồng đô la ngành du lịch
bụi
đem lại, các tài xế xích lô và xe ôm đủ hạng cũng kéo về đây rất đông, cùng với các dịch vụ cho thuê xe hơi cũ từ thời Pháp thuộc hoặc thời Mỹ đóng chiếm, chưa kể đội quân bán hộp quẹt dạo, đội quân ăn xin và trẻ em đường phố. Cụm từ
khách du lịch người nước ngoài
được rút ngắn thành
Tây ba lô
như một cụm từ thông dụng để chỉ du khách du lịch nước ngoài thuộc độ tuổi thanh niên.
Nguồn lực thay đổi kế tiếp tác động đáng kể đến tốc độ phát triển của khu vực bắt nguồn từ nhà ga xe lửa, hay từ những tàn tích còn lại của nhà ga này. Một hiệp hội châu Á, với hoài bão xây dựng một trung tâm thương mại và văn hóa tầm cỡ, đã xóa sạch các căn nhà vừa xuất hiện trên nền nhà ga cũ trên đường Phạm Ngũ Lão. Những quán cà phê như quán Margarita phải chuyển vào trong ngõ hẻm (cùng với Gốc Bồ Đề của Nguyễn Đình Chiểu) và quán Sinh phải chuyển về đường Đề Thám và từ đó trở thành mạch đập của khu vực. Sau đó, trong khi nhà ga cũ bị bỏ hoang chờ ngày khởi công xây dựng, cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế bùng ra ở châu Á. Ngày khởi công bị dời lại, dời lại... suốt nhiều năm liền và hàng rào tạm màu xanh quây quanh khu vực này dần dần trở thành nhà vệ sinh công cộng nồng nặc mùi xú uế. Cuối cùng, chính phủ biến khu vực này thành một công viên công cộng với một rạp xiếc, các buổi trình diễn ca nhạc và chợ hoa ngày Tết. Phần lớn người dân trong khu vực thở phào nhẹ nhõm trước sự thay đổi tích cực này.
Vào những năm cuối thập niên 1990, càng ngày càng có nhiều du khách người Nhật đến Sài Gòn, đặc biệt là dạng du khách Bob Marley. Sau đó là những đợt sóng người Việt kiều chọn ở khách sạn để tránh các họ hàng xa gần làm phiền. Một số người nói rằng đây là thời kỳ thú vị nhất tại Phạm Ngũ Lão; khách thập phương đến ở trong khu phố rất đông, nhưng mỗi người đến Việt Nam với một mục đích riêng. Các khẩu hiệu in trên áo phông như
Xin chào Việt Nam

Allez Boo
xuất hiện tràn ngập vào năm 1998. Quán bar trong khách sạn Prince tân trang lại toàn diện cho mặt tiền khách sạn, nay được đổi tên thành Liberty IV.
Vậy người dân địa phương nghĩ gì về tất cả những sự thay đổi này? Bà Kim cho biết,
Người dân hiểu rõ những lợi thế ngành du lịch đem lại cho khu vực. Càng có nhiều công ăn việc làm, họ càng vui sướng hơn
. Tình hình kinh doanh trong khu vực ngày càng phát triển, người dân Việt Nam bắt đầu thử nấu các món ăn nước ngoài. Chủ của tất cả các cửa tiệm, khách sạn, nhà hàng tôi phỏng vấn đều tỏ ra lạc quan và nói rằng khu vực này đã trở nên sạch đẹp và an toàn hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có những chuyện đau lòng xảy ra trong khu phố - những hành động không mấy đẹp như: nhái lại thực đơn của nhà hàng khác, họ hàng hoặc bạn hùn vốn hớt tay trên doanh nghiệp gốc, ăn cắp bản quyền tên và logo của các doanh nghiệp khác, hoặc nhái theo logo của Lonely Planet để ăn ké tiếng tăm của nhãn hiệu này. Dù sao đi chăng nữa, tình hình kinh tế thịnh vượng trong khu phố Tây ba lô Phạm Ngũ Lão vẫn làm cho tinh thần mọi người phấn chấn trước viễn cảnh tương lai tươi sáng.
Con đường Phạm Ngũ Lão đã chứng kiến một sự phát triển kinh tế đáng kể trong những năm vừa qua, cả ba khách sạn cũ trong khu vực đều được tân trang, nâng cấp với mức giá cao hơn trước.

Nhưng chúng tôi không cho là những nét đặc thù của khu vực sẽ bị mất đi hoàn toàn
.

Hy vọng là không. Khu phố này rất đặc biệt, với những nét riêng của nó
.

Đúng vậy. Khu phố này có sức cuốn hút mãnh liệt có một không hai
.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Sài Gòn Tản Văn – Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới.