Q.3 - Chương 341: Đa Ma (2)


Số từ: 2862
Nguồn: Tàng Thư Viện
Cốc Tư La trầm lặng một hồi lâu mới nói:
-Sau đó cô gái…cứ đợi mãi, nhưng cuối cùng Đoàn Tư Bình đã không thực hiện được lời hứa, do vi phạm lời hứa nên không có cái kết tốt đẹp, mà y tự tay đánh bại vương quốc. Tuy vẫn còn tồn tại trên thế gian, nhưng không được truyền ngôi cho huyết thống, mà còn bị huynh đệ soán vị, cho tới tận ngày hôm nay.
Trong đầu Địch Thanh như có dòng diện chạy qua, bỗng nhiên nhớ ra Đoàn Tư Bình là ai. Trong lòng tràn đầy ngạc nhiên, Địch Thanh kinh ngạc nói:
-Tán Phổ, Đoàn Tư Bình mà người nói, không lẽ là ông vua khai quốc Đại Lý?
Nếu ngày nay thiên hạ chia thành Khiết Đan, Tống, Hạ, Thổ Phiên, Đại Lý. Vùng đất của Đại Lý quốc ở ngoài biên cương, luôn không hề tranh giành quyền thế. Có thể nói trong cuộc tranh giành giữa năm nước thì Đại Lý lập quốc là nước ít tham gia nhất. So với Triều Tống, Triệu Khuông Dận xưng đế sớm hơn 20 năm, nhưng vị vua khai quốc Đại Lý lại chính là long mã thần thương Đoàn Tư Bình.
Đoàn Tư Bình thân là vua khai quốc, lại vì Đại Lý tôn sùng Phật giáo, những câu chuyện truyền kỳ về bản thân thậm chí còn nhiều hơn cả Triệu Khuông Dận. Thái tổ Đại Tống Triệu Khuông Dận và huynh đệ đã dựa vào song côn tứ quyền đánh hạ bốn trăm quân triều Tống. Mà trong truyền thuyết Đoàn Tư Bình còn được trời ban thần thương long mã, tung hoành Nam Chiếu, đánh đâu thắng đó, đánh hạ cả biên giới Đại Lý.
Năm đó Triệu Khuông Dận ngạo nghễ thiên hạ, nam chinh bắc chiến, sau khi diệt Hậu Thục, đại tướng Tống là Vương Toàn Bân từng thỉnh cầu tấn công Đại Lý, giúp Triệu Khuông Dận bình định Nam cương. Khi đó Đoàn Tư Bình đã chết, nhưng uy lực của Đại Lý Đoàn Thị vẫn còn, nghe nói Triệu Khuông Dận biết sau khi đại tướng dưới quyền xin tha mạng cho, thứ nhất là vì đang đối phó Khiết Đan ở phương Bắc, thứ hai là vì lo lắng uy lực của Đại Lý Đoàn Thị dũng mãnh, sự phiền toái của Nam Chiếu man di, vì vậy mà lấy chiếc búa ngọc trên trời hạ xuống bản đồ vùng biên giới, vẽ một đường dọc theo sông Đại Độ, nói gì nhỉ:
Ngoài ta ra không ai có
, nhưng Triệu Khuông Dận giải thích cho đám quần thần không tấn công Đại Lý rằng:
Lấy đạo đức cảm hóa con người trong khả năng, man di tự thi hành.

Từ sau đó, triều Tống tuân thủ gia pháp tổ tông. Đại Lý, triều Tống không vi phạm lẫn nhau, hòa bình gắn bó nhiều năm, nhưng vị vua khai quốc Đại Lý Đoàn Tư Bình càng vì chuyện Tống vung búa ngọc bị người Trung Nguyên biết đến.
Địch Thanh tuy ít đọc sách, cũng biết Đoàn Tư Bình, nhưng làm thế nào hắn cũng không thể nghĩ ra được câu chuyện Cốc Tư La kể lại có liên quan tới Đoàn Tư Bình. Nghĩ lại lại nghĩ, nghe nói sau khi Đoàn Tư Bình chết, ngôi vị được truyền lại cho con trai là Đoàn Tư Anh, nhưng nghe tin Đoàn Tư Anh ngồi chưa nóng chỗ thì bị người chú Đoàn Tư Lương buộc phải thoái vị làm tăng ni. Ban nãy Cốc Tư La nói
Đoàn Tư Bình vi phạm lời hứa nên không có cái kết tốt đẹp
. Vương quốc tuy còn tồn tại trên thế gian, nhưng không được truyền ngôi cho huyết thống
, nói mãi chính là nói chuyện này.
Cốc Tư La nghe Địch Thanh hỏi, lại im lặng hồi lâu rồi mới nói:
-Không sai, Đoàn Tư Bình trong câu chuyện mà ta kể chính là vị vua khai quốc Đại Lý.
Địch Thanh bối rối không hiểu, tạm thời gác lại ân oán ngày xưa, hỏi:
-Tán Phổ, lượng thứ cho tại hạ ngu muội, người bỗng nhiên nhắc đến chuyện trước kia của Đoàn Tư Bình.. rốt cuộc..
.
Hắn muốn nói nhưng lại dừng, ngụ ý là với tôi có liên can gì?
Cốc Tư La cười nói:
-Rất nhiều chuyện nhìn thì thấy không có liên quan, nhưng sau này ngươi hãy thử suy nghĩ sẽ biết có liên quan hay không.
Y vung tay lên, có một vệt sáng về hướng Địch Thanh, nói:
-Cuốn sách này, ngươi có thể xem qua.
Địch Thanh thấy Cốc Tư La không có dấu hiệu vẫy tay, lúc này mới nhớ ra hai bên vẫn còn ân oán, trong lòng hơi run. Cốc Tư La còn chưa dứt lời, vệt sáng kia đã đánh tới trước mặt Địch Thanh. Ánh mắt Địch Thanh nhạy bén, đã phát hiện ra vệt sáng kia chính là cuốn sách mỏng mỏng.
Địch Thanh xoay cổ tay, dễ dàng bắt được cuốn sách. Chạm tay vào hơi lạnh, lúc này mới phát hiện ra cuốn sách mỏng manh kia chính là dùng bạch kim làm thành, mà trên bìa cuốn sách dùng vàng khảm bốn chứ thật to: Kim thư huyết minh.
Bên cạnh bốn chữ đó lại có mấy chữ nhỏ nhỏ, viết là: thông hải tiết độ sứ Đoàn Tư Bình tự lập ra.
Địch Thanh nhìn cuốn sách đúng là do từng tờ từng tờ bạch kim đóng thành, dùng vàng khảm chữ, một cuốn sách có thể nói là vô giá, đột nhiên nhớ lại năm đó Quách Tuân từng đưa cho hắn một phong thư, trong thư viết:
Muốn đi Hương Ba Lạp, buộc phải tìm Điệp Mã.
Bức thư này cũng dùng bạch kim làm đế, dùng vàng khảm chữ nên không khỏi kinh ngạc, thầm nghĩ lẽ nào nói bức thư của Quách Tuân kia vốn từ Thổ Phiên đưa tới? Hay là từ Đại Lý mà tới?
Bỏ qua suy nghĩ, Địch Thanh đã lật trang sách, xem nội dung ở trang đầu tiên của cuốn sách, đột nhiên giật mình, nét mặt tái xanh, suýt làm rơi cuốn sách xuống đất.
Trang đầu tiên của cuốn sách không có chữ nào, mà chỉ vẽ một pho tượng phật.
Pho tượng phạt eo nhỏ thướt tha với chuỗi ngọc trang nghiêm, chỉ có điều gương mặt trống rỗng. Tượng phật này dường như Địch Thanh đã từng nhìn thấy.
Bức vẽ trong cuốn sách chính là tượng phật không mặt.
Tượng phật này Địch Thanh từng nhìn thấy ở Crân Tông Huyền cung, nhìn thấy trong mơ, không ngờ hôm nay lại có thể được nhìn, lẽ nào bức tượng phật không mặt này thật sự có nguồn gốc gì? Nếu không thì vì sao mà đại Tống Crân Tông và Đại Lý vương Đoàn Tư Bình đều có ghi chép lại? Trong lòng Địch Thanh chán nản, không kìm nén được nhìn về phía Cốc Tư La. Cốc Tư La chỉ nói:
-Ngươi hãy xem trước đi.
Địch Thanh tay cầm cuốn sách có chút run rẩy, lật qua trng thứ hai, thấy vẫn là vẽ một bức hình, bức hình đó vẽ hai người đối lập nhau, một người là tượng phật không mặt kia, người còn lại là một người có bộ dạng của tướng quân. Tướng quân kia một chân quỳ dưới đất, vẻ mặt rất cung kính tượng phật kia.
Giữa hai người này đặt một khay bằng ngọc, trên khay ngọc có một bãi máu màu đỏ sẫm. Người tướng quân đó chìa tay trái ra, ngón trỏ đang chảy máu, bờ môi cũng bôi đỏ.
Trong trang sách tuy chỉ có một bức vẽ nhưng trông rất sống động, sống động một cách phi thường. Địch Thanh ngừng nghĩ đến việc mặt dưới của bạch kim làm sao có thẻ làm ra được bức tranh sinh động thế này, mà chỉ nghĩ theo những lời Cốc Tư La nói, Đoàn Tư Bình từng có một lời hứa với người con gái kia. Cuốn sách này nếu như do chính Đoàn Tư Bình làm thì đây chắc là một bức vẽ để bày tỏ rõ.
Cố nhân uống máu ăn thề, xem việc lấy máu lau môi biểu thị cho việc giữ lời hứa, với ý nghĩa thật tâm một lòng. Lẽ ra Đoàn Tư Bình nên thề với người con gái kia, vì so lại biến thành uống máu ăn thề với tượng phật không mặt này?
Trong lòng mang đầy hoài nghi, nhìn thấy bên dưới bức vẽ có một hàng chữ nhỏ
uống máu vì thề, thề với trời, nếu có lòng khác, giang sơn sẽ thành hư không.

Địch Thanh nhíu mày, lại lật qua một trang, nhìn mấy hàng chữ viết lít nhít ở bên trên:
Thần dư bản Nam Chiếu, phong quan Thông hải tiết độ sứ, được quốc chủ coi trọng, trong lòng cảm ơn. Vậy thì gian thần giữa đường, trước có Trịnh Mãi Tự làm loạn, sau có Triệu Thiện Chính bất trung, lại thêm Dương Can Trinh vì loạn mà nhầm lẫn lung tung khiến dân chúng lầm than, ngoài ra còn có chí cứu dân thời loạn. Ngày nay ngoài việc uống máu ăn thề, nếu có thể thành chuyện, nhất định giữ lời hứa, mãi mãi không vi phạm lời thề.
Cốc Tư La dường như biết Địch Thanh không hiểu rõ chuyện ngày trước, giải thích nói:
-Đất nước khi thời Đương Nam Chiếu các vùng đất xung quanh Vân Nam, do Mông Thị đương quyền thống lĩnh các tộc. Đoàn Gia vốn đều là trọng thần của Nam Chiếu. Sau này Nam Chiếu suy sụp, có Trịnh Mãi Tự đã diệt hơn tám trăm người hoàng tộc Mông Thị, tự lập thành Vương, xưng làm Đại Trường Hòa quốc. Triệu Thiện Chính vốn là quan thanh bình Đại Trường Hòa quốc, cũng tương đương với Tể tướng của triều Tống, liên minh với Đông Xuyên Tiết độ sứ Dương Can Trinh giết hại gia tộc Trịnh Thị, lại lập nên Đại Thiên Hưng quốc. Tuy nhiên sau đó Dương Can Trinh lại từ bỏ Triệu Thiện Chính, tự lập xưng đế. Đoàn Tư Bình là sau khi bức tử Dương Can Trinh lập nên Đại Lý.
Chỉ mấy câu ít ỏi của Cốc Tư La đã phác thảo được sự thăng trầm của Nam Chiếu.
Địch Thanh nhìn máu thề của cuốn sách vàng kia, phảng phất nhìn thấy huyết khí giết choc lan tràn, binh qua khói lửa ngập tràn. Hắn lại lật sang một trang, thấy trang đó viết:
Năm hưng thánh nguyên, được trời giúp thần lực, không thể tin nổi.

Trang này tuy chỉ có mấy từ đơn giản, Địch Thanh xem mà xao động trong lòng, lại lật sang một trang nữa, thấy bên trong viết:
Năm Hưng Thánh thứ hai, có được thần thương long mã, lòng người quy thuận…Thần nữ quả không bắt nạt ta.

Địch Thanh không biết thần thương long mã rốt cuộc có sự thần kỳ gì, nhưng nghĩ Đoàn Tư Bình muốn ghi chép sâu đậm, khẳng định có chỗ kỳ lạ, mà trong cuốn sách ghi lại
Thần nữ
, thì đương nhiên là người con gái mà Cốc Tư La đã nói.
Thần nữ? Người con gái này có năng lực gì?
Địch Thanh đã cảm thấy ghi chép trong cuốn sách và bản thân có liên quan, tim không khỏi đập thình thịch. Tiếp tục mở trang nữa, phát hiện cuốn sách ghi chép nhiều về câu chuyện thần kỳ trước kia của Đoàn Tư Bình.
Nhìn từ những ghi chép trong cuốn sách, từ lúc sau khi Đoàn Tư Bình uống máu lập thề với tượng phật không mặt kia thì đích thực không có chuyện gì không thuận lợi, đánh đâu thắng đó, phát sinh một sự việc rất thần kỳ trong con người Đoàn Tư Bình, đó là có dân chúng mục đồng chăn thả gia súc trong núi, từng nghe trâu ngựa nói chuyện với nhau, nói cái gì nhỉ:
Tư Bình là Vương, Tư Bình là Vương!
. Khi đó quân thần Nam Chiếu sùng bái phật giáo, thấy trời xuất hiện dị tướng thì không khỏi chấn động một thời. Câu chuyện này có thể nói là vì những người dân sau này của Đoàn Tư Bình tâm quy thuận tạo nên nền móng vô cùng tốt đẹp.
Sau đó thế lực của Đoàn Tư Bình lớn dần, được bách tính ủng hộ, lại thuận lợi trong việc liên minh với ba mươi bảy bộ. Sau đó có chuyện càng thần kỳ hơn, đó là Đoàn Tư Bình cuối cùng khi tấn công Dương Thị hoàng thành gặp thủy nạn, có trọng binh ngăn cản đường đi. Lúc này giữa dòng sông xuất hiện nữ thần chỉ cho con đường bí mật, đồng thời bầu trời xuất hiện nhiều sương mù, Đoàn Tư Bình lợi dụng cơ hội vượt qua dòng nước, giành toàn thắng. Một trận chiến đã tiêu diệt quân đội chủ lực của Đại Nghĩa Ninh quốc Dương Thị, tiến tới tiêu diệt lực lượng Dương Thị, xưng đế lập quốc.
Địch Thanh xem đến đây, trong lòng thầm nghĩ:
từ xưa tới nay, quân vương khai quốc vì xây dựng uy tín, đa phần sẽ thần hóa bản thân. Hai câu chuyện thần kỳ được ghi chép lại trong cuốn sách, hoặc là Đoàn Tư Bình âm thầm thao túng, nói không chừng cố làm ra vẻ huyền bí để khích lệ tinh thần binh sĩ, nhưng nếu như cuốn sách này là do Đoàn Tư Bình tự tay viết, song lại không được lưu truyền, thì Đoàn Tư Bình không có lý gì để lại viết những điều giả dối này lên. Nói như vậy thì…Những câu chuyện thần kỳ được ghi chép trong cuốn sách là rất đáng tin cậy. Nhưng thư minh của cuốn sách vàng mà Đoàn Tư Bình tự tay viết tại sao lại rơi vào tay Cốc Tư La? Mà Cốc Tư La đưa mình xem cuốn sách này là có dụng ý gì?
Lúc này Địch Thanh lật tới trang cuối cùng của cuốn sách thì thấy trước mắt chỉ là một màu máu đỏ. Địch Thanh kinh ngạc, chăm chú nhìn lại, mới phát hiện trang cuối cùng trong cuốn sách không phải màu bạch kim, mà là màu máu đỏ thẫm.
Mà trong màu máu đó có mấy chữ màu đen viết:
Lời thề chưa xong, con cháu có kinh sợ, để tránh đại họa, phải tránh vị để làm tăng ni.

Địch Thanh kinh ngạc nhìn mấy chữ đó, nhất thời không thể hiểu ý nghĩa của chúng.
Gấp lại cuốn sách vàng, Địch Thanh phảng phất như thấy cuộc đời của Đoàn Tư Bình. Nếu có hiểu được, thì càng thấy là hoang mang nhiều.
Cốc Tư La thấy Địch Thanh đã xem xong cuốn sách vàng về lời thề máu, mới nói:
-Sau khi Đoàn Tư Bình chết, cuối cùng vẫn chưa hoàn thành lời thề. Lúc này mới lập ra huấn thị cho con cháu. Nếu có đại nạn, thì phải thoái vị làm tăng ni, sám hối sai lầm. Quân vương Đại Lý quốc là người không yêu giang sơn bằng yêu tăng ni, hơn phân nửa là do tổ tông cảnh báo.
Địch Thanh trả lại cuốn sách vàng, hỏi:
-Không biết Tán Phổ kể câu chuyện này cho tại hạ nghe là có dụng ý gì?
Trong lòng hắn đã lờ mờ có đáp án, nhưng lại không dám khẳng định.
Cốc Tư La nhìn Địch Thanh một hồi lâu sau mới nói:
-Ta chỉ muốn nói với ngươi, có những lúc có việc dù lấy máu ăn thề cũng không thể thành. Có một số lời thề vốn không cần thề thốt gì.
Rồi hắn đột ngột chuyển chủ đề:
-Địch Thanh, ngươi lần này đến Thanh Đường là vì lẽ gì?
Địch Thanh cảm giác Cốc Tư La có hàm ý gì hơn thế, nghe Cốc Tư La hỏi chuyện đi sứ, tạm thời gác lại nghi hoặc, tinh thần chấn động lên đáp:
-Tại hạ phụng mệnh Thiên tử đại Tống, đến đây với mong muốn cùng Tán Phổ phân hướng xuất binh cùng tấn công Nguyên Hạo. Nếu Tán Phổ có thể xuất binh tấn công các châu Tây Nam Qua, Sa, Băng của nước Hạ, Đại Tống có thể xuất binh tấn công các vùng khác như Ngân, Hồng, Hữu, cùng nhau hô ứng, có thể khiến Nguyên Hạo khó mà có thể chú ý hết mọi mặt, ngăn chặn kế hoạch xâm lược phía Nam, tấn công phía Đông của Nguyên Hạo
Cốc Tư La thản nhiên nói:
-Ngươi cho là ta sẽ xuất binh sao?
Địch Thanh hơi chút trầm ngâm, đáp:
-Tại hạ nghĩ Tán Phổ sẽ không bỏ qua cơ hội này.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Sáp Huyết.