Phần 11 - Chương 61: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và những câu chuyện
-
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
- Đức Thái Thượng Lão Quân
- 630 chữ
- 2020-05-09 04:18:13
Số từ: 615
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Việt dịch: Cư Sĩ Vô Tri
DÂM DỤC QUÁ ĐỘ. TÂM ĐỘC MẠO TỪ.
Dâm dục quá mức. Lòng dạ sâu hiểm nhưng bề ngoài ra vẻ hiền lành.
1. Dâm dục quá độ, tinh yếu khí suy, chưa già đã bệnh, sinh con ngu đần. Đó là một điều bất hiếu với Tổ tông.
2. Lòng ác tướng dữ, người biết được là tàn nhẫn. Tâm hiểm mạo quỷ quyệt người biết là gian. Người biết nên dễ tránh. Còn tâm độc mạo từ thì khó xét, đó là hạn người chứa dao trong bụng, lòng dạ cực kỳ nham hiểm, độc như rắn rết.
3. Lý Lâm Phủ là một người có tài hòa, tinh thông cả cầm kỳ thi họa, nhưng cũng là một người giảo hoạt nham hiểm. Làm quan dưới triều vua Đường Huyền Tôn.
Vì tính hay nịnh hót, chẳng những đối với nhà vua ngay cả những vị phi tử của Đường Huyền Tôn, Lý Lâm Phủ đều dùng lời ngọt ngào để mua chuộc nên được vua sủng ái. Khi giao thiệp với mọi người, bề ngoài luôn tỏ vẻ thân thiện tươi cười, mọi người đều tưởng ông là một người đáng tin, nên đem lời phế phủ cũng như điều bí mật thổ lộ cho Lý Lâm Phủ hay.
Người đương thời gọi ông là người khẩu mật phúc kiếm. Nhiều người có tài đều bị ông hãm hại mà chết. Lý Thích Chi là bạn đồng sông với ông, chỉ vì một sự hiểu lầm nhỏ nhưng Lý Lâm Phủ nuôi hận trong lòng và tìm cách hại Lý Thích Chi.
Một hôm Lý Lâm Phủ nói với Lý Thích Chi rằng:
Nghe nói núi Hoa Sơn có mỏ vàng, nếu có kế hoạch khai mỏ lấy vàng thì rất có lợi cho nước, ta vì bận việc nên không có thì giờ lo về việc này, nay cho huynh hay để huynh tâu với vua. Nếu kế hoạch thành công thì công của huynh sẽ không nhỏ.
Lý Thích Chi tưởng Lý Lâm Phủ có lòng giúp mình nên đem kế hoạch khai mỏ Hoa Sơn tâu cùng vua Huyền Tôn. Nhà vua lấy làm mừng, và đem việc khai mỏ của Lý Thích Chi hỏi ý kiến Lý Lâm Phủ.
Lý Lâm Phủ đáp:
Hạ thần cũng biết Hoa Sơn có mỏ vàng, nhưng nơi đó lại là long huyệt của bệ hạ, e rằng khai mỏ sẽ phá đi huyết mạch mà có hại cho đế nghiệp của bệ hạ, cho nên hạ thần không dám tâu. Chắc Lý Thích Chi cũng biết được việc này, nhưng chỉ nghĩ đến lợi cho mình mà không lo đến phúc của bệ hạ, quả thật là có ý bất lương, mong bệ hạ chớ nên nghe lời.
Đường Huyền Tôn nghe Lý Lâm Phủ nói thế nên giận và làm tội Lý Thích Chi.
Vì ám hại người trung lương, tội ác tày trời, về sau Lý Lâm Phủ bị ma quỷ hiện hình đến vật chết. Khi chết áo quan lại bị người bửa, chết không toàn thây. Niên hiệu Nguyên Hòa đời đường ở Huệ Châu, một Kỹ nữ bị sét đánh chết, dưới nách có ba chữ Lý Lâm Phủ. Niên hiệu Thiêu Hưng đời Tống, sét đánh chết một thiếu phụ họ
Trần trên mình cũng xuất hiện ba chữ Lý Lâm Phủ. Vào niên hiệu Hồng Võ đời Minh, tỉnh Sơn Đông có người Lục An Bình giết gà đãi khách khi nhổ lông thấy trên mình gà năm chữ Đường tướng Lý Lâm Phủ.
Mưu sâu họa cũng sâu, hại người chỉ một thời nhưng ác nghiệp đi theo mãi.
Thật gớm thay!