Chương 20 - Kết -


Số từ: 7421
Dịch giả: Minh Thu
NXB Công An Nhân Dân
Hàng đang lái xe trên đường cao tốc từ sân bay về, Giai ngồi ở ghế bên cạnh. Câu đầu tiên hai người nói với nhau khi ở sân bay là do Giai nói trước: "Anh tới đón em không phải là nói dối bố đấy chứ?" Hàng bảo không cần. Giai không nói gì về vấn đề này nữa, chỉ khẽ thở thật sâu và dài. Xe đang đi trên đường cao tốc thì điện thoại của Giai đổ chuông, Giai nhìn qua, ấn nút nghe và thản nhiên nói chuyện: "Anh Đoạn hả?... Đúng, em đã quay về, đang đi trên đường cao tốc..." Hàng vẫn lái xe không chút động tĩnh. Tiếng Giai trả lời điện thoại văng vẳng bên tai Hàng: "Khi nào ạ, được, khi nào anh tiện cũng được!" Nhận điện xong, Giai quay sang bảo Hàng "Anh ấy hẹn gặp em." Hàng chỉ gật đầu
Đoạn hẹn gặp ở câu lạc bộ Bắc Mỹ. Khải Đoạn đến từ rất sớm, lặng lẽ ngồi chờ Giai. Trên bàn, bên cạnh tay Đoạn là chiếc hộp được làm rất tinh xảo, bên trong là chiếc nhẫn kim cương TIFANY.
Đây chính là nơi lần đầu tiên hai người hẹn hò và cũng chính là nơi lần đầu tiên hai người cãi nhau. Tối hôm nay Đoạn vẫn chọn chỗ này, không có ý gì khác, anh chọn chỗ làn đầu tiên hai người hẹn hò và cãi vã là để cầu hôn với Giai. Trước đây, Giai không chịu hiểu Đoạn, Đoạn cũng có phần hơi quá, nhưng rốt cuộc chính bản lĩnh của Giai làm Đoạn càng thêm si mê. Khi Giai trả nhà, trả xe cho Đoạn, anh ta nghĩ rằng cuộc sống của Giai nhất định vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn nên định tặng lại nhà và xe, nhưng cái suy nghĩ này trôi qua rất nhanh. Đoạn tặng Giai vì cái gì chứ? Anh ta cũng chẳng phải là nhà từ thiện mà. Lúc đó trái tim Đoạn thật cứng nhắc. Đoạn yêu Giai là có điều kiện, không phải vô điều kiện, nói cách khác là có sự trao đổi. Nên khi Giai không muốn trao đổi nữa, anh ta mặc kệ Giai ở trong căn nhà lụp xụp không cần quan tâm. Nghĩ lại kể ra cũng có phần hơi ích kỷ. Nhưng hôm nay khi hẹn gặp Giai đồng ý ngay, Đoạn lập tức quên hết những ích kỷ và quá đáng trước đây của mình. Giai cũng là người mà nên đương nhiên hiểu rõ phải biết chọn cái lợi, bỏ cái hại chứ. Với người như Giai mà kết hôn với Đoạn, trở thành vợ chính thức của anh ta chẳng phải là sự hoàn hảo do chính ông trời sắp đặt sao? Chẳng phải Giai vẫn theo đuổi cái ngày này sao? Vì cái gì mà Giai phải chịu khổ, mà phải trả nhà, trả xe, để về sống ở một nơi nghèo khó thế chứ? Kể từ giờ trở đi Đoạn nghĩ sẽ kéo Giai trở về trong vòng tay của mình, chăm sóc và yêu thương Giai như chim mẹ ấp trứng. Giai sẽ sống hạnh phúc trong cái lồng của anh ta. Còn Đoạn đương nhiên cũng an tâm thưởng thức sự dịu dàng hấp dẫn cũng như sự thông minh của Giai. Từ đây, Khải Đoạn sẽ có một cuộc sống hoàn toàn mới! Nghĩ tới đây Đoạn không thể không thầm cảm ơn người vợ quá cố, nếu không nhờ cô ấy ra đi đứng lúc làm sao Đoạn có được niềm hạnh phúc này chứ. Nếu cô ấy cứ chờ lúc Đoạn bảy, tám mươi tuổi mới chết, lúc đó có muốn anh ta cũng không còn khả năng để hưởng thụ cuộc sống nữa. Thế mới nói, thăng lương, tiến chức và vợ chết là ba niềm hạnh phúc lớn nhất của đàn ông trung niên. Nay vợ Đoạn đã mất, anh ta được hưởng mọi cái phúc của người đàn ông trung niên rồi, quả là ông trời có thiên vị cho anh ta thật. Đoạn cứ nghĩ miên man, càng nghĩ càng miên man, tới khi Giai đứng trước mặt rồi mới tỉnh lại. Hai người chào hỏi nhau, Giai ngồi đối diện với anh ta. Giai trong trí nhớ anh ta vẫn rất đẹp, mái tóc mượt mà, niềm hạnh phúc ngập tràn. Đoạn khẽ thầm cười trong lòng, không nói câu nào, lặng lẽ đẩy chiếc hộp trên bàn sang phí Giai, không nói còn hơn vạn lời lúc này. Giai nhẹ đưa bàn tay nhỏ nhắn xinh xắn ra với lấy cái hộp đó và mở ra. Ngay lập tức, viên kim cương ánh sáng vào mắt Giai, trong căn phòng yên ắng ấy ánh lên một thứ ánh sáng không bao giờ lụi tắt. Giai rút chiễc nhẫn ra đeo vào tay mình, rồi giơ ngón tay lên ngắm. Lặng lẽ nhìn chiếc nhẫn mà Giai đã đợi chờ rất lâu trong đau khổ, đôi mắt Giai như đang ngấn lệ.
"Anh Đoạn, nếu vợ anh không mất, liệu chiếc nhẫn cầu hôn này có nằm trên tay em không?"
"Giai, anh biết em đang hận anh. Sau này anh sẽ bù đắp cho em mà, chỉ cần anh đối thật tốt với em."
"Bù đắp ư? Bằng cách nào? Sáu năm tuổi trẻ của em đấy."
"Nhưng sáu năm đó không trôi qua vô ích mà!... Không nói tới người khác, lấy người bạn của em làm ví dụ, cô ấy dù đã kết hôn, cũng sáu năm tuổi trẻ, không, tám năm chứ! Cô ấy được gì nào? Một cuộc hôn nhân tan vỡ, một trái tim tổn thương!"
"Theo như anh nói, em được lợi sao? Nhờ anh, em được ở lại Bắc Kinh, nhờ anh em được đi Paris, Milan, Amsterdam; cũng nhờ anh em đã sống được một cuộc sống khá dài với một người giàu có được nhiều người ngưỡng mộ..."
"Vậy em còn trách điều gì nữa?"
"Em giống như người đang trách cứ sao?"
"Nghĩa là em chấp nhận hả?"
Giai cười thật nhiều rồi tháo chiếc nhẫn ra, đặt lại vào hộp rồi trả lại cho Đoạn. Đoạn nhìn Giai đầy kinh ngạc, không hiểu nổi Giai có ý gì.
Giai nói: "Anh Đoạn, cảm ơn anh đã tin em. Nhưng muộn rồi"
Đoạn không kịp phản ứng, im lặng hồi lâu rồi hỏi: "Có phải vì Hàng không?"
"Không phải vì Hàng. Hàng xuất hiện sau khi chúng ta chia tay mà."
Đoạn hơi cuống lên hỏi: "Giai, chẳng phải em muốn kết hôn sao? Lúc đó anh không thể, còn bây giờ..."
"Bây giờ anh có thể nhưng lúc anh có thể thì em lại không thể."
"Vì sao?"
"Vì em không thích tình cảm của mình bị lừa gạt. Em càng không thích sau khi người ta lừa gạt tình cảm của mình lại dùng tiền để bù đắp."
Đoạn dựa vào chiếc ghế phía sau, thật sâu và nói: "Nói như vậy nghĩa là không thể bỏ qua đúng không?"
"Không phải là không thể bỏ qua. Anh Đoạn, vấn đề là tình cảm không còn nữa."
Đoạn hơi kích động: "Không, không đúng."
"Chẳng nhẽ anh hiểu em hơn cả em sao?"
Đoạn nói rõ từng chữ một: "Anh hiểu em, càng hiểu anh hơn, hiểu rõ tình cảm giữa hai chúng ta!... Giai à, em hãy nghĩ đến sáu năm chúng ta bên nhau, những năm tháng ấy chúng ta chưa hề cãi nhau, khi không thể ở bên nhau là gọi điện ngay, hoặc nhắn tin ngay..., Giai à, khi em bỏ đi anh cũng đã thử qua lại với mấy cô gái khác, nhưng anh đều thấy vô cùng thất vọng. Thực sự không ai bằng em. Anh đúng là có mắt mà không biết thái sơn, họ khiến anh càng thấy em đáng quý hơn! Giai em còn trẻ nên kinh nghiệm nhìn người chưa nhiều, nhưng em không thể không biết rằng, chúng ta là một đôi trời sinh!... Em là người thông minh nên em hiểu vì sao năm đó anh không thể bỏ vợ để lấy em!..."
"Về điểm này em không những hiểu mà còn trân trọng anh."
"Đoạn vội cầm lấy đôi bàn tay Giai nắm thật chặt: "Vậy chúng ta lấy nhau nhé!"
Giai rút tay mình ra và lắc đầu: "Anh Đoạn vợ anh là hồng nhan tri kỷ của anh, em cũng muốn được làm hồng nhan tri kỷ nhưng là của Hàng." Nói xong, Giai đứng dậy đi khỏi. Trước khi đi còn đưa tay ra chủ động bắt tay Đoạn. Giai không muốn trì hoãn hơn nữa bởi ngoài kia, trong xe ô tô, Hàng đang chờ.
Hàng đang chờ Giai, không phải trong xe mà ở ngoài xe. Thấy Giai bước ra, Hàng vội mở cửa xe, bắt chước phong cách người châu Âu, cúi mình khom lưng nói hai chữ "Xin mời" làm Giai cười phá lên, chẳng ngại ngần gì thậm chí là rất tự nhiên bước vào trong xe. Lúc đó, họ như nghe thấy tiếng gọi "này" ở sau lưng, và cùng quay đầu lại, đó là Khải Đoạn. Khải Đoạn nói với hai người: "Khi nào kết hôn nhớ báo cho tôi nhé!" Hàng lập tức trả lời thay cho cả hai: "Nhất định rồi!" vẫy tay và lên xe đi. Chiếc xe nổ máy, chuyển bánh và đi xa. Đoạn nhìn theo với ánh mắt đầy thất vong, trong tim anh ngập tràn sự ngưỡng mộ trong sự hụt hẫng và đau khổ xen lẫn sự tôn trọng hiếm hoi.
Tây tới công ty tìm Quốc mà không gọi điện báo trước vì không muốn gọi điện càng không muốn làm gì đó quá hình thức. Trong lòng Tây thầm nghĩ, nếu Quốc ở đó thì cùng nói chuyện, nếu Quốc không có thì thôi vậy. Không ngờ vừa bước vào công ty lập tức bị cô tiếp tân chặn lại, nói giám đốc Hà rất bận, nếu không có hẹn trước không thể gặp. Tây bực mình liền rút di động ra gọi cho Quốc, không ngờ Quốc lại gửi điện thoại cho "Nữ thư ký", à cô ta thì không biết số văn phòng mới của Quốc. Lúc đó cô nhân viên tiếp tân cứ nhìn chằm chằm vào Tây với ánh mắt khó chịu. Trong con mắt của một cô gái trẻ mới hơn hai mươi tuổi này, một phụ nữ ngoài ba mươi như Tây được xem là phụ nữ trung niên. Giám đốc Hà là thần tượng trong lòng của tất cả các cô gái trong công ty, vừa đẹp trai, trẻ trung, lại độc thân, vậy mà người phụ nữ trung niên này dựa vào cái gì mà đòi tới đây gặp giám đốc mà lại chẳng thèm hẹn trước chứ? Ánh mắt của cô nữ nhân viên khiến Tây bực mình, ra lệnh: "Cô gọi cho anh ấy luôn đi! Nói là tôi gọi, tôi là Cố Tiểu Tây!" Khí thái của Tây khiến cô ta hơi em sợ. Nhỡ may người này là nhân vật quan trọng nào đó! Cứ do dự nhỡ giám đốc Hà trách tội thì cô ta cũng không xong. Thế nên cô ta gọi điện cho Quốc ngay. Cô ta gọi số máy nội bộ với bốn con số, điện thoại vừa đổ một hồi chuông đã có người nghe máy, giọng của cô gái đó cũng đã chuyển sang nhẹ nhàng, đáng yêu: "Thưa giám đốc có một người tên là Cố, Cố..." Không biết cô ta quên hay lúc nãy cố tình chẳng buồn nghe, giờ cũng ngại không muốn hỏi lại, nên nhanh nhảu chữa thành "Có cô Cố tới gặp giám đốc ạ" không biết bên kia nói gì cô ta cứ luôn miệng vâng, dạ sau đó quay lại nói với Tây rằng "Giám đốc Hà nói chị đợi một chút." rồi chỉ tay về hàng ghế chờ sát tường. Tây bực mình vô cúng, chẳng để Tây nói thêm gì, cô ta lập tức nói tiếp: "GĐ Hà của chúng tôi rất bận" Tây bực mình quá hỏi lại gay gắt: "Bận gì?" Cô gái không trả lời câu này, nhìn ánh mắt lạnh lùng của cô ta như mang theo cả sự coi thường, chắc trong lòng cô ta đang thầm nghĩ người phụ nữ này đúng là con người của gia đình chưa ra xã hội bao giờ. Tây càng ngày càng bực mình hơn. "Tôi hỏi cô, cô cứ nhìn tôi làm gì?" Cô gái này đã được đào tạo qua nghiệp vụ tiếp tân nên khi gặp những người không biết lễ nghi này vẫn giữ thái độ không gấp gáp, không thờ ơ, không lạnh lùng, không nhiệt tình, từ từ nói: "Giám đốc Hà có việc quan trọng còn là chuyện gì tôi không được phép thông báo." Tây trợn mắt lên nhìn cô gái, còn cô ta chẳng thèm nhìn lại Tây, ngồi vào trước màn hình vi tính, tập trung gõ gì đó lách cách, cô ta cũng đang bận mà. Tây xách chiếc túi lên và quay người đi thẳng.
"Tây!"
Tây và cô gái tiếp tân cùng ngoảnh lại thấy Quốc đang bước ra từ trong thang máy, đích thân xuống đón Tây. Cô gái tiếp tân sững người ngạc nhiên, cứ trố mắt nhìn giám đốc Hà đang tận tâm, cẩn thận đỡ người phụ nữ trung niên ấy vào thang máy. Cửa thang máy đóng lại, sau đó đi lên.
Đây là lần đầu tiên Tây tới công ty Quốc. Văn phòng không rộng lắm, đồ đạc cũng không quá đặc biệt, nhưng chẳng biết từ chỗ nào luôn thoát ra một thông báo rằng đây là vị trí vô cùng quan trọng. Cũng có thể đó là suy nghĩ, ấn tượng trong lòng Tây do cô gái tiếp tân lúc nãy vô tình tạo nên. Tây cũng vì thế có đôi chút tự hào. Quốc vội vàng rót nước pha trà cho Tây. Đúng lúc đó, có người gõ cửa, sau khi được phép người đó bước vào lập tức thông báo với Quốc: "Thưa giám đốc, công ty VT..." những lời thông báo này lập tức bị Quốc chặn lại luôn. Quốc nói trưa nay bận rồi, có chuyện gì cũng gác lại. Người kia vâng dạ rồi đi ra.
Quốc đặt bình trà lên bàn làm việc rồi mời Tây ngồi vào chiếc ghế xoay phía sau, sau đó tự mình lấy một chiếc ghế khác ngồi trước mặt Tây. Căn phòng bỗng rơi vào yên lặng, chẳng ai nói ra điều gì. Đúng là khi hồi hộp, càng muốn nói điều gì thì càng thấy khó nói. Quốc đành nói trước: "Tây à, uống trà đi." Tây cầm cốc trà lên uống một ngụm to, Quốc thấy vậy vội nhắc nhở: "Cẩn thận, nóng đấy!" nhưng đã muộn rồi, Tây bị nước làm bỏng, nước rơi vãi ra bàn. Hai người vội vàng lấy khăn lau, hai bạn tay vô tình chạm phải nhau, rồi ngại ngùng rụt lại, ai ngồi vào chỗ người đó. Yên lặng một lát, hai người đồng thanh nói: "Tây! Anh Quốc!" rồi đồng thanh: "Anh nói đi! Em nói đi!" Và lại cùng nói: "Xin lỗi!"
Ngày hôm ấy, giám đốc Hà không hề sắp xếp cuộc hẹn nào, buổi trưa, buổi chiều và cả buổi tối cũng vậy. Cũng có thể là Quốc chỉ sắp xếp một cuộc hẹn duy nhất, ngày hôm đó, Quốc mời Tây ăn cơm. Cả ngày đó, chủ yếu là Quốc nói với Tây, là Quốc nói về những hiểu lầm trước đây. Nói đi nói lại, thành thật chân tình, nhưng càng nói Tây càng chả hiểu gì.
"Anh biết sai sao vẫn cứ... hết lần này tới lần khác tái phạm?"
"Vì anh cứ cho rằng mọi người ở quê đang chịu khổ, chỉ mình anh ở trên này hưởng phúc..."
"Anh Quốc, mọi người ở quê nghèo khổ không phải lỗi của anh, anh có được ngày hôm nay tất nhiên có công cả nhà nuôi anh ăn học, nhưng đó cũng là trách nhiệm của anh ấy mà. Anh đỗ đại học ra trường có được cuộc sống tốt đẹp là xứng đáng, là nhờ vào nỗ lực của chính anh, anh không nợ ai cái gì hết. Vì sao anh cứ cảm thấy mình có lỗi với cả nhà, có lỗi với anh Thành chứ? Đúng là năm đó cả anh và anh Thành đều đỗ đại học, thậm chí anh Thành còn đỗ cao hơn anh, nhưng ai bảo gia đình anh nghèo không đủ khả năng nuôi cả hai anh em anh ăn học? Vậy làm thế nào? Tất cả là do số phận quyết định. Bản thân em cho rằng quẻ thăm kia chính là một biện pháp công bằng, anh bắt được thăm đi học, anh Thành thì không, đó là số mệnh. Anh không lấy mất tương lai của ai hết và anh Thành cũng không oan uổng gì. Vận mệnh của mỗi người không giống nhau, có người có số phận tốt, có người lại không, không ai nợ ai vì điều này cả."
Khi đó, hai người đang ngồi ăn tại một bàn đôi trong một nhà hàng Trung Quốc, ngồi đối diện nhau. Nghe Tây nói những lời này Quốc nghĩ rất lâu mà chẳng nói gì, trong lòng đang đấu tranh dữ dội. Quốc đang phân vân về nỗi lòng giấu kín suốt mười năm nay, trên thế gian này ngoài chính bản thân mình ra, đâu có ai biết và hiểu được nỗi lòng này của Quốc. Tây lặng lẽ ngắm Quốc, cũng không hề thúc giục, vì Tây cảm nhận được rằng lòng Quốc đang rối bời. Quốc cũng tránh ánh mắt này của Tây, chỉ ngoảnh mặt ra nhìn cửa sổ. Bên ngoài kia ngập tràn một màu xanh của thảm cỏ ấy, hệt những cánh đồng nơi quê hương. Trong khoảnh khắc ấy, một cảnh tượng khi xưa lại chợt ùa về trong tâm trí Quốc.
Trên bếp lò ở quê, Quốc và Thành ngồi đối diện nhau, bố ngồi ở giữa. Bố hút điếu thuốc và nói: "Hai con đều đỗ đại học, bốn năm tốn ít nhất 150 nghìn tệ. Số tiền này bố mẹ có bán cả nhà cửa, đất đai, bán thịt bán xương mình đi cũng không đủ. Vì thế trong hai đứa, bố chỉ có thể nuôi một đứa ăn học."
Hai anh em cùng ngẩng đầu lên, ánh mắt ngóng chờ, pha lẫn xót xa. Chẳng ai nhìn ai, đúng hơn là không dám nhìn. Sự thật quá tàn khốc, Quốc đã nghĩ như vậy trong tuyệt vong. Có lẽ, lúc đó Thành cũng nghĩ như vậy. Đúng lúc đó, bố lại lên tiếng: "Các con đều là con của bố, bố chẳng biết chọn nuôi ai ăn học và không nuôi ai." Nói tới đây bố lại ngừng giây lát. Gian phòng bỗng yên lặng, yên lặng như thể trái đất ngừng quay. Sau đó, bố đưa ra quyết định: "Bốc thăm!" Quốc nhìn anh một cái, và anh Thành cũng nhìn em, hai anh em nhìn nhau như thoả thuận rồi gật đầu nhất trí. Sau đó, Quốc hình như dựa vào bản năng của mình - bản năng mưu cầu cuộc sống - nói thật to sẽ đi chuẩn bị thăm, rồi nhảy xuống khỏi bếp tìm giấy và bút. Bố không quên dặn dò phía sau: "Một cái viết là "Đi học", một cái viết "Không học" nhé."
Quốc lấy một tờ giấy xé làm đôi, trước hết viết chữ "Đi học" lên một mảnh rồi lấy mảnh kia, do dự giây lát rồi quyết định viết lên 2 chữ "Không học". Sau đó, nhanh chóng và quả quyết gấp hai tờ giấy vào đặt lên cái bếp chỗ bố đang ngồi, còn Quốc trở về chỗ ban nãy. Bố cầm mấy quẻ thăm đặt giữa hai anh em "Chọn đi" Nhưng không ai cử động. Bố lại giục: "Rút thăm đi" Quốc nói: "Anh là anh, anh rút trước đi!" Bố cũng gật đầu đồng ý "Thành, con rút đi!" Thành đưa tay ra, tay hơi run - rút quẻ thăm quyết định cả cuộc đời mà - sau đó, Thành nhắm mắt lại, rút một quẻ thăm, đọc qua rồi đưa lại cho bố. Bố Quốc mở quẻ thăm ra xem, lặng im hồi lâu không nói. Lúc đó, Quốc vội bốc quẻ thăm còn lại, nắm chặt trong long bàn tay mình. Đúng lúc ấy, bố lên tiếng nói: "Thành, để em con đi học vậy nhé!"
Bỗng chốc, hai anh em đều đỏ mắt, mắt bố cũng đang vẩn đỏ...
Nước mắt khẽ lăn dài trên khuôn mặt Quốc. Tây vẫn thấy ngạc nhiên vô cùng."Cả hai không ai xem quẻ thăm của anh, không ai nghĩ rằng anh đã làm điều đó, đều cho rằng trên mảnh giấy ấy viết "Không học" thì mảnh còn lại nhất định là "Đi học" - họ đều tin anh!... Niềm tin ấy vững như sắt đá đè nặng lên đôi vai anh. Anh mãi không thể quên được dáng vẻ của anh Thành khi ấy. Một thời gian dài sau khi học đại học, anh đã nằm mơ, mơ mình giống anh Thành; Không nói lời nào, chỉ cần cù làm ruộng... Tây à, giờ thì em đã hiểu chưa? Em đã hiểu vì sao anh không bao giờ dám làm sai khác với gia đình và đặc biệt là với anh Thành. Mà như em nói là làm chẳng cần biết nguyên tắc gì hết. Là bởi vì anh nợ anh Thành cả cuộc dời này!"
Tây cuối cùng đã hiểu Quốc. Tây không biết phải nói làm sao, mà cũng không biết nên nói gì, chỉ biết an ủi Quốc: "Cũng không cần phải nói thế, cho dù anh không ăn gian thì anh Thành cũng chỉ có 50% cơ hội thôi mà..." Lời nói ra thế thôi dù vẫn biết chẳng có tác dụng gì.
Quốc lắc đầu liên tục, nắm chặt tay Tây áp lên má mình đang đẫm nước mắt và khẽ nói với giọng đầy thất vọng: "Tây! Tây à!"
Tối hôm đó, họ cứ ngồi tâm sự mãi ở quán ăn tới khi đóng cửa.
Quốc lái xe đưa Tây về nhà. Rất nhanh, Bắc Kinh chìm vào màn đêm yên tĩnh, đường phố cũng vắng tanh.
"Tây, em có hiểu cho anh không?" Tây khẽ gật đầu.
"Em có tha thứ cho anh không?" Tây lại gật đầu.
Tây cười hiền hoà: "Ý của em quan trọng gì?... Anh Quốc à, giờ đây em là thật lòng, em đã hiểu hơn về anh và gia đình anh. Vì thế, giờ đây chúng ta nên nghe ý kiến của gia đình anh."
Quốc vội nói: "Tây chúng ta còn trẻ, chúng ta sẽ chữa được! Anh đã tìm hiểu trên mạng rồi, bệnh sảy thai tái phát người ta cũng không nói là không chữa được..."
"Thế nếu không chữa được thì sao?"
"Anh Thành bảo, anh sẽ nói với bố mẹ việc em không thể sinh con." Tây chợt lặng người. "Anh Thành luôn đứng về phía chúng ta. Lên Bắc Kinh thực sự anh cũng trưởng thành hơn nhiều. Anh Thành nói với bố mẹ sẽ tốt hơn là anh nói."
Anh Thành thật tốt" Tây ngừng lại rồi từ từ nói tiếp: "Với lại, ý của em là, chuyện bốc thăm ngày đó, anh không cần cho anh Thành biết đâu. Chúng ta không nên tìm sự thanh thản sau mỗi lần hối hận rồi đón mọi đau khổ lên vai anh Thành, đừng làm rối lên cuộc sống bình yên mà khó khăn lắm anh Thành mới có được..."
"Cảm ơn em đã hiểu anh. em cũng cũng đừng nói gì với gia đình em nhé!"
"Nhưng anh phải dùng hành động thiết thực để bù đắp!" Tây nói: "Đầu tiên, hãy giúp anh Thành nâng cao kiến thức, giúp anh thi tại chức! Anh Thành có tư chất thông minh, chắc điều này không vấn đề gì! Sau đó, đón hai con của anh lên Bắc Kinh học, anh phải chịu mọi học phí từ tiểu học, trung học, đại học! Nếu cần giúp đỡ gì anh có thể tìm em."
Quốc vừa đau lòng vừa cảm động, cảm động vì Tây mà đau lòng cũng vì Tây. Một người phụ nữ tốt như vậy mà Quốc chẳng cách nào gánh vác tương lai của 2 người, chỉ có thể nghe theo sự sắp xếp của gia đình. Đương nhiên Tây cũng hiểu những mâu thuẫn này trong lòng Quốc, nên nước mắt cứ tuôn trào.
Tối về nhà, anh Thành cứ chờ Quốc mãi để hỏi xem hai em hôm nay nói chuyện như thế nào. Quốc thì lại muốn hỏi xem kết quả Thành và bố mẹ nói chuyện ra sao. Thành nói, qua điện thoại anh đã nói hết với bố mẹ mọi chuyện cũng như nói cả ý kiến của Thành và Quốc cho bố mẹ biết nhưng bố mẹ chưa trả lời gì. Sau đó Thành lại thở dài nói giá mà mình sinh được thằng con trai thì đỡ, đây lại sinh hai đứa con gái.

Nam hay nữ cũng thế mà anh!
Quốc nói.

Đó chỉ là ở trên thành phố thôi!

Lúc này, Quốc mới nói cho Thành nghe về ý kiến của Tây:
Anh, Tây bảo đưa hai cháu lên Bắc Kinh học, tiền học tiểu học, trung học và đại học em sẽ chịu hết, còn bảo nếu gặp khó khăn gì có thể tìm cô ấy.

Thành cảm động vô cùng.

Anh, anh gọi lại cho bố đi, nói với bố là Tây có rất nhiều nhược điểm – một trong số đó là không thể sinh con – nhưng đồng thời cô ấy cũng có rất nhiều ưu điểm đáng quý mà không dễ ai có được!... Nếu bố mẹ không đồng ý cô ấy, cả đời này em sẽ…
ngừng một lúc rồi Quốc nói thật quả quyết
sống độc thân!

Lại một lễ tình nhân nữa tới. Trời lạnh, những bông tuyết cũng lất phất rơi nhưng chẳng ảnh hưởng gì tới không khí của ngày lễ. Áp phích quảng cáo ngập tràn các đường phố, khắp nơi đều thấy những cô gái bán hàng đang giao bán hoa hồng hoặc các đôi tình nhân tung tăng đi với những đóa hồng trong tay.
Nhân viên chuyển phát nhanh mang tới sáu bông
hồng xanh
bước vào nhà xuất bản, đang ngó nghiêng tìm kiếm. Cuối cùng anh ta cũng tìm được đến ban biên tập số 6, bước vào và hỏi:
Xin hỏi ai là Cố Tiểu Tây?

Cả Giai và Tây đều ngạc nhiên vì bó hoa hồng xanh quý hiếm kia. Ký nhận xong, biết được là do Quốc tặng, Giai khẽ mỉm cười đùa rằng xem ra đối xử với người yêu còn tốt hơn với vợ cũ. Trước đây có bao giờ Quốc mua loại hoa hồng này tặng Tây đâu. Tây thì không buồn cười, chỉ nói tiêu nhiều tiền thế để làm gì? Thà rằng tiết kiệm tiền nuôi cháu ăn học còn hơn. Giai nói: Tây thay đổi rồi. Tây không muốn nói thêm về vấn đề này nữa nên chuyển sang chủ đề khác hỏi xem Hàng và Giai bao giờ định kết hôn. Giai nói, chờ khi Tây và Quốc có kết quả chính thức họ sẽ tính.

Thế thì hai người đừng bao giờ kết hôn nữa cho xong.


Làm gì mà bi quan thế.

Tây chỉ cười không nói thêm gì nữa.
Tan làm, Tây ôm theo bó hồng xanh về nhà, suốt dọc đường Tây cứ nâng niu bó hoa, rất muốn mang về nhà khoe mọi người chút. Nào ngờ bố và chị Hạ lại chẳng tán dương bó hoa Tây ôm về, nhất là Hạ, nói rất thật rằng:
Kể ra hoa phải màu đỏ mới đẹp nhỉ?
Làm cho Tây mất cả hứng, biết sớm hai người này như thế, Tây chẳng mất công đem về làm gì. Ở cơ quan bao nhiêu người khen ngợi. May mà lúc đó Hàng về, vừa vào liền ngạc nhiên hỏi:
Hoa hồng xanh hả?
Ít ra cũng còn có người biết chơi hoa. Tây đi tìm cái bình để cắm hoa, trong lúc đó Hàng khẽ thì thầm với bố rằng hoa này anh Quốc tặng cho chị, như vậy đã rõ tình cảm của anh. Sau đó, Hàng buồn bã nói: nếu hai đứa cùng kết hôn, cùng đi khỏi nhà thì bố biết làm như thế nào?

Bố còn có Hạ mà, hai kẻ đồng cảm, cái này gọi là
Đêm đến cùng bàn chuyện hậu sự, sáng mai thức dậy nói tương lai.

Mẹ Tây lúc sinh thời vẫn tự trách là chưa hoàn thành trách nhiệm của một người vợ, giờ đây có Hạ do chính tay bà đào tạo nên đang thay bà chăm sóc bố Tây thật chu đáo. Nhưng Hàng thấy đây cũng chưa phải là cách lâu dài, vì dù sao Hạ cũng chỉ là giúp việc, lại còn rất trẻ, còn có cuộc sống riêng của mình, tới lúc đó, bố sẽ ra sao?
Cắm hoa xong, Tây mang bình hoa ra phòng khách đặt ngay ở nơi dễ thấy nhất.
Hàng nhìn chị, mỉm cười hỏi:
Ai tặng chị thế?

Tây lườm Hàng một cái và đáp:
Còn ai vào đây nữa?


Anh Quốc hả?


Biết rồi còn hỏi.


Tối nay hai anh chị không đi đâu hả?


Anh ý có hẹn chị.


Sao chị không đi.


Biết là không thể thì không nên có…

Bố nói chen vào:
Không phải thế, câu đúng của nó là: biết là không thể, vẫn phải cố làm.

Tây càu nhàu:
Con biết câu đó mà!
rồi quay người đi về phòng. Bố Tây cũng đứng dậy theo con vào phòng.
Tây, hay là để bố tới gặp Quốc nói chuyện nhé!
Tây lắc đầu làm bố sốt ruột:
Vậy con định như thế nào? Cứ thế này mãi rồi sẽ đi đến đâu? Bố sẽ nói với thằng Quốc, về vấn đề này nó sai rồi.


Giờ sai lầm gì cũng không quan trọng nữa, chỉ cần gia đình họ không đồng ý, dù Quốc có đồng ý con cũng không đồng ý. Con không thể nhận sự hy sinh lớn như thế!

Đêm khuya, bố Tây vẫn không thể chợp mắt, đời người ngắn ngủi như phù du, Tây còn trẻ nên chưa thể hiểu được điều này, đợi khi Tây trải nghiệm ra thì đã muộn rồi. Hơn ba mươi tuổi, bốn mươi rồi năm mươi cũng đến rất nhanh, đến khi năm mươi tuổi rồi mới lấy chồng thì ai lấy nữa đây? Trước đây, mẹ Tây luôn lo lắng vấn đề này, còn bố Tây thấy cũng không phải cái gì to tát, nhưng nay vợ mất rồi, những gánh nặng ấy lại dồn lên đôi vai ông. Bố càng nghĩ càng chẳng thể ngủ được, thế nên ngồi dậy định uống viên thuốc ngủ nào ngờ đánh thức Hạ. Hạ chạy lại giúp ông uống thuốc, rồi cùng trò chuyện với ông. Bố Tây hỏi Hạ:
Hạ à, quan niệm mọi người ở quê cháu về con trai và con gái không đúng lắm! Vì sao con gái lại không thể kế thừa hương hỏa chứ?


Đúng thì sao mà không đúng thì sao ạ? Nếu trong nhà không có đàn ông ra mặt thì ta sẽ phải chịu thiệt! Phân ruộng đất đâu có phân cho đàn bà! Còn rất nhiều việc khác mà đàn bà không được tham gia!...


Đúng thế, như vậy không thể chỉ trách là sự lạc hậu của người nông dân, trọng nam khinh nữ, mà là hiện thực của xã hội.


Rất nhiều vấn đề hiện thực! Nếu không vì sao cứ nhất quyết đòi sinh con trai chứ? Ở đầu thôn phía đông quê cháu có một gia đình, sinh đứa con đầu lòng là con gái, đứa thứ hai không được sinh vì sinh quá tiêu chuẩn, sinh quá một đứa chịu phạt năm nghìn tệ, nhưng phạt thế họ vẫn sinh, thậm chí sinh hẳn bảy đứa…


Thế có sinh được con trai không?

Hạ lắc đầu:
Hiện giờ họ nghèo tới mức mùa đông phải ngủ ở trên nền đất. Nghe nói, họ lại có bầu…

Hai người nói chuyện tuy nhỏ nhưng Hàng vẫn biết, Hàng luôn luôn ngủ muộn dậy muộn, giờ chắc đang lên mạng tìm tư liệu. Nghe thấy tiếng trò chuyện, Hàng ra mở cửa và nhìn thấy Hạ đang ở trong phòng bố, ngồi bên cạnh giường bố trò chuyện. Dưới ánh đèn mờ mờ, hai người trò chuyện thật thân mật, nhìn qua thật ấm cúng… Đột nhiên trong lòng Hàng lay động. Sáng hôm sau, không như mọi ngày, Hàng dậy rất sớm, để nói với chị về chuyện đêm qua, về chuyện chung thân đại sự của bố, trước khi Tây đi làm.
Trong thời gian làm việc, Tây xin phép ra ngoài đi tới trung tâm tư vấn các vấn đề cho người già và tìm gặp vị bác sỹ Quốc hỏi lần trước. Vị bác sỹ ấy đã đưa ra lời khuyên với vấn đề Tây đề cập:
Hai người họ, một cần được chăm sóc, một cần sự bình yên, có thể dựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là điều kiện cần thiết và quan trọng của một cuộc hôn nhân. Đối với trường hợp hai người này mà nói, thân phận, tuổi tác khác biệt không phải là vấn đề, hơn nữa theo như cô nói thì quan hệ của họ rất tốt đúng không?


Vâng rất hợp nhau.


Nếu đúng là vậy, tôi nghĩ rằng sự kết hợp này rất có lợi, đặc biệt là với bố cô. Tôi còn nhớ lần trước đã nói với một cậu trong gia đình cô rồi, người già tái hôn không chỉ có ý nghĩa ở hôn nhân, bây giờ quan trọng nhất là con cái hai bên.


Con gái chị ấy còn nhỏ, mới mười tuổi.


Thế còn cô và em trai cô, đã chuẩn bị chưa, nếu bố cô tái hôn?


Chuẩn bị? Chuẩn bị gì cơ?
Tây không hiểu.

Bên nữ nhất định sẽ đưa ra yêu cầu. Ví dụ như tài sản. Suy cho cùng cô ta mới có hơn ba mươi tuổi, lại có đứa con hơn mười tuổi, nói như vậy cô ta còn một quãng đường đời dài nữa, cô ta không thể không suy nghĩ, sau khi bố cô chết cô ta và con gái sẽ lấy gì bảo đảm cuộc sống. Về điểm này tôi có thể cho cô biết, trở ngại lớn nhất của người già khi tái hôn chính là tài sản.


Nếu họ lấy nhau, cô ấy và con gái có được nhập khẩu Bắc Kinh không ạ?


Rất khó, hầu như là không được.

Tây suy nghĩ ít lâu:
Nếu, nếu tôi và em trai đồng ý từ bỏ tài sản thừa kế thì sao?


Vậy phải đi làm công chứng.

Tây nói lại cho Hàng về toàn bộ câu chuyện hỏi tư vấn đó, và cũng cho rằng việc này tốt cho cả bố và Hạ. Hai bên cùng nương tựa vào nhau vừa thông cảm cho nhau. Còn vấn đề về tài sản, hai chị em cũng dễ dàng nhất trí. Chưa nói tới chuyện bố mẹ cũng chẳng có mấy tài sản, mà dù có, cũng là do bố mẹ kiếm ra chẳng liên quan gì tới hai chị em. Vì thế nếu bố đồng ý dùng nó để đổi lấy sự bình yên cuối đời, họ cũng sẽ không phản đối. Tây không thể không khen ngợi Hàng, bảo rằng về nhiều chuyện Hàng đều có suy nghĩ này, Tây không ngờ là vì không nghĩ, mà không nghĩ là vì thói quen mất rồi. Hàng nói hai chị em đừng có mà tâng bốc nhau nữa, quan trọng là ý kiến của hai người kia. Hàng cho rằng thực ra vẫn còn có chút vấn đề: đó là vấn đề về quan niệm. Một giáo sư và một bảo mẫu, một người đã ngoài sáu mươi và một phụ nữ mới hơn ba mươi, cứ cho là hai người đó đồng ý, nhưng liệu có thể bỏ qua miệng lưỡi thế gian không? Người ngoài cuộc đương nhiên có cách nghĩ khác mà. Tây đề nghị sẽ đi nói với bố còn Quốc nói với chị Hạ. Hạ là do Quốc đưa về, nên Quốc xem như người nhà của Hạ. Nghe xong câu chuyện này, Quốc cảm động vô cùng, và nói với Tây:
Tây à, bố em có người con gái như em thật là có phúc.

Tây cung kính đáp lại:
Cũng thế thôi, bố anh có người con trai như anh cũng vậy.

Nói xong mới nhận ra mình vừa chạm phải điều nhạy cảm nên không nói thêm gì nữa.
Sự việc diễn ra thuận lợi ngoài mong đợi. Bố Tây thực sự rất quý Hạ, hơn nữa qua chuyện về giáo sư Thái, ông quyết định nếu tái hôn nữa, trước tiên phải thực sự cầu thị, là lấy vợ cho mình chứ không phải vì thể diện hay vì người khác, ông cũng không còn trẻ nữa, thà chơi một ván bạc còn hơn là tái hôn, vì nếu thua vẫn còn cơ hội lật lại. Những ngày tháng còn lại với ông không nhiều, giờ đây ông chỉ mong sự bình yên và ấm áp vô lo vô nghĩ, mà những điều này Hạ đều có thể đem lại. Còn Hạ, điều mà Hạ lo không chỉ là vấn đề về quan niệm mà là một vấn đề thực tế hơn: con gái của chị sẽ ra sao? Cứ để chị dâu Quốc nuôi cũng không phải cách lâu dài. Bố Tây bảo hay đón con bé lên Bắc Kinh học. Hạ lúc bấy giờ nước mắt tràn khắp mặt, được lên Bắc Kinh học chính là mơ ước của con bé, giờ ước mơ sắp thành hiện thực!
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com – gác nhỏ cho người yêu sách.]
Bố Quốc lên Bắc Kinh. Thành được khen thưởng trong cuộc thi công nhân lên thành phố làm việc có thành tích xuất sắc, được mời dự hội nghị và lên làm đại diện phát biểu. Hai anh em vội gọi cho bố lên xem. Bài phát biểu của Thành do anh tự viết, viết xong rồi nhờ Quốc xem qua, Quốc lại đưa cho Tây đọc, vì dù sao Tây cũng đã tốt nghiệp khoa Trung văn mà. Tây xem xong ngạc nhiên vô cùng, văn ngôn lưu loát, tư tưởng sâu sắc, ví như câu thơ
Bảo kiếm phong tòng ma lệ xuất, mai hoa hương tự khổ hàn lai(một)
, dẫn chứng đưa ra thật xác đáng khiến Tây vô cùng cảm phục. Đúng là có tài năng, có chí hướng, chỉ vì không có tiền mà cả cuộc đời đã đổi thay, và Tây cũng càng hiểu hơn tình cảm mà Quốc dành cho anh trai. Mà càng hiểu bao nhiêu thì càng đau lòng hơn cho quan hệ của Tây và Quốc lúc này. Bố và Hạ, Hàng và Giai đến giờ vẫn chưa lấy nhau, nhưng họ không vội vàng. Tây hiểu, họ là vì sợ Tây đau lòng.
Quốc gọi điện tới báo, bố muốn qua thăm gia đình Tây, mang biếu gia đình
một chút quà quê
. Bố Tây không muốn để ông tới, một phần vì hai gia đình chẳng còn quan hệ gì, hai là khi ông ấy tới, Tây nhất định sẽ buồn vì sự thực, và cũng sẽ không thể từ chối, chỉ có thể đồng ý mà thôi.
Nhưng bố Quốc nói tối sẽ đến, không ở lại ăn cơm, chỉ tới hỏi thăm thôi. Hôm ấy, cả nhà đã ăn cơm từ sớm, thu dọn đồ đạc, rửa hoa quả và pha trà sẵn đợi khách tới. Bố để ý thấy tối hôm nay Tây ăn rất ít, tinh thần không thoải mái, lại còn bảo lát nếu họ tới Tây sẽ lánh đi, rồi lúc sau lại bảo thôi, có gặp mặt cũng chẳng sao. Rõ ràng trong lòng Tây đang rất mâu thuẫn, vừa sợ nhưng lại vừa ngóng trông. Tây như vậy khiến bố cũng lo lắng. Bố Quốc đòi tới đây, nhất định không chỉ vì
chút quà quê
ấy, nhất định là có chuyện gì đó, nhưng là chuyện gì đây? Có thiệt thòi cho Tây không? Vì bệnh sảy thai tái phát của Tây có liên quan tới gia đình họ mà.
Thời gian hẹn gặp đã tới, chuông cửa reo lên, Tây bắt đầu lo lắng, rồi quyết đối mặt – cuối cùng Tây cũng không trốn chạy nữa, quyết tâm ở lại – thấy con gái như vậy bố Tây buồn vô cùng.
Hạ chạy ra mở cửa. Bố Quốc cùng hai anh em Quốc đều tới, Quốc là người bước vào sau cùng, trên tay cầm một túi lớn. Tây đứng dậy ra đón, nhưng không chào hỏi cụ thể ba bố con Quốc, chỉ lễ phép và khách sáo nói
mọi người tới chơi ạ
, khách sáo tới mức còn ra bắt tay mọi người. Mọi người ngồi vào bàn, bố bảo Quốc mở túi quà ra đem ra một bình rượu lúa nếp, sau đó, lấy ra một túi giấy nhỏ, xoa xoa một trang giấy vào lòng, và bảo rằng để chữa bệnh cho Tây họ đã tìm về một đơn thuốc:
Thuốc chuyên trị bệnh sản phụ đấy. Mấy vị thuốc trong đơn thuốc này ở Bắc Kinh đều có, chỉ có hai vị hơi khó tìm, và chúng tôi đều đã mang lên đây!
Sau đó, ông mở bao giấy ra và lấy trong đó cái gì đấy đưa cho Tây:
Sáu con mắt ếch, một đôi tinh hoàn hươu.

Tây nhận đơn thuốc và hai vị thuốc đó từ trong tay bố Quốc rồi xem. Cả nhà đều nhìn Tây. Lát sau, Tây cứ cúi gằm mặt xuống nói:
Nếu như, bệnh này chữa không khỏi thì sao ạ?

Bố Quốc nói:
Nếu các con thực sự muốn có con thì bảo anh Thành đưa một đứa về mà nuôi!

Tây lặng người, ngẩng đầu lên hỏi:
Cả nhà không cần cháu đích tôn nữa à?


Cái đó…
Bố Quốc ho một tiếng, rồi nói tiếp
nam nữ như nhau mà, cháu trai hay cháu gái chẳng phải cũng như nhau sao?

Tây cứ nhìn bố Quốc thật lâu:
Cảm ơn
, ngừng một lát Tây nói tiếp
bố
.
Bố Quốc lại ho một tiếng nữa, rồi quay sang nói với bố Tây:
Thằng Quốc và Thành đều đã nói với tôi rồi, mẹ chúng nó cũng bảo, Tây là có rõ ràng…
như thể không nhớ ra điều gì, ông nhìn sang hai con
câu này nói thế nào nhỉ?

Thành vội đáp:
… là có nhược điểm rõ ràng nhưng dễ gặp, song cũng có rất nhiều ưu điểm đáng quý mà người khác khó có thể có được.

Tây quay sang nhìn Quốc:
Câu này là anh nói hả?
Quốc gật đầu. Tây vội chữa thẹn:
Con có nhược điểm gì?... mà
không ít
, mà…
rõ ràng nhưng dễ gặp
?

Cả nhà cùng rộ lên cười. Tây và Quốc cũng cười, cười đó mà nước mắt cứ tuôn rơi…
Một năm sau, Tây và Quốc sinh được một bé gái. Đứa bé vừa sinh ra có mắt một mí, ấy vậy mà một tháng sau lại thành hai mí, đôi mắt vừa to vừa sáng, màu xanh da trời, xanh trong như da trời không gợn chút ưu lo.
--The End--
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thời Đại Kết Hôn Mới.