Chương 12: Hồi thứ mười hai


Số từ: 5308
Biên soạn: Đại Lân
Nguồn: NXB Đồng Nai
Liễu phu nhân thấy chồng bắt tội Đinh San thì liền khóc ngất, nói:
- Trước kia tướng quân đã bắn chết Đinh San, may nhờ có lão tổ ra tay tế độ nên mới còn sống đến ngày nay, lập được công lao cứu giá. Nếu đem những việc ấy đền bù thì chẳng lẽ không xứng được tha cái tội nhỏ là tự ý thành thân hay sao?
Tiết Nhơn Quý khăng khăng nói:
- Dù có công lao đến thế nào mà tham sắc đẹp phạm vào đạo lý thì cũng không thể tha chết được. Quân lệnh đã xuống thì phải thi hành, phu nhân đừng xin xỏ gì nữa.
Nói xong, Nhơn Quý vẫn nhất định truyền lệnh chém đầu. Liễu phu nhân chợt nhớ ra một điều, vội nói:
- Việc hôn nhân này có Lỗ quốc công đứng ra mai mối, quân tướng đều được tiệc tùng một ngày chứ không phải tự Đinh San tham sắc tự chuyên. Xin tướng công nghĩ lại xem như vậy có tội gì?
Nhơn Quý còn chưa biết nói sao thì Trình Giảo Kim từ ngoài chạy vào, hổn hển nói:
- Tiết nguyên soái hãy nương tay. Tiểu tướng quân tài mạo song toàn, lại được Đậu tiểu thư phép thuật cao cường phò giúp thì rất có lợi cho triều đình. Huống chi việc này là do lão đứng ra mai mối chứ thoạt đầu tiểu tướng quân chẳng khứng chịu. Nếu nguyên soái chẳng bỏ qua thì cứ chém đầu lão già này đi.
Nói xong, Trình Giảo Kim ngửa cổ ra, gọi quân sĩ chém đầu mình. Đến nước đó mà Nhơn Quý vẫn khăng khăng không chịu, nói:
- Việc gì thiên tuế yêu cầu tôi cũng xin vâng, còn đây là việc gia đình thì không thể để bại hoại gia phong được. Xin thiên tuế về nghỉ ngơi, ngày mai tôi sẽ đến tạ tội.
Trình Giảo Kim nghe vậy rụng rời tay chân. May sao vừa lúc đó Thái Tông giá lâm, Nhơn Quý đành phải ra cửa quì nghênh tiếp. Thái Tông cho miễn lễ, nói ngay:
- Trẫm nghe chuyện muốn chém đầu lệnh lang nên đến đây có vài lời muốn tỏ. Theo trẫm thì dù có tự tiện thành thân cũng là tội nhỏ, có thể lấy công cứu giá ra để đền bù được. Vả lại hiện nay triều đình cần rất nhiều quân tướng để hoàn thành chinh tây cho mau, vì thế nguyên soái nể mặt trẫm mà bỏ qua đi.
Bất đắc dĩ Nhơn Quý phải tuân theo nhưng khi Thái Tông về rồi liền truyền quân sĩ dẫn Tiết Đinh San ra, đánh bốn chục trượng. Khi ấy Trình Giảo Kim chưa về, vội ngăn lại:
- Nguyên soái đã vì thánh thượng tha chết thì cũng nên vì lão đây mà đừng đánh đòn tiểu tướng quân.
Nói xong, Trình Giảo Kim cúi đầu vái lấy vái để. Nhơn Quý không biết làm sao đành đứng tránh qua một bên không nhận lễ, nói:
- Thiên tuế đã muốn vậy thì tôi xin nghe theo. Tuy nhiên tội không thể tha dễ như vậy mà sau này nó sinh ra khinh nhờn, phải giam ba tháng để ngẫm nghĩ về sai trái của mình. Riêng Đậu Tiên Đồng thì tôi chẳng thể nhận làm dâu con.
Nói xong, một mặt Nhơn Quý sai quân giam Đinh San vào ngục, một mặt truyền anh em họ Đậu thu xếp hành trang ra khỏi thành. Đậu Tiên Đồng nghe vậy khóc ngất một hồi nhưng không dám trái lệnh, lạy từ biệt rồi cùng anh lên ngựa đi luôn. Trình Giảo Kim thấy vậy vậy chạy theo giữ hai người lại rồi vào nói với Nhơn Quý:
- Hai anh em họ Đậu tài cao phép lạ, nếu nguyên soái không nhận là con thì họ sẽ ngậm oán về Kỳ Bàn sơn. Nếu họ chiêu tập lâu la tiến đánh Trường An thì lấy ai chống cự? Khi ấy tội mất Trung Nguyên của nguyên soái cũng chẳng nhỏ đâu.
Nhơn Quý nghe vậy giật mình, biết quyết định của mình quá nông nổi nên bằng lòng cho người gọi anh em họ Đậu trở lại, nhìn nhận làm dâu. Từ đó trở đi trong thành được bình yên vô sự, chẳng có nguy biến gì xảy ra nữa. Thấy vậy Thái Tông liền bàn với Từ Mậu Công:
- Trẫm rời Trường An đã lâu, nay Tây Liêu đại bại mấy phen thì chắc chẳng còn dám hung hăng như trước nữa. Vì thế trẫm định để Tiết nguyên soái ở lại lo liệu việc trừ khử Tô Bảo Đồng, di giá hồi cung có được không?
Từ Mậu Công cũng cho như vậy vẹn cả đôi bề nên Thái Tông lập tức xuống lệnh cho các văn võ bá quan thu xếp về triều, các tướng thì ở lại phò giúp Tiết Nhơn Quý. Sửa soạn xong, Thái Tông cùng bá quan ra khỏi thành, tiện thể đem theo hài cốt các tướng sĩ tử trận về Trường An mai táng.
Khi tiễn Thái Tông đi rồi, Nhơn Quý lập tức về soái phủ triệu hết các tướng lại dặn dò việc luyện tập, canh phòng thành lũy nghiêm cẩn, không được chểnh mảng.
Khi ấy Tô Bảo Đồng chạy cũng chưa xa, thấy quân Đường không đuổi theo thì liền đóng binh hạ trại. Kiểm điểm thấy hơn trăm muôn binh mã nay chỉ còn lại phân nửa mà một số lại bị thương tật, Tô Bảo Đồng hết sức lo buồn, tự nghĩ:
-
Quân mã tổn thất quá nặng, ta lại mất hết chín lưỡi phi đao, ba cái phi phiêu thì còn mong gì đánh chác nữa? Chi bằng rút binh trở về kinh thành, chiêu mộ thêm và luyện lại phi đao rồi mới tiến binh báo thù trả hận thì hay hơn là ngồi đây chờ bị bọn chúng tiêu diệt.

Nghĩ vậy nên ngày hôm sau Tô Bảo Đồng hạ lệnh cho quân nhổ trại, nhắm hướng Tây Liêu mà đi. Được một đoạn, Tô Bảo Đồng chợt thấy trước mặt có bụi cát tung bay mịt mù, một đoàn quân rất đông đang ầm ầm kéo tới thì thất kinh hồn vía, than lớn:
- Trước có địch, sau lưng có quân đuổi theo thì mạng ta đúng là hết rồi.
Chẳng đặng đừng, Tô Bảo Đồng phải cho quân sĩ dừng lại bày trận. Khi nhận ra đạo quân ấy do Thiết Bảng đạo nhân và Phi Bạt thiền sư dẫn đầu, Tô Bảo Đồng mừng rỡ khôn xiết, chạy ra đón mừng. Nghe Tô Bảo Đồng kể việc bại trận toan lui binh về Tây Liêu, hai vị quốc sư cười ngất, nói:
- Nguyên soái làm như vậy tất sẽ bị quân nhà Đường chê cười thối mũi. Nay đã có chúng tôi đây cùng với ba mươi muôn binh mã thì còn sợ gì nữa, mau trở lại Toả Dương thành đánh báo thù đi.
Tô Bảo Đồng nghe theo, họp số tàn quân còn lại vào ba mươi muôn quân của hai vị quốc sư rầm rộ quay trở lại, nổi pháo vây Tỏa Dương thành như trước. Khi ấy trời đã tối nên Nhơn Quý không xuất trận, cho quân canh giữ nghiêm nhặt, ngày mai sẽ đối đầu một phen. Sáng hôm sau, Nhơn Quý còn đang thương nghị với các tướng thì chợt nghe tin Tô Bảo Đồng và hai vị quốc sư đã dẫn quân tới khiêu chiến.
Tiết Nhơn Quý cả giận, hỏi các tướng thì có Vương Tâm Khuê bước ra xin đánh trận đầu. Được Nhơn Quý bằng lòng, Vương Tâm Khuê điểm ba ngàn quân thiết kỵ phát pháo khai thành. Thấy người đối diện là một hoà thượng diện mạo hung ác, mặc Liệt Hoả cà sa, cưỡi Kim Sư mã, cầm thiền trượng dương dương tự đắc, Vương Tâm Khuê cả giận, lớn tiếng mắng:
- Tên trọc kia! Ta chẳng thèm đánh với bọn thối tha các ngươi, mau vào gọi Tô Bảo Đồng ra đây đối chiến.
Phi Bạt thiền sư nghe vậy nổi giận phừng phừng, chẳng thèm hỏi họ tên cho mỏi miệng, múa thiền trượng xông đến đánh luôn. Phi Bạt thiền sư muốn trổ tài cho Tô Bảo Đồng thấy nên đánh chưa được mấy hiệp liền quay ngựa bỏ chạy, chờ Vương Tâm Khuê đuổi tới gần thì liền lấy phi bạt ra quăng, miệng niệm thần chú lâm râm. Vương Tâm Khuê vừa thấy trên đầu có ánh hào quang sáng chói, chưa kịp nhìn rõ vật gì thì bị phi bạt đánh trúng đầu, vỡ sọ chết tươi. Bọn quân thiết kỵ vì muốn lấy xác chủ tướng về nên phải xông vào giành giựt, kết quả tổn hại hơn một nửa mới thành công.
Tiết Nhơn Quý nghe báo nghĩa đệ của mình tử trận thì nổi giận, sai hai tướng là Lục Thành và Vương Dân ra đánh báo thù, có Mã Biêu theo lượt trận. Lục Thành và Vương Dân thấy Phi Bạt thiền sư còn đang lớn tiếng thì cả giận, đồng múa võ khí xông vào đánh luôn. Lần này Phi Bạt thiền sư không sao chống nổi hai tướng gắng gượng giao đấu một lúc lại dùng tới bảo bối vậy. Đương nhiên hai tướng là phàm nhân thì sao chống nổi phép tiên, đều vỡ đầu chết tốt. Mã Biêu ở ngoài thấy vậy thất kinh hồn vía, vội nổi chiêng thu quân chạy về thành, tâu với Nhơn Quý:
- Yêu đạo dùng một cái phi bạt tỏa hào quang sáng chói mắt, hạ tướng chẳng nhìn thấy gì nên không thể đánh được, nên đành chịu quay về chịu tội.
Tiết Nhơn Quý giận lắm, chỉ mặt Mã Biêu mắng:
- Ngươi đứng lược trận, khi thấy địch trổ tà thuật ra sao không báo ngay cho hai tướng biết mà bỏ chạy.
Nói xong, Nhơn Quý truyền quân chém đầu Mã Biêu làm gương, hỏi xem có tướng nào dám ra báo thù hay không. Biết đạo nhân có phi bạt hết sức lợi hại nên chẳng tướng nào trả lời, đều cú gầm mặt xuống đất. Thấy vậy Đậu Nhất Hổ liền xin ra trận. Nhơn Quý gật đầu nói:
- Tướng quân có phép địa hành thì chắc là có thể giết yêu được yêu đạo. Nếu thành công bản soái sẽ ghi công đầu, sau này ban thưởng.
Đậu Nhất Hổ tuân lệnh, cho quân rầm rộ kéo ra còn mình thì đi dưới đất để tìm cơ hội hạ sát đối phương. Phi Bạt thiền sư thấy quân không có tướng nên rất nghi hoặc, còn đang trố mắt nhìn thì từ dưới đất Đậu Nhất Hổ vọt lên, cầm côn đánh nhầu. Phi Bạt thiền sư đón đỡ được, thế nhưng con ngựa xoay chuyển quá chậm nên bị Đậu Nhất Hổ đánh trúng một côn, đau quá nhảy dựng lên, hất chủ xuống dưới đất. Tuy vậy Phi Bạt thiền sư vẫn kịp lấy phi bạt quăng ra. Đậu Nhất Hổ biết khó có thể chống lại, lập tức chui xuống đất trốn mất. Phi Bạt thiền sư thất kinh nghĩ thầm:
-
Đường triều có nhiều tướng tài phép như vậy thì thật khó cho chúng ta".
Vừa nghĩ Phi Bạt thiền sư vừa cầm bảo bối chưc sẵn, mắt nhìn chăm chú dưới đất, hễ thấy địch thủ trồi đầu lên là đánh liền. Đậu Nhất Hổ tuy ở dưới đất nhưng thấy rất rõ, cười ngất một hồi rồi nói:
- Yêu tăng cứ đứng đó chơi đi, ta về thành ăn cơm đây.
Phi Bạt thiền sư nghe tiếng cười nhỏ dần thì biết nhưng nói thật, căm tức thu quân trở về. Đậu Nhất Hổ ra mắt Nhơn Quý, cúi đầu thưa:
- Phi bạt quả là báu vật lợi hại, tôi không thể chống lại nổi. Vừa rồi nếu không có phép địa hành thì chắc cũng sẽ như ba tướng mà thôi.
Nhơn Quý nghe vậy toát cả mồ hôi, nghĩ mãi không ra kế nên đành phải cho quân treo miễn chiến bài. Ngày hôm sau, Phi Bạt thiền sư kéo quân đến, thấy vậy thì lớn tiếng mắng chửi một hồi mới chịu thu binh về trại. Các tướng trong thành hết sức xao xuyến, cùng nhau bàn soạn đủ cách vẫn không biết làm thế nào trừ khử Phi Bạt thiền sư được. Uất Trì Thanh Sơn chợt nói:
- Nhị lộ nguyên soái vốn có mười bảo vật của lão tổ, nếu được tha ra thì mới bắt giết nổi yêu đạo.
Nhơn Quý sầm mặt mắng luôn:
- Ta hạ lệnh giam ba tháng, chẳng lẽ có mấy ngày đã tha? Các ngươi không được bàn việc trái quân lệnh như thế.
Chư tướng cả sợ, không dám nói nữa. Vì vậy luôn ba ngày vẫn không có tướng nào dám ra trận mà cũng chẳng biết kế sách nào đối phó. Bất đắc dĩ Nhơn Quý phải treo bảng, hứa thưởng cho ai giết được Phi Bạt thiền sư thì ban Vạn Hộ hầu, thưởng áo mũ cùng vàng ngọc ngân lượng. Đậu Nhất Hổ xem bảng nghĩ thầm:
-
Phen này Tiết tiểu thư chạy đâu cho khỏi?

Nghĩ xong, Đậu Nhất Hổ liền vào soái phủ thưa với Nhơn Quý:
- Tôi có cách giết được yêu đạo nhưng chẳng muốn làm quan, cân đai áo mão, chỉ xin một điều, nếu được nguyên soái chấp thuận thì sẽ tận lực ra tay ngay.
Nhơn Quý ngạc nhiên hỏi lại thì Đậu Nhất Hổ cúi đầu thưa:
- Tính ra tôi cũng thuộc dòng dõi hoàng tộc, là cháu nội của Nguyên vương, còn đương kim thánh thượng là vai thúc thúc. Vì vậy cả gan dám xin nguyên soái thương tình cho tôi được cưới Tiết tiểu thư, tôi sẽ hết lòng trừ khử yêu đạo, chẳng hề dám hai lòng.
Nhơn Quý nghe xong nổi trận lôi đình, chỉ mặt Đậu Nhất Hổ mắng lớn:
- Cuồng tặc! Con gái ta là lá ngọc cành vàng, sao có thể gả cho tên thảo khấu như ngươi, nếu còn nói nữa thì đừng trách ta đó.
Đậu Nhất Hổ cương quyết nói:
- Nếu nguyên soái không bằng lòng thì tôi cũng chẳng ép uổng, sẽ về Kỳ Bàn sơn cho khỏi bận tâm.
Nhơn Quý nghe Đậu Nhất Hổ nói giống như hăm dọa thì tức quá, vỗ bàn gọi quân mang ra chém đầu ngay lập tức. Quân sĩ tuân lệnh, vừa xúm lại thì Đậu Nhất Hổ chui xuống đất mất tiêu. Nhơn Quý thở dài nghĩ thầm:
-
Thánh thượng vừa mới trao quyền cho ta chống với Tây Liêu vậy mà ngay trận đầu đã chết luôn ba tướng. Nay Đậu Nhất Hổ lại bỏ đi thì làm sao còn nhìn mặt thánh thượng cùng quần thần được nữa. Chi bằng ta cứ gạt hắn ra sức, sau này có gả hay không thì tùy, lấy ai làm chứng mà lo?

Nhơn Quý bèn nhìn xuống đất nói lớn:
- Đậu tướng quân, ta đã nghĩ lại rồi. Nếu tướng quân giết được Phi Bạt thiền sư thì sau khi hồi triều sẽ gả con gái cho.
Nhất Hổ nghe vậy liền chui lên, bái tạ Nhơn Quý rồi nói:
- Nguyên soái đã bằng lòng thì đêm nay tôi sẽ ra sức độn thổ qua trại Liêu tìm cơ hội. Trước hết trộm phi bạt trước, sau sẽ chém cho hắn một đao là yên.
Nhơn Quý khen kế đó rất hay, truyền Nhất Hổ cứ theo đó mà thi hành.
Liễu phu nhân thấy chồng bắt tội Đinh San thì liền khóc ngất, nói:
- Trước kia tướng quân đã bắn chết Đinh San, may nhờ có lão tổ ra tay tế độ nên mới còn sống đến ngày nay, lập được công lao cứu giá. Nếu đem những việc ấy đền bù thì chẳng lẽ không xứng được tha cái tội nhỏ là tự ý thành thân hay sao?
Tiết Nhơn Quý khăng khăng nói:
- Dù có công lao đến thế nào mà tham sắc đẹp phạm vào đạo lý thì cũng không thể tha chết được. Quân lệnh đã xuống thì phải thi hành, phu nhân đừng xin xỏ gì nữa.
Nói xong, Nhơn Quý vẫn nhất định truyền lệnh chém đầu. Liễu phu nhân chợt nhớ ra một điều, vội nói:
- Việc hôn nhân này có Lỗ quốc công đứng ra mai mối, quân tướng đều được tiệc tùng một ngày chứ không phải tự Đinh San tham sắc tự chuyên. Xin tướng công nghĩ lại xem như vậy có tội gì?
Nhơn Quý còn chưa biết nói sao thì Trình Giảo Kim từ ngoài chạy vào, hổn hển nói:
- Tiết nguyên soái hãy nương tay. Tiểu tướng quân tài mạo song toàn, lại được Đậu tiểu thư phép thuật cao cường phò giúp thì rất có lợi cho triều đình. Huống chi việc này là do lão đứng ra mai mối chứ thoạt đầu tiểu tướng quân chẳng khứng chịu. Nếu nguyên soái chẳng bỏ qua thì cứ chém đầu lão già này đi.
Nói xong, Trình Giảo Kim ngửa cổ ra, gọi quân sĩ chém đầu mình. Đến nước đó mà Nhơn Quý vẫn khăng khăng không chịu, nói:
- Việc gì thiên tuế yêu cầu tôi cũng xin vâng, còn đây là việc gia đình thì không thể để bại hoại gia phong được. Xin thiên tuế về nghỉ ngơi, ngày mai tôi sẽ đến tạ tội.
Trình Giảo Kim nghe vậy rụng rời tay chân. May sao vừa lúc đó Thái Tông giá lâm, Nhơn Quý đành phải ra cửa quì nghênh tiếp. Thái Tông cho miễn lễ, nói ngay:
- Trẫm nghe chuyện muốn chém đầu lệnh lang nên đến đây có vài lời muốn tỏ. Theo trẫm thì dù có tự tiện thành thân cũng là tội nhỏ, có thể lấy công cứu giá ra để đền bù được. Vả lại hiện nay triều đình cần rất nhiều quân tướng để hoàn thành chinh tây cho mau, vì thế nguyên soái nể mặt trẫm mà bỏ qua đi.
Bất đắc dĩ Nhơn Quý phải tuân theo nhưng khi Thái Tông về rồi liền truyền quân sĩ dẫn Tiết Đinh San ra, đánh bốn chục trượng. Khi ấy Trình Giảo Kim chưa về, vội ngăn lại:
- Nguyên soái đã vì thánh thượng tha chết thì cũng nên vì lão đây mà đừng đánh đòn tiểu tướng quân.
Nói xong, Trình Giảo Kim cúi đầu vái lấy vái để. Nhơn Quý không biết làm sao đành đứng tránh qua một bên không nhận lễ, nói:
- Thiên tuế đã muốn vậy thì tôi xin nghe theo. Tuy nhiên tội không thể tha dễ như vậy mà sau này nó sinh ra khinh nhờn, phải giam ba tháng để ngẫm nghĩ về sai trái của mình. Riêng Đậu Tiên Đồng thì tôi chẳng thể nhận làm dâu con.
Nói xong, một mặt Nhơn Quý sai quân giam Đinh San vào ngục, một mặt truyền anh em họ Đậu thu xếp hành trang ra khỏi thành. Đậu Tiên Đồng nghe vậy khóc ngất một hồi nhưng không dám trái lệnh, lạy từ biệt rồi cùng anh lên ngựa đi luôn. Trình Giảo Kim thấy vậy vậy chạy theo giữ hai người lại rồi vào nói với Nhơn Quý:
- Hai anh em họ Đậu tài cao phép lạ, nếu nguyên soái không nhận là con thì họ sẽ ngậm oán về Kỳ Bàn sơn. Nếu họ chiêu tập lâu la tiến đánh Trường An thì lấy ai chống cự? Khi ấy tội mất Trung Nguyên của nguyên soái cũng chẳng nhỏ đâu.
Nhơn Quý nghe vậy giật mình, biết quyết định của mình quá nông nổi nên bằng lòng cho người gọi anh em họ Đậu trở lại, nhìn nhận làm dâu. Từ đó trở đi trong thành được bình yên vô sự, chẳng có nguy biến gì xảy ra nữa. Thấy vậy Thái Tông liền bàn với Từ Mậu Công:
- Trẫm rời Trường An đã lâu, nay Tây Liêu đại bại mấy phen thì chắc chẳng còn dám hung hăng như trước nữa. Vì thế trẫm định để Tiết nguyên soái ở lại lo liệu việc trừ khử Tô Bảo Đồng, di giá hồi cung có được không?
Từ Mậu Công cũng cho như vậy vẹn cả đôi bề nên Thái Tông lập tức xuống lệnh cho các văn võ bá quan thu xếp về triều, các tướng thì ở lại phò giúp Tiết Nhơn Quý. Sửa soạn xong, Thái Tông cùng bá quan ra khỏi thành, tiện thể đem theo hài cốt các tướng sĩ tử trận về Trường An mai táng.
Khi tiễn Thái Tông đi rồi, Nhơn Quý lập tức về soái phủ triệu hết các tướng lại dặn dò việc luyện tập, canh phòng thành lũy nghiêm cẩn, không được chểnh mảng.
Khi ấy Tô Bảo Đồng chạy cũng chưa xa, thấy quân Đường không đuổi theo thì liền đóng binh hạ trại. Kiểm điểm thấy hơn trăm muôn binh mã nay chỉ còn lại phân nửa mà một số lại bị thương tật, Tô Bảo Đồng hết sức lo buồn, tự nghĩ:
-
Quân mã tổn thất quá nặng, ta lại mất hết chín lưỡi phi đao, ba cái phi phiêu thì còn mong gì đánh chác nữa? Chi bằng rút binh trở về kinh thành, chiêu mộ thêm và luyện lại phi đao rồi mới tiến binh báo thù trả hận thì hay hơn là ngồi đây chờ bị bọn chúng tiêu diệt.

Nghĩ vậy nên ngày hôm sau Tô Bảo Đồng hạ lệnh cho quân nhổ trại, nhắm hướng Tây Liêu mà đi. Được một đoạn, Tô Bảo Đồng chợt thấy trước mặt có bụi cát tung bay mịt mù, một đoàn quân rất đông đang ầm ầm kéo tới thì thất kinh hồn vía, than lớn:
- Trước có địch, sau lưng có quân đuổi theo thì mạng ta đúng là hết rồi.
Chẳng đặng đừng, Tô Bảo Đồng phải cho quân sĩ dừng lại bày trận. Khi nhận ra đạo quân ấy do Thiết Bảng đạo nhân và Phi Bạt thiền sư dẫn đầu, Tô Bảo Đồng mừng rỡ khôn xiết, chạy ra đón mừng. Nghe Tô Bảo Đồng kể việc bại trận toan lui binh về Tây Liêu, hai vị quốc sư cười ngất, nói:
- Nguyên soái làm như vậy tất sẽ bị quân nhà Đường chê cười thối mũi. Nay đã có chúng tôi đây cùng với ba mươi muôn binh mã thì còn sợ gì nữa, mau trở lại Toả Dương thành đánh báo thù đi.
Tô Bảo Đồng nghe theo, họp số tàn quân còn lại vào ba mươi muôn quân của hai vị quốc sư rầm rộ quay trở lại, nổi pháo vây Tỏa Dương thành như trước. Khi ấy trời đã tối nên Nhơn Quý không xuất trận, cho quân canh giữ nghiêm nhặt, ngày mai sẽ đối đầu một phen. Sáng hôm sau, Nhơn Quý còn đang thương nghị với các tướng thì chợt nghe tin Tô Bảo Đồng và hai vị quốc sư đã dẫn quân tới khiêu chiến.
Tiết Nhơn Quý cả giận, hỏi các tướng thì có Vương Tâm Khuê bước ra xin đánh trận đầu. Được Nhơn Quý bằng lòng, Vương Tâm Khuê điểm ba ngàn quân thiết kỵ phát pháo khai thành. Thấy người đối diện là một hoà thượng diện mạo hung ác, mặc Liệt Hoả cà sa, cưỡi Kim Sư mã, cầm thiền trượng dương dương tự đắc, Vương Tâm Khuê cả giận, lớn tiếng mắng:
- Tên trọc kia! Ta chẳng thèm đánh với bọn thối tha các ngươi, mau vào gọi Tô Bảo Đồng ra đây đối chiến.
Phi Bạt thiền sư nghe vậy nổi giận phừng phừng, chẳng thèm hỏi họ tên cho mỏi miệng, múa thiền trượng xông đến đánh luôn. Phi Bạt thiền sư muốn trổ tài cho Tô Bảo Đồng thấy nên đánh chưa được mấy hiệp liền quay ngựa bỏ chạy, chờ Vương Tâm Khuê đuổi tới gần thì liền lấy phi bạt ra quăng, miệng niệm thần chú lâm râm. Vương Tâm Khuê vừa thấy trên đầu có ánh hào quang sáng chói, chưa kịp nhìn rõ vật gì thì bị phi bạt đánh trúng đầu, vỡ sọ chết tươi. Bọn quân thiết kỵ vì muốn lấy xác chủ tướng về nên phải xông vào giành giựt, kết quả tổn hại hơn một nửa mới thành công.
Tiết Nhơn Quý nghe báo nghĩa đệ của mình tử trận thì nổi giận, sai hai tướng là Lục Thành và Vương Dân ra đánh báo thù, có Mã Biêu theo lượt trận. Lục Thành và Vương Dân thấy Phi Bạt thiền sư còn đang lớn tiếng thì cả giận, đồng múa võ khí xông vào đánh luôn. Lần này Phi Bạt thiền sư không sao chống nổi hai tướng gắng gượng giao đấu một lúc lại dùng tới bảo bối vậy. Đương nhiên hai tướng là phàm nhân thì sao chống nổi phép tiên, đều vỡ đầu chết tốt. Mã Biêu ở ngoài thấy vậy thất kinh hồn vía, vội nổi chiêng thu quân chạy về thành, tâu với Nhơn Quý:
- Yêu đạo dùng một cái phi bạt tỏa hào quang sáng chói mắt, hạ tướng chẳng nhìn thấy gì nên không thể đánh được, nên đành chịu quay về chịu tội.
Tiết Nhơn Quý giận lắm, chỉ mặt Mã Biêu mắng:
- Ngươi đứng lược trận, khi thấy địch trổ tà thuật ra sao không báo ngay cho hai tướng biết mà bỏ chạy.
Nói xong, Nhơn Quý truyền quân chém đầu Mã Biêu làm gương, hỏi xem có tướng nào dám ra báo thù hay không. Biết đạo nhân có phi bạt hết sức lợi hại nên chẳng tướng nào trả lời, đều cú gầm mặt xuống đất. Thấy vậy Đậu Nhất Hổ liền xin ra trận. Nhơn Quý gật đầu nói:
- Tướng quân có phép địa hành thì chắc là có thể giết yêu được yêu đạo. Nếu thành công bản soái sẽ ghi công đầu, sau này ban thưởng.
Đậu Nhất Hổ tuân lệnh, cho quân rầm rộ kéo ra còn mình thì đi dưới đất để tìm cơ hội hạ sát đối phương. Phi Bạt thiền sư thấy quân không có tướng nên rất nghi hoặc, còn đang trố mắt nhìn thì từ dưới đất Đậu Nhất Hổ vọt lên, cầm côn đánh nhầu. Phi Bạt thiền sư đón đỡ được, thế nhưng con ngựa xoay chuyển quá chậm nên bị Đậu Nhất Hổ đánh trúng một côn, đau quá nhảy dựng lên, hất chủ xuống dưới đất. Tuy vậy Phi Bạt thiền sư vẫn kịp lấy phi bạt quăng ra. Đậu Nhất Hổ biết khó có thể chống lại, lập tức chui xuống đất trốn mất. Phi Bạt thiền sư thất kinh nghĩ thầm:
-
Đường triều có nhiều tướng tài phép như vậy thì thật khó cho chúng ta".
Vừa nghĩ Phi Bạt thiền sư vừa cầm bảo bối chưc sẵn, mắt nhìn chăm chú dưới đất, hễ thấy địch thủ trồi đầu lên là đánh liền. Đậu Nhất Hổ tuy ở dưới đất nhưng thấy rất rõ, cười ngất một hồi rồi nói:
- Yêu tăng cứ đứng đó chơi đi, ta về thành ăn cơm đây.
Phi Bạt thiền sư nghe tiếng cười nhỏ dần thì biết nhưng nói thật, căm tức thu quân trở về. Đậu Nhất Hổ ra mắt Nhơn Quý, cúi đầu thưa:
- Phi bạt quả là báu vật lợi hại, tôi không thể chống lại nổi. Vừa rồi nếu không có phép địa hành thì chắc cũng sẽ như ba tướng mà thôi.
Nhơn Quý nghe vậy toát cả mồ hôi, nghĩ mãi không ra kế nên đành phải cho quân treo miễn chiến bài. Ngày hôm sau, Phi Bạt thiền sư kéo quân đến, thấy vậy thì lớn tiếng mắng chửi một hồi mới chịu thu binh về trại. Các tướng trong thành hết sức xao xuyến, cùng nhau bàn soạn đủ cách vẫn không biết làm thế nào trừ khử Phi Bạt thiền sư được. Uất Trì Thanh Sơn chợt nói:
- Nhị lộ nguyên soái vốn có mười bảo vật của lão tổ, nếu được tha ra thì mới bắt giết nổi yêu đạo.
Nhơn Quý sầm mặt mắng luôn:
- Ta hạ lệnh giam ba tháng, chẳng lẽ có mấy ngày đã tha? Các ngươi không được bàn việc trái quân lệnh như thế.
Chư tướng cả sợ, không dám nói nữa. Vì vậy luôn ba ngày vẫn không có tướng nào dám ra trận mà cũng chẳng biết kế sách nào đối phó. Bất đắc dĩ Nhơn Quý phải treo bảng, hứa thưởng cho ai giết được Phi Bạt thiền sư thì ban Vạn Hộ hầu, thưởng áo mũ cùng vàng ngọc ngân lượng. Đậu Nhất Hổ xem bảng nghĩ thầm:
-
Phen này Tiết tiểu thư chạy đâu cho khỏi?

Nghĩ xong, Đậu Nhất Hổ liền vào soái phủ thưa với Nhơn Quý:
- Tôi có cách giết được yêu đạo nhưng chẳng muốn làm quan, cân đai áo mão, chỉ xin một điều, nếu được nguyên soái chấp thuận thì sẽ tận lực ra tay ngay.
Nhơn Quý ngạc nhiên hỏi lại thì Đậu Nhất Hổ cúi đầu thưa:
- Tính ra tôi cũng thuộc dòng dõi hoàng tộc, là cháu nội của Nguyên vương, còn đương kim thánh thượng là vai thúc thúc. Vì vậy cả gan dám xin nguyên soái thương tình cho tôi được cưới Tiết tiểu thư, tôi sẽ hết lòng trừ khử yêu đạo, chẳng hề dám hai lòng.
Nhơn Quý nghe xong nổi trận lôi đình, chỉ mặt Đậu Nhất Hổ mắng lớn:
- Cuồng tặc! Con gái ta là lá ngọc cành vàng, sao có thể gả cho tên thảo khấu như ngươi, nếu còn nói nữa thì đừng trách ta đó.
Đậu Nhất Hổ cương quyết nói:
- Nếu nguyên soái không bằng lòng thì tôi cũng chẳng ép uổng, sẽ về Kỳ Bàn sơn cho khỏi bận tâm.
Nhơn Quý nghe Đậu Nhất Hổ nói giống như hăm dọa thì tức quá, vỗ bàn gọi quân mang ra chém đầu ngay lập tức. Quân sĩ tuân lệnh, vừa xúm lại thì Đậu Nhất Hổ chui xuống đất mất tiêu. Nhơn Quý thở dài nghĩ thầm:
-
Thánh thượng vừa mới trao quyền cho ta chống với Tây Liêu vậy mà ngay trận đầu đã chết luôn ba tướng. Nay Đậu Nhất Hổ lại bỏ đi thì làm sao còn nhìn mặt thánh thượng cùng quần thần được nữa. Chi bằng ta cứ gạt hắn ra sức, sau này có gả hay không thì tùy, lấy ai làm chứng mà lo?

Nhơn Quý bèn nhìn xuống đất nói lớn:
- Đậu tướng quân, ta đã nghĩ lại rồi. Nếu tướng quân giết được Phi Bạt thiền sư thì sau khi hồi triều sẽ gả con gái cho.
Nhất Hổ nghe vậy liền chui lên, bái tạ Nhơn Quý rồi nói:
- Nguyên soái đã bằng lòng thì đêm nay tôi sẽ ra sức độn thổ qua trại Liêu tìm cơ hội. Trước hết trộm phi bạt trước, sau sẽ chém cho hắn một đao là yên.
Nhơn Quý khen kế đó rất hay, truyền Nhất Hổ cứ theo đó mà thi hành.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tiết Đinh San chinh tây.