Chương 2: Hồi thứ hai


Số từ: 4412
Biên soạn: Đại Lân
Nguồn: NXB Đồng Nai
Hơn nửa ngày sau, Nhơn Quý mới giã thuốc mê, thấy người đau nhức vô cùng, thì biết đã trúng kế của Lý Đạo Tông, trong lòng hết sức ân hận. Trong khi đó, các tiểu vương cùng các quan có tình với Nhơn Quý tụ họp tại phủ của Trình Giảo Kim để bàn kế cứu giúp nhưng rốt cục đều bó tay. Trình Giảo Kim cũng không biết phải tâu xin thế nào nên thở dài nói với mọi người vào thăm Nhơn Quý hỏi han trước xem sự tình ra sao rồi mới quyết định.
Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh nghe vậy liền rủ nhau tới thiên lao thăm viếng. Hai người thấy Tiết Nhơn Quý phải đeo gông xiềng xích, mình mẩy đầy những vết sẹo tra khảo thì đau lòng rơi nước mắt. Nhơn Quý cũng không cầm được giọt lệ, nghẹn ngào thuật lại từ khi nhận chiếu chỉ gọi cho đến say rượu chẳng còn biết gì. Khi ấy Tần Hoài Ngọc mới biết rõ, thất kinh nói:
- Đại ca đã trúng kế của họ Lý rồi, bởi vì vợ kế của lão chính là con gái của Trương Sĩ Quý. Trước nay thánh thượng không hề đau ốm gì, sao lại phải cho sứ giả đi triệu đại ca về? Chắc chắn họ Lý ép cho gái tự vận để lấy cớ hại trung thần báo thù dùm cho vợ. Tuy nhiên chúng tôi không biết cách nào minh oan, may sao nhờ Lỗ quốc công nên mới tạm hoãn được một trăm ngày, xin đại ca cố đợi vậy.
Nói xong, hai người từ biệt chia tay. Nhơn Quý lưu luyến chẳng muốn dời chân. Ngờ đâu Trương Nhân đã cho tay chân rình mò mọi động tĩnh, nghe báo hai vị tiểu vương vào thăm Nhơn Quý thì liền chạy đi mách với Lý Đạo Tông. Tên gian thần này cũng sợ cơ mưu bị lộ nên lập tức xuống lệnh cho ngục quan, cấm tuyệt bất cứ người nào vào thăm, thân sơ hay quyền chức gì cũng vậy.
Truyền lệnh xong, Lý Đạo Tông vẫn chưa yên tâm, vội vã vào cung xin Thái Tông ban lệnh cho mọi người tuân theo. Thái Tông nể mặt thúc phụ nên bằng lòng ngay, triệu quan chỉ huy và ngục quan đến phán:
- Nhơn Quý là khâm phạm, vì thế bất cứ ai cũng không được giáp mặt trò chuyện, trái lệnh thì sẽ ghép vào tội đồng mưu.
Khi ấy Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh đang cùng Nhơn Quý trò chuyện, chợt có ngục quan vào cúi đầu thưa việc Thái Tông vừa ban chỉ không cho ai vào thăm. Bất đắc dĩ hai người phải lui ra, trong lòng hết sức lo lắng cho tính mạng của Nhơn Quý. La Thông đến sau nên không được vào thăm đành phải lén lút sai gia nhân mang cơm nước cho Nhơn Quý.
Trong ý Lý Đạo Tông muốn dùng lệnh cấm này mà cho Nhơn Quý chết đói, nghe biết việc La Thông thì liền hỏi Trương Nhân:
- Bọn chúng cứ lén lút mang cơm nước vào cho Nhơn Quý thì biết đến bao giờ hắn mới chết được? Theo ngươi thì phải làm sao?
Trương Nhân thưa:
- Bằng hữu của Nhơn Quý rất đông mà toàn là vương công đại thần, vì thế ngục quan cũng khó mà làm việc. Bây giờ chỉ còn mỗi cách đại vương chịu khó đứng ra canh giữ, vất vả chừng năm ngày là xong.
Lý Đạo Tông lưỡng lự vì sợ mất danh tiếng của mình, nhưng Trương mỹ nhân nóng lòng sốt ruột nên hết sức thúc hối, bất đắc dĩ phải nghe theo, ngày hôm sau bắt đầu ngồi trước thiên lao, đến giờ cơm nước thì có gia đinh mang đến. Thật thương cho Nhơn Quý, con người vốn dĩ sức ăn bằng mười người khác, nay vừa bị đòn tra tấn vừa chịu đói thì đứng ngồi không nổi, nằm dài mà than thở.
Các tiểu vương thấy vậy hội ở nhà Tần Hoài Ngọc bàn tán xôn xao nhưng rốt cuộc cũng không tìm ra phương kế nào qua mặt Thành Thanh vương được. Một người đang nhíu mày suy nghĩ, chợt có một tiểu nhì chừng tám chín tuổi, diện mạo rạng rỡ tựa trăng rằm, mặc áo hoa từ nhà sau đi lên cười nói:
- Ai cũng cao lớn, sức khỏe muôn người mà chịu để Tiết thúc chịu đói ư? Nếu muốn thì tôi xin ra sức giúp một phen.
Tần Hoài Ngọc nhìn lại, thấy đó là Tần Mộng, con thứ của mình thì quát lớn, đuổi ra nhà sau. Nguyên Tần Hoài Ngọc có hai đứa trai, một là Tần Hán, khi lên ba tuổi đi chơi hoa viên thì bị một cơn gió lạ cuốn đi mất, sau đó công chúa sinh hạ được Tần Mộng yêu quý như trứng mỏng.
Tần Mộng bị phụ thân mắng thì cười, bỏ ra nhà sau, sai gia tướng gọi tiểu anh hùng cùng trang lứa mình là La Chương, Uất Trì Thanh Sơn, Đoàn Nhân, Trình Tông đến bàn chuyện. Tất cả đều khoảng tám, chín tuổi, chỉ trừ Trình Tông lớn hơn, mười ba tuổi, vì thế hàng ngày thường đùa giỡn với nhau ở sân sau, không ai để ý.
Tần Mộng thấy anh em đã đến đủ mặt thì liền cho biết việc Thành Thanh vương định hãm hại Nhơn Quý. Sau khi bàn xong, năm tiểu anh hùng liền kéo nhau thẳng đến thiên lao. Lý Đạo Tông chưa kịp quát gọi quân đĩ đuổi đi thì đã bị Tần Mộng nhảy tới thộp cổ áo đấm cho mấy cái. Mấy anh em kia người thì đánh bọn quân sĩ nhào lăn, kẻ xúm lại phụ Tần Mộng một tay nhổ gần hết nửa hàm râu của Lý Đạo Tông.
Lý Đạo Tông kêu gào khan cả tiếng mà chẳng tên quân nào dám xông vào can thiệp, vì đều biết các tiểu anh hùng là con nhà danh gia thế phiệt, đành phải gượng bò ra kiệu, sai gia đinh khiêng chạy về vương phủ.
Tần Mộng hớn hở chia tay anh em rồi ra vườn sau đập đầu vào đá, lấy tay tự đấm vào mũi khiến mặt mày bê bết những máu rồi chạy thẳng vào phòng công chúa, lăn nhào xuống đất mà khóc. Công chúa cả kinh, gạn hỏi thì Tần Mộng mếu máo thưa:
- Con vô tình đi ngang qua thiên lao, bị Lý hoàng thúc xông ra đánh tơi bời. Chẳng biết vì sao nữa!
Công chúa nghe xong lửa giận phừng phừng, lập tức truyền xe kiệu, đưa Tần Mộng thẳng điện Bao Thân, trình với hoàng hậu. Vừa lúc ấy Thái Tông về tới, hoàng hậu và công chúa liền ra đón tiếp. Thái Tông còn đang ngạc nhiên vì sự có mặt bất ngờ thì công chúa đã quỳ sụp xuống kêu xin về việc Tần Mộng bị người ta đánh.
Thái Tông sầm mặt hỏi:
- Ai dám cả gan đánh ngự tôn của trẫm?
Công chúa bèn gọi Tần Mộng ra. Khi ấy Tần Mộng vẫn để nguyên các vết màu, thấy Thái Tông thì bật khóc rống rồi sụt sùi thưa:
- Tiểu tôn nghe đồn Thành Thanh vương cấm không được đem cơm nước vào ngục cho Bình Liêu vương, tất cả đều đổ bỏ nên tiểu tôn hiếu kì đến xem. Chẳng ngờ Thành Thanh vương nổi giận sai quân đánh tiểu tôn đến suýt chết, may nhờ mau chân mới thoái nổi.
Thái Tông nghe vậy liền xem các vết thương của Tần Mộng, thấy quả là do bị đánh chứ không giả dối thì liền khuyên nhủ:
- Chắc có lẽ cháu gây chuyện gì đó mới bị đánh, chẳng lẽ Thành Thanh vương dám ỷ thế như vậy ư?
Công chúa vội tâu:
- Xin phụ vương xét lại. Tần Mộng mới có tám tuổi, lẽ nào dám chọc ghẹo hay gây sự với hoàng thúc.
Hoàng hậu cũng nói vào khiến Thái Tông hết sức bối rối, truyền bày tiệc đãi đằng công chúa và sai ngự y lấy thuốc chữa trị cho Tần Mộng. Sáng hôm sau, chờ Thái Tông lâm triều, Lý Đạo Tông viết sẵn một tờ biểu, dâng lên thưa kiện. Thái Tông nhìn thấy Thành Thanh vương mất nửa hàm râu, một mắt bầm tím, áo bào rách mấy chỗ thì nghi ngờ tự nghĩ:
-
Không lẽ một đứa trẻ như Tần Mộng mà đánh được người lớn đến nông nỗi này, chắc là hoàng thúc đánh người rồi tự vặt râu xé áo để chạy tội chẳng sai.

Nghĩ xong, Thái Tông chợt hỏi:
- Tần Mộng dám tới dinh hoàng thúc gây sự hay sao?
Lý Đạo Tông giật mình, bị hỏi bất ngờ thì lúng túng đáp bừa:
- Tôi tình cờ đi ngang qua thiên lao, Tần Mộng đứng chờ ở đó từ bao giờ, nhảy ra đánh luôn, chắc là đã có âm mưu từ trước.
Thái Tông nghe vậy nhíu mày phán:
- Nhơn Quý trong trăm ngày sẽ bị chém là vương pháp của triều đình, tại sao hoàng thúc lấy lòng riêng mà đến ngăn cản người đưa cơm nước? Trẫm không trách tội hoàng thúc nhưng từ giờ trở đi đừng đặt điều tâu xin làm rối loạn nữa.
Phán xong, Thái Tông vất trả tờ biểu, truyền bãi triều, khiến Lý Đạo Tông vừa nhục vừa tức, về nhà sinh thành bệnh, phải gần tháng mới khỏi. Bọn Tần Hoài Ngọc nhân dịp ấy tha hồ sai gia đinh tiếp tế cơm rượu cho Nhơn Quý. Thấy Tần Hoài Ngọc trách con dám đụng tới hoàng thúc, La Thông liền cản lại, cười nói:
- Tần Mộng tuy tuổi còn nhỏ nhưng trí xảo chẳng ai bằng, nhờ nó mà chúng ta cứu được tính mạng của Tiết đại ca, không cảm ơn thì thôi, sao còn trách mắng làm chi?
Tần Mộng xá một cái, cười nói:
- La thúc luận rất đúng, – rồi chạy mất, khiến ai nấy đều kinh ngạc.
Khi ấy Vương Mậu Sinh ở Long Môn cũng đã nghe tin, nói với Phàn viên ngoại và hai vị phu nhân:
- Tôi chưa biết phải làm thế nào nhưng phen này quyết xuống Trường An sống chết với giặc già Lý Đạo Tông một phen.
Nói xong, Mậu Sinh vào sau thay áo quần rồi rơi nước mắt từ giã mọi người trong vương phủ ra đi. Vương Mậu Sinh lặn lội mấy ngày thì tới Trường An, đứng ngoài Ngọ Môn chờ đợi. Quả nhiên Trình Giảo Kim bãi chầu trở về thì nhìn thấy, gọi về phủ của mình ở tạm. Mậu Sinh quỳ xuống, lắc đầu thưa:
- Thành Thanh vương vì nghe lời Trương mỹ nhân mà toan hại chết Bình Liêu vương là việc động trời, không thể để yên được. Vì thế tôi quyết ở đây dâng sớ minh oan, bao giờ thánh thượng chấp nhận thì thôi, bằng không cũng sẽ liều mạng với gian thần một chuyến.
Trình Giảo Kim liền khuyên:
- Cả triều toàn là vương công đại thần còn không xin được tội cho Bình Liêu vương được huống gì là nhà ngươi. Bây giờ ngươi nên vào ngục thăm hỏi Nhơn Quý, ta và các đại thần sẽ lo liệu kế sách cứu Bình Liêu vương sau.
Vương Mậu Sinh nghe theo, vào ngục thăm Nhơn Quý. thấy Mậu Sinh không phải vương công đại thần, ngục quan hạch sách rất khó khăn, rút cuộc nhờ tiền bạc mang theo khá nhiều nên Mậu Sinh mới được toại nguyện. Mậu Sinh cùng Nhơn Quý than thở mãi cho tới chiều tối thi mới bịn rịn chia tay, về phủ Trình Giảo Kim nghỉ ngơi.
Riêng Trình Giảo Kim hứa hẹn với Mậu Sinh như vậy nhưng thật ra không biết tìm ra cách nào mà giải cứu cho Nhơn Quý được, túng thế phải viết thư cho người hỏa tốc đi Hán Dương nhờ cậy Từ Mậu Công. Mấy ngày sau thư hồi đáp của Từ Mậu Công gửi về nhưng chỉ vỏn vẹn mấy hàng:
Đủ mặt bá quan văn võ mà không xong thì tôi cũng thành ra vô dụng, đừng trông đợi làm gì.
Trình Giảo Kim đọc xong tức quá trợn mắt quát lớn:
- Tên lỗ mũi trâu biết hiền thần bị hại mà vẫn thảnh thơi được thì thật là ăn hại triều đình, còn nhờ cậy gì được nữa?
Khi ấy Tần Hoài Ngọc có mặt, vội khuyên:
- Xin thúc thúc đừng nóng nảy mà sinh ra nhiều việc lôi thôi, Hắc quốc công sắp về tới nơi, may ra sẽ có biến chuyển.
Trình Giảo Kim nghe vậy mới nguôi giận, nhưng chờ thêm mấy ngày nữa, thời hạn trăm ngày gần đến mà chưa thấy Uất Trì Cung về, thế lại bắt đầu lo lắng, ngồi đứng chẳng yên.
Hơn nửa ngày sau, Nhơn Quý mới giã thuốc mê, thấy người đau nhức vô cùng, thì biết đã trúng kế của Lý Đạo Tông, trong lòng hết sức ân hận. Trong khi đó, các tiểu vương cùng các quan có tình với Nhơn Quý tụ họp tại phủ của Trình Giảo Kim để bàn kế cứu giúp nhưng rốt cục đều bó tay. Trình Giảo Kim cũng không biết phải tâu xin thế nào nên thở dài nói với mọi người vào thăm Nhơn Quý hỏi han trước xem sự tình ra sao rồi mới quyết định.
Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh nghe vậy liền rủ nhau tới thiên lao thăm viếng. Hai người thấy Tiết Nhơn Quý phải đeo gông xiềng xích, mình mẩy đầy những vết sẹo tra khảo thì đau lòng rơi nước mắt. Nhơn Quý cũng không cầm được giọt lệ, nghẹn ngào thuật lại từ khi nhận chiếu chỉ gọi cho đến say rượu chẳng còn biết gì. Khi ấy Tần Hoài Ngọc mới biết rõ, thất kinh nói:
- Đại ca đã trúng kế của họ Lý rồi, bởi vì vợ kế của lão chính là con gái của Trương Sĩ Quý. Trước nay thánh thượng không hề đau ốm gì, sao lại phải cho sứ giả đi triệu đại ca về? Chắc chắn họ Lý ép cho gái tự vận để lấy cớ hại trung thần báo thù dùm cho vợ. Tuy nhiên chúng tôi không biết cách nào minh oan, may sao nhờ Lỗ quốc công nên mới tạm hoãn được một trăm ngày, xin đại ca cố đợi vậy.
Nói xong, hai người từ biệt chia tay. Nhơn Quý lưu luyến chẳng muốn dời chân. Ngờ đâu Trương Nhân đã cho tay chân rình mò mọi động tĩnh, nghe báo hai vị tiểu vương vào thăm Nhơn Quý thì liền chạy đi mách với Lý Đạo Tông. Tên gian thần này cũng sợ cơ mưu bị lộ nên lập tức xuống lệnh cho ngục quan, cấm tuyệt bất cứ người nào vào thăm, thân sơ hay quyền chức gì cũng vậy.
Truyền lệnh xong, Lý Đạo Tông vẫn chưa yên tâm, vội vã vào cung xin Thái Tông ban lệnh cho mọi người tuân theo. Thái Tông nể mặt thúc phụ nên bằng lòng ngay, triệu quan chỉ huy và ngục quan đến phán:
- Nhơn Quý là khâm phạm, vì thế bất cứ ai cũng không được giáp mặt trò chuyện, trái lệnh thì sẽ ghép vào tội đồng mưu.
Khi ấy Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh đang cùng Nhơn Quý trò chuyện, chợt có ngục quan vào cúi đầu thưa việc Thái Tông vừa ban chỉ không cho ai vào thăm. Bất đắc dĩ hai người phải lui ra, trong lòng hết sức lo lắng cho tính mạng của Nhơn Quý. La Thông đến sau nên không được vào thăm đành phải lén lút sai gia nhân mang cơm nước cho Nhơn Quý.
Trong ý Lý Đạo Tông muốn dùng lệnh cấm này mà cho Nhơn Quý chết đói, nghe biết việc La Thông thì liền hỏi Trương Nhân:
- Bọn chúng cứ lén lút mang cơm nước vào cho Nhơn Quý thì biết đến bao giờ hắn mới chết được? Theo ngươi thì phải làm sao?
Trương Nhân thưa:
- Bằng hữu của Nhơn Quý rất đông mà toàn là vương công đại thần, vì thế ngục quan cũng khó mà làm việc. Bây giờ chỉ còn mỗi cách đại vương chịu khó đứng ra canh giữ, vất vả chừng năm ngày là xong.
Lý Đạo Tông lưỡng lự vì sợ mất danh tiếng của mình, nhưng Trương mỹ nhân nóng lòng sốt ruột nên hết sức thúc hối, bất đắc dĩ phải nghe theo, ngày hôm sau bắt đầu ngồi trước thiên lao, đến giờ cơm nước thì có gia đinh mang đến. Thật thương cho Nhơn Quý, con người vốn dĩ sức ăn bằng mười người khác, nay vừa bị đòn tra tấn vừa chịu đói thì đứng ngồi không nổi, nằm dài mà than thở.
Các tiểu vương thấy vậy hội ở nhà Tần Hoài Ngọc bàn tán xôn xao nhưng rốt cuộc cũng không tìm ra phương kế nào qua mặt Thành Thanh vương được. Một người đang nhíu mày suy nghĩ, chợt có một tiểu nhì chừng tám chín tuổi, diện mạo rạng rỡ tựa trăng rằm, mặc áo hoa từ nhà sau đi lên cười nói:
- Ai cũng cao lớn, sức khỏe muôn người mà chịu để Tiết thúc chịu đói ư? Nếu muốn thì tôi xin ra sức giúp một phen.
Tần Hoài Ngọc nhìn lại, thấy đó là Tần Mộng, con thứ của mình thì quát lớn, đuổi ra nhà sau. Nguyên Tần Hoài Ngọc có hai đứa trai, một là Tần Hán, khi lên ba tuổi đi chơi hoa viên thì bị một cơn gió lạ cuốn đi mất, sau đó công chúa sinh hạ được Tần Mộng yêu quý như trứng mỏng.
Tần Mộng bị phụ thân mắng thì cười, bỏ ra nhà sau, sai gia tướng gọi tiểu anh hùng cùng trang lứa mình là La Chương, Uất Trì Thanh Sơn, Đoàn Nhân, Trình Tông đến bàn chuyện. Tất cả đều khoảng tám, chín tuổi, chỉ trừ Trình Tông lớn hơn, mười ba tuổi, vì thế hàng ngày thường đùa giỡn với nhau ở sân sau, không ai để ý.
Tần Mộng thấy anh em đã đến đủ mặt thì liền cho biết việc Thành Thanh vương định hãm hại Nhơn Quý. Sau khi bàn xong, năm tiểu anh hùng liền kéo nhau thẳng đến thiên lao. Lý Đạo Tông chưa kịp quát gọi quân đĩ đuổi đi thì đã bị Tần Mộng nhảy tới thộp cổ áo đấm cho mấy cái. Mấy anh em kia người thì đánh bọn quân sĩ nhào lăn, kẻ xúm lại phụ Tần Mộng một tay nhổ gần hết nửa hàm râu của Lý Đạo Tông.
Lý Đạo Tông kêu gào khan cả tiếng mà chẳng tên quân nào dám xông vào can thiệp, vì đều biết các tiểu anh hùng là con nhà danh gia thế phiệt, đành phải gượng bò ra kiệu, sai gia đinh khiêng chạy về vương phủ.
Tần Mộng hớn hở chia tay anh em rồi ra vườn sau đập đầu vào đá, lấy tay tự đấm vào mũi khiến mặt mày bê bết những máu rồi chạy thẳng vào phòng công chúa, lăn nhào xuống đất mà khóc. Công chúa cả kinh, gạn hỏi thì Tần Mộng mếu máo thưa:
- Con vô tình đi ngang qua thiên lao, bị Lý hoàng thúc xông ra đánh tơi bời. Chẳng biết vì sao nữa!
Công chúa nghe xong lửa giận phừng phừng, lập tức truyền xe kiệu, đưa Tần Mộng thẳng điện Bao Thân, trình với hoàng hậu. Vừa lúc ấy Thái Tông về tới, hoàng hậu và công chúa liền ra đón tiếp. Thái Tông còn đang ngạc nhiên vì sự có mặt bất ngờ thì công chúa đã quỳ sụp xuống kêu xin về việc Tần Mộng bị người ta đánh.
Thái Tông sầm mặt hỏi:
- Ai dám cả gan đánh ngự tôn của trẫm?
Công chúa bèn gọi Tần Mộng ra. Khi ấy Tần Mộng vẫn để nguyên các vết màu, thấy Thái Tông thì bật khóc rống rồi sụt sùi thưa:
- Tiểu tôn nghe đồn Thành Thanh vương cấm không được đem cơm nước vào ngục cho Bình Liêu vương, tất cả đều đổ bỏ nên tiểu tôn hiếu kì đến xem. Chẳng ngờ Thành Thanh vương nổi giận sai quân đánh tiểu tôn đến suýt chết, may nhờ mau chân mới thoái nổi.
Thái Tông nghe vậy liền xem các vết thương của Tần Mộng, thấy quả là do bị đánh chứ không giả dối thì liền khuyên nhủ:
- Chắc có lẽ cháu gây chuyện gì đó mới bị đánh, chẳng lẽ Thành Thanh vương dám ỷ thế như vậy ư?
Công chúa vội tâu:
- Xin phụ vương xét lại. Tần Mộng mới có tám tuổi, lẽ nào dám chọc ghẹo hay gây sự với hoàng thúc.
Hoàng hậu cũng nói vào khiến Thái Tông hết sức bối rối, truyền bày tiệc đãi đằng công chúa và sai ngự y lấy thuốc chữa trị cho Tần Mộng. Sáng hôm sau, chờ Thái Tông lâm triều, Lý Đạo Tông viết sẵn một tờ biểu, dâng lên thưa kiện. Thái Tông nhìn thấy Thành Thanh vương mất nửa hàm râu, một mắt bầm tím, áo bào rách mấy chỗ thì nghi ngờ tự nghĩ:
-
Không lẽ một đứa trẻ như Tần Mộng mà đánh được người lớn đến nông nỗi này, chắc là hoàng thúc đánh người rồi tự vặt râu xé áo để chạy tội chẳng sai.

Nghĩ xong, Thái Tông chợt hỏi:
- Tần Mộng dám tới dinh hoàng thúc gây sự hay sao?
Lý Đạo Tông giật mình, bị hỏi bất ngờ thì lúng túng đáp bừa:
- Tôi tình cờ đi ngang qua thiên lao, Tần Mộng đứng chờ ở đó từ bao giờ, nhảy ra đánh luôn, chắc là đã có âm mưu từ trước.
Thái Tông nghe vậy nhíu mày phán:
- Nhơn Quý trong trăm ngày sẽ bị chém là vương pháp của triều đình, tại sao hoàng thúc lấy lòng riêng mà đến ngăn cản người đưa cơm nước? Trẫm không trách tội hoàng thúc nhưng từ giờ trở đi đừng đặt điều tâu xin làm rối loạn nữa.
Phán xong, Thái Tông vất trả tờ biểu, truyền bãi triều, khiến Lý Đạo Tông vừa nhục vừa tức, về nhà sinh thành bệnh, phải gần tháng mới khỏi. Bọn Tần Hoài Ngọc nhân dịp ấy tha hồ sai gia đinh tiếp tế cơm rượu cho Nhơn Quý. Thấy Tần Hoài Ngọc trách con dám đụng tới hoàng thúc, La Thông liền cản lại, cười nói:
- Tần Mộng tuy tuổi còn nhỏ nhưng trí xảo chẳng ai bằng, nhờ nó mà chúng ta cứu được tính mạng của Tiết đại ca, không cảm ơn thì thôi, sao còn trách mắng làm chi?
Tần Mộng xá một cái, cười nói:
- La thúc luận rất đúng, – rồi chạy mất, khiến ai nấy đều kinh ngạc.
Khi ấy Vương Mậu Sinh ở Long Môn cũng đã nghe tin, nói với Phàn viên ngoại và hai vị phu nhân:
- Tôi chưa biết phải làm thế nào nhưng phen này quyết xuống Trường An sống chết với giặc già Lý Đạo Tông một phen.
Nói xong, Mậu Sinh vào sau thay áo quần rồi rơi nước mắt từ giã mọi người trong vương phủ ra đi. Vương Mậu Sinh lặn lội mấy ngày thì tới Trường An, đứng ngoài Ngọ Môn chờ đợi. Quả nhiên Trình Giảo Kim bãi chầu trở về thì nhìn thấy, gọi về phủ của mình ở tạm. Mậu Sinh quỳ xuống, lắc đầu thưa:
- Thành Thanh vương vì nghe lời Trương mỹ nhân mà toan hại chết Bình Liêu vương là việc động trời, không thể để yên được. Vì thế tôi quyết ở đây dâng sớ minh oan, bao giờ thánh thượng chấp nhận thì thôi, bằng không cũng sẽ liều mạng với gian thần một chuyến.
Trình Giảo Kim liền khuyên:
- Cả triều toàn là vương công đại thần còn không xin được tội cho Bình Liêu vương được huống gì là nhà ngươi. Bây giờ ngươi nên vào ngục thăm hỏi Nhơn Quý, ta và các đại thần sẽ lo liệu kế sách cứu Bình Liêu vương sau.
Vương Mậu Sinh nghe theo, vào ngục thăm Nhơn Quý. thấy Mậu Sinh không phải vương công đại thần, ngục quan hạch sách rất khó khăn, rút cuộc nhờ tiền bạc mang theo khá nhiều nên Mậu Sinh mới được toại nguyện. Mậu Sinh cùng Nhơn Quý than thở mãi cho tới chiều tối thi mới bịn rịn chia tay, về phủ Trình Giảo Kim nghỉ ngơi.
Riêng Trình Giảo Kim hứa hẹn với Mậu Sinh như vậy nhưng thật ra không biết tìm ra cách nào mà giải cứu cho Nhơn Quý được, túng thế phải viết thư cho người hỏa tốc đi Hán Dương nhờ cậy Từ Mậu Công. Mấy ngày sau thư hồi đáp của Từ Mậu Công gửi về nhưng chỉ vỏn vẹn mấy hàng:
Đủ mặt bá quan văn võ mà không xong thì tôi cũng thành ra vô dụng, đừng trông đợi làm gì.
Trình Giảo Kim đọc xong tức quá trợn mắt quát lớn:
- Tên lỗ mũi trâu biết hiền thần bị hại mà vẫn thảnh thơi được thì thật là ăn hại triều đình, còn nhờ cậy gì được nữa?
Khi ấy Tần Hoài Ngọc có mặt, vội khuyên:
- Xin thúc thúc đừng nóng nảy mà sinh ra nhiều việc lôi thôi, Hắc quốc công sắp về tới nơi, may ra sẽ có biến chuyển.
Trình Giảo Kim nghe vậy mới nguôi giận, nhưng chờ thêm mấy ngày nữa, thời hạn trăm ngày gần đến mà chưa thấy Uất Trì Cung về, thế lại bắt đầu lo lắng, ngồi đứng chẳng yên.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tiết Đinh San chinh tây.