Chương 5: Hồi thứ năm


Số từ: 3766
Biên soạn: Đại Lân
Nguồn: NXB Đồng Nai
Hai tướng giao đấu hơn bốn mươi hiệp không phân thắng bại, vì thế Hắc Liên Độ rất sốt ruột, vội truyền lệnh cho các bộ tướng xông lên trợ giúp. Uất Trì Bảo Lâm và Uất Trì Bảo Khánh thấy vậy liền thúc ngựa xông ra chặn lại, gây thành một cuộc hỗn chiến kinh động cả trời đất. Các tiểu tướng càng đánh càng hăng, Uất Trì Bảo Khánh trổ thần oai chỉ trong một lúc đã chém hơn mười bộ tướng, còn lại đều bỏ chạy hết làm Hắc Liên Độ thất kinh hồn vía, đường đao lúng túng hẳn.
Khi ấy hai anh em Uất Trì lại xông vào tiếp trợ cho Tần Hoài Ngọc nên Hắc Liên Độ trúng liên tiếp mấy trượng, cố ôm cổ ngựa bỏ chạy nhưng không thoát, bị Tần Hoài Ngọc bồi thương vào lưng, chết ngay trên lưng ngựa. Hoài Ngọc cắt lấy thủ cấp xong liền thúc ngựa xông vào chiếm ải. Quân Tây Liêu như rắn mất đầu, tranh nhau bỏ chạy thục mạng. Vì thế Tần Hoài Ngọc chiếm ải rất dễ dàng, dựng cờ Đại Đường xong liền nghênh đón Thái Tông và Tiết nguyên soái vào kiểm điểm.
Trận đầu đại thắng khiến Thái Tông mừng rỡ vô hạn, hết lời khen ngợi ba tướng, truyền mở tiệc khao thưởng suốt đêm hôm ấy. Hôm sau Nhơn Quý truyền lệnh tiến binh đến ải Kim Hà. Ải này do một tướng tên là Hốt Nhĩ Mê trấn thủ, thân hình cao hơn trượng, đầu lớn răng dài, râu vàng tóc đỏ hết sức quái dị, sức mạnh còn hơn cả cọp voi. Tuy ghê gớm hơn người nhưng khi nghe báo quân Đường chiếm Giới Bài quá mau, Hốt Nhĩ Mê không khỏi kinh hoàng, vội cho người đến Tỏa Dương báo cho Tô nguyên soái biết, đồng thời đốc thúc canh phòng chặt chẽ.
Khi đóng trại xong, Uất Trì Bảo Lâm liền bước ra thưa với Nhơn Quý:
- Phò mã đã lập công đầu, xin nguyên soái cho tôi được theo gương lập chút công lao dâng cho thánh thượng.
Nhơn Quý khen ngợi, bằng lòng. Chợt Tần Hoài Ngọc cũng xin đi, Nhơn Quý bèn nói:
- Lệnh đã ban thì không thể rút lại được, vì thế phò mã chỉ có thể theo trận mà thôi.
Tần Hoài Ngọc bằng lòng, cùng với Uất Trì Bảo Lâm điểm quân kéo thẳng đến trước ải khiêu chiến. Hốt Nhĩ Mê nghe báo liền nai nịt cưỡi ngựa xông ra. Bảo Lâm thấy tướng Liêu hình dung dữ tợn, tiếng nói như chuông vẫn không sợ chút nào, quát hỏi:
- Ngươi mau xưng tên đi.
Hốt Nhĩ Mê đáp:
- Thật là tiểu tốt vô danh nên mới không biết ta là Kim Hà quan đại tướng Hốt Nhĩ Mê bộ tướng thân cận của Hồng Mao Đại Lực Tô nguyên soái.
Bảo Lâm cười ngất nói:
- Người nào chức danh càng dài dòng thì càng vắn số, ngươi chưa biết thế sao mà còn chưa xuống ngựa chịu chết?
Hốt Nhĩ Mê vốn tính như lữa, nghe vậy không thèm hỏi danh tánh địch thủ, giục ngựa xông tới đánh luôn. Chẳng ngờ Bảo Lâm muốn trổ tài cho Thái Tông biết nên vận sức đánh rất hăng, Hốt Nhĩ Mê chỉ cầm cự được hơn mười hiệp là đuối cả tay chân, giục ngựa bỏ chạy.
Bảo Lâm nhờ có con ngựa chạy rất mau, trông chớp mắt đã đuổi kịp, ban cho Hốt Nhĩ Mê một thương vào lưng, nhào xuống ngựa chết tốt. Bảo Lâm mau lẹ nhảy xuống cắt lấy thủ cấp tướng địch rồi quân sĩ tràn vào cướp ải. Tần Hoài Ngọc đứng ngoài lược trận thấy vậy cũng nổi trống cho quân tiến lên, khí thế như trời long đất lở, chiếm được ải Kim Hà như trở bàn tay.
Thái Tông và Nhơn Quý liền sai quân nhổ trại tiến vào ải, nhổ bỏ hết cờ Tây Liêu, dựng cờ Đại Đường rồi mở tiệc khao thưởng, hết lời khen ngợi các tiểu tướng quân anh dũng phi thường. Ngày hôm sau, quân mã nhà Đường tiếp tục tiến binh rầm rộ kéo tới trước ải Tiếp Thiên đóng binh hạ trại. Uất Trì Bảo Khánh liền xin với Nhơn Quý:
- Đại huynh tôi và phò mã đã lập công trạng, vì vậy ải này xin nhường cho tôi.
Tần Hoài Ngọc cho biết tướng trấn ải này còn ghê gớm hơn Hắc Liên Độ và Hốt Nhĩ Mê mấy lần, nhưng Bảo Khánh nhất định xin đi.
Nhơn Quý nghe vậy liền nói:
- Tướng quân muốn thế cũng được nhưng bản soái sẽ dẫn quân ra lược trận. Nếu có gì thì tiếp trợ, bằng không tất cả công lao đều ghi cho tướng quân hết.
Bảo Khánh vâng lời, nai nịt xong, lập tức nhảy lên lưng ngựa, kéo quân đến trước ải thách chiến. Nguyên tướng giữ ải này tên là Đoàn Cửu Thành, mặt đen râu đỏ, sử dụng một cây lang nha bổng hết sức thuần thục. Đoàn Cửu Thành nghe quân báo có một tướng nhỏ tuổi đến khiêu chiến thì nổi giận, cầm lang nha bổng cưỡi ngựa tiến ra.
Bảo Khánh đang nóng ruột trổ tài nên chẳng thèm hỏi han tiếng nào, múa thương đánh luôn. Tuy Đoàn Cửu Thành dùng lang nha bổng rất nhuần nhuyễn nhưng vẫn không sao địch nổi với đường thương như gió táp mưa sa của Bảo Khánh, sơ hở một chút liền bị trúng thương vào cổ họng. Thấy chủ tướng nhào xuống nhựa chết tốt, quân Liêu kinh hoảng kéo nhau bỏ chạy về hướng Tỏa Dương thành, để mặc cho quân Đường thong thả tiến vào chiếm ải. Thái Tông nghe báo cả mừng, cùng quần thần di giá vào ải, cầm tay Bảo Khánh khen ngợi rồi cho toàn quân nghỉ ngơi vài ba ngày trước khi tiếp tục hành binh tới Tỏa Dương thành.
Tỏa Dương thành là đại địa của Tây Liêu, hơn trăm dặm, nhà cửa nhân dân đông đúc nên đích thân nguyên soái Tô Bảo Đồng có theo học Lý Đạo Phù tiên trưởng, luyện được chín lưỡi phi đao, ba lưỡi phi phiêu cùng mấy loại tà phép nữa trấn giữ. Hiện giờ Tô Bảo Đồng quyền thế còn hơn cả Liêu chúa nhưng vì hận thù cha ông nên còn muốn lấy Trung Nguyên, đạp đổ nhà Đường mới bằng lòng. Tuy vậy khi nghe báo quân Đường tiến quá nhanh, Tô Bảo Đồng cũng không khỏi lo lắng, vội mời hai vị quốc sư đến thương nghị.
Trong hai vị quốc sư này thì một người chính là Thiết Bảng đạo nhân. Khi La Thông tảo bắc, Thiết Bảng đạo nhân bị Uất Trì Cung đánh cho một trận tơi bời nên chạy trốn qua Tây Liêu đầu dưới trướng của Tô Bảo Đồng. Vì quốc sư kia là Phi Bạt thiền sư, thân hình thấp bè.
Tô Bảo Đồng mời haị vị quốc sư tới dinh, mời ngồi xong liền nói:
- Tôi toán tính hưng phạt Đường để trả thù cho cha ông, không ngờ nhà Đường lại hung hăng phong cho Tiết Nhơn Quý làm nguyên soái tấn công Tây Liêu chúng ta trước. Bọn chúng đã chiếm đoạt ba ải, nay mai sẽ đên Tỏa Dương thành này. Vì thế tôi muốn cùng hai vị bàn bạc kế sách, không những đánh bại quân Đường mà còn có thể tiến thẳng tới Trường An cho thoả tâm nguyện.
Phi Bạt thiền sư nghe xong liền khoe:
- Chỉ sợ bọn chúng không dám đến đây vuốt râu hùm mà thôi. Nếu bọn chúng không tự lượng sức, tôi xin ra trận dùng bảo pháp đánh một trận thì đến trăm ngàn quân tướng cũng thành tro bụi hết, chẳng phải lo lắng.
Thiết Bảng đạo nhân cũng khoe:
- Phi Bạt nói đúng lắm. Nếu bọn chúng dám kéo quân tới đây tôi sẽ dâng một kế nhỏ giam bọn chúng vào lưới, khi đó tha hồ cho nguyên soái kéo quân mã đến chiếm Trường An, mặc sức mà báo thù.
Tô Bảo Đồng nghe rất mừng, hỏi lại kế sách nào thì Thiết Bảng đạo nhân cho biết:
- Đó là kế không thành. Khi nào vua tôi nhà Đường kéo quân tới thì nguyên soái cứ bỏ trống thành, phao tin đã kéo về Hàn Giang quan. Chờ khi nào bọn chúng vào thành xong đưa quân trở lại bao vây. Nếu bọn chúng toan phá vây thì nguyên soái dùng phi đao, anh em chúng tôi dùng bảo pháp đánh chết chẳng còn manh giáp. Bằng cứ cố thủ thì chỉ trong ba tháng là thành ma đói chết.
Tô Bảo Đồng suy nghĩ rồi theo kế sách của Thiết Bảng đạo nhân, trưyền tướng thi hành, kéo hết về ải Hàn Giang. Bọn quân thám thính nhà Đường thấy ra Tỏa Dương thành bỏ trống liền cấp tốc chạy về báo tin. Tiết Nhơn Quý nghe xong cười nói:
- Chắc bọn chúng thấy quân ta tiến nhanh quá nên sợ hãi bỏ chạy. Tuy nhiên việc bảo giá rất quan trọng cho nên không thể khinh suất, phải nhờ các tướng đem quân vào trước xem động tĩnh ra sao đã.
Từ Mậu Công thì không lạc quan như vậy, rất sợ lại bị trúng kế lần nữa giống như Việt Hổ thành trước kia. Trình Giảo Kim liền nói với Nhơn Quý:
- Theo tôi thì không phải là kế không thành đâu. Bọn Tây Liêu nghe tin thánh thượng thân chinh thì đều vỡ mật bay hồn, còn đâu tâm trí để trù tính mưu kế.
Nhơn Quý gật đầu nghe theo, truyền ba quân kéo hết vào thành chiếm đóng. Từ Mậu Công đánh tay biết đây là vận hạn của Thái Tông nhưng chẳng dám nói ra, cứ để mặc Nhơn Quý làm gì thì làm. Nhơn Quý cũng khá cẩn thận, cho quân kiểm điểm lương thảo, thấy thừa đủ ăn vài năm thì mới an tâm, dẫn các tướng ra ngoài thành đón Thái Tông nhập thành.
Thật ra Tô Bảo Đồng không hề cho quân chạy về Hàn Giang mà mai phục rất kín bốn chung quanh, khi thấy vua tôi nhà Đường vào thành xong lập tức cho nổi pháo hiệu, từ bốn bề rùng rùng kéo tới vây hãm, cờ xí ngập trời, đao thương chói mắt, trùng trùng điệp điệp không chỗ chen chân. Thái Tông nghe tin này thất sắc kinh hồn nhưng Nhơn Quý vẫn bình tĩnh, tâu xin:
- Dù kế không thành cũng không thể phút chốc mà đánh bại chúng ta được. Xin bệ hạ lên địch lâu quan sát tình hình trước rồi sẽ liệu thế đối phó sau.
Thái Tông nghe theo, cùng bá quan văn võ lên mặt thành nhìn xuống. Nhà vua thấy quân Liêu sát khí đằng đằng, đông đến gần trăm muôn, vây phủ chặt chẽ đến con ong cái kiến cũng không bay qua lọt thì bất giác than thầm trong bụng.
Hai tướng giao đấu hơn bốn mươi hiệp không phân thắng bại, vì thế Hắc Liên Độ rất sốt ruột, vội truyền lệnh cho các bộ tướng xông lên trợ giúp. Uất Trì Bảo Lâm và Uất Trì Bảo Khánh thấy vậy liền thúc ngựa xông ra chặn lại, gây thành một cuộc hỗn chiến kinh động cả trời đất. Các tiểu tướng càng đánh càng hăng, Uất Trì Bảo Khánh trổ thần oai chỉ trong một lúc đã chém hơn mười bộ tướng, còn lại đều bỏ chạy hết làm Hắc Liên Độ thất kinh hồn vía, đường đao lúng túng hẳn.
Khi ấy hai anh em Uất Trì lại xông vào tiếp trợ cho Tần Hoài Ngọc nên Hắc Liên Độ trúng liên tiếp mấy trượng, cố ôm cổ ngựa bỏ chạy nhưng không thoát, bị Tần Hoài Ngọc bồi thương vào lưng, chết ngay trên lưng ngựa. Hoài Ngọc cắt lấy thủ cấp xong liền thúc ngựa xông vào chiếm ải. Quân Tây Liêu như rắn mất đầu, tranh nhau bỏ chạy thục mạng. Vì thế Tần Hoài Ngọc chiếm ải rất dễ dàng, dựng cờ Đại Đường xong liền nghênh đón Thái Tông và Tiết nguyên soái vào kiểm điểm.
Trận đầu đại thắng khiến Thái Tông mừng rỡ vô hạn, hết lời khen ngợi ba tướng, truyền mở tiệc khao thưởng suốt đêm hôm ấy. Hôm sau Nhơn Quý truyền lệnh tiến binh đến ải Kim Hà. Ải này do một tướng tên là Hốt Nhĩ Mê trấn thủ, thân hình cao hơn trượng, đầu lớn răng dài, râu vàng tóc đỏ hết sức quái dị, sức mạnh còn hơn cả cọp voi. Tuy ghê gớm hơn người nhưng khi nghe báo quân Đường chiếm Giới Bài quá mau, Hốt Nhĩ Mê không khỏi kinh hoàng, vội cho người đến Tỏa Dương báo cho Tô nguyên soái biết, đồng thời đốc thúc canh phòng chặt chẽ.
Khi đóng trại xong, Uất Trì Bảo Lâm liền bước ra thưa với Nhơn Quý:
- Phò mã đã lập công đầu, xin nguyên soái cho tôi được theo gương lập chút công lao dâng cho thánh thượng.
Nhơn Quý khen ngợi, bằng lòng. Chợt Tần Hoài Ngọc cũng xin đi, Nhơn Quý bèn nói:
- Lệnh đã ban thì không thể rút lại được, vì thế phò mã chỉ có thể theo trận mà thôi.
Tần Hoài Ngọc bằng lòng, cùng với Uất Trì Bảo Lâm điểm quân kéo thẳng đến trước ải khiêu chiến. Hốt Nhĩ Mê nghe báo liền nai nịt cưỡi ngựa xông ra. Bảo Lâm thấy tướng Liêu hình dung dữ tợn, tiếng nói như chuông vẫn không sợ chút nào, quát hỏi:
- Ngươi mau xưng tên đi.
Hốt Nhĩ Mê đáp:
- Thật là tiểu tốt vô danh nên mới không biết ta là Kim Hà quan đại tướng Hốt Nhĩ Mê bộ tướng thân cận của Hồng Mao Đại Lực Tô nguyên soái.
Bảo Lâm cười ngất nói:
- Người nào chức danh càng dài dòng thì càng vắn số, ngươi chưa biết thế sao mà còn chưa xuống ngựa chịu chết?
Hốt Nhĩ Mê vốn tính như lữa, nghe vậy không thèm hỏi danh tánh địch thủ, giục ngựa xông tới đánh luôn. Chẳng ngờ Bảo Lâm muốn trổ tài cho Thái Tông biết nên vận sức đánh rất hăng, Hốt Nhĩ Mê chỉ cầm cự được hơn mười hiệp là đuối cả tay chân, giục ngựa bỏ chạy.
Bảo Lâm nhờ có con ngựa chạy rất mau, trông chớp mắt đã đuổi kịp, ban cho Hốt Nhĩ Mê một thương vào lưng, nhào xuống ngựa chết tốt. Bảo Lâm mau lẹ nhảy xuống cắt lấy thủ cấp tướng địch rồi quân sĩ tràn vào cướp ải. Tần Hoài Ngọc đứng ngoài lược trận thấy vậy cũng nổi trống cho quân tiến lên, khí thế như trời long đất lở, chiếm được ải Kim Hà như trở bàn tay.
Thái Tông và Nhơn Quý liền sai quân nhổ trại tiến vào ải, nhổ bỏ hết cờ Tây Liêu, dựng cờ Đại Đường rồi mở tiệc khao thưởng, hết lời khen ngợi các tiểu tướng quân anh dũng phi thường. Ngày hôm sau, quân mã nhà Đường tiếp tục tiến binh rầm rộ kéo tới trước ải Tiếp Thiên đóng binh hạ trại. Uất Trì Bảo Khánh liền xin với Nhơn Quý:
- Đại huynh tôi và phò mã đã lập công trạng, vì vậy ải này xin nhường cho tôi.
Tần Hoài Ngọc cho biết tướng trấn ải này còn ghê gớm hơn Hắc Liên Độ và Hốt Nhĩ Mê mấy lần, nhưng Bảo Khánh nhất định xin đi.
Nhơn Quý nghe vậy liền nói:
- Tướng quân muốn thế cũng được nhưng bản soái sẽ dẫn quân ra lược trận. Nếu có gì thì tiếp trợ, bằng không tất cả công lao đều ghi cho tướng quân hết.
Bảo Khánh vâng lời, nai nịt xong, lập tức nhảy lên lưng ngựa, kéo quân đến trước ải thách chiến. Nguyên tướng giữ ải này tên là Đoàn Cửu Thành, mặt đen râu đỏ, sử dụng một cây lang nha bổng hết sức thuần thục. Đoàn Cửu Thành nghe quân báo có một tướng nhỏ tuổi đến khiêu chiến thì nổi giận, cầm lang nha bổng cưỡi ngựa tiến ra.
Bảo Khánh đang nóng ruột trổ tài nên chẳng thèm hỏi han tiếng nào, múa thương đánh luôn. Tuy Đoàn Cửu Thành dùng lang nha bổng rất nhuần nhuyễn nhưng vẫn không sao địch nổi với đường thương như gió táp mưa sa của Bảo Khánh, sơ hở một chút liền bị trúng thương vào cổ họng. Thấy chủ tướng nhào xuống nhựa chết tốt, quân Liêu kinh hoảng kéo nhau bỏ chạy về hướng Tỏa Dương thành, để mặc cho quân Đường thong thả tiến vào chiếm ải. Thái Tông nghe báo cả mừng, cùng quần thần di giá vào ải, cầm tay Bảo Khánh khen ngợi rồi cho toàn quân nghỉ ngơi vài ba ngày trước khi tiếp tục hành binh tới Tỏa Dương thành.
Tỏa Dương thành là đại địa của Tây Liêu, hơn trăm dặm, nhà cửa nhân dân đông đúc nên đích thân nguyên soái Tô Bảo Đồng có theo học Lý Đạo Phù tiên trưởng, luyện được chín lưỡi phi đao, ba lưỡi phi phiêu cùng mấy loại tà phép nữa trấn giữ. Hiện giờ Tô Bảo Đồng quyền thế còn hơn cả Liêu chúa nhưng vì hận thù cha ông nên còn muốn lấy Trung Nguyên, đạp đổ nhà Đường mới bằng lòng. Tuy vậy khi nghe báo quân Đường tiến quá nhanh, Tô Bảo Đồng cũng không khỏi lo lắng, vội mời hai vị quốc sư đến thương nghị.
Trong hai vị quốc sư này thì một người chính là Thiết Bảng đạo nhân. Khi La Thông tảo bắc, Thiết Bảng đạo nhân bị Uất Trì Cung đánh cho một trận tơi bời nên chạy trốn qua Tây Liêu đầu dưới trướng của Tô Bảo Đồng. Vì quốc sư kia là Phi Bạt thiền sư, thân hình thấp bè.
Tô Bảo Đồng mời haị vị quốc sư tới dinh, mời ngồi xong liền nói:
- Tôi toán tính hưng phạt Đường để trả thù cho cha ông, không ngờ nhà Đường lại hung hăng phong cho Tiết Nhơn Quý làm nguyên soái tấn công Tây Liêu chúng ta trước. Bọn chúng đã chiếm đoạt ba ải, nay mai sẽ đên Tỏa Dương thành này. Vì thế tôi muốn cùng hai vị bàn bạc kế sách, không những đánh bại quân Đường mà còn có thể tiến thẳng tới Trường An cho thoả tâm nguyện.
Phi Bạt thiền sư nghe xong liền khoe:
- Chỉ sợ bọn chúng không dám đến đây vuốt râu hùm mà thôi. Nếu bọn chúng không tự lượng sức, tôi xin ra trận dùng bảo pháp đánh một trận thì đến trăm ngàn quân tướng cũng thành tro bụi hết, chẳng phải lo lắng.
Thiết Bảng đạo nhân cũng khoe:
- Phi Bạt nói đúng lắm. Nếu bọn chúng dám kéo quân tới đây tôi sẽ dâng một kế nhỏ giam bọn chúng vào lưới, khi đó tha hồ cho nguyên soái kéo quân mã đến chiếm Trường An, mặc sức mà báo thù.
Tô Bảo Đồng nghe rất mừng, hỏi lại kế sách nào thì Thiết Bảng đạo nhân cho biết:
- Đó là kế không thành. Khi nào vua tôi nhà Đường kéo quân tới thì nguyên soái cứ bỏ trống thành, phao tin đã kéo về Hàn Giang quan. Chờ khi nào bọn chúng vào thành xong đưa quân trở lại bao vây. Nếu bọn chúng toan phá vây thì nguyên soái dùng phi đao, anh em chúng tôi dùng bảo pháp đánh chết chẳng còn manh giáp. Bằng cứ cố thủ thì chỉ trong ba tháng là thành ma đói chết.
Tô Bảo Đồng suy nghĩ rồi theo kế sách của Thiết Bảng đạo nhân, trưyền tướng thi hành, kéo hết về ải Hàn Giang. Bọn quân thám thính nhà Đường thấy ra Tỏa Dương thành bỏ trống liền cấp tốc chạy về báo tin. Tiết Nhơn Quý nghe xong cười nói:
- Chắc bọn chúng thấy quân ta tiến nhanh quá nên sợ hãi bỏ chạy. Tuy nhiên việc bảo giá rất quan trọng cho nên không thể khinh suất, phải nhờ các tướng đem quân vào trước xem động tĩnh ra sao đã.
Từ Mậu Công thì không lạc quan như vậy, rất sợ lại bị trúng kế lần nữa giống như Việt Hổ thành trước kia. Trình Giảo Kim liền nói với Nhơn Quý:
- Theo tôi thì không phải là kế không thành đâu. Bọn Tây Liêu nghe tin thánh thượng thân chinh thì đều vỡ mật bay hồn, còn đâu tâm trí để trù tính mưu kế.
Nhơn Quý gật đầu nghe theo, truyền ba quân kéo hết vào thành chiếm đóng. Từ Mậu Công đánh tay biết đây là vận hạn của Thái Tông nhưng chẳng dám nói ra, cứ để mặc Nhơn Quý làm gì thì làm. Nhơn Quý cũng khá cẩn thận, cho quân kiểm điểm lương thảo, thấy thừa đủ ăn vài năm thì mới an tâm, dẫn các tướng ra ngoài thành đón Thái Tông nhập thành.
Thật ra Tô Bảo Đồng không hề cho quân chạy về Hàn Giang mà mai phục rất kín bốn chung quanh, khi thấy vua tôi nhà Đường vào thành xong lập tức cho nổi pháo hiệu, từ bốn bề rùng rùng kéo tới vây hãm, cờ xí ngập trời, đao thương chói mắt, trùng trùng điệp điệp không chỗ chen chân. Thái Tông nghe tin này thất sắc kinh hồn nhưng Nhơn Quý vẫn bình tĩnh, tâu xin:
- Dù kế không thành cũng không thể phút chốc mà đánh bại chúng ta được. Xin bệ hạ lên địch lâu quan sát tình hình trước rồi sẽ liệu thế đối phó sau.
Thái Tông nghe theo, cùng bá quan văn võ lên mặt thành nhìn xuống. Nhà vua thấy quân Liêu sát khí đằng đằng, đông đến gần trăm muôn, vây phủ chặt chẽ đến con ong cái kiến cũng không bay qua lọt thì bất giác than thầm trong bụng.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tiết Đinh San chinh tây.