Hồi 1 - Cảnh 5
-
Tokyo Hoàng Đạo Án
- Soji Shimada
- 5621 chữ
- 2020-05-09 04:05:45
Số từ: 5605
Dịch giả: Nguyễn Xuân Hồng
Công ty phát hành: IPM
Nhà xuất bản Văn Học
Cảnh 5: Vĩ độ và kinh độ
Ngày hôm sau tôi đột nhiên bận túi bụi với công việc, tới tối mịt tôi mới gặp được Kiyoshi. Cậu cũng không liên lạc với tôi. Có lẽ cậu phải tập trung vào bí ẩn về những con số. Là một họa sĩ vẽ tranh minh họa tự do, thỉnh thoảng tôi cảm thấy khó chịu với công việc của mình vì nó không cho tôi quyền lựa chọn. Tôi muốn tiếp tục tranh luận về các vụ án mạng, nhưng để khách hàng khó chịu đồng nghĩa với việc tôi có thể mất họ mãi mãi.
Tôi đã từng phàn nàn với Kiyoshi,
Nếu tôi chuyển sang một công việc theo giờ hành chính thì cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng hơn.
Cứ treo một củ cà rốt trước mặt con ngựa, thể nào nó cũng chạy!
Kiyoshi nói và đứng bật dậy.
Có người trong khóm hồng gai. Dùng rìu chặt sạch hồng, gã loay hoay tìm cách tiếp cận ngôi nhà. Anh đã thấy hình ảnh đó chưa?
Tôi không hiểu ý cậu là gì, nhưng vẫn gật đầu như thể đã hiểu.
Cắm đầu cắm cổ hì hục làm một việc gì đó không phải lúc nào cũng bõ công đâu. Chỉ cần leo lên hàng rào và nhìn xung quanh, anh ta sẽ thấy rằng đích đến thực ra ở rất gần.
Hiển nhiên là tôi trông ngơ ngác ra mặt.
Thật xấu hổ!
Kiyoshi thở dài nói.
Nếu anh không hiểu thì ngay cả kiệt tác của Picasso cũng sẽ chẳng còn giá trị gì.
Tôi chỉ hiểu phần sau câu nói. Bạn tôi hàm ý rằng làm việc hùng hục không suy nghĩ như một con trâu là điều ngớ ngẩn. Nhưng tôi nghĩ có lẽ cậu sợ cô đơn. Nếu tôi có một công việc đều đặn thì sẽ chẳng còn ai bầu bạn với cậu ấy nữa. Niềm kiêu ngạo của Kiyoshi lớn đến mức cậu không thể nói thẳng sự thật đó với tôi.
Sau một ngày bận rộn, tôi tới gặp Kiyoshi. Trông cậu rất phấn khởi. Mỗi lần chúng tôi gặp nhau, thường thì Kiyoshi nằm dài ra sofa như thể đang lênh đênh trên một cái bè giữa đại dương. Nhưng lần này cậu lại đứng và đi đi lại lại như một con thoi, nhại theo những bài diễn văn tranh cử phát ra từ mấy chiếc xe phát thanh lưu động ngoài đường.
Chúng ta đấu nhau nào,
Kiyoshi nói bằng giọng chói lói nhưng thiếu quả quyết, bắt chước y hệt nữ ứng viên Otome,
hoặc là những công dân Nhật Bản chúng ta đây sẽ ở trong tình trạng vô cùng bí bách về tài chính!
Đột nhiên giọng cậu trầm hẳn xuống,
Kanno! Kanno! Kanno! Mansaku Kanno hứa với quý vị về dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà quý vị xứng đáng được hưởng!
Rõ ràng là có chuyện gì đó thuận lợi mới khiến Kiyoshi như vậy. Quay về phía tôi, cậu vẫy tay, cười toe toét và thông báo,
Tôi đã khám phá được bí ẩn 4-6-3! Mấy cái xe phát thanh lưu động kia khiến tôi phát bực, nhưng tôi đã tìm được lời giải.
Tay cầm cốc cà phê, cậu bắt đầu giải thích.
Là thế này, Kazumi. Chúng ta biết đâu là trung điểm của đường trục đông bắc-tây nam ở Nhật Bản. Nhưng chúng ta không biết trung điểm đường trục bắc-nam là ở đâu. Theo Heikichi, điểm cực bắc của Nhật Bản là Kharimkotan ở vĩ độ 49o11’ Bắc, còn điểm cực Nam là Iwo Jima ở vĩ độ 24o43’ Bắc. Như thế vĩ độ 36o57’ Bắc là trung điểm. Kẻ đường trục tâm đông-tây, ở kinh tuyến 138o48’ Đông, anh sẽ tìm ra chỗ nào đó quanh khu trượt tuyết Ishiuchi tại Niigata.
Heikichi cũng nói đảo Hateruma, nằm ở vĩ độ 24o3’ Bắc, mới là điểm cực nam thật sự của Nhật Bản, cho nên tôi cố gắng tìm tâm điểm giữa Kharimkotan và Hateruma. Đó là vĩ độ 36o37’ Bắc. Đường này cắt kinh tuyến 138o48’ Đông ở đâu đó quanh suối nước nóng Sawatari thuộc tỉnh Gumma. Các vị trí của Ishiuchi và Sawatari cách nhau khoảng 20’. Số liệu này có thể rất quan trọng.
Heikichi mô tả núi Yahiko, ở vĩ độ 37o42’ Bắc, là cái rốn của nước Nhật. Núi Yahiko và khu trượt tuyết Ishiuchi chính xác cách nhau 45’, nhưng vẫn chẳng có gì liên quan đến các số 4,6 hay 3 cả. Khoảng cách giữa núi Yahiko và Sawatari là 65’ - vẫn không phải con số chúng ta tìm kiếm.
Cho nên tôi nằm vật ra sàn một lúc, chợt một ý tưởng tuyệt vời lóe lên trong óc tôi. Tôi tìm vĩ độ và kinh độ của sáu khu mỏ nơi tìm thấy xác các cô gái. Tôi đã lập một danh mục. Nhìn này…
Kiyoshi nói vẻ đắc thắng và quăng một tờ giấy cho tôi. Đây là những gì viết trên đó:
Khi tôi tính trung bình cộng những kinh độ này, tôi thu được kết quả kinh ngạc: 138o48’ Đông. Anh có biết đó là đâu không? Đó chính là địa điểm Heikichi chọn làm trục đông-tây. Như vậy sáu khu mỏ không hề trùng hợp ngẫu nhiên đâu! Tiếp nữa, tôi tính trung bình cộng vĩ độ của sáu khu mỏ và kết quả là 37o27’ Bắc. Vĩ tuyến này cắt 138o48’ Đông ở đâu đó thuộc vùng tây Nagaoka. Nếu anh so sánh vị trí này với trung điểm của đường bắc-nam giữa Kharimkotan và Iwo Jima thì chúng chỉ cách nhau 30’. Giữa 37o27’ Bắc và núi Yahiko, khoảng cách chỉ còn 15’.
Như bậy giờ chúng ta đã có bốn điểm, kể cả núi Yahiko, sắp hàng trên kinh tuyến 138o48’ Đông. Đi từ nam lên bắc; trước hết gặp trung điểm giữa Kharimkotan và Hateruma; 20’ Bắc tính từ đó chính là trung điểm giữa Kharimkotan và Iwo Jima; 30’ Bắc tính từ đó là vĩ độ trung bình của sáu khu mỏ; và cuối cùng, 15’ Bắc từ đó là núi Yahiko. Bốn điểm được bố trí trên đường 138o48’ đông với khoảng cách là 20’, 30’ và 15’. Chia những khoảng cách này cho 5 anh sẽ có các số 4, 6 và 3; cộng lại anh có 13!
Khi cộng bốn điểm này và sau đó đem chia cho bốn, kết quả là 37o9,5’ Bắc. Điểm này cắt kinh tuyến 138o48’ Đông tại nơi nào đó trên ngọn núi ở thị trấn Toka, tỉnh Niigata. Chắc chắn đó là chỗ của Azoth! Anh biết không, Kazumi, cà phê tôi pha lúc nào cũng tuyệt, nhưng hôm nay là tuyệt nhất! Anh có thấy vị khác không?
Nói xong, cậu phá lên cười.
Ừm, có, vị cũng ổn…
Hả? Chỉ thế thôi à? Này, tôi đã giải quyết xong câu đố 4, 6 và 3! Tôi thậm chí còn vẽ sơ đồ cho anh. Đây này.
Chà, tuyệt, anh cừ thật,
tôi miễn cưỡng đáp lời. Tôi không muốn làm tổn thương Kiyoshi, nhưng cậu không biết rằng kết luận này cũng đã được một vài thám tử nghiệp dư mẫn cán khác đưa ra.
Thật sự rất đáng khâm phục. Anh đi đến chặng đường này chỉ trong một đêm, có thể xem là kỷ lục…
Sao cơ? Ý anh là trước đây đã có người khác làm được việc này rồi à?
Chậc, bốn mươi năm đã qua kể từ các vụ án mạng, Kiyoshi ạ. Ngay một người bình thường cũng có thể xây xong một Kim tự tháp trong chừng ấy thời gian.
Kiểu phản ứng khá thẳng thừng này chính tôi học được từ Kiyoshi, nay tôi áp dụng ngược lại với cậu ấy. Đương nhiên cậu không thể vui thích trước nhận xét đó của tôi. Đá cái trường kỷ, cậu hét lên bực bội
Tôi chưa bao giờ dính vào vụ nào vớ vẩn như thế này cả! Tôi đang làm gì nữa không biết? Chỉ làm giẫm lên con đường đã đi của người khác ư? Anh đã biết hết mọi câu trả lời, và anh đang thử tôi! Tại sao anh lại lãng phí thời gian của tôi như thế này chứ?
Không phải, Kiyoshi, không…
Kiyoshi đứngbên cửa sổ, không chịu quay lại, cũng chẳng thèm trả lời.
Kiyoshi, tôi chỉ…
Tôi biết ý anh là gì,
cậu nói, xoay lại đối diện với tôi.
Tôi không nghĩ mình tài ba lỗi lạc. Tất cả chúng ta cùng sống trên một hành tinh, tất cả chúng ta cùng chung ý thức và cảm xúc, nhưng thật sự điều đó có làm cho chúng ta là những con người như nhau không? Hãy thử nhìn giới doanh nhân Tokyo, hãy nhìn người dân Thái Lan trồng lúa, hãy xem đám nghệ sĩ và chủ nhà băng. Chắc chắn chúng ta là những người có ý thức, nhưng nghiệp quá khứ và hiện tại của chúng ta khác nhau. Chúng ta sống cuộc đời khác nhau và chết đi trong những ngôi mộ khác nhau. Cuộc sống của chúng ta chỉ là một đám bụi vũ trụ nổ tung, hoặc là một đám mây trôi qua. Tôi không phải một kẻ lập dị, mà chính những người khác ấy. Tôi cảm thấy như tôi đang sống trên Sao Hỏa. Khi tôi quan sát sự tồn tại của những người khác và cố gắng hiểu cuộc sống của họ, tôi thấy chóng hết cả mặt!
Cậu đang hết sức nghiêm túc.
Kiyoshi này, vừa rồi anh không được khỏe cho lắm… Anh đã suy nghĩ quá nhiều… Anh sẽ tự làm mình phát rồ mất… Sao anh không ngồi xuống và thư giãn đi?
Tôi không thèm quan tâm đâu!
Kiyoshi hét ầm lên, chẳng buồn nghe nói.
Tất cả chúng ta đều đang nhọc nhằn xoay xở, đi theo hướng sai lầm. Tất cả nỗ lực của chúng ta đều vô dụng, Kazumi ạ. Người ta chẳng đi đến đâu hết! Hỉ, nộ, ái, ố của chúng ta - tất cả đến rồi đi như một cơn bão, một trận cuồng phong hay một mùa anh đào mà thôi. Tất cả chúng ta đều bị thúc đẩy bởi những cảm xúc của chính mình và bị cuốn đi tới cùng một chỗ. Không ai trong chúng ta có thể cưỡng được nó. Anh nghĩ xem có cái gì là lý tưởng không? Làm gì có! Chỉ tương đối thôi! Rồi chúng ta cũng hiểu ra rằng mọi nỗ lực của chúng ta là vô ích.
Kiyoshi đổ vật người xuống trường kỷ.
Đúng, tôi hiểu ý anh là gì…
Kiyoshi nhìn xoáy vào tôi.
Anh biết thật ư? Làm sao anh biết được?
Cậu nói. Sau đó, có vẻ hối hận, cậu lại nói thêm,
Rất xin lỗi, không phải tại anh. Bỏ qua cho tôi. Anh không nghĩ tôi là một thằng điên, đúng không? Cảm ơn anh. Có lẽ anh là một trong những người nghĩ rằng mình rất tầm thường, nhưng anh tốt hơn hẳn những người khác. Được rồi, chúng ta trở lại với sơ đồ nào. Có tìm thấy bất cứ thứ gì ở chỗ anh đã nhắc đến lúc trước không?
Cái gì cơ? Chỗ nào nhỉ?
Nào! Tôi đang nói về ‘trung tâm 13’ Đông Bắc thị trấn Toka. Các thám tử nghiệp dư đổ dồn về đó như ong, tôi dám cá như vậy.
Phải rồi, tôi cho rằng đến lúc này thì thị trấn nhỏ bé ấy hẳn đã trở thành một điểm du lịch.
Có khi người ta còn bán bánh quy có hình Azoth cũng nên.
Chắc chắn rồi.
Thế họ có tìm thấy gì ở đó không?
Không.
Không có gì à? Hoàn toàn không có gì?
Chẳng có gì cả.
Tức là cho dù Heikichi chỉ để lại mấy con số bí ẩn - 4, 6 và 3 - nhưng hung thủ lại biết chính xác địa điểm mà những con số ấy gợi ý. Tôi băn khoăn không rõ hai người đó có phải là một hay không.
Chính xác! Đó là những gì tôi đang nghĩ!
Có thể hung thủ đã phải thay đổi kế hoạch của hắn vì một lý do nào đó, hoặc đã tìm được một chỗ tốt hơn… hoặc chôn Azoth rất sâu. Đã có ai đào bới khu vực đó chưa?
Chắc chắn là người ta làm rồi. Họ đào khắp nơi. Trông như bị ném bom không khác gì Iwo Jima.
Như Iwo Jima à? Heikichi có đề cập đến cái tên này ở đâu đó… Nhưng lại chẳng tìm thấy gì ư? Thế còn đặc điểm địa lý khu vực thì sao? Còn chỗ nào người ta chưa động tới không?
Tôi nghĩ là không. Vùng đất tương đối bằng phẳng. Người ta đã đào bới khu vực đó suốt bốn mươi năm rồi.
Hừm. Có lẽ Azoth chưa bao giờ được tạo ra.
Biết đâu quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn hắn dự tính, tức là hắn phải dựa vào phương pháp nhồi bông. Liệu hắn có biết gì về chuyện đó không nhỉ?
Có thể hắn cũng đã nghiên cứu rồi.
Anh nghĩ vậy à?
Heikichi không đề cập đến điều đó trong ghi chép của mình, nhưng ý tưởng ấy không hề phi lý. Nếu hung thủ phải ghép các phần cơ thể khác nhau thì các phần ấy sẽ bắt đầu thối rữa chỉ trong một ngày. Sẽ thỏa đáng hơn nếu hắn đem lại cho Azoth một cuộc sống mới. Tôi nghĩ hắn phải làm gì đó để duy trì nó, thậm chí chưa hẳn là hoàn hảo.
Heikichi tin rằng Azoth sẽ tồn tại mãi mãi, như Đệ tam Đế chế của Hitler.
Ông ta không nghiêm túc đến vậy,
tôi đáp.
Chậc, ông ta chỉ có thể thôi. Đó là một kẻ điên.
Đúng như vậy… Tôi có một ý khác, Kazumi ạ.
Gì vậy?
Toàn bộ câu chuyện của Heikichi là một sự hư cấu tuyệt vời.
Không. Tôi không nghĩ vậy. Nghe không khả thi.
Thật ư? Tại sao anh lại nghĩ vậy?
Bởi vì chắc chắn phải có gì đó liên quan đến kinh tuyến 138o48’ Đông.
Ý anh là sao?
Kiyoshi hỏi.
Chậc,
tôi đáp lại,
nói thế này có vẻ hơi ngoài lề, nhưng Heikichi không phải là người duy nhất có ý tưởng này trong đầu. Nhà văn bí ẩn Seicho Matsumoto cũng từng viết về nó trong cuốn Kinh tuyến 139 độ Đông. Chắc anh không hay đọc tiểu thuyết bí ẩn như tôi. Anh đã nghe nói đến chưa?
Chưa.
Chà, dường như nó hỗ trợ cho quan điểm lịch sử của Heikichi. Anh nghe nhé, ở Nhật thời xưa có hai kỹ thuật dự đoán số mệnh - kiboku và rokuboku. Giới đồng cốt dùng mũi xiên nhọn đâm vào những chỗ lõm trên xương bả vai của hươu, sau đó hơ trên lửa để những chỗ lõm đó rạn nứt ra. Họ đọc những vết rạn để tiên đoán về công việc săn bắn và mùa màng mỗi năm; cách đó gọi là rokuboku. Về sau, họ dùng mai rùa thay cho xương hươu, bởi vì rùa dễ bắt hơn, và phương pháp này gọi là kiboku.
Nào, chỉ có hai nơi ứng dụng kiboku. Một là đền Yahiko, gần biển Nhật Bản. Nơi còn lại là đền Shirahama trên bán đảo Izu, gần Thái Bình Dương, thẳng về hướng nam của Yahiko. Giữa hai ngôi đền này là ba ngôi đền khác: Đền Nukisaki ở tỉnh Gumma, đền Mitake và Akiru đều ở Tokyo. Năm ngôi đền này tọa lạc trên một trục bắc nam ở kinh tuyến 139o Đông, đây là những nơi duy nhất thực hiện kikobu vàrokuboku.
Oa!
Và đã có người phát hiện ra các chi tiết rất thú vị này, trong tiếng Nhật Bản xưa, khi anh phát âm các số 1, 3 và 9, âm phát ra là hi, mi và kokonotsu, viết tắt làko. Ghép lại với nhau, anh có ‘Himiko’, nữ hoàng huyền thoại của Nhật Bản!
Rất tuyệt vời. Nhưng đó thuần túy là một sự trùng hợp, phải không? Khái niệm kinh độ và vĩ độ dựa vào khoa học hiện đại, với điểm gốc nằm ở Greenwich tại Anh. Mặt khác, nữ hoàng Himiko giả định kia đã 2.000 năm tuổi. Có thể chẳng hề có mối liên hệ nào giữa hai bên.
Matsumoto không bàn luận chi tiết đó. Nhưng căn cứ vào thực tế rằng Himiko là một thầy phù thủy thì tôi dám nghĩ điều này hoàn toàn có khả năng. Tôi nghĩ bà ấy hẳn phải áp dụng cả kiboku và rokuboku suốt thời Đế chế Yamatai.
Ý anh là Đế chế Yamatai nằm trên kinh tuyến 139o Đông ư?
Không, nhưng theo truyền thuyết thì triều đại hậu Yamatai đã rời, hoặc bị buộc phải rời tới khu vực đó. Theo cuốn sách sử Trung Hoa viết vào giữa thế kỷ thứ 3, gia tộc Yamatai sống ở Kyushu. Không có chi tiết gì nói về gia tộc Yamatai trong bất kỳ tài liệu nào của Nhật Bản, chỉ nói về Đế chế Yamatai được hình thành vào thế kỷ 8 thôi. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra với Yamatai. Có người nói nó bị tiêu diệt bởi thế lực đối kháng là Kuna hoặc bởi một bộ tộc từ Hoa lục đến. Heikichi là người theo quan điểm sau. Các nhà sử học nghĩ rằng Đế chế Yamatai bị hủy diệt hoặc sát nhập với chính quyền trung ương.
Theo tiểu thuyết của Matsumoto, chính quyền ép nhóm dân Yamatai, kể cả hậu duệ của nữ hoàng Himiko, phải di chuyển sang phía đông. Chính sách này ít nhiều được phản ánh ở thời kỳ Nara, khi chính quyền quyết định rằng Kanto ở đông Nhật Bản - bao gồm Kazusa, Kozuke, Musashi và Kai - là nơi bố trí dân tị nạn Triều Tiên. Matsumoto nghĩ rằng gia tộc Yamatai có thể là trường hợp đầu tiên bị cưỡng bức di trú trong lịch sử Nhật Bản. Thú vị đấy chứ, phải không?
Hừm.
Chúng ta hãy quay trở lại với bí ẩn về kinh tuyến 139o Đông, điều rõ ràng cũng thu hút trí tưởng tượng của Matsumoto. Như tôi đã nói, có năm ngôi đền dọc theo đường chạy dọc từ Yahoko đến Shirahama, và rất gần kinh tuyến 138o48’ Đông mà Heikichi đã nhắc đến trong ghi chép của mình. Đường này có vẻ là trung tuyến giữa kinh tuyến 124o Đông - nơi có quần đảo Sakishima của Okinawa - và kinh tuyến 154o Đông, nơi có đảo Shiashkotan - liền kề với Kharimkotan - được ông ấy xem là điểm cực đông của Nhật Bản. Chúng ta không biết liệu các nhà tiên tri ngày xưa có cố tình chọn trung tâm của đất nước làm nơi thực hiện những lời tiên tri của mình không, nhưng cho đến giờ ý tưởng của Heikichi không hoàn toàn vô lý.
Không, rõ ràng là không hề.
Còn cuốn tiểu thuyết Chiều khóa vàng của Akimitsu Takagi nữa.
Cũng nói về chính kinh tuyến này à?
Chà, hơi phức tạp một chút. Tiểu thuyết tập trung vào quá trình suy tàn của Thời đại Edo[1]. Hai đại thần chịu trách nhiệm chính về sự suy tàn này là Katsu Kaishu và Oguri Kozukenosuke. Katsu là người thận trọng thuộc phe chủ hòa, còn Oguri thuộc phe chủ chiến sẵn sàng tấn công các lực lượng liên minh của Satsuma và Choshu bất kể quân đội Edo bấy giờ đã rất suy yếu. Sự thận trọng của Katsu thắng thế, nhưng sau này một vị tướng của Satsuma là Saigo Takamori khi biết được chiến lược của Oguri đã rất khiếp hãi. Chiến lược của Oguri như thế này: Edo sẽ rút quân lui về Hakone và Odawara, để dụ các lực lượng liên minh tiến về phía đông ở bờ biển Tokaido. Tại Hakone, quânEdo đã bố trí sẵn nhiều chiến thuyền hiện đại gần bờ biển. Edo sẽ phản công và đẩy kẻ địch lui về Okitsu, một thị trấn nằm trên một rẻo đất hẹp giữa một gờ núi và biển. Lực lượng liên minh sẽ không còn chỗ ẩn nấp khi các tàu chiến của quân Edo tấn công.
[1] Thời đại Edo là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1868. Thời kỳ này đánh dấu bằng sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa và các Shogun (tướng quân) có trung tâm hành chính ở Edo (Tokyo hiện nay). Thời kỳ này chấm dứt với Minh Trị Duy Tân, phục hồi quyền lực của Thiên Hoàng.
Tướng quân Tokugawa Yoshinobu tỏ ra do dự, cho nên đề xuất của Oguri không được thực hiện. Nếu kế hoạch đó được triển khai tiến hành, biết đâu chính quyền Edo có thể đã bảo toàn được thể chế của mình. Nhưng đây tôi không nói về bài học lịch sử. Xét từ góc độ địa lý, các thị trấn Hakone và Okitsu cách kinh tuyến 138o48’ Đông một khoảng cách như nhau về hai hướng đông và tây. Tương tự, làng Gonda, nơi Oguri chào đời, nằm ngay kinh tuyến 138o48’ Đông. Sau này, Oguri bị liên minh bảo hoàng bắt, chặt đầu và mai táng - tất cả đều tại kinh độ 138o48’ Đông. Tiểu thuyết cũng kể chuyện trước khi thất thủ Oguri đã kịp chôn cất một lượng lớn của cải của chính quyền Mạc phủ trên núi Akagi, ở kinh độ 139o12’ Đông. Akimitsu nói rằng Oguri lựa chọn chắc chắn phải là đâu đó giữa Matsuida và Gonda. Nếu tác giả đúng thì nơi đó phải rất gần kinh độ 138o48’ Đông.
Mọi sự trùng hợp chưa dừng ở đó, phải không?
Không, chưa hề. Akimitsu cũng mô tả việc Nhật Bản do lo ngại quân đội Mỹ sớm sẽ đổ bộ nên đã lên kế hoạch di chuyển tổng hành dinh quân sự từ Tokyo về Matsushiro, miền nam Nagano, vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai. Matsushiro nổi tiếng với trận Kawanakajima[2], nơi hai phe tham chiến do Takeda Shingen[3] và Uesugi Kenshin[4] chỉ huy đã đánh một trận đẫm máu. Nhờ sức mạnh quân sự cùng một chút may mắn, Takeda đã chiến thắng. Chính phủ Nhật Bản vốn biết mình đang chiến đấu ở thế đường cùng nhưng vẫn hy vọng sẽ có được may mắn như Takeda. Họ hy vọng quân Mỹ đổ bộ lên bãi biển Kujukurihama và vịnh Sagami để chiếm khu vực Kanto trước, sau đó đưa quân lên đất liền để tấn công tổng hành dinh của Nhật tại Matsushiro. Giới quân sự Nhật hy vọng ngăn chặn việc này bằng cách bố trí một vài đơn vị dọc đường Nakasendo, nằm giữa Annaka và đèo Usui, nơi dự kiến sẽ diễn ra trận đánh ác liệt nhất. Mà thôi, mấu chốt tôi đang cố gắng đi đến là thế này: Matsuida nằm giữa Annaka và đèo Usui dọc vĩ tuyến 138o48’ Đông.
[2] Cuộc chiến Kawanakajima là loạt 5 trận đánh nổi tiếng vào các năm 1553, 1555, 1557, 1561 và 1564 (thời kì Chiến Quốc của Nhật) tại bình nguyên Kawanakajima, phía Nam thành phố Nagano, Nhật Bản ngày nay.
[3] Được mệnh danh là
Con hổ xứ Kai
, là một lãnh chúa (daimyo) của vùng Kai và vùng Shinano trong thời Chiến Quốc của Nhật Bản.
[4] Được mệnh danh là
Con rồng xứ Echingo
, lãnh chúa (daimyo) của vùng Kai và vùng Shinano trong thời Chiến Quốc của Nhật Bản.
Đây đúng là một bài thuyết giảng huyên thuyên dông dài, nét mặt đờ đẫn của Kiyoshi đã nói lên điều đó.
Chậc, chắc khám phá khu vực đó sẽ thú vị lắm,
cậu lơ đãng nói.
Thực tế đã có vài người khám phá hiện trường. Họ coi đấy như là một trong những trục thắng tích của nước Nhật.
A, trục thắng tích à? Giống trục thắng tích ở Anh quốc phải không?
Vậy là anh cũng đã nghe nói đến nó à?
Phải, dĩ nhiên rồi. Trục thắng tích là hiện tượng các địa danh cổ xưa nằm trên cùng một đường thẳng.
Chà, chúng ta cũng có hiện tượng tương tự tại Nhật Bản. Chẳng hạn, dọc vĩ tuyến 34o32’ Bắc, có nhiều đền thờ và địa danh cổ xưa sắp thành một đường thẳng chạy dài 600 km.
Hừm.
Cũng như vậy, ở đông bắc Hoàng cung tại Tokyo, có những đền thờ sắp thành một hàng, gồm Yasaki Inari, Hie, Ishihama và Tenso. Đây mới là chỗ bắt đầu thấy thú vị: có vài ngôi đền thờ các vị thần liên quan đến kim loại tọa lạc trên một đường bắc-nam nối Tsurugaoka Hachimangu ở Kamaruka và Toshogu ởNikko.
A ha!
Người Nhật cổ, cũng như người Anh xưa, hẳn phải có một kiểu lý thuyết địa lý riêng để bố trí các thánh địa của mình.
Lão Heikichi điên rồ hẳn phải biết tất cả những điều đó.
Tôi đoán như vậy. Mà này, tôi nghĩ giờ tôi đã giải thích với anh tất cả mọi điều tôi biết về vụ việc rồi. Cùng với bằng chứng mới từ bà Iida, bây giờ tất cả những gì anh phải làm là giải quyết ba vụ việc…
Quý vị có thể thắc mắc rằng điều gì khiến chúng tôi nghiêm túc với vụ án hoàng đạo đến vậy. Chà, mọi nguyên nhân bắt nguồn từ chuyến ghé thăm của một phụ nữ có tên Misako Iida. Vào một ngày đẹp trời, bà đến văn phòng gặp Kiyoshi.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Kiyoshi có nhiều khách hàng. Văn phòng của cậu luôn vắng vẻ, trừ khi sinh viên lớp chiêm tinh đến học. Nhưng cũng có một số khách hàng, chủ yếu là nữ giới, được bạn bè giới thiệu đã tới nhờ cậu đoán vận mệnh. Bà Iida là một trong số đó. Nhưng đề nghị của bà lại rất, rất khác thường.
Chuyện này có thể rất lạ lùng…
Bà chậm rãi bắt đầu.
Tôi đến đây thực ra không phải để coi bói dù điều đó có thể giúp tôi một chút. Tôi đến vì chuyện chẳng liên quan đến tôi, mà là chuyện của cha tôi.
Trông bà hết sức nghiêm túc. Kiyoshi vẫn ngồi im lìm như đang câu cá trong hồ. Cậu lộ vẻ uể oải, chẳng buồn khích lệ khách hàng nói tiếp, nhưng lại chờ bà lên tiếng. Giống như khoảng lặng lúc bạn châm một điếu thuốc, đợi cho người đối diện tiếp tục nói. Nhưng Kiyoshi lại là người cực lực phản đối thuốc lá, nên cậu chỉ ngồi ngây như phỗng.
Xin nói thật với ông,
bà Iida tiếp tục,
Lẽ ra tôi nên báo việc này với cảnh sát, nhưng tình thế không cho phép chúng tôi… Ông Mitarai, ông còn nhớ cô Mizutani không? Tôi tin cô ấy đã tới gặp ông khoảng một năm trước.
Cô Mizutani à…?
Mắt Kiyoshi chớp lia lịa.
Ồ, vâng. Cô ấy đến chỗ chúng tôi vì bị mấy cú điện thoại quấy rầy.
Chà, cô ấy là bạn của tôi. Cô ấy kể với tôi rằng ông cực kỳ có tài, không chỉ là thầy bói mà còn là một thám tử. Cô ấy thật sự ngưỡng mộ ông.
À…
Kiyoshi tự cho phép mình phổng mũi.
Ngừng lại một lúc, bà Iida đột ngột nói,
Tôi xin phép hỏi tên của ông có được không, ông Mitarai?
Kiyoshi vô cùng bất ngờ trước câu hỏi, đó là câu cậu rất ghét nghe.
Có mối liên hệ nào giữa tên của tôi và câu chuyện của bà ư?
Cậu nhướng mày.
Không, chỉ có điều cô Mizutani thắc mắc tại sao chẳng bao giờ thấy ông nhắc đến tên của mình.
Bà Iida, có phải bà đến đây chỉ để hỏi tên của tôi?
Là Kiyoshi,
tôi xen vào rất nhanh.
Kiyoshi Mitarai. Theo Hán tự tên anh ấy là Thanh Ty, nghĩa là ‘cầu tiêu sạch’. Tôi nói nghiêm túc đó!
Mặt Kiyoshi bực bội thấy rõ.
Bà Iida nhìn xuống một lát, cố gắng nén tiếng cười.
Ồ, thật khác thường!
Bà thốt và ngước nhìn lên. Hai gò má ửng đỏ.
Người đặt tên cho tôi có khiếu hài hước khác thường.
Kiyoshi đáp lại lập tức.
Là cha ông à?
Nét mặt Kiyoshi càng thêm u ám.
Vâng. Ông ấy trả giá cho điều đó bằng việc qua đời rất sớm.
Lại im lặng một lúc nữa, nhưng lớp băng dường như đã bị phá tan.
Với khả năng diễn đạt trôi chảy, bà Iida bắt đầu kể.
Câu chuyện có một số chi tiết đáng hổ thẹn đối với cha tôi. Ông qua đời tháng trước, và tôi sợ rằng mọi việc có thể biến thành trách nhiệm hình sự nếu giới trức bắt đầu hỏi đến sự liên can của ông. Chồng và anh trai tôi có thể cũng gặp rắc rối to vì họ là sĩ quan cảnh sát như cha tôi. Tôi không có ý nói rằng cha tôi là tội phạm. Ông là một con người trung thực. Cha tôi nhiều lần được cơ quan tuyên dương và khen thưởng, thậm chí khi ông về hưu, cơ quan tổ chức một bữu tiệc tri ân rất hoành tráng để chia tay. Cha tôi luôn đúng giờ và mẫn cán, chưa bao giờ vắng mặt ở văn phòng dù chỉ một ngày. Tuy nhiên, tôi tình cờ phát hiện một sự kiện rất tệ mà cha tôi có can dự cách đây một thời gian dài.
Tôi tự nguyện tìm đến đây. Chồng tôi là một người khá bảo thủ, giống như cha tôi, nhưng anh trai tôi thì không. Anh ấy sống khá hướng nội và lạnh lùng, mà cũng rất bốc đồng. Cứ nghĩ đến những gì cha tôi đã phải trải qua, tôi không tài nào để anh ấy xử lý việc này được. Vấn đề bản thân nó đã quá tồi tệ rồi. Nếu ai đó có thể giải quyết hết ráo mà không làm tổn hại danh dự của cha tôi thì sẽ là điều tốt nhất cho tất cả.
Iida ngừng lại, hít một hơi thật sâu.
Cha tôi bị tội phạm lợi dụng,
bà tiếp tục.
Tôi tin chắc ông đã nghe nói về Tokyo hoàng đạo án, một vụ án giết người hàng loạt xảy ra trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Kiyoshi nói cậu không hề hay biết vụ đó, làm bà Iida phải nhìn chằm chằm vào cậu với ánh mắt kinh ngạc. Bà không thể tin được, tôi cũng vậy. Vụ án không chỉ rất nổi tiếng mà còn liên quan đến chiêm tinh học.
Tôi hiểu,
bà nói vẻ miễn cưỡng.
Vậy tôi sẽ kể cho ông nghe, được không ạ?
Bà bắt đầu thuật lại câu chuyện về cái chết của Heikichi, nhưng tôi ngắt lời, nói rằng tôi biết khá rõ sự vụ và sẽ kể mọi chi tiết cho Kiyoshi sau. Iida nhất trí và chỉ nói khái quát câu chuyện.
Sau cùng bà thêm,
Tên thời con gái của tôi là Takegoshi. Tôi là con gái của Bunjiro Takegoshi, cha tôi sinh ngày 23 tháng Hai năm 1905. Khi ông Umezawa bị giết, cha tôi chỉ mới 31 tuổi và đang làm việc tại đồn cảnh sát Takanawa. Khi đó cha mẹ tôi mới sinh anh trai tôi, còn tôi chưa ra đời. Gia đình tôi sống ở Kaminoge khi cha tôi bắt đầu tham gia vụ án.
Sau ngày cha qua đời, tôi dọn dẹp giá sách và tình cờ thấy phần ghi chép này. Đây là thủ bút của chính cha tôi ghi trên giấy văn phòng chính thức, loại dùng cho các thanh tra thuộc sở cảnh sát. Đọc nó mà tôi vô cùng choáng váng, không thể tin rằng cha tôi lại làm một việc như vậy. Ông ấy vốn là một người rất ngay thẳng, bảo thủ. Hẳn ông đã phải chịu đau đớn khủng khiếp, tôi cảm thấy rất thương ông… Tôi quyết định phải làm gì đó. Trong phần ghi chép, cha tôi thú nhận lỗi lầm của mình, điều mà dĩ nhiên chẳng sĩ quan cảnh sát nào muốn mắc phải cả. Đó là lý do tôi có mặt ở đây. Xin ông hãy giải quyết vụ này để cha tôi có thể an nghỉ, được không? Phần ghi chép đó đây. Xin hãy đọc nó. Ông sẽ thấy rằng cha tôi chết trong hối hận, giận dữ và hổ thẹn… Nếu không thể giải quyết được hoàn toàn, ít nhất ông cũng cố gắng tìm ra một lời giải thích thỏa đáng cho sự can dự của cha tôi, được không?
Tôi hiểu,
Kiyoshi trả lời, chẳng nói gì thêm nữa.
Về phần tôi, không có từ nào diễn tả được sự phấn khích trong tôi. Tôi cảm tạ Trời Phật đã để cho mình quen biết Kiyoshi Mitarai.
Tiễn bà Iida về rồi, chúng tôi cẩn thận đọc phần ghi chép của cha bà ấy.