Thận trọng trước khi nói


Dịch giả: Thục Nhi - An Bình
Nhà xuất bản Trẻ
Bí quyết này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc. Quả thật, đây là một phương pháp rất quan trọng và đầy sức mạnh. Học cách
uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
đã giúp tôi không sa vào những cuộc trò chuyện không cần thiết và kéo dài lê thê. Bên cạnh đó, bí quyết này cũng đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và năng lượng của bản thân.
Nhiều người trong chúng ta thường vội vàng buột miệng trong mọi tình huống. Chúng ta hào hứng đưa ra bình luận về lời nhận xét, quan điểm hay sai sót của người khác. Chúng ta thích nêu quan điểm của mình về một chính sách hay thái độ nào đó. Thông thường, chúng ta chỉ muốn giải phóng những điều đang đè nén trong lòng mình. Thỉnh thoảng, khi giận dữ lên, chúng ta thốt ra một vài lời để đối phương biết được cảm xúc của mình. Chúng ta nhận xét về diện mạo, thái độ hay dáng vẻ của mọi người. Những nhận xét của chúng ta có thể nhằm để chỉ trích, tán tụng hoặc cổ xúy cho ai đó.
Tất nhiên, có nhiều lúc chúng ta được yêu cầu nêu nhận xét hoặc chia sẻ quan điểm của bản thân mình. Trong trường hợp chúng ta có phần trách nhiệm trong sự việc thì nhận xét của ta là hoàn toàn cần thiết. Khi đó, hầu hết những nhận xét của ta đều hữu ích, cần thiết và làm hài lòng mọi người. Thỉnh thoảng ta có thể giúp đưa ra giải pháp, cách thức tốt hơn để giải quyết công việc. Điều đó thật tuyệt phải không? Chúng ta nên tiếp tục đưa ra những lời nhận xét như vậy.
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi trường hợp ta đưa ra những nhận xét không cần thiết và phản tác dụng. Đôi lúc ta buột miệng vì thói quen, vì phản ứng tự nhiên hay vì một vài động cơ nào đó. Những lời nhận xét như vậy có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi gây tổn thương cho nhau. Chính vì thế, bạn cần tránh đưa ra những lời nhận xét như thế trong mọi trường hợp.
Có một người phụ nữ đã kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây. Một buổi chiều nọ, cô chuẩn bị rời văn phòng sau một ngày dài làm việc. Lúc đó, cô đang mơ đến một buổi tối thảnh thơi được ở nhà một mình – cô sẽ ngâm mình trong bồn tắm, đọc một quyển sách thú vị và đi ngủ. Trên đường về, cô nhìn thấy một vài đồng nghiệp đang đứng ở hành lang nên cô tiến tới để chào tạm biệt.
Những người này đang thảo luận về một chủ đề khá nóng trong công ty lúc bấy giờ nhưng hầu như nó không liên quan đến cô. Dù chẳng có ai hỏi đến ý kiến của cô nhưng cô bỗng muốn chia sẻ suy nghĩ của mình với họ. Cô bảo:
Các cậu có biết trong trường hợp này phải làm gì không?
. Và bạn có thể đoán được phần còn lại của câu chuyện rồi đấy. Cô đã tham gia vào cuộc thảo luận đó. Vì cô là người nêu lên ý kiến nên cô không thể bỏ đi giữa chừng được. Vậy là suốt một tiếng rưỡi sau đó, cô phải giải thích về ý kiến của mình. Nhưng cuối cùng cô cũng chẳng làm được gì cả. Cô trở về nhà trong trạng thái mệt lả, không còn đủ sức để đọc sách. Theo đó, buổi tối thảnh thơi mà cô mong chờ đã được thay thế bằng việc về nhà muộn với đầy những suy nghĩ xáo trộn trong đầu cùng cảm giác bực bội.
Chắc hẳn bạn cũng đã từng lâm vào tình cảnh như vậy, phải không? Người phụ nữ này chẳng làm gì sai cả bởi ý định của cô là tỏ ra thân thiện và giúp ích cho các đồng nghiệp. Nhưng lời gợi ý của cô đã khiến cô mệt mỏi về sau. Tất nhiên, có lúc việc tham gia vào những câu chuyện như trên là hợp lý. Nhưng trong trường hợp này, việc làm của cô hoàn toàn không hợp lý bởi mục tiêu mà cô hướng đến là một buổi tối được yên tĩnh một mình.
Thỉnh thoảng, chúng ta buột miệng đưa ra những lời nhận xét gây nên hậu quả lâu dài. Một lần, tôi nghe một nhân viên nữ của công ty nọ hét lên với đồng nghiệp của cô rằng:
Anh là người lắng nghe tệ nhất mà tôi từng gặp. Tôi ghét phải nói chuyện với anh
. Nếu có thể
uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
, hẳn cô đã suy nghĩ chín chắn để chọn một cách diễn đạt mềm mỏng và dễ chấp nhận hơn.
Vấn đề đặt ra ở đây là bạn có thể tránh được bao nhiêu căng thẳng nếu bạn học cách
uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
? Nhiều người quả quyết rằng bí quyết này đã giúp họ có được một cuộc sống dễ chịu hơn. Bây giờ, họ đã biết hạn chế đưa ra những nhận xét có thể khiến họ hối hận về sau, đồng thời họ cũng biết suy nghĩ chín chắn hơn trước khi phát ngôn. Việc áp dụng bí quyết này khá đơn giản. Hầu như bạn chẳng cần phải nỗ lực gì ngoài việc dừng lại trong chốc lát trước khi mở lời – đủ để bạn cân nhắc một cách sáng suốt về những điều mình sẽ nói. Hãy thử xem! Bạn sẽ thấy mình tránh được rất nhiều rắc rối về sau đấy!
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Vượt Lên Những Chuyện Nhỏ Trong Công Việc.