Chương 73: Diêu thiếu lãnh binh.


Tại sao Tự Đức lại đột nhiên ngã bệnh mà nằm giường như vậy. Thật ra thân thể của ông ta không hề khỏe mạnh một chút nào. Kể từ khi còn nhỏ thì ông đã hay bị ốm vặt và yêu đuối rồi. Tinh tình của ông thì khá hướng nội và khó chịu đựng được đả kích mạnh. Tự Đức là người văn hay chữ tốt và có người nói ông ta là người rất bị ảnh hưởng bởi nho học. Con mẹ nó nói lời xàm, có vị đến vương nào mà không dùng nho học du nhập từ Phương Bắc để thực hiện chính sách mị dân củng cố địa vị hoàng quyền của bản thân đâu. Nhưng nho giáo đi vào đến đát Việt phía Nam thì đã bị biến thiên rất nhiều thành thứ nho giáo đặc biệt mang bản sắc địa phương này.

Để lý giải một cách Nho giáo bản Việt hóa thì có lẽ cần rất nhiều học giả nhảy vào cùng tham khảo. Nhưng nếu chỉ để chứng minh tầm ảnh hưởng không đến mức tiêu cực, méo mó bệnh hoạn như trung Hoa thì quá dễ dàng. Địa vại của người phụ nữ tại đất Nam Việt không hề thấp như phụ nữ trung Hoa trong cùng hoàn cảnh và địa vị. Thứ đến không thiếu các đấng nữ anh hùng hào kiệt người Việ có thể dẫn quân, làm quan một cách hiên ngang trong triều đình. Tất nhiên cũng không quá nhiều nhưng không quá hiếm trong các thời đại quân chủ khác nhau của người Việt. Đấy chỉ là một vài ví dụ mà thôi. Còn nói về nhiều người đổ tội cho Nho giáo đã kìm hãm sự phát triển khiến cho Đại Nam lạc hậu so với Phương Tây càng phiến diện, Xiêm La, Cao Miên, Ai Lao đâu có bị ảnh hưởng nhiều của nho giáo mà vẫn bị lạc hậu đó thôi. Đến cả Ấn Độ dường như hoàn toàn có được con đường triết lý riêng của mình cũng lạc hậu đến độ bị thực dân từ rât sớm. Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng nếu chỉ vin vào một hay một vài luận điểm mà đánh giá một thời kỳ là quá khó khăn. Vậy nên Đại Nam cứng đầu không chịu mở cửa, không chịu cải cách là một câu hỏi cần nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn. Và tất nhiên vì lý do này không thể đổ tội cho một vài vị Vua người Việt này nọ. Nên nhớ hoàng đế tuy đứng đầu một đấ nước và có quyền hành rất lớn, nhưng không phải như trong truyền thuyết muốn làm gì thì làm.


Nói đến đây để chứng minh một điểm Tự Đức muốn cải cách như vậy cũng không có gì là khó hiểu. Và ông bị nhóm đầu cơ trục lợi quan viên ngăn cản cũng không quá khó hiểu.

Và Tự Đức không phải người ngu, ông hiểu nguyên nhân chính thức từ đâu mà ông bị cản trở cũng như phản đối. Chính vì vậy Tự Đức tức giận đến độ lâm bệnh mà nằm giường. Tự Đức nằm trên giường bệnh mà nghĩ đến chính sự, càng nghĩ ông càng uất ức. Dốt cục lại các mỏ khoáng sản kia là thuộc về triều đình hay là thuộc về mấy tên tham quan kia, thuộc về bè lũ đầu cơ lợi ích kia. Vốn dĩ Tự Đức có tư tưởng nước quá trong không có cá, mèo nào là không ăn vụng nên ông chấp nhận để quan viên có chút chân trong chân ngoài. Miễn là có thể giải quyết tốt chuyện triều chính. Nhưng tất cả đều phải có sự giới hạn của nó.

Đến lúc giờ đây khu triều đinh bấp bênh thù trong giặc ngoài, là lúc cần đoàn kết và hi sinh lợi ích cá nhân để đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Nhưng lũ người kia vẫn vì tư lợi mà bất chấp tất cả khiến cho Tự Đức tức nhue muốn thổ huyết mà lâm bệnh. Vốn dĩ Tự Đức nghĩ đây là chuyện cá nhân hoàng gia nên đồng ý Để mấy vị thân vương thay mặt mình đứng ra kí hợp đồng cùng công ty Mỹ quốc, tiền đặt cọc cũng giao cả rồi. Các thỏa thuận cũng gần như hoàn tất, thế nhưng bè lũ lợi ích nhóm kia lại bí mật tụ tập mà cho Tự Đức một phát thống kích khiến ông trở tay không kịp.


Cũng may đại diện Công ty K&R rất
am hiểu
mà đưa ra kiến nghị khiến Tự Đức gỡ thế khó. Công ty K&R sẽ không tiếp quản các mỏ cũ của Đại Nam. Họ sẽ tự mình tìm kiếm mỏ khoáng sảng. Sau khi tiến hành khai thác sẽ do triều đình quan viên đến đánh giá để định ra mức thuế áp dụng. Mà cách đơn giản nhất đó chính là dựa vào năng suất các mỏ lân cận của triều đình sau đó nhân lên 150% là được.

Sách lược gỡ rối này là của Diêu thiếu, hắn tự tin với thuốc nổ Dynamite trong tay thì việc san núi làm đường, khai thác mỏ v.v.. đối với hắn chỉ là giơ tay nhấc chân. Sức người không thể lại được với kiểu khai thác này. Tiếp đó hắn sẽ nhập khẩu các dây truyền khai thác để tăng năng suất. Nếu chỉ dựa vào năng suất của các mỏ khoáng Đại Nam để làm quy chuẩn rồi nâng lên 150% thì hắn vẫn có thể khai thác mười phần lãi.

Biện pháp này của K&R khiến cho việc làm ăn của công ty Hoàng Gia chẳng ảnh hưởng tới ai. Các ý kiến phản đối dần tán đi, nhưng Tự Đưc bệnh lại thêm nặng. Qua lần lôn xộn này khiến vi Hoàng Đế Đại Nam càng hiểu rõ hơn quân thần của mình, lúc này ông mới thấy đau lòng làm sao, khổ sở làm sao mà sinh bệnh.

Chuyện triều đình Huế lộn xộn thì Diêu thiếu đành chịu vì hắn lúc này đã nhận được lệnh trực tiếp của Binh bộ. Hay nói một cách chính xác là hắn nhận được sự gửi gắm từ Tự Đức đang nằm trên giường bệnh. Diêu thiếu bỗng nhiên thăng 2 cấp lên thành Tòng tứ phẩm võ quan chúc Tuyên Úy Sứ lãnh binh tại Phủ Bắc Kan nhiệm vụ truy quét quân Lê Duy Phụng.

Đây không phải điều lệnh quân Vạn Ninh đi đánh Lê Duy Phụng tại Thái Nguyên, mà chính thức điều Quang Diêu đi Bắc Kan và làm võ quan trấn thủ nơi này. Nói cách khác từ này Vạn Ninh không còn có liên quan cùng Diêu thiếu, nơi này chỉ có Quang Cán vẫn đang chỉ huy, kể từ lúc này Diêu thiếu đã độc lập.

Giờ đây hai cha con nhà họ Trần có chức quan là ngang nhau, không bên nào hơn bên nào thấp đều là Tòng Tứ phẩm. Nhưng nếu xét trên mặt chức năng thì Quang Diêu thiên về bộ binh đội ngũ mà Vạn Ninh quân dưới quyền Quang Cán lại là thủy binh đội ngũ.


Ngày 1 tháng 10 năm 1861, Quang Diêu dẫn 3000 binh tiến lên hướng Tây Bắc tiến về Thái Nguyên tỉnh. Phải nói rõ ba ngàn binh này có một ngàn ba là lão binh thực sự, còn lại toàn bộ là dân binh của Vạn Ninh được Diêu thiếu trưng dụng. Quân Vạn Ninh thiếu đi hơn ngàn người cũng đành chưng dụng tiếp một nhóm dân binh rồi gấp rút đào tạo. Diêu thiếu đi khỏi Vạn Ninh nhưng không quá lo lắng. Quang Cán là một nhân vật tinh minh cáo già, ông ta dư sức quản lý được các nhà xưởng ở Vạn Ninh. Nhưng điều này có nghĩa là tầng xuất phát binh đánh nhau cùng hải tặc của vị Cán lão gia này sẽ giảm xuống nhiều lần. Cao quản gia lúc này đã chuyển hẳn tới Vạn Ninh mà giúp Diêu thiếu quản lý việc làm ăn của nhà xưởng. Cả Trần gia cũng di rời hết đến Vạn Ninh rồi, chỉ còn Lý thi cùng cô em gái nhỏ của Diêu thiếu là chưa thể đi xa nên ở lại Trần gia Trang ở Hà tĩnh. Con trai cả của Cao quản gia là Cao Văn Chương đã tiếp nhận vị trí quản lý thương muối của Trần Gia. Nói chung trước khi đi Diêu thiếu đã bố trí mọi chuyện thật kĩ càng.

Lần này Quang Diêu xuất quân đi Thái Nguyên có một số điểm đặc biệt. Trong đoàn quân xuất chinh vậy mà có đến mười mấy tú tài đi theo. Những tú tài này thuộc quân doanh đặc biệt của Vạn Ninh. Sau một thời gian quá dài bị cải tạo đạo đức , nhân cách thì lũ con em cháu cha này đã khá lên quá nhiều. Có không ít kẻ không ham hố gì lắm với khoa học mà có hứng thú cùng quân sự xin mò theo Diêu thiếu lần này để tích lũy kinh nghiệm. Diêu thiếu hoàn toàn đồng ý, có một lũ tri thức rởm trong quân không phải là không ý nghĩa.


Lần này xuất quân đi Thái Nguyên thì Diêu thiếu quyết định hành quân theo lối bộ binh, tức là đi đường bộ, chỉ có những lúc nào cần băng sông thì mới dùng thuyền. Cách đi này mà xuyên từ Vạn Ninh của Quảng Yên tới Bắc Kan của Thái Nguyên thì con đường phải đi lên tới hơn 400km. Tuy khoảng cách theo đường chim bay từ Bắc kan đến Vạn Ninh chỉ gần 200 km mà thôi. Nhưng với đường xá đến lạc hậu hiện nay thì con đường thường phai vòng núi, băng rừng mà kéo dài thành như vậy.

Diêu thiếu không muốn đi theo đường thủy mà muốn đi một chuyến dài đường bộ để luyện quân. Mà cũng chính là muốn rèn luyện bản thân. Nếu đi theo đường thủy thì quá dễ, quân Vạn Ninh cái gì thiếu không thếu nhất là thuyền. Nếu đường thủy thì chỉ cần đi về Cửa nam Triệu, theo sông Cẩm ngược lên sông Kinh Thầy sau đó là theo sông Cầu mà đi thẳng vào địa phận Thái Nguyên.

Nhưng lần này những quân nhân mà Diêu thiếu dẫn đi sau này sẽ biến thành bộ binh chuyên nghiệp, chuyên tác chiến đồng bằng và đồi núi. Việc hành quân đường trường với họ là bắt buộc, chính vì thế cuộc hành quân gần ngàn dặm này chính là để luyện quân, cũng chính là một lần để Diêu thiếu tích lũy kinh nghiệm hành quân trên bộ và bố trí lều trại các thứ trên đường đi.

Hành quân thời này là một môn học vấn uyên thâm vô cùng, không phải chỉ cần vác mông là có thể chạy long tong cho được. Đầu tiên là phải lên được một lộ trình sơ bộ. Mỗi ngày vận tốc bao nhiêu là vừa đủ để bảo trì sức chiến đấu của quân. Đóng doanh trại ở vị trí ra sao. Trù bị lương thực như thế nào. Nói chung là rất nhiều việc cần quan tâm cho một lần xuất binh như vậy. Mà thứ này chính là điểm yếu mà Diêu thiếu hoàn toàn không có một chút am hiểu nào cả.


Để chuẩn bị cho lần suất binh này Diêu thiếu đã đọc rất nhiều sách vở liên quan đến chuyện bố trí cũng như hành quân, nhưng khốn nạn ở chỗ cổ thư đọc rất khó hiêu. Diêu thiếu dù thông minh nhưng cũng như rơi vào mê võng. Cũng may hắn có một đôi cố vấn quân sự rởm là mấy tên tú tài cộng con ông cháu cha quan lại. Tuy lũ này cũng là bao cỏ nhưng vẫn còn hơn Diêu thiếu, với lại ba người cộng lại hơn cả Khổng Minh nên cuối cùng
ủy ban
tư vấn quân sự rởm đời cũng cho ra một phương án hành quân và dự trù tài chính siêu hào hoa. Ba ngàn quân hành trình chỉ có 400 km mà dự toán kinh phí lên đến 2 vạn lượng bạc. Con số này mà báo cáo cho bất kì một tổ chức quân sự chuyên nghiệp nào cũng khiến họ sặc nước trà mà chết.

Số là lần đầu tiên đi xa nên Diêu thiếu sợ thiếu này thiếu nọ nên hắn ra lệnh thẳng tay dự toán. Diêu thiếu có tiền, có người nên hao vạn chả là cái đếch gì. Cơm gạo, thịt khô, dầu muối cái gì hắn cũng chuẩn bị đầy đủ không thiếu. Thêm vèo đó còn có gần ngàn thớt ngựa đi theo, một số dùng để cưỡi một số để thồ hàng.

Mỗi binh sĩ trang bị cứng 10kg trọng lượng. 4kg súng, 20 viên đạn vỏ giấy, một ba lô bao gồm lương khô cho 1 tuần, 1 bộ chăn, một bộ quần áo. Chai nước v.v… Tuy có ngựa thồ lương thực nhưng Diêu thiếu vẫn yêu cầu các Binh sĩ thực hiện mang lương trong bảy ngày của bản thân. Đây chính là tiêu chuẩn quy định của binh sĩ chuyên nghiệp hiện đại.

Vì để thích nghi với sự hành quân gian khổ, ngày đầu tiên Diêu tướng quân chỉ yêu cầu di chuyển sơ sơ đoạn đường 50km. Chuyến đi xém chút nữa xảy ta tai nạn chết người. 50 km là con số khủng bố ra sao với bộ binh thời này? Diêu thiếu không biết, hắn thiếu chút nữa đã khiến quân mệt chết cả đám.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt.