Chương 31 : tu sửa kinh thành
-
Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý
- trinhanhminh0
- 2320 chữ
- 2019-08-08 11:35:45
Lý Long Cán chạy tới ngoài thành, lúc này khu vực chiến sự đang được quân lích và nhân dân dưới sự chỉ huy của các quan lại tu sửa những nơi bị tàn phá, khung cảnh hoang tàn của kinh thành Thăng Long vốn nhộn nhịp giờ tiêu điều làm lòng Long Cán thắt lại, chiến tranh chỉ diễn ra có một buổi sáng mà sức tàn phá nó đem lại cũng thật ghê gớm, đấy là Long Cán đã hạn chế tối đa việc dùng hỏa công tiêu diệt địch nếu không hiện tại có lẽ cả kinh thành Thăng Long sợ là đã cháy dụi.
Thấy nhà vua tới các quan lại và binh lính vội quỳ xuống hành lễ, nhân dân thấy thế cũng làm theo tuy nhiên Long Cán nào dám nhận đại lễ này, từ lúc hắn lên ngôi chưa một lần kinh thành thôi sóng gió, bây giờ lại xảy ra chiến tranh nữa, Long Cán lúc này cảm thấy tự ti, phải chăng hắn là một vị vua bất tài, chưa làm gì cho dân chúng đã bắt họ phải chịu tai ương trong cảnh mất nhà.
Ra lệnh cho các quan lại, binh sĩ và nhân dân đứng lên Long Cán chạy vội tới đỡ một cụ già khuôn mặt gầy gò hốc hác có lẽ do thiếu ăn lại tuổi già sức yếu nên sắc mặt lão nhân vàng vọt, cảm tưởng sự sống có thể trôi đi bất cứ lúc nào.
Ông lão chống cái gậy tre cố run rẩy đứng lên theo yêu cầu của nhà vua nhưng có lẽ việc đứng lên với người khác thật dễ dàng nhưng đối với lão là điều vô cùng khó khăn vậy, thấy có người đỡ mình ông lão cố sức vịn lấy tay con người tốt bụng kia cố vận hết sức, cuối cùng lão cũng đã có thể đứng vững bằng đôi chân và chiếc gậy tre của mình, định ngẩng mặt lên nói lời cảm ơn tới con người tốt bụng nào đó nhưng đập vào mắt lão là một đứa bé toàn thân mặc chiếc áo bào vàng sang trọng không một mảnh vá không giống với cái áo lão đang mặc, lão không thể đếm nổi số mảnh vá trên nó nữa một phần lão chỉ biết được vài con số đếm đơn giản một phần vì miếng vá quá nhiều cái này trồng lên cái kia chả biết bao năm rồi lão vẫn mặc nó.
Ngơ ngác nhìn chằm chằm vào cậu bé tốt bụng dường như khiến lão quên bẵng đi mất câu cảm ơn đãng lẽ phải nói từ vài giây trước, mãi tới khi có tiếng binh lính thét "vô lễ trước mặt hoàng thượng lão sao dám không quỳ"
Giật mình bừng tỉnh, lại thêm sợ hãi bởi tiếng quát chân lão như nhũn ra, đôi bàn tay vô lực buông ra vốn đang cầm chắc cây gậy tre chèo trống thân thể, ông lão lảo đảo định quỳ xuống dập đầu trước vị quân vương mà cả đời mình mới thấy này, nếu quả thật để lão đập gối quỳ xuống với thân thể vốn yếu ớt này có lẽ đừng mơ lão có thể một lần nữa đứng lên dù cho có được ai đó đỡ nữa, tuy nhiên Long Cán sao có thể để việc đó xảy ra quát bảo tên cận vệ không được vô lễ, Long Cán lao đến ôm chặt lấy thân thể ốm yếu của ông lão không để ông quỳ xuống nữa với thân thể và sức của Long Cán hiện tại chỉ có cách ôm chặt lấy ông lão mới ngăn được lão quỳ xuống.
"Cháu là vua một nước mà bất tài, để con dân của mình thiếu ăn thiếu mặc, giờ đây lại gây họa binh đao làm cụ và nhân dân phải khổ sở, vua như thế đâu đáng để cụ quỳ gối phục lạy" Long Cán nức nở nói nước mắt đã tràn mi khi thấy tình cảnh cụ già, thấy cuộc sống khó khăn của nhân dân.
Ông cụ bị ôm chặt không thể quỳ gối lúng túng chả biết làm gì nghe thấy nhà vua nói thế cũng dưng dưng nước mắt run rẩy đáp "bệ hạ là người nhân đức, giúp lão lúc khó khăn đủ thấy ngài là vị vua yêu dân như con, lại mới đánh đuổi bọn nghịch tặc sao lại là bất tài được"
"Đời sống của nhân dân phản ánh tài đức của nhà vua, hiện tại dân chúng khổ cực ăn không đủ no mặc không đủ ấm nói thế nào cháu cũng là vị vua tồi" Long Cán một tay vẫn ôm ông cụ chỉ sợ lúc bỏ ra ông cụ lại ngã, tay còn lại đưa lên gạt nước mắt đã chảy xuống dưới má nói tiếp.
"Lão hôm nay đau sót vì mất đi đứa con trai duy nhất nối dõi tông đường, xem ra ông trời vẫn có mắt, cướp đi sinh mạng con trai lão nhưng đổi lại giúp nhân dân có được vị vua nhân đức, con trai lão trên trời có lẽ rất vui khi biết nó hi sinh không vô ích" ông cụ khóc như cười, cười như khóc mãn nguyện xen lẫn đau đớn khi nhắc tới đứa con mới mất của minh.
Long Cán nghe vậy lời nói trong cổ họng như nghẹn lại một lúc sau mới cất tiếng hỏi "con cụ chả lẽ chết trong trận chiến vừa rồi sao?"
"Con lão đoản mệnh 25 tuổi làm cấm vệ quân dưới trướng tướng quân Trịnh Siêu trong trận chiến bình loạn vừa rồi không may tử trận, lão cũng vừa nhận tin liền tới đây nhận xác con trai về mai táng" nói tới đây ông lão vô cùng đau lòng nhưng tiếc là nước mắt đã cạn dù muốn cũng không thể khóc thêm, cố lắm cũng chỉ dưng dưng nghẹn ngào.
Long Cán giờ mới để ý đằng sau lưng ông lão có một cố bé tuổi cũng chạc như hắn tóc búi lọn sau đầu, khôn mặt xinh xắn khả ái vô cùng đang ngồi ôm xác một người đàn ông.
Xác người đàn ông trên người vẫn mặc áo giáp tiêu chuẩn cấm vệ quân Đại Việt, nhìn gương mặt tuấn tú cương nghị kia Long Cán chắc rằng lúc sống người này là một người lính dũng cảm can trường tiếc là bây giờ chỉ là một cái xác không hồn, chiến tranh vốn tàn khốc như thế, không chỉ cướp đi những anh hùng của đất nước mà còn vô tình tước đoạt một người cha một người con hiếu thảo trụ cột gia đình.
"Cháu rất tiếc vì sự hi sinh của con cụ, mất mát này to lớn dùng từ ngữ khó mà diễn tả được, con trai cụ là anh hùng dân tộc, xin nhận lấy một lễ của vị vua bất tài" nói đoạn Long Cán để một tên lính tiến lại thay mình đỡ ông lão rồi lùi lại 3 bước quỳ sụp trước mặt ông lão lạy một lạy.
Mọi việc diễn ra nhanh chóng khiến các quan lại và binh lính không kịp phản ứng, tới khi mọi người nhận ra thì Long Cán đã lạy song ngay lập tức có người chạy tơi đỡ lên.
Không để ý tới những lời xôn xao bên tai Long Cán hỏi ông lão "không biết gia đình cụ còn những ai?"
"Vợ lão mất lâu rồi, lão chỉ có một mình sống với con trai, con dâu lão năm trước vì bạo bệnh mà qua đời để lại chồng và đứa con gái năm nay 3 tuổi, đến bây giờ con trai lão cũng chết gia đình từ giờ chỉ còn thân già này và đứa cháu gái chả biết sau này sống ra sao"
Ông lão nói rồi gọi đứa bé gái đang ôm xác cha tới bên cạnh mình bảo với bé gái "cúi lạy hoàng thượng đi cháu"
Bé gái ngơ ngác thấy ông bảo cũng ngoan ngoan nghe lời quỳ xuống lạy.
Long Cán thấy cô bé ngoan ngoãn tình cảnh lại đáng thương không nỡ để quỳ lâu liền bảo đứng lên đồng thời sai một thái giám cầm một túi bánh mà hắn rất thích ăn thưởng cho cô bé nói "nhà người thật ngoan ngoãn, ta biết sau này cuộc sống hai ông cháu sẽ rất khó khăn vì vậy ngươi phải thật ngoan ngoãn nghe lời ông đấy."
Quay lại ra hiệu cho một tên quan lại tới gần mình Long Cán nói "người điều tra xem trong số những binh lính đã hi sinh có ai gia cảnh giống ông cụ này, không phân địch ta, chỉ cần hoàn cảnh khó khăn lập danh sách hôm sau đưa vào triều ta sẽ bàn bạc với các triều thần tìm cách giải quyết thỏa đáng"
Dù gì cũng là người Đại Việt, binh lính vốn không có tội chỉ vì nghe lệnh cấp trên mà làm điều phản nghịch, Long Cán không thể thấy cảnh gia đình họ khó khăn điêu đứng mà làm ngơ dù cho có là quân lính vài tiếng trước còn cố gắng lấy mạng hắn.
Tên quan lại vâng lệnh dẫn vài người đi điều tra xác minh các tử sĩ cả hai bên. Long Cán nhìn hai ông cháu vẫn đứng đó bèn sai quân hầu mang tiền tới trọng thưởng bảo lấy tiền đó mà an táng con trai còn thừa bao nhiêu thì mua một mảnh ruộng lo cho cuộc sống sau này.
Hai ông cháu cúi đầu cảm tạ rồi nhờ vài người mang xác con trai về nhà mai táng.
Dân chúng và binh lính thấy tình cảnh đó cảm động có người cũng không kìm được nước mắt dưng dưng, ít có một vị vua nào lại vì nỗi khổ của dân chúng mà dơi nước mắt, hành động của Long Cán đã chạm vào lòng của mọi người, kính trên nhường dưới tuy là vua một nước địa vị cao quỳ nhưng vẫn vì ông lão đói rách mà đỡ dậy thấy ông lão quỳ gối bèn lấy thân mình ôm chặt ngăn cản, chính sự kiện này sau này sau này khi sử gia hậu thế đọc được đã vô cùng khen ngợi kính nể đây là cách một vị vua vĩ đại nhất lịch sử nước Việt đối sử với nhân dân của mình, còn theo cách nhìn của một nhà chính trị hiện đại sau khi nghiên cứu sự kiện này cho rằng đây là cách nhanh chóng hiệu quả nhất mua lòng thiên hạ.
Dân chúng xung quanh thấy nhà vua nhân đức thì tất cả đều reo hò "hoàng thượng vạn tuế" tiếng hô vang vọng khắp kinh thành đến cả Đỗ thái hậu trong cung cấm cũng nghe rõ ràng.
Sau sự việc xúc động thể hiện tình vua - dân thắm thiết, công việc tu sửa lại kinh thành tiếp tục dưới sự chỉ đạo của Long Cán, lần này nhờ sự nhiệt tình của cả vua và dân công việc diễn ra nhanh chóng.
Long Cán vì thân thể nhỏ yếu không thể giúp đỡ những việc bê vác nặng nhọc, nhưng thấy nhân dân vất vả hắn cũng không muốn làm một người lãnh đạo chỉ biết ra lệnh rồi chỉ tay năm ngón. Mặc kệ các quan lại ra sức ngăn cản với lý do bảo trọng Long thể hắn vẫn cứ lăng xăng hết chỗ này tới chỗ khác động viên người dân, thuận tiện mang nước cho những người thợ đang khát.
Những người được nhà vua tiếp nước đều cảm động rơi nước mắt, cầm trên tay bát nước mà không nỡ uống, mãi tới khi Long Cán dục uống đi mới tiếc nuối đưa bát nước lên miệng uống song lập tức muốn quỳ lạy nhưng đều bị Long Cán ngăn cản không cho lạy với lý do "thời gian công sức người lạy ta nếu để tu sửa các ngôi nhà bị cháy cho mọi người có chỗ ngủ thì công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn một chút."
Thời gian buổi chiều cứ thế trôi qua, một khung cảnh lạ lùng có thể nói là độc nhất vô nhị tại cái thời đại mà thiên tử là ý trời ngự trị trăm họ ở đất nước nhỏ bé có tên Đại Việt lại có một "ông vua" lăng xăng khắp ngõ ngách tiếp nước cho người dân, nhà vua đi tới đâu dân chúng không sợ hãi cũng không quỳ lạy mà chỉ tươi cười nhận nước rồi nói một câu rất bình dị không có gì bình dị và đơn giản hơn để miêu tả từ ngữ mà một thường dân dành cho nhà vua "cãm ơn bệ hạ" chỉ thế thôi, nhưng trong ánh măt đó trong câu nói đơn giản ấy lại ẩn chứa vô hạn kính trọng và yêu mến mà không có bất cứ một lời kính cẩn nào có thể so sánh được, đấy phải trăng chính là dân tâm.
Mệt mỏi trở về hoàng cung nhưng tất cả những gì hiện lên trên gương mặt ngây thơ của Long Cán là sự vui mừng, cùng thỏa mãn. Hôm nay hắn thật sự là lần đầu tiên tiếp xúc với người dân sau một thời gian trở về thời đại này, người dân nước ta vẫn thuần chất, lạc quan như vậy tuy luôn phải đối mặt với khó khăn cuộc sống nhưng họ vẫn yêu đời mạnh mẽ vượt qua, Long Cán tin chỉ cần hắn thể hiện hết tài năng của một kẻ xuyên việt nhất định Đại Việt sẽ lột xác ngoạn mục thành một cường quốc dân giàu nước mạnh.
Sử Thượng Tối Cường Người Ở Rể
nó end rồi ông giáo ạ...End rồi, nó end vào đêm qua /khoc