Chương 39 : phương pháp in ấn mới


Tháng 7 kinh thành Thăng Long, hiện tại thời tiết rất là oi bức, người nào cũng ngại ra khỏi nhà, tiếp xúc với ánh mặt trời vào lúc này quả là điều không hề thú vị chút nào.

Long Cán đang ngồi trong thư phòng viết sách. Lúc này, Trần Trung Tá hứng thú bừng bừng chạy tới, hưng phấn nói: "Bệ hạ, làm được, mẻ giấy đầu tiên đã hoàn thành, số lượng rất nhiều."

Long Cán nghe vậy mừng rỡ cực kỳ, liền vội vàng nói: "Đi, nhanh mang ta đi nhìn."

"Vâng!"

Trần Trung Tá hưng phấn ở mặt trước dẫn đường, sau một hồi, đoàn người liền đến xưởng giấy bên bờ sông Hồng.

Trong xưởng sản xuất giấy các thợ thủ công, cung kính chờ đợi ở đây.

Nhìn thấy Long Cán đến, Nguyễn Văn Long liền vội vàng đem trang giấy vừa mới ra lò cầm tới.

Long Cán tiếp nhận tờ giấy này, xem trong tay hơi ố vàng trang giấy, mặc dù có chút thô ráp và không trắng được như giấy thời hiện đại, thế nhưng này đã tốt hơn rất nhiều loại giấy tốt nhất mà Đại Việt đang dùng, ngay cả giấy nhà Tống cũng không thể sánh được.

"Bệ hạ, tờ giấy này chất lượng thế nào?" Nguyễn Văn Long mong đợi hỏi.

Bỏ ra gần hai tháng thời gian xây dựng nhà xưởng đạt được bây giờ thành quả, trong lòng mười phần mong đợi Long Cán đánh giá.

Tuy rằng giấy này cùng chính mình trong lòng mong đợi còn có chênh lệch, thế nhưng vì không đả kích mọi người tính tích cực, gật gật đầu, Long Cán nói rằng: "Các ngươi làm rất tốt, trong thời gian ngắn như vậy, có thể làm đến một bước này ta hết sức vui mừng, có điều các ngươi cũng không thể vì vậy mà lười biếng, tiếp tục cải tiến tạo giấy công nghệ, tăng năng xuất, thử nghiệm không giống vật liệu, tận lực làm ra trắng hơn nữa và bằng phẳng trang giấy, nếu như làm được, ta sẽ trọng thưởng tất cả mọi người."

Nguyễn Văn Long nghe vậy, mừng rỡ nói rằng: "Bệ hạ, tờ giấy này như bệ hạ đã chỉ chúng thần dùng gỗ đến chế tác, khác với cách thông thường chỉ dùng vỏ cây làm ra, cơ bản công nghệ dùng sức nước và sức trâu thay thế sức người đã hoàn thiện, năng xuất rất cao, mỗi ngày tạo ra 100 vạn tờ giấy, quả là một số lượng không thể tưởng tượng được nếu chỉ làm theo cách truyền thống trước đây, vật liệu cũng rất rẻ sẵn có không phải lên tận Tây Bắc như trước đây lấy vỏ cây dó về nữa, nhờ vậy mà giá thành cũng rất tiện nghi, thần nghĩ chỉ bằng 1/20 giá giấy hiện tại là được."

Công nghệ sản xuất giấy mới xuất hiện với năng suất và hiệu quả vượt bậc, giá tạo ra mỗi trang giấy cũng rẻ hơn nhiều lần, như vây từ giờ người dân dù chỉ là bình dân cũng đều có thể mua sách và giấy với giá vô cùng tiện nghi, điều này sẽ vì tri thức truyền bá cung cấp nhanh và tiện vật dẫn, chỉ cần tạo giấy công nghệ từ từ hoàn thiện, Đại Việt giáo dục sự nghiệp sắp xuất hiện giếng phun hình thức phát triển.


Mệnh lệnh cho Nguyễn Văn Long, tiếp tục đẩy mạnh tiến độ sản xuất giấy đồng thời không quên dặn hắn đưa vào hoàng cung một lượng lớn giấy đã sản xuất, Long Cán liền rời khỏi nơi này.

Trên đường từ xưởng sản xuất giấy trở về, nhìn thấy trước cửa Quốc Tử giám tụ tập không ít người, Long Cán tò mò, dẫn theo hộ vệ đi tới.

Mọi người nhìn thấy nhà vua đến cung kính, tự giác tránh ra một con đường.

Đi vào Quốc Tử Giám, Long Cán nhìn thấy một nhóm người đang cắm cúi chép lấy chép để mấy quyển sách, gọi một người tới hỏi "các ngươi đang chép cái gì mà chăm chỉ thế?"

Người được gọi lại thấy nhà vua hỏi mình thì giật mình thưa "dạ chúng thần đang sao chép các bản sách mà bệ hạ mới viết, sách bán quá chạy, cung không đủ cầu, sao được bao nhiêu hết bấy nhiêu người bên ngoài chính là đang đợi sách sao chép xong để mua đấy ạ!"

Long Cán ngạc nhiên nói "chả lẽ các người không biết in sách sao?"

Theo như hắn biết vào năm 175 sau công nguyên, Hoàng đế triều Hán ra lệnh thu thập và phong ấn những sách vở Khổng Giáo nhằm mục đích lưu lại những tài liệu vô giá này cho thế hệ sau. Điều này làm cho những trang sách của Khổng Tử trở nên cực kỳ khan hiếm, và những người theo đạo Khổng, với mong muốn sở hữu những cuốn sách này mà không cần phải đánh đổi lại bằng gần như toàn bộ gia tài của mình, đã khai sinh ra phương thức in ấn đầu tiên: giấy than. Bằng cách sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, sau đó chà xát nhiều lần bằng ván gỗ, họ đã có được một bản copy với nền đen chữ trắng.

Tuy nhiên, chính những người theo đạo Phật, chứ không phải những tín đồ Khổng giáo, mới là người tạo nên một bước đột phá trong công nghệ in. Nó được gọi là phương pháp in khuôn: những tài liệu, hình ảnh được khắc nổi trên một tấm ván gỗ, sau đó bôi mực lên trên, cuối cùng được dập vào giấy, quần áo... Công nghệ này sau đó trở nên cực kỳ phổ biến ở các nước Đông Á. Đáng lẽ Đại Việt gần Trung Quốc nhất định phải biết phương pháp in rồi mới phải.

Thấy nhà vua hỏi người bị gọi lại bèn trả lời "thưa bệ hạ một bản in phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, các cuốn sách ở đây phần lớn đều mới được viết nên hiện tại vẫn chưa khắc song bản in. Thêm vào đó, người thợ hôm trước vô tình để lại một lỗi nhỏ trên bản in, nên phải bắt đầu công việc lại từ đầu, trong khi những người đặt sách từ trước không thể chờ nổi, chính vì vậy chúng thần mới buộc phải huy động nhân lực chép tay."

Long Cán thầm nghĩ "hoá ra là thế hiện tại Đại Việt vẫn chưa biết cách in rời các văn tự, vẫn theo phương pháp cũ là làm một bản in cố định như vậy tốn rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong, bản in sẽ nhanh chóng được ném vào sọt rác."

Thấy phương pháp in này không ổn Long Cán bèn nói với tên người làm "người hãy đi gọi Tế Tửu Đỗ Kính Tu lại đây trẫm có việc cần gặp gấp."

Rất nhanh một lúc sau Đỗ Kính Tu từ ngoài cửa bước vào trong nội viện nơi Long Cán đang chờ cúi người thi lễ "thần Tế Tửu Đỗ Kính Tu, tham kiến bệ hạ, bệ hạ vạn tuế vạn vạn tuế."

"Bình thân, trẫm gọi khanh tới gặp chính là muốn nói về chuyện sao in các cuốn sách đang được thực hiện ngoài kia, chả lẽ các khanh không nghĩ được cách nào in hiệu quả hơn cách cũ sao." Long Cán nhìn Đỗ Kính Tu nói.

"Thưa bệ hạ việc in ấn xưa nay vẫn đều theo cách đó, không biết như vậy có gì là sai." Đỗ Kính Tu thấy nhà vua phàn nàn về cách in hơi kinh ngạc nói.

"Theo trẫm biết hiện giờ nhà Tống đã nghĩ ra một cách in sao khác hiệu quả hơn rất nhiều cách cũ, vậy mà Đại Việt ta vẫn chỉ biết làm theo sáo lộ cũ không cải tiến được gì, điều này làm trẫm rất không hài lòng" Long Cán có chút không vui nói.

Nếu đúng như những gì hắn đọc trước kia, hiện tại một người thợ in ở Tống đã nghĩ ra phương pháp in rời các văn tự. Đầu tiên, những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó mảnh đất sét này được nung lên và gắn với một tấm sắt mỏng -- một bản in đã được tạo ra. Sau khi hoàn thành, bản in này sẽ được cắt rời ra và lưu trữ cho việc in ấn sau này.

Thấy giọng điệu nhà vua có vẻ không hài lòng với công việc của mình Đỗ Kính Tu giải thích "Thần quả thật không biết việc ấy, tất cả những công việc hiện tại thần đã gắng hết sức mong bệ hạ xem xét."

Long Cán cũng biết hiện tại giao thương kém phát triển, trong nước cũng ít khi buôn bán với nhau chứ nói gì với nước khác, việc trao đổi buôn bán giữa các nước với nhau chỉ diễn ra ở vùng cửa khẩu biên giới và chủ yếu là quan lại triều đình hai bên trao đổi hàng hoá, tư nhân cũng có tham gia mua bán nhưng do vốn ít nên chỉ có một số người giàu mới có khả năng buôn bán qua lại giữa các quốc gia.

"Vậy bây giờ hãy đi tập hợp các thợ khắc bản in lại đây trẫm có phương pháp cải tiến công nghệ in, sau khi cải tiến đảm bảo sau này tốc độ in sách sẽ nhanh hơn rất nhiều, không những thế còn đỡ tốn công khắc các bản in mới." Long Cán nói.

Cuối cùng sau một ngày bàn bạc với các thợ khắc bản in cùng Đỗ Kính Tu và các quan viên trong Quốc Tử Giám về việc cải tiến phương pháp in mới.

Long Cán đã đem cách in rời các văn tự nói ra, không chỉ thế hắn còn thêm nhiều chi tiết mới để nâng cao hiệu xuất in ấn, dù gì cũng là người hiện đại, nếu chỉ cái tiến cách in giống bên Tống thì quả là làm mất mặt hắn.

Đám người quan viên Quốc Tử Giám và thợ khắc bản in sau khi nghe các ý tưởng của Long Cán càng thêm khâm phục sự thông thái và hiểu biết của hắn, theo như bọn họ tính toán nếu quả thật giống như lời nhà vua nói, tốc độ in sách của bọn họ ít nhất tăng gấp trăm lần tốc độ hiện tại.

Cũng may chữ quốc ngữ mới chỉ có 29 chữ cái, việc tạo câu chỉ cần sắp xếp thay đổi vị trí các chữ chứ không giống như văn tự Trung Quốc thậm chí có thể lên đến hàng nghìn con chữ riêng biệt, riêng việc khắc hết các con chữ này cũng là cả một vấn đề khó khăn rồi.

"Các người cứ theo như phương pháp trẫm bảo mà làm, nếu thành công có thể bán công nghệ in mới này cho các thương nhân không cần giữ bí mật làm gì cả" Long Cán bỗng nảy ra một cách kiếm tiền mới nói.

Đúng vậy Long Cán không muốn giữ mỗi công nghệ in này chỉ riêng triều đình biết, còn cả công nghệ sản xuất giấy nữa, chỉ cần ai chịu chi ra một số tiền nhất định đều có thể mua được, phương hướng phát triển mà hắn định hướng cho Đại Việt sẽ khác với các nước xung quanh tư tưởng về tầng lớp : sĩ - nông - công - thương với hắn là điều hết sức ngu xuẩn, đã đến lúc thay đổi cái suy nghĩ kém phát triển này rồi, muốn thay đổi quan niệm này nhanh nhất chính là làm cho tầng lớp cuối cùng chở nên giàu có thật nhanh, vì thế phải tạo điều kiện cho các thương nhân phát triển đấy chính là suy nghĩ hiện tại của Long Cán.

Long Cán đã tính đến việc bán công nghệ tiên tiến cho các thương nhân sẽ không thể tránh khỏi lộ lọt ra nước khác, tuy nhiên việc ấy cũng phải mất một thời gian lâu sau mới được, hơn nữa không phải nước nào cũng có ý thức về việc cải tiến công nghệ đặc biệt là Trung Quốc, nếu không vì vậy chắc gì nhà Thanh với dân số đông đúc giàu có nhất thế giới lại thất bại trước các nước phương Tây nhỏ bé dân số chỉ bằng không đến 1/10 dân Trung Quốc, đó chính là hệ quả của việc tư tưởng sĩ - nông - công - thương đã ăn sâu vào máu thịt của người Trung Quốc.

Với dân Trung Quốc những việc cải tiến công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất chỉ là một việc nhỏ không đáng kể, tài năng "kinh bang tế thế" của tầng lớp sĩ phu mới là thứ quan trọng hơn tất cả.
 
Sử Thượng Tối Cường Người Ở Rể
nó end rồi ông giáo ạ...End rồi, nó end vào đêm qua /khoc
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý.