Chương 45: Đối Thủ Gặp Nhau


Số từ: 4088
Nguồn: Sưu Tầm
Dòng sông lại tiếp tục trôi. Con thuyền nhẹ lại dập dềnh.
Ông già vẫn đứng nguyên tại chỗ không nhúc nhích, mồ hôi khắp mình đầm đìa như mưa, thấm ướt đẫm cả quần áo.
Nét mặt ông già lộ vẻ ngạc nhiên đến cùng cực. Chẳng hiểu là sợ? Hay là mừng?
hay khiếp hãi?
Đó là một thứ sức mạnh mà loài người không tài nào dự biết trước, không cách nào khống chế nổi để sinh ra nỗi khiếp sợ! Chỉ có ông già tự mình hiểu được là kiếm đó đâu phải tự ông phát ra!
Căn bản không có ai sáng tạo ra chiêu kiếm đó, không ai có thể hiểu được sự biến hóa xuất hiện của chiêu kiếm đó, cũng y như bản thân
cái chết
chẳng ai có thể hiểu nổi ra sao, chẳng ai có thể dự liệu được trước. Sức mạnh biến hóa này cũng chẳng ai khống chế nổi!

Mặt đất tối tăm cả vùng. Ông già đứng như trời trồng trong bóng tối, toàn thân đang như lên cơn run rẩy, như sợ quá phát run rẩy.
Tại sao ông già sợ? Phải chăng ông già sợ đến mình cũng chẳng có cách nào khống chế được chiêu kiếm đó?
Trên dòng sông chảy bỗng vang lên một tiếng thở dài dằng dặc rồi tiếng người than thở :
- Quỷ sao vẫn còn chưa khóc? Sao thần vẫn chưa đổ lệ?
Trên dòng sông lại xuất hiện một con thuyền, nhìn xem phong cảnh lại nhớ con thuyền hoa trong cảnh mặt hồ đầy mưa khói... Trên thuyền đèn sáng rờ rỡ, có một bàn cờ, một hồ rượu, một hòn đá mài kiếm.
Người đó vẫn đứng ở đầu thuyền nhìn ông già, nhìn đoạn kiếm gãy ông già cầm trên tay thì mặt người đó lộ đầy vẻ buồn thương và sợ hãi. Ông già chầm chậm ngẩng đầu lên nhìn người mới tới.
- Ông có nhận ra tôi không?
- Ta dĩ nhiên nhận ra chứ!
Núi Thúy Vân Phong, con thuyền hoa trên hồ Lục Thủy... Con thuyền hoa chỉ có người vượt sóng đi mà không trở lại...
Những điều đó ông già đều nhớ ghi tất cả. Cũng từ trên con thuyền hoa này, ông già đã ném chìm cây danh kiếm của mình, đã ném chìm cả những năm tháng anh hùng của đời mình. Đúng là con người ấy từng thở than cho sự ngu xuẩn của mình, đã từng bội phục trước trí tuệ của chàng. Hồi ấy chàng ta làm như vậy là thông minh hay ngu dại?

Ông chủ quán họ Tạ!


Yến Thập Tam!

Họ cùng đăm đăm nhìn nhau, âm thầm mà than thở :
- Thật không ngờ chúng ta còn có ngày gặp lại nhau!
Giọng than của chủ quan họ Tạ còn nặng nề hơn nhiều :
- Thương Kết tạo ra chữ, quỷ thần khóc ban đêm. Ông sáng tạo ra chiêu kiếm này, quỷ thần cũng phải chảy nước mắt y như vậy!
Ông già hiểu ý của ông chủ quán. Chiêu kiếm này đã lộ thiên cơ nhưng làm mất lòng trời. Lòng trời vốn nhân hậu. Chiêu kiếm này tuy đã sáng tạo ra không hiểu từ nay trở đi sẽ có bao nhiêu người chết vì chiêu kiếm này đây!
Ông già trầm ngâm. Rất lâu sau mới ôn tồn bảo :
- Chiêu kiếm này vốn không phải của ta sáng tạo ra!
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Không phải ư?
Ông già lắc đầu bảo :
- Ta sáng tạo ra
Đoạt Mệnh thập tam kiếm
, rồi lại tìm ra biến hóa thứ mười bốn nhưng xưa nay ta vẫn chưa hài lòng vì ta biết chắc chắn còn một biến hóa nữa.
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Xưa nay ông vẫn tìm ư?
Ông già bảo :
- Không sai! Xưa nay ta vẫn tìm, vì ta biết rằng có tìm ra được biến hóa đó mới có thể chiến thắng được Tạ Hiểu Phong!
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Thế mãi ông vẫn tìm không ra ư?
Ông già bảo :
- Ta đã bỏ cả tâm huyết mà tìm vẫn không ra thì Tạ Hiểu Phong lại chết!
- Sau bức trướng bằng vải đen ở Thần Kiếm sơn trang là chiếc quan tài gỗ màu đen...
Ông già ảm đạm bảo :
- Tạ Hiểu Phong chết đi, thiên hạ còn ai là đối thủ với ta? Ta hà tất phải kiếm tìm chiêu kiếm ấy làm gì nữa?
Ông già thở dài bảo :
- Vì thế chẳng những ta ném chìm kiếm, mai danh ẩn tích, đồng thời cũng ném chìm xuống đáy hồ ý niệm truy tìm biến hóa cuối cùng của
đoạt mệnh kiếm
luôn! Và cũng kể từ đó ta không hề nghĩ ngợi gì về điều đó nữa!
Chủ quán họ Tạ trầm ngâm ôn tồn bảo :
- Có lẽ vì ông không nghĩ gì đến chuyện tìm tòi nữa nên mới tìm ra chăng?
Chiêu kiếm đó là
thần
trong kiếm pháp!

Thần
nhìn không thấy, tìm không thấy. Khi nào
thần
muốn đến thì tự nhiên đến. Tuy vậy bản thân ta phải đạt mức độ
không người, không mình, không quên
thì
thần
mới tới cho. Đạo lý đó cũng đúng như sự
đốn ngộ
(tức giác ngộ đột xuất - ND) trong Thần tông.
Chủ quán họ Tạ lại bảo :
- Hiện giờ chắc ông cũng biết là Tam thiếu gia chưa chết chứ?
Ông già gật đầu.
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Hiện nay ông đã cầm chắc đánh bại Tam thiếu gia chưa?
Ông già đăm đăm nhìn đoạn kiếm gẫy trên tay bảo :
- Nếu như ta có cây kiếm tốt!
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Ông muốn tìm cây kiếm cũ chứ gì?
Ông già hỏi :
- Ông có thể tìm lại được ư?
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Chỉ cần ông muốn tìm thì có thể tìm được!
Ông già hỏi :
- Tìm ở đâu bây giờ?
Chủ quán họ Tạ đáp :
- Ở ngay đây!

Trên mạn thuyền vẫn còn dấu vết kiếm khắc vào.
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Ông nên nhớ rằng, dấu này chính ông dùng kiếm của mình khắc lên.
- Lúc ấy cây kiếm lừng danh đã chìm, còn người? Đến giờ người vẫn ở đây.
Có một số người cũng y như cây kiếm do thép trăm lần luyện mà thành, tuy có dìm đi nhưng vẫn còn tồn tại mãi.
Ông già nén không được thở dài sườn sượt :
- Chỉ tiếc rằng nơi đây chẳng phải chỗ ta ném chìm kiếm năm nào!
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Vạch thuyền tìm kiếm, chỉ có người ngu mới làm chuyện đó!
Ông già bảo :
- Quả không sai!
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Ông vốn chẳng phải người ngu, ông vạch thuyền ném chìm kiếm là cũng cốt sau này trở lại tìm kiếm!
Ông già bảo :
- Phải!
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Ông làm vậy là vô ý, trong vô ý lại là có cơ trời!
Ông ta chậm rãi nói tiếp :
- Ông trong cơn vô ý lại tìm ra được tinh túy trong kiếm pháp của mình, tại sao lại chẳng có thể trong vô ý mà tìm thấy lại kiếm của mình?
Ông già không nói gì vì ông ta đã lại thấy kiếm của mình. Trong nước hồ đen kịt, một cây kiếm đang từ từ nổi lên, đã có thể nhìn thấy mười ba hạt minh châu nạm trên vỏ kiếm.
Kiếm tất nhiên chẳng thể tự nhiên mà nổi lên, cũng chẳng thể tự đi tìm chủ cũ năm xưa của mình. Bản thân thanh kiếm này nổi được lên là nhờ chủ quán họ Tạ kéo lên.
Ông già không giật mình ngạc nhiên. Ông già đã nhìn thấy sợi dây buộc vào xống kiếm và đầu kia sợi dây nằm trong tay ông chủ quán họ Tạ. Trên đời này có biết bao chuyện không tể nghĩ ra, biết bao chuyện nảy sinh không thể giải thích nổi nhưng tất cả mọi chuyện đều có đầu dây mối nhợ như sợi dây này chẳng qua chỉ vì người ta không nhìn thấy mà thôi.
Sau khi trải qua rất nhiều kinh nghiệm đau khổ, ông già dần dần hiểu ra đạo lý đó.
Chủ quán họ Tạ giải thích :
- Hôm ấy sau khi ông ra đi tôi đã mạn phép ông mò cây kiếm này lên và gìn giữ cho ông từ bấy đến nay!

Ông già làm thế làm gì?

Chủ quán họ Tạ bảo :
- Tôi biết ông và Tam thiếu gia nhà tôi sớm muộn cũng có ngày gặp gỡ.
Ông già bỗng thở dài bảo :
- Ta cũng biết đó là số kiếp của chúng ta.
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Dù sao đi nữa, giờ ông cũng đã tìm thấy kiếm của mình rồi!
Kiếm đã cầm trong tay. Mười ba hạt châu nạm trên vỏ kiếm vẫn phát sáng.
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Hiện giờ ông đã nắm chắc chiến thắng chưa?
Yến Thập Tam không đáp. Kiếm của ông ta giờ đã về tay, vẫn sắc bén như xưa.
Ông ta nắm chắc chuôi kiếm này tung hoành thiên hạ chưa bao giờ đánh mà không thắng. Xưa nay ông ta vốn vô tình lại không sợ hãi gì. Huống hồ bây giờ ông ta đã tìm ra tinh túy của kiếm pháp này nhất định sẽ vô địch thiên hạ! Tuy vậy tự nhiên trong lòng ông ta lại dấy lên một nỗi sợ hãi khó tả, tuy ông ta không nói ra nhưng người khác có thể thấy. Thậm chí cả chủ quán họ Tạ cũng nhìn thấy, nhịn không được đành phải hỏi :
- Ông đang sợ?
- Sợ cái gì?
Yến Thập Tam bảo :
-
Đoạt Mệnh thập tam kiếm
vốn như nuôi một con rắn độc tuy dễ cắn chết người ngay nhưng ta còn có thể khống chế được, nhưng bây giờ...
Chủ quán họ Tạ :
- Bây giờ làm sao?
Yến Thập Tam đáp :
- Giờ con rắn độc này đã trở thành một con rồng độc, tự có sự biến hóa thần thông riêng!
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Chẳng lẽ đến ông cũng không có cách gì khống chế được ư?
Yến Thập Tam trầm ngâm rất lâu rồi mới từ tốn bảo :
- Ta không biết... mà cũng chẳng ai biết...
Chính vì không biết nên mới sợ!
Chủ quán họ Tạ dường như đã hiểu ý Yến Thập Tam. Cả hai cùng đăm đăm nhìn xa xa trong ánh mắt cùng lộ vẻ rất kỳ quặc.
Mãi rất lâu sau Yến Thập Tam mới hỏi :
- Ông đặc biệt mang kiếm lại cho ta phải chăng là hy vọng ta đánh bại được chàng?
Cố nhiên chủ quán họ Tạ thừa nhận :
- Phải!
Yến Thập Tam hỏi :
- Ông không phải là bạn của chàng ư?
Chủ quán họ Tạ đáp :
- Phải chứ!
Yến Thập Tam lại hỏi :
- Thế sao ông mong tôi đánh bại chàng?
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Vì xưa nay chàng chưa bại bao giờ cả!
Yến Thập Tam lại hỏi thêm :
- Tại sao ông cứ nhất định mong chàng phải bại?
Chủ quán họ Tạ bảo :
- Vì có thua một lần chàng mới biết mình chẳng phải là thần thánh, mới biết là mình không phải là không bại trận. Có qua lần dậy dỗ này chàng mới thật sự trưởng thành!
Yến Thập Tam bảo :
- Ông sai rồi!
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Sai chỗ nào?
Yến Thập Tam đáp :
- Về đạo lý không sai, chỉ có điều lấy chàng ra dùng để dậy dỗ là sai!
Chủ quán họ Tạ hỏi :
- Tại sao?
Yến Thập Tam bảo :
- Vì chàng không phải là người khác, chàng là Tạ Hiểu Phong! Tạ Hiểu Phong chỉ có thể chết chứ không thể thua được!
Chủ quán họ Tạ hỏi lại :
- Thế còn Yến Thập Tam?
Yến Thập Tam đáp :
- Yến Thập Tam cũng thế!

Yến Thập Tam đã trở lại lá thuyền của mình. Con thuyền nhẹ trôi đi.
Chủ quán họ Tạ đứng lặng người ở đầu mũi thuyền mắt dõi theo lá thuyền nhẹ xa dần. Trong lòng ông ta chợt dấy lên một nỗi sợ hãi và buồn rầu khó tả.
Trên đời luôn luôn có hai hạng người. Một loại người có mục đích cuộc sống không phải là tồn tại mà đốt cháy cuộc sống. Có đốt cháy thì cuộc sống mới phát sáng. Dù cho ánh sáng chỉ lóe lên trong khoảng khắc cũng tốt, không hề sợ.
Có một loại người nữa chỉ sống để xem người khác bốc cháy, để lấy ánh sáng của người khác soi sáng bản thân mình. Loại người này có phải là người thông minh không?
Chủ quán họ Tạ cũng không hiểu rõ. Ông ta chỉ biết mình buồn đau không phải vì họ mà là đau buồn cho mình.
Chưa đến hoàng hôn. Bóng tịch dương còn đỏ ối, đỏ như lửa đang bùng bùng bốc cháy.
Rừng phong dưới ánh tà dương cũng đang bốc cháy.
Tạ Hiểu Phong ngồi trong ánh chiều tà, bên ngoài rừng phong bốc cháy. Trong tay chàng không có kiếm, đến một khúc gỗ đẽo thành kiếm cũng chẳng có. Chàng đang chờ đợi.
Đợi người? Hay đợi mình bốc cháy?

Mộ Dung Thu Hoạch đứng xa xa mà nhìn chàng, nhìn đã từ lâu lắm, đến lúc ấy mới đi lại.
Dáng đi của nàng ta mới dễ coi làm sao! Dù biết là nàng tới giết ta, ta cũng không thể nào không khen dáng đi đẹp mắt của nàng! Thì một người đàn bà đẹp trời sinh ra cốt để kẻ khác nhìn mà!
Bất kỳ lúc nào ta cũng không thể quên câu nói đó. Chỉ cần nàng cảm thấy có đạo lý thì nàng ta vĩnh viễn chẳng hề quên.
Nàng đi tới trước mặt Tạ Hiểu Phong, nhìn chàng rồi bỗng hỏi :
- Hôm nay à?
Tạ Hiểu Phong đáp :
- Ừ, hôm nay!
Chàng phải chờ người bây giờ có thể tới bất kỳ lúc nào.
Mộ Dung Thu Hoạch bảo :
- Thế thì ít ra trong tay chàng cũng phải có cây kiếm chứ!
Tạ Hiểu Phong bảo :
- Ta không có kiếm!
Mộ Dung Thu Hoạch bảo :
- Phải chăng trong lòng chàng đã có kiếm cho nên trong tay căn bản không cần đến kiếm!
Tạ Hiểu Phong bảo :
- Người đã học kiếm, trong lòng tất phải có kiếm!
Nếu trong lòng không có kiếm thì học sao được kiếm? Tạ Hiểu Phong bảo :
- Chỉ tiếc là kiếm ở trong lòng không giết được Yến Thập Tam!
Mộ Dung Thu Hoạch bảo :
- Thế sao chàng không đi tìm lấy một cây kiếm?
Tạ Hiểu Phong bảo :
- Vì tôi biết cô nhất định tìm kiếm thay tôi!
Mộ Dung Thu Hoạch bảo :
- Chàng cần cây kiếm như thế nào?
Tạ Hiểu Phong bảo :
- Không được chọn tùy tiện đâu!
Mộ Dung Thu Hoạch bảo :
- Sao lại thế?
Tạ Hiểu Phong bảo :
- Vì kiếm cũng như người, cũng có rất nhiều loại lắm. Mỗi cây kiếm xét về hình thức, sức nặng, dài ngắn, rộng hẹp đều hoàn toàn chẳng giống gì nhau. Cây kiếm nào cũng có đặc tính riêng cả!
Mộ Dung Thu Hoạch thở dài, bảo tiếp :
- Vì vậy mỗi người chọn một cây kiếm có khác nào chọn một người bạn cho mình? Tuyệt đối không thể qua loa, càng không được tùy tiện!
Dĩ nhiên Tạ Hiểu Phong quá hiểu đạo lý này. Cao thủ đánh với nhau, dù chỉ một ly cũng không được sai sót. Cây kiếm thường là nhân tố quyết định sự thắng bại của họ.
Mộ Dung Thu Hoạch bỗng cười bảo một cách rất đắc ý :
- May sao chàng nói chẳng sai, tôi biết trong lòng chàng đang nghĩ cây kiếm ấy!
Tạ Hiểu Phong hỏi :
- Cô cũng biết à?
Mộ Dung Thu Hoạch đáp :
- Chẳng những biết, mà tôi còn mang tới cho chàng nữa cơ!

Đúng là nàng ta mang kiếm tới cho chàng thật. Chiếc vỏ kiếm đen đúa cũ mèm, hình thức lưỡi kiếm cổ, nhã, thậm chí những sợi tơ đen trên cán kiếm bình thời được cọ sát đến sáng lên, đó là những gì thân thiết mà Tạ Hiểu Phong chẳng thể nào quên.
Đối với chàng, cây kiếm này không khác gì một người bạn cùng chàng chung hoạn nạn sống chết đã bị xa cách lâu ngày. Tuy chàng vĩnh viễn không thể nào quên thương nhớ nhưng xưa nay không nghĩ là rồi còn có ngày gặp lại. Người hầu bàn trẻ tuổi trong nhà trọ khe khẽ đặt cây kiếm lên một tảng đá xanh rồi len lén bỏ đi.
Tạ Hiểu Phong không nén nổi bèn thò tay khe khẽ vuốt ve vỏ kiếm. Tay chàng đang run run nhưng vừa chạm vào cây kiếm bàn tay lập tức lại vững vàng ngay.
Chàng nắm chặt cán kiếm chẳng khác gì chàng thanh niên đa tình nắm chặt bàn tay người tình đầu tiên.
Mộ Dung Thu Hoạch bảo :
- Tôi cũng biết nếu tôi ở lại đây thì lòng chàng sẽ bối rối, vì vậy tôi đi đây!
Nàng ta khe khẽ nắm tay chàng dịu giọng mà bảo :
- Nhưng tôi sẽ chờ chàng ở nhà trọ. Tôi tin là chàng sẽ trở về rất nhanh thôi!
Nàng ta bỏ đi thật. Dáng đi trên đường mới dễ coi làm sao! Tạ Hiểu Phong nhìn theo bóng dáng yểu điệu của Mộ Dung Thu Hoạch, bất giác nén không nổi mà lòng tự hỏi lòng :
-
Phải chăng đây là lần cuối cùng ta được nhìn nàng?

Vì đúng lúc ấy chàng cảm thấy một làn sát khí đầy uy hiếp ập tới.
Cứ y như một cơn gió lạnh từ trong rừng phong thổi tạt ra.
Mu bàn tay chàng cầm kiếm nổi gân xanh cuồn cuộn. Chàng không quay đầu lại nhìn mà cũng không cần quay đầu nhìn cũng biết người chàng đang chờ đã tới.
Người đó đương nhiên phải là Yến Thập Tam!

Bóng tịch dương đỏ rực như máu đọng, rừng phong cũng đỏ ối như máu đọng.
Trong khoảng đất trời vốn đã dàn dụa sát khí, huống hồ lại đưa thêm vào khoảng đất trời này hai con người như hai người này!
Trong rừng lá đỏ ngập núi bỗng xuất hiện một bóng người đen đen. Màu đen tượng trưng cho buồn thương, bất hạnh và chết chóc, màu đen cũng đồng thời tượng trưng cho cô đơn, kiêu ngạo và cao quý. Ý nghĩa của các điều tượng trưng ấy chính là sinh mệnh của người kiếm khách. Cũng như phần lớn các kiếm khách, Yến Thập Tam rất thích màu đen, sùng bái màu đen.
Khi còn ngang dọc trên giang hồ, Yến Thập Tam chưa bao giờ mặc quần áo màu nào khác. Bây giờ ông ta lại khôi phục cách ăn mặc ấy, thậm chí đến mặt cũng dùng một vuông vải đen che luôn. Ông ta không muốn để Tạ Hiểu Phong nhận ra ông ta chính là ông già gù, ốm yếu ngồi bên hỏa lò sắc trà thuốc trên thuyền. Ông ta không muốn Tạ Hiểu Phong khi ra tay phải kiêng dè bất cứ điều gì.
Vì nguyện vọng lớn nhất của Yến Thập Tam là được đánh nhau một trận mất còn với kiếm khách thiên hạ vô song Tạ Hiểu Phong.
Chỉ cần được đánh để hoàn thành nguyện vọng là đủ còn thua hay chết có gì là trở ngại?
Và bây giờ Yến Thập Tam đã tin chắc hoàn toàn là Tạ Hiểu Phong không thể nhận ra ông già yếu ớt người gù gập như con tôm trên thuyền lại là người kiếm khách áo đen đang đứng người thẳng băng như ngọn giáo này. Và Tạ Hiểu Phong nhận ra ông ta chính là Yến Thập Tam đối thủ mạnh nhất trong đời của mình!
Vì cây kiếm ông ta cầm trong tay trên bao kiếm đen sì có khảm mười ba hạt châu.
Tuy cây kiếm này không phải loại kiếm báu chém sắt như chém bùn nhưng lại là một cây kiếm danh vang thiên hạ. Trong tim mắt người giang hồ cây kiếm khảm mười ba hạt minh châu này tượng trưng cho bức tường và chết chóc.
Tạ Hiểu Phong vừa quay mình lại thì ánh mắt của chàng đã bị cây kiếm kia cuốn hút chẳng khác nào cây kim bị hút vào hòn đá nam châm. Tất nhiên chàng biết cây kiếm đó là tiêu chí của Yến Thập Tam.
Tay chàng cũng có kiếm.
Cả hai cây kiếm đều chưa rút ra khỏi vỏ nhưng dường như đã có khí kiếm xoay vần đi lại.
Yến Thập Tam bỗng bảo :
- Ta nhận ra chàng!
Tạ Hiểu Phong hỏi lại :
- Ông đã gặp tôi rồi ư?
Yến Thập Tam đáp :
- Chưa!
Ông ta chỉ để đôi mắt sắc như dao ló ra ngoài khăn che mặt, bảo :
- Ta nhận ra chàng. Chàng nhất định là Tạ Hiểu Phong!
Tạ Hiểu Phong hỏi :
- Vì ông nhận ra cây kiếm này ư?
Yến Thập Tam đáp :
- Cây kiếm đó thì có gì đâu! Nếu lọt vào tay một ai khác thì có khác gì một thanh sắt thường!
Rồi ông ta chậm rãi nói tiếp :
- Lần trước ta thấy cây kiếm này dường như đã được chôn theo chủ nhân đã chết, giờ đây kiếm lại vào tay chàng lập tức có ngay sát khí!
Tạ Hiểu Phong thở dài mà bảo :
- Yến Thập Tam quả không hổ là Yến Thập Tam! Thật không ngờ chúng ta lại vẫn gặp gỡ nhau!
Yến Thập Tam bảo :
- Đáng lẽ chàng phải nghĩ tới rồi cơ!
Tạ Hiểu Phong hỏi :
- Hử?
Yến Thập Tam bảo :
- Trong thiên hạ có hai con người như chúng ta, sớm muộn gì rồi cũng sẽ có ngày gặp gỡ!
Tạ Hiểu Phong :
- Khi chúng ta gặp mặt nhau, phải chăng nhất thiết cần có người chết dưới kiếm của người kia?
Yến Thập Tam đáp :
- Phải!
Ông ta cầm chắc kiếm bảo :
- Yến Thập Tam có thể sống đến giờ chỉ cốt đợi đến ngày này. Nếu không được đánh một trận với Tạ Hiểu Phong thiên hạ vô song thì Yến Thập Tam này có chết cũng không nhắm được mắt!
Tạ Hiểu Phong bảo :
- Tại sao ông muốn nhìn rõ bộ mặt thật của tôi, đến khi nào ông mới để người khác biết bộ mặt thật của ông?
Yến Thập Tam cười nhạt nói tiếp ngay :
- Tạ Hiểu Phong là con người như thế nào thật sự xưa nay giang hồ cũng chưa ai biết!
Tạ Hiểu Phong ngậm miệng. Chàng không thể không thừa nhận. Bộ mặt thật của chàng ra sao đến bản thân chàng cũng quên rồi.
Yến Thập Tam bảo :
- Cho dù chàng là con người thế nào cũng không quan trọng vì ta đã biết chàng là Tạ Hiểu Phong, là Tam thiếu gia nhà họ Tạ!
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Yến Thập Tam.