• 219

8. Dũng cảm


Số từ: 14785
Dịch giả: Phan Nguyễn Khánh Đan
C.ty Sức Mạnh Ngòi Bút phát hành
NXB Thông Tin và Truyền Thông
Vào năm 380 trước Công Nguyên, Plato có viết một tác phẩm đối thoại có nhan đề là Laches:
trong đó, triết gia Socrates và hai vị tướng người Athens đàm đạo với nhau để trả lời một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản: Lòng dũng cảm là gì? Hai vị tướng - Laches và Nicias - đã tìm đến Socrates để giúp họ hòa giải một cuộc tranh luận về phương pháp huấn luyện những thiếu niên nhập ngũ, rằng nên cho các cậu bé này luyện tập chiến đấu trong tình trạng mặc áo giáp hay không mặc giáp. Nicias cho là nên, trong khi Laches thì không.
Nếu vậy thì mục đích cuối cùng của việc huấn luyện là gì? - Socrates hỏi hai vị tướng.

Để trui rèn lòng dũng cảm,
hai người kia đáp.
Thế thì
Lòng dũng cảm là gì?


Lòng dũng cảm
- Laches trả lời -
là khả năng chịu đựng của linh hồn.

Socrates hoài nghi. Ông dẫn chứng rằng có những khi hành động dũng cảm nhất trong một hoàn cảnh nào đó không phải là quyết chiến đến cùng, mà chính là chấp nhận lui quân hoặc bỏ chạy. Làm sao chúng ta có thể chấp nhận những sự chịu đựng ngoan cố đến mức ngu ngốc kia chứ?
Laches đồng tình nhưng vẫn tiếp tục tranh luận. Có lẽ lòng dũng cảm đích thực chính là
sự chịu đựng khôn ngoan.

Định nghĩa này nghe có vẻ hợp lý hơn. Nhưng Socrates lại đặt câu hỏi, rằng lòng dũng cảm thực sự có nhất thiết lúc nào cũng phải đi đôi với sự khôn ngoan. Chẳng phải chúng ta vẫn thường tôn thờ và ngưỡng mộ những người anh hùng dám dũng cảm theo đuổi những mục đích và lý tưởng nghe chẳng khôn ngoan tí nào đó sao?
Vâng, Laches thừa nhận.
Giờ đến lượt Nicias. Vị tướng này lập luận rằng, lòng dũng cảm đơn giản là
biết đâu là điều đáng để hy vọng, đâu là điều nên sợ, dù là trên chiến trường hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nhưng Socrates cũng tìm thấy kẽ hở trong định nghĩa này. Bởi thực tế cho thấy nhiều kẻ dũng cảm hoàn toàn mù tịt về tương lai của mình, chẳng biết ngày mai mình sẽ ra sao. Thậm chí, chính vì thấy tương lai mình mờ mịt, họ bắt buộc phải dũng cảm.
Các vị tướng bối rối không đáp lại được. Câu chuyện kết thúc mà không đi đến một kết luận cuối cùng nào. Nhưng độc giả hoàn toàn có thể tự rút ra một kết luận khả dụng cho bản thân mình: Lòng dũng cảm là sức mạnh
của con người khi và chỉ khi họ biết đâu là thứ nên sợ và đâu là điều đáng để hy vọng. Sự khôn ngoan thông thái chính là sức mạnh của trí tuệ.
Riêng trong các vấn đề về tuổi già và bệnh tật, chúng ta cần đến hai loại lòng dũng cảm. Thứ nhất là dũng cảm đối diện với sự thật về quy luật sinh-lão-bệnh-tử - rằng sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ phải già yếu và chết đi, để từ đó, chúng ta mới nhìn ra được chân lý, rằng đâu mới là điều thực sự quý giá và đâu mới là điều đáng sợ nhất. Chỉ riêng việc đạt được sự dũng cảm này cũng đã đủ khó khăn rồi. Chúng ta thường đưa ra nhiều lý lẽ để lảng tránh nó. Nhưng loại dũng cảm thứ hai còn gian nan hơn - dũng cảm hành động theo chân lý mà chúng ta vừa ngộ ra. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta hầu như chẳng rõ mình phải làm thế nào thì mới là khôn ngoan. Suốt một thời gian dài, tôi cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do những sự mập mờ mà ra: Rằng khi chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy đến với minh, sẽ thật khó để biết mình phải làm gì! Nhưng đến khi chính bản thân mình trải nghiệm những khó khăn đó, tôi mới nhận ra rằng thử thách thực sự còn thâm sâu hơn thế: Người ta không chỉ phải phân biệt được hy vọng và nỗi sợ, mà người ta còn phải xác định được rằng trong số những niềm hy vọng và những thứ đáng sợ ấy, đâu mới là điều quan trọng nhất với mình.
--- o0o ---
Từ Ohio, tôi trở lại Boston để tiếp tục công việc ở bệnh viện. Đó cũng là lúc tôi được biết tình hình bệnh nhân ca trực tối của mình: Cụ Jewel Douglass nhập viện trở lại, tiếp tục với lý do không thể hấp thụ thức ăn. Bệnh ung thư của bà đã diễn tiến trầm trọng hơn. Tính đến thời điểm đó, bà đã sống khỏe được ba tháng rưỡi - lâu hơn tôi nghĩ, nhưng ít hơn trông đợi của cụ. Chỉ trong vòng một tuần, các triệu chứng bất ổn liên tục chồng chất: Bà liên tục bị sình bụng, đau bụng co thắt dữ dội và nôn ói không ngớt. Bác sĩ của bà yêu cầu bà nhập viện. Hình chụp cho thấy khối u buồng trứng của bà đã nhân rộng, phát triển, và lại chèn ép một phần ruột của bà. Khoang bụng bà bây giờ ngập đầy chất dịch - một vấn đề mới phát sinh. Khối u mở rộng chèn ép làm bít bùng hệ thống bạch huyết - vốn dĩ vận hành như một hệ
ổng xả
xử lý dịch nhầy do các thành nội tạng trong cơ thể tiết ra. Khi hệ thống này bị nghẽn, dịch nhầy không có chỗ để đi. Khi chất dịch tràn vượt cơ hoành - như trường hợp bệnh ung thư phổi của Sara Monopoli, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị chất đầy dịch nhầy như một chai nước làm bằng khung xương sườn, khiến người bệnh khó thở. Còn nếu hệ thống bị nghẽn ngập bên dưới cơ hoành, như trường hợp của cụ Douglass, khoang bụng chứa đầy dịch như một quả banh cao su, khiến người bệnh có cảm giác như thể bụng mình muốn nổ tung.
Bước vào phòng bệnh của Douglass và nhìn bà, tôi sẽ chẳng thể nào biết được rằng bà đang bị bệnh rất nặng nếu không xem hình chụp khối u trước đó. A ha, nhìn xem ai đang vào kìa!
bà chào mừng tôi, như thể tôi đang tham dự một bữa tiệc cocktail linh đình.
Cậu thế nào rồi bác sĩ?


Tôi nghĩ tôi mới là người hỏi bà câu đó chứ,
tôi đáp.
Bà cười một nụ cười rạng rỡ và chỉ tay khắp phòng.
Đây là chồng tôi, Arthur, người mà cậu đã gặp, còn đây là con trai tôi, Brett.
Bà khiến tôi cũng phải phì cười theo. Lúc đó đã mười một giờ đêm, cơ thể bà vẫn không giữ được một ngụm nước bà uống vào, ấy vậy mà bà vẫn thoa son tươi tắn, mái tóc bà được chải gọn gàng, và bà tiếp tục giới thiệu tất cả mọi người trong phòng với nhau. Thật tâm bà biết rõ bệnh tình của mình. Chỉ là bà ghét việc phải làm bệnh nhân cũng như tất cả những điều không vui liên quan đến nó.
Tôi nói chuyện với bà về những gì mình đã thấy trong hình chụp. Bà rất sẵn lòng lắng nghe sự thật. Nhưng việc hành động thế nào với sự thật đó lại là một chuyện khác. Giống như các bác sĩ chữa bệnh cho cha tôi, cả tôi và vị bác sĩ của cụ Douglass cũng đã chuẩn bị sẵn một loạt những phương án mà bà có thể chọn lựa. Có khá nhiều loại liệu pháp hóa trị mới có cơ may giúp bà làm xẹp khối u. Riêng tôi cũng có một vài phương án liên quan đến phẫu thuật mà bà có thể xem xét. Nếu bà chọn phẫu thuật, tôi cũng trình bày thẳng thắn với bà rằng tôi không thể tháo gỡ chỗ tắc ruột, mà chỉ có thể giúp bà thích nghi với nó. Hoặc tôi sẽ kết nối một phần ruột bị tắc nghẽn với một phần không bị tắc nghẽn, hoặc tôi sẽ ngắt kết nối phần ruột nằm trên vị trí tắc nghẽn và làm thủ thuật mở thông ruột hổi - và cụ Douglass sẽ phải chấp nhận sống chung với tình trạng này luôn. Tôi cũng sẽ phải đặt vào người bà các ống thông chất lỏng - các đầu vòi vĩnh viễn có thể được đóng mở để thông xả lượng chất dịch ngập úng trong cơ thể bà khi cần. Phương án phẫu thuật có tỉ lệ rủi ro đáng kể - bao gồm nhiễm trùng vết mổ, ruột bị rò rỉ trong bụng bà, và nhiều loại nhiễm trùng khác - nhưng giờ, nó là cách duy nhất có thể giúp bà ăn uống bình thường trở lại. Tôi cũng nhắc bà rằng bà vẫn còn một lựa chọn, không phải hóa trị mà cũng chẳng phải phẫu thuật. Khi đó, chúng tôi chỉ cần kê toa cho bà các loại thuốc giảm đau và chống nôn ói, trong trường hợp bà chọn về nhà với dịch vụ chăm sóc cuối đời.
Các lựa chọn có vẻ quá tải với cụ Douglass. Tất cả chúng đều đáng sợ với bà. Bà không biết phải làm thế nào. Lúc đó, tôi cảm thấy xấu hổ khi bỗng nhận ra mình lại
ngựa quen đường cũ,
làm một người cung cấp thông tin
khí thế
- đây là phương án một, phương án hai, ba, bốn, thế này, thế kia, còn lựa chọn thế nào thì tùy quý vị! Thế là tôi phải định thần trở lại, đặt cho cụ Douglass những câu hỏi mà tôi đã từng hỏi cha mình: Đâu là những mối quan tâm lớn nhất của bà? Bà sợ nhất điều gì? Đâu là những mục tiêu cuộc đời quan trọng nhất của bà? Bà muốn giữ lại cái gì, và sẵn sàng hy sinh điều gì cho quá trình điều trị sắp tới?
Không phải ai cũng trả lời được những câu hỏi đó, nhưng cụ Douglass đã làm được. Bà bảo bà không muốn phải tiếp tục chịu đựng tình trạng đau đớn và nôn ói thường trực nữa. Bà muốn được ăn uống bình thường. Quan trọng hơn hết, bà muốn được đi đứng bình thường bằng chính đôi chân của mình. Nỗi sợ lớn nhất của bà là không còn được vui vẻ và tận hưởng cuộc sống nữa: Bà chỉ muốn về nhà và được ở bên cạnh người thân.
Về phía những điều mà bà sẵn sàng đánh đổi, hy sinh hoặc chịu đựng để điều trị bệnh tật,
Không bao nhiêu,
bà bảo. Quan niệm của bà về thời gian đã khác xưa, rằng bây giờ, bà chi muốn được sống hết mình cho hiện tại và tập trung chăm lo cho những người gần gũi và thân thương nhất của mình. Bà kể với tôi rằng hình ảnh đầu tiên lóe lên trong đầu bà sau khi tôi hỏi xong chính là một đám cưới sẽ diễn ra vào cuối tuần đó mà bà chẳng muốn bỏ lỡ tí nào.
Anh trai của Arthur sẽ kết hôn với cô bạn thân nhất của tôi,
bà nói. Chính bà đã se duyên cho họ trong buổi hẹn đầu tiên của hai người. Giờ chỉ còn hai ngày nữa là đến lễ thành hôn của họ, vào lúc 1 giờ chiều ngày Thứ Bảy tuần đó.
Đó là điều tuyệt diệu nhất mà tôi muốn nhìn thấy lúc này,
cụ Douglass nói. Dự kiến chồng bà sẽ là người trao nhẫn cho cặp đôi, còn bà sẽ là phù dâu. Bà nói mình sẵn sàng làm mọi thứ để được có mặt ở đó.
Mọi chuyện bỗng dưng trở nên rõ ràng như ban ngày. Liệu pháp hóa trị không những không thể cải thiện sức khỏe của bà được bao nhiêu, mà nó còn lấy đi của bà nhiều phần thời gian quý giá khi còn được sống trên đời. Giải pháp phẫu thuật cũng sẽ khiến bà không thể dự đám cưới được. Vì vậy, chúng tôi lên kế hoạch để làm sao giúp bà thực hiện được nguyện vọng. Trong những lần gặp sau đó, chúng tôi bàn luận và triển khai những việc cần làm từ đó cho đến ngày hôn lễ diễn ra.
Chúng tôi dùng một cây kim dài để hút ra một phần dịch lỏng màu trà từ khoang bụng của cụ Douglass nhằm giúp bà cảm thấy khỏe khoắn hơn trong một khoảng thời gian đủ lâu. Bà được cho uống thuốc chống nôn ói. Chúng tôi giúp bà uống nước đủ nhiều để cơ thể không bị mất nước trong suốt buổi lễ. Đến ba giờ chiều ngày Thứ Sáu, chúng tôi cho bà được về nhà, với lời căn dặn là bà không được uống bất kỳ loại chất lỏng nào đặc hơn nước ép táo, và phải quay trở lại gặp tôi sau khi hoàn tất buổi lễ.
Bà ấy đã không thể chiến thắng được bệnh tật. Ngay tối hôm đó, bà được tức tốc đưa trở lại bệnh viện. Trên đường đi, ngay việc chiếc ô-tô chạy nhanh, dằn và xóc cũng đủ khiến bà ói liên tục. Các cơn đau co thắt tái xuất và tấn công cơ thể bà. Bệnh tình của bà chỉ chuyển biến tồi tệ hơn khi về nhà.
Cả bác sĩ và thân nhân đều thống nhất rằng phẫu thuật chính là giải pháp tốt nhất lúc này, và chúng tôi sắp xếp cho bà được phẫu thuật ngay ngày hôm sau. Tôi sẽ tập trung vào việc phục hồi khả năng ăn uống của bà và đặt các ống thông dịch lỏng vào người bà. Sau đó, bà có thể tự mình quyết định nên hóa trị hay chọn dịch vụ chăm sóc cuối đời. Bà vẫn rất minh mẫn, nhớ rõ những mục tiêu của mình và biết mình muốn gì.
Ấy vậy mà cũng có lúc cụ Douglass hoài nghi. Sáng hôm sau, bà bỗng dưng yêu cầu tôi hủy ca phẫu thuật.

Tôi sợ,
bà nói. Bà e rằng mình không đủ can đảm đối mặt với ca phẫu thuật cũng như việc điều trị sắp tới. Bà mất ngủ cả đêm qua vì suy nghĩ về điều đó. Bà tưởng tượng ra những cơn đau khủng khiếp, mớ dây nhợ khó chịu trên người, hình ảnh thê thảm của mình khi bị mở thông ruột hổi, và vô vàn những điều khủng khiếp khác mà bà có thể hình dung.
Tôi không muốn mạo hiểm bác sĩ à!
bà nói với tôi.
Nhờ trò chuyện với nhau, tôi biết được rằng bà vẫn chưa đủ dũng cảm đối mặt với những nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra. Bà không biết phải nghĩ về chúng thế nào. Bà sợ phải chịu đựng đau đớn – nỗi sợ lớn nhất của bà. Mặc dù chúng tôi làm phẫu thuật để giúp bệnh tật của bà đỡ phần nguy hiểm, nhưng kỳ thực, nó có thực sự làm cho bà khỏe hơn, hay chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ?

Có,
tôi nói với bà. Phẫu thuật vẫn là một giải pháp khả dụng, giúp bà lấy lại khả năng ăn uống bình thường và kiểm soát cơ thể tốt hơn mỗi khi lên cơn nôn ói, nhưng rủi ro là nó có thể khiến bà thêm đau đớn hoặc để lại vài di chứng khác mà chẳng cải thiện sức khỏe của bà được bao nhiêu. Theo ước lượng của tôi, ca mổ này có 75 phần trăm khả năng thành công và giúp bà sống khỏe hơn sau đó, còn lại 25 phần trăm là nguy cơ thất bại, tức khiến bệnh tình của bà thêm tồi tệ.
Thế thì đâu mới là điều đúng mà cụ Douglass nên làm? Và tại sao sự lựa chọn lại khắc nghiệt đến thế? Tôi nhận ra rằng việc lựa chọn sinh tử này phức tạp và khó khăn hơn mọi sự tính toán rủi ro. Bởi làm sao mà bạn có thể cân đo đong đếm lợi hại giữa tình trạng nôn ói thuyên giảm, hồi phục khả năng ăn uống với những nguy cơ đau đớn, nhiễm trùng, hoặc phải sống phần đời còn lại của mình với một chiếc túi đựng chất thải lủng lẳng trên bụng?
Bộ não của chúng ta cho phép chúng ta trải nghiệm những thời khắc khó khăn như thế theo hai cách - thứ nhất là chúng ta tiếp nhận trải nghiệm đó như thế nào ngay tại khoảnh khắc đó, và sau đó, chúng ta nhìn nhận lại nó ra sao khi thời khắc đã qua. Nhà khoa học đạt giải Nobel Daniel Kahneman đã chứng minh được quy trình tư duy đó của con người thông qua một loạt các thí nghiệm được tiết lộ trong tác phẩm Tư Duy Nhanh và Chậm
- cuốn sách đáng để đời của ông. Một thí nghiệm quan trọng của ông được nhắc đến trong cuốn sách như sau: Kahneman cùng với nhà vật lý học Donald Redelmeier đến từ Đại học Toronto đã khảo sát 287 bệnh nhân đang được tiến hành nội soi ruột già và sỏi thận trong trạng thái tỉnh. Hai nhà nghiên cứu đưa cho mỗi bệnh nhân một thiết bị cho phép họ đánh giá cơn đau đớn mà họ đang trải qua với tần suất mỗi phút một lần, trên thang điểm từ một (không đau) đến mười (đau không thể tả) - một hệ thống cho phép đối tượng nghiên cứu được chấm điểm những trải nghiệm đau đớn của mình theo từng khoảnh khắc. Đến cuối cuộc thí nghiệm, các bệnh nhân được yêu cầu chấm điểm toàn bộ trải nghiệm bị nội soi nội tạng dựa trên mức độ đau đớn mà họ vừa trải qua. Toàn bộ thủ tục nội soi kéo dài từ bốn phút đến một giờ đồng hồ tùy từng người. Kết quả cho thấy tất cả các bệnh nhân đều cảm thấy đau tại một khoảng thời gian nhất định trong suốt quá trình nội soi, với mức độ đau đớn từ thấp đến trung bình. Một phần ba số bệnh nhân nội soi ruột già và một phần tư số bệnh nhân làm các thủ tục khám sỏi thận chấm mười điểm ít nhất một lần trong suốt trải nghiệm của mình.
Nói đến đây, hẳn là hầu hết chúng ta đều sẽ đoán rằng số điểm tổng kết của toàn bộ trải nghiệm hẳn là sẽ xấp xỉ trung bình cộng của các con điểm dành cho những trải nghiệm nhỏ sáu mươi giây kia. Chúng ta thường cho rằng cơn đau kéo dài thì tệ hơn là cơn đau ngắn, rằng đau nhiều thì tệ hơn là đau ít. Nhưng những quan điểm mặc định này của chúng ta không hề trùng khớp với kết quả nghiên cứu trên 287 bệnh nhân kia. Điểm số cuối cùng của họ không hề phụ thuộc vào việc cơn đau kéo dài bao lâu. Thay vào đó, nhân tố hàng đầu quyết định số điểm đó chính là một quy luật mà Kahneman gọi là
Quy tắc Cao Trào-Kết Thúc
: một trải nghiệm đau đớn của con người được họ đánh giá chỉ dựa trên hai khoảnh khắc - khoảnh khắc đau nhất trong suốt quá trình, và khoảnh khắc cuối cùng mà họ trải qua để hoàn tất. Ngay cả các bác sĩ nội soi cho những người bệnh đó cũng có phương thức đánh giá tương tự đối với cơn đau mà họ gây ra cho bệnh nhân của mình, rằng họ đánh giá trải nghiệm đó dựa trên mức độ đau đớn mà người bệnh có thể phải chịu đựng khi họ mạnh tay nhất và mức độ đau đớn về phía cuối thủ tục, chứ không dựa trên toàn bộ từng khoảnh khắc nhỏ.
Cứ như thể mỗi con người có hai bản ngã khác nhau trong mình - một
cái tôi
có khả năng chịu đựng mọi trải nghiệm như nhau, và
cái tôi
còn lại có khả năng ghi nhớ và phán xét những trải nghiệm đó chỉ dựa trên hai điểm đơn lẻ của trải nghiệm: thời khắc khó khăn tệ hại nhất và thời khắc cuối cùng.
Cái tôi
ghi nhớ này luôn trung thành với Quy tắc Cao Trào-Kết Thúc kể cả khi trải nghiệm có một cái kết bất ổn hay dị thường. Chỉ cần vài phút cuối được thư thả và không phải đau đớn là đủ sức làm giảm điểm số đánh giá của người bệnh đối với mức độ đau đớn của toàn bộ thủ tục, bất chấp việc trước đó họ vừa phải trải qua hơn nửa giờ đau đớn khôn cùng.
Không tệ lắm,
họ nhận xét. Trong khi đó, một kết thúc tồi sẽ khiến bệnh nhân có ấn tượng xấu ngay và luôn, tăng điểm đánh giá một cách đột biến.
Đã có nhiều cuộc khảo sát trong nhiều bối cảnh khác nhau chứng minh Quy tắc Cao Trào-Kết Thúc và sự hờ hững của con người đối với thời gian đau đớn. Nghiên cứu cho thấy hiện tượng này cũng đúng với cách thức con người đánh giá những trải nghiệm vui vẻ đáng nhớ của bản thân. Người hâm mộ bóng đá đã quá quen với điều này: Bất kể đội bóng yêu thích của họ có chơi tốt và chơi đẹp đến đâu chăng nữa trong suốt trận đấu, chỉ cần họ sơ suất để thua ở phút cuối, toàn bộ trải nghiệm tuyệt vời sẽ bị sụp đổ. Ấy vậy mà kiểu nhận định này cũng tồn tại mâu thuẫn trong chính nó. Bản ngã thứ nhất của chúng ta - tức cái tôi trải nghiệm - vẫn cảm nhận được cả niềm vui lẫn nỗi buồn, nhưng cái tôi thứ hai đảm nhiệm chức năng ghi nhớ thì chẳng giữ lại một chút ký ức vui vẻ nào.
Khi mà hai bản ngã của chúng ta có những ý kiến và quan điểm khác nhau đến mức trái ngược như thế đối với cùng một trải nghiệm, vấn đề đau đầu nhức óc ở đây chính là: chúng ta nên lắng nghe cái tôi nào đây? Jewel Douglass đang bị giày vò ở điểm này, và ngay cả tôi - với tư cách là một bác sĩ có nhiệm vụ giúp đỡ bà ấy - cũng bị giằng xé tương tự. Liệu chúng tôi có nên nghe theo cái tôi ghi nhớ, rằng những gì mà bà ấy sắp phải trải nghiệm chỉ toàn đớn đau và bất hạnh? Hay chúng tôi nên nghe theo cái tôi trải nghiệm, rằng sự đau đớn không tệ hại lắm đầu, rằng làm phẫu thuật vẫn tốt hơn là không làm gì cả và về nhà, bởi biết đâu bà ấy có cơ may lấy lại được khả năng ăn uống bình thường thì sao?
Tóm lại, con người không nhìn nhận cuộc sống của mình như trung bình cộng của tất cả những trải nghiệm riêng lẻ - trừ những khi chúng ta ngủ, hầu hết chúng đều không có mấy ý nghĩa với chúng ta. Đối với con người, cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa là bởi nó là một câu chuyện - một câu chuyện có đầu có đuôi, có diễn biến đúng nghĩa, mà trong đó, những lúc gay cấn cao trào được quyết định bởi những sự kiện nổi bật, đáng nhớ hoặc không bình thường, những thời khắc mà có biến cố gì đó xảy ra. Việc đánh giá đời người chỉ bằng số lượng hoặc mức độ niềm vui và nỗi buồn theo từng phút hoàn toàn không bao hàm được tính chất kịch tính như một câu chuyện của nó - yếu tố căn bản làm nên cuộc sống ý nghĩa của con người. Một cuộc sống
chăn ấm nệm êm
hoàn hảo lại thường trống rỗng và vô nghĩa. Mỗi người chúng ta luôn có những mục đích cuộc đời hay sứ mệnh lớn lao hơn cả bản thân mình. Trong khi bản ngã thứ nhất của chúng ta chỉ làm đúng công việc trải nghiệm và tiếp thu đơn thuần theo từng khoảnh khắc, cái tôi ghi nhớ tập trung nhận diện những phút giây hạnh phúc tột cùng và những vực thẳm bất hạnh đớn đau nhất trong đời, giúp cho cuộc sống chúng ta diễn ra như một câu chuyện vẹn tròn và có kịch tính. Và sự hay dở của câu chuyện được quyết định trong những phút cuối, tức các mâu thuẫn sẽ được giải quyết như thế nào. Tại sao một cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt bỗng dưng mất vui chỉ vì vài phút sai lầm cuối trận dẫn đến bàn thua, trong khi toàn bộ trận đấu kéo dài gần ba giờ trước đó đã diễn ra hết sức hấp dẫn, hồi hộp và gay cấn? Đơn giản bởi vì một trận bóng đá cũng là một câu chuyện. Và với một câu chuyện, kết thúc rất quan trọng.
Đồng thời, chúng ta phải thừa nhận rằng cái tôi trải nghiệm cũng quan trọng không kém. Cao trào và kết thúc không phải là những thành phần duy nhất cần thiết của một câu chuyện hay đời người. Cũng chính vì xem trọng những khoảnh khắc thăng trầm kịch tính hơn sự hạnh phúc ổn định dài lâu, cái tôi ghi nhớ thường không mấy khôn ngoan sáng suốt trong việc ra quyết định.

Tâm trí chúng ta được thiết kế với một sự bất nhất trường tồn,
Kahneman quan sát và lưu ý.
Chúng ta có sự lưu tâm mạnh mẽ đối với thời gian kéo dài của những trải nghiệm vui sướng hoặc buồn đau. Chúng ta muốn vui thật nhiều và đau thật ít. Nhưng trí nhớ của chúng ta... đã được tiến hóa chỉ để phản ánh khoảnh khắc gay cấn hoặc dữ dội nhất của một trải nghiệm vui hay buồn, và những cảm nhận phát sinh khi trải nghiệm đó kết thúc. Một trí nhớ không có khả năng lưu ý đến thời gian kéo dài của trải nghiệm sẽ khiến chúng ta có cảm giác rằng niềm hạnh phúc kéo dài hay những niềm đau thoáng chốc cũng chẳng có gì khác nhau.

Một khi chúng ta nhận thức được rằng thời gian của mình là hữu hạn, để rồi chúng ta không biết phải làm thế nào để hoàn thành những mong mỏi của mình, chúng ta buộc phải đối mặt với sự thật rằng cả cái tôi trải nghiệm và cái tôi ghi nhớ đều quan trọng như nhau. Chúng ta không muốn đau nhiều, vui ít. Nhưng chúng ta vẫn có thể chấp nhận chịu đau suốt một khoảng thời gian dài nhất định để đổi lấy một niềm vui hay niềm hạnh phúc nào đó. Cao trào quan trọng, và kết thúc cũng quan trọng.
Cụ bà Jewel Douglass không chắc rằng mình có đủ dũng cảm đối diện với cuộc phẫu thuật cũng như những rủi ro đáng sợ theo sau nó, bao gồm các cơn đau đớn và nguy cơ bệnh tình trở nặng hơn.
Tôi không muốn mạo hiểm,
bà bảo tôi, và khi đó, tôi cũng nhận ra tâm ý của bà, rằng bà không muốn đánh một ván cược quá lớn liên quan đến phần kết của câu chuyện đời mình. Một mặt, bà vẫn còn quá nhiều điều muốn làm trong khi còn sống, kể cả khi đó là những chuyện rất nhỏ nhặt. Ngay trong tuần đó thôi, bà đã muốn đi nhà thờ, đến cửa hàng để mua sắm, làm bữa tối cho cả gia đình, xem truyền hình với Arthur, làm
tư vẫn viên miên phí
đưa ra lời khuyên cho cháu trai, và lên kế hoạch đám cưới cho mấy bà bạn thân. Chỉ cần làm được một phần mười những điều đó, chỉ cần bà được giải phóng khỏi khối u trong thời gian đủ lâu để được tận hưởng thêm nhiều hơn những trải nghiệm như thế với những người thân yêu, đau đớn cỡ nào bà cũng chịu. Nhưng mặt khác, bà lo sợ kết quả cuộc phẫu thuật sẽ là một cái gì đó còn thậm tệ hơn những gì bà đang trải qua: tắc ruột liên miên, sình bụng liên tục vì rò rỉ các chất dịch lỏng như thể vòi nước bị hỏng. Một tình thế gần như tiến thoái lưỡng nan với bà. Thế nhưng, tôi đã dành toàn bộ thời gian của buổi sáng Thứ Bảy để trò chuyện với bà trong phòng bệnh, với sự có mặt của gia đình và thân nhân của bà, và phòng mổ đã sẵn sàng dưới đó một tầng lầu, tôi nhận ra rằng cụ Douglass đã kể cho tôi nghe tất cả những gì tôi cần biết.
Tôi khuyên bà nên đồng ý phẫu thuật - và tôi sẽ thực hiện nó cho bà trên cơ sở những nguyện vọng và định hướng mà bà đã giãi bày: nỗ lực phẫu thuật sao cho bà có thể về nhà với gia đình thân yêu mà không phải mạo hiểm tình trạng sức khỏe hiện có. Trong ca phẫu thuật, tôi sẽ sử dụng một dụng cụ soi bụng nhỏ. Tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng. Và tôi đảm bảo với bà rằng mình chỉ tháo gỡ đoạn ruột bị tắc khi và chỉ khi tôi chắc chắn rằng mình có thể làm điều đó một cách dễ dàng và an toàn cho người bệnh. Còn nếu tình thế cho thấy việc đó quá khó khăn, rủi ro và nguy hiểm đối với sức khỏe của bà, tôi sẽ chuyển sang giải pháp đặt ống. Điều mà tôi sắp làm nghe có vẻ mâu thuẫn với nhiều dân chuyên môn: một ca phẫu thuật giảm đau - một ca mổ chỉ nhằm mục đích duy nhất là giúp cho bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn hơn ngay lập tức, bất chấp việc tiến hành nó có thể mạnh bạo và mạo hiểm cỡ nào.
Cụ Douglass vẫn im lặng, suy tư.
Con gái bà nắm tay bà.
Con nghĩ mẹ nên đồng ý đi ạ,
cô nói.

Được thôi,
cụ trả lời.
Nhưng không được mạo hiểm đấy nhé.


Tuyệt đối không mạo hiểm,
tôi khẳng định.
Khi bà đã hoàn toàn trôi vào trạng thái ngủ sâu do tác dụng của thuốc mê, tôi làm một đường rạch nhỏ khoảng nửa inch phía trên rốn của bà. Ngay lập tức từ vết rạch phun trào ra một mớ dịch lỏng có máu. Tôi cho ngón tay đã được đeo găng của mình vào trong vết rạch để tìm kiếm không gian trống nhằm chèn kính quang học. Nhưng một phần ruột của cụ Douglass đã bị khối u xâm lấn và trở nên đông cứng đã làm tắc nghẽn vị trí đó, thậm chí không có đủ chỗ để đặt máy quay nội soi vào đó. Tôi yêu cầu người bác sĩ nội trú cầm dao mổ để mở rộng vết rạch về phía trên cho đến khi đủ rộng để chèn một bàn tay vào trong. Ở phần đáy lỗ, tôi nhận thấy một đoạn ruột sưng to nhưng không bị tắc nghẽn - trông nó như một cái ống màu hồng bị bơm căng phồng. Tôi nhận thấy đây là một vị trí tốt để kéo da và thực hiện thủ thuật mở thông ruột hồi. Chỗ này vẫn còn bị vướng vào khối u, thế là chúng tôi nỗ lực tách nó ra gọn sạch; nhưng đến khi tiến hành, chúng tôi nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục làm điều này, chúng tôi sẽ lại tạo ra những lỗ hổng mà bản thân mình không có khả năng khâu lại hay phục hồi. Rò rỉ trong khoang bụng là một thảm họa. Thế là chúng tôi ngừng. Những mục tiêu mà cụ Douglass đề ra cho chúng tôi đã rõ. Không được mạo hiểm, chúng tôi thay đổi phương án, đặt vào khoang bụng của bà hai ống nhựa dài để thông dịch lỏng. Một trong hai ống được chúng tôi chèn trực tiếp vào bao tử để làm sạch bên trong nó; ống còn lại được đặt vào hốc mở của bụng để lưu thông dịch lỏng ngoài ruột của bà. Sau đó, chúng tôi đóng vết mổ, và ca phẫu thuật hoàn tất.
Tôi nói với gia đình cụ Douglass rằng chúng tôi đã không thể giúp bà ăn uống bình thường trở lại được, và khi bà tỉnh lại, tôi cũng trình bày sự thật với bà. Con gái bà khóc nức nở. Chồng bà cảm ơn chúng tôi vì đã cố gắng hết sức. Bà vẫn giữ tâm thái mạnh mẽ và bình tĩnh.

Tôi không phải loại người bị ám ảnh thái quá bởi đổ ăn thức uống đâu,
bà nói.
Các ống thông bên trong khoang bụng giúp bà bớt hẳn tình trạng đau co thắt và nôn ói -
đến 90 phẫn trăm,
bà bảo. Các y tá hướng dẫn cho bà cách sử dụng và đóng mở các ống mỗi khi bà cảm thấy khó chịu hoặc chật bụng. Chúng tôi nói bà rằng bà có thể uống các loại nước bình thường và ăn thức ăn nhẹ cho đỡ nhạt miệng. Ba ngày kể từ sau ca phẫu thuật, bà về nhà với dịch vụ chăm sóc cuối đời. Trước khi xuất viện, bà có đến gặp và nói lời chào tạm biệt với vị bác sĩ và người y tá chăm sóc cho bà ở khoa ung thư. Cụ Douglass hỏi họ rằng theo suy nghĩ của họ, bà có thể sống thêm được bao lâu nữa.

Cả hai người đó đều bật khóc,
bà kể lại với tôi.
Tôi cho rằng đó là một câu trả lời.

Vài ngày sau khi bà xuất viện, cả bà và gia đình có cho phép tôi đến tư gia thăm bà. Chính bà là người trả lời lúc tôi gọi cửa. Vì những cái ống gắn trên người mà bà phải mặc áo thụng để không bị vướng, và bà xin lỗi tôi vì ra chào với bộ dạng đó. Chúng tôi ngồi trò chuyện trong phòng khách, và tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe của bà.
Bà bảo mình vẫn ổn.
Tôi nghĩ tôi có thể cảm nhận được sự ra đi của mình... mỗi lúc một gần hơn,
nhưng bà cũng đã kịp gặp lại những ngươi thân và bạn bè lâu năm, và bà rất vui.
Đó là cuộc sống của tôi, và tôi thích thế.
Gia đình bà phải hạn chế các cuộc gặp gỡ vì sợ bà kiệt sức.
Bà nói tôi rằng bà không thích đống máy móc dây nhợ đang được cài vào người mình. Mấy cái ống chui ra từ rốn của bà khiến bà cảm thấy rất khó chịu và không thoải mái.
Tôi đã không thể ngờ rằng mình có thể sống thế này,
bà bảo. Nhưng đến lần đầu tiên bà ngộ ra cách sử dụng những cái ống để chống ói, Tôi nhìn những chiếc ống và bảo,
Cảm ơn tụi bây vì đã ở bên ta!

Bà uống thuốc Tylenol để giảm đau. Bà không thích các loại thuốc tê có thành phần ma túy, bởi lẽ chúng khiến bà buồn ngủ, lừ đừ và yếu ớt, không thể tươi tỉnh gặp gỡ mọi người được.
Mấy nhân viên chăm sóc cuối đời hẳn là muốn
phát khùng
với tôi, bởi lẽ có những lúc tôi cáu kỉnh đến mức la lên rằng, ‘Ta không muốn khổ sở thế này thêm một chút nào nữa. Đưa chúng cho ta
’ - với ý yêu cầu họ tiêm thuốc tê có chất ma túy cho bà.
Nhưng sự thực là ta chưa tệ đến mức đó đâu.

Chúng tôi chủ yếu trò chuyện vế những kỷ niệm quá khứ của bà, chủ yếu là những hối ức tươi đẹp. Bà đang cảm thấy rất thanh thản, lòng ngập tràn niềm tin vào Chúa. Sau buổi hôm đó, tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng, bởi chí ít là lần này, chúng tôi đã học được cách làm điều đúng. Có lẽ câu chuyện của cụ Douglass không có một kết thúc hoàn hảo như cụ từng hình dung và mong đợi, nhưng ít ra, nó vẫn là một kết thúc đẹp, khi mà bà vẫn được tận hưởng cuộc sống và làm được những điều ý nghĩa nhất với mình.
Hai tuần sau, cô con gái Susan của bà gửi tin nhắn cho tôi:
Mẹ đã qua đời vào sáng Thứ Sáu. Bà chìm vào giấc ngủ một cách lặng lẽ, rồi trút hơi thở cuối cùng. Trông bà bình yên và thanh thản lắm. Cha tôi ngồi một mình bên cạnh bà, trong khi tất cả chúng tôi ở trong phòng khách. Đây là một đoạn kết hoàn hảo, khi mà tất cả chúng tôi đều được ở bên nhau.

--- o0o ---
Tôi xin mạnh bạo đề xuất với bạn rằng, chúng ta hoàn toàn có thề làm chủ đoạn kết của cuộc đời mình. Chỉ là không nhiều người đã làm hoặc biết rằng mình có thể làm thế. Vật lý, sinh học và cả tai nạn, đều đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống chúng ta. Nhưng điều quan trọng là chúng ta vẫn luôn có quyền tự chủ. Dũng cảm là khả năng chúng ta dám nhìn nhận được cả hai
thực tế. Bát chấp sự khắc nghiệt của thời gian sẽ làm thu hẹp dẫn cuộc sống của mỗi người bao nhiêu chăng nữa, chúng ta vẫn luôn có thể và có quyền chủ động hành động và tự viết nên câu chuyện đời mình. Nhiều kết luận quan trọng có thề được rút ra và trở nên rõ như ban ngày một khi chúng ta hiểu được rằng: Thất bại đáng khinh nhất của ngành y chúng ta trong việc chăm sóc người bệnh và người cao tuổi chính là việc chúng ta
có mắt như mù,
không thể nhìn nhận bệnh nhân của mình như con người, có cảm xúc, những mối quan tâm và nguyện vọng vượt trên sự tồn tại và an toàn đơn thuần; rằng con người cảm thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa khi và chỉ khi họ được quyền tự viết nên câu chuyện đời mình; rằng chúng ta đã và đang có cơ hội tái cấu trúc các cơ quan công sở, văn hóa làm việc và những cuộc trò chuyện giao tiếp của mình với người bệnh theo hướng nhân văn hơn, giúp cho họ được sống những năm tháng cuối đời của mình một cách tuyệt vời và ý nghĩa nhất có thể.
Quả thật, bất chấp khả năng tự quyết và làm chủ cuộc sống của mỗi người, câu hỏi về việc sống đến mức độ nào thì được xem là đáng sống và ý nghĩa trong những năm tháng cuối đời cũng sẽ giúp con người dễ có thái độ tự nguyện và sẵn sàng hơn đối với sự ra đi của chính mình.
Trợ tử
(tự tử với sự giúp đỡ của người khác) đã và đang trở thành một thuật ngữ được công nhận, mặc dù những người cổ súy cho nó vẫn ưa chuộng cụm từ
quyền được chết
hơn. Tự bản thân nhiều người chúng ta đã ít nhiều thừa nhận vài hình thức tương tự của cái quyền kỳ lạ này, khi chúng ta cho phép người khác được khước từ việc ăn uống, uống thuốc và chữa bệnh, kể cả khi toàn bộ ngành y vẫn đang làm mọi cách để triệt tiêu nó. Chúng ta có thể giúp người bệnh chết nhanh hơn bằng cách rút ống thở hoặc các ống hỗ trợ việc ăn uống của họ. Sau một thời gian dài chống đối, giới bác sĩ tim mạch ngày nay đã phải thừa nhận rằng bệnh nhân có quyền yêu cầu họ rút máy trợ tim nếu muốn. Chúng ta thậm chí cho phép việc sử dụng thuốc giảm đau và ma túy để giúp bệnh nhân bớt đau và dễ chịu hơn, mặc dù chúng ta thừa biết rằng những thứ này sẽ giúp họ tiến đến cái chết mau chóng hơn. Những người ủng hộ đề xướng này đã và đang đấu tranh giành quyền lợi cho những bệnh nhân mác bệnh hiểm nghèo - ràng những người này có quyền yêu cáu bác sĩ kê đơn cho họ những toa thuốc giúp họ rút ngắn thời gian đến cái chết thay vì thuốc chữa bệnh. Chúng ta đang phải đấu tranh với những khó khăn đến từ việc xác định rõ ràng và duy trì lằn ranh triết học rạch ròi giữa việc cho con người cái quyền được chấm dứt các quy trình nhân tạo dược tác động từ bên ngoài có chức năng kéo dài sự sống của họ, và quyền được chấm dứt những quy trình tự nhiên và phát xuất từ bên trong với chức năng tương tự.
Kỳ thực, bản chất của cuộc tranh cãi này xoay quanh những sai lầm mà chúng ta sợ hãi nhất - sai lầm vì kéo dài sự sống đau khổ, hoặc sai lầm vì lỡ tay kết thúc quá sớm những cuộc đời đáng sống? Chúng ta ngăn chặn hành vi tự tử của những người khỏe mạnh bởi lẽ chúng ta cho rằng những sự đau khổ tuyệt vọng mà họ đang trải qua chỉ là tạm thời. Chúng ta tin rằng, bằng những cách thức can thiệp như thế, cái tôi ghi nhớ của những người đó rồi sẽ nhìn nhận sự việc tuyệt vọng theo cách khác đi so với cái tôi trải nghiệm của họ - và do vậy, số người tái tự tử sau khi được cứu có tỉ lệ cực thấp, còn lại phần lớn đều cảm ơn ân nhân và cảm thấy vui khi mình vẫn còn sống. Nhưng những người mắc bệnh nan y hiểm nghèo thì khác: nỗi đau của họ là thật, và nó chỉ càng bồi tụ và gia tăng theo thời gian, và chỉ có những kẻ máu lạnh sắt đá thì mới không cảm nhận được điều đó.
Tương tự, chính bản thân tôi cũng lo sợ những hậu quả có thể xảy ra một khi chúng ta nới rộng quyền hạn của ngành y đến các vấn đề nhạy cảm như hỗ trợ con người ta sớm đạt đến cái chết. Người ta không những sẽ lạm dụng thứ quyền lực đó, mà điều tôi sợ nhất chính là chúng ta – bao gồm cả tôi - sẽ phụ thuộc vào nó. Những người ủng hộ nó yêu cầu chính quyền phải quy định chặt chẽ từng trường hợp áp dụng để tránh mọi sự nhầm lẫn cũng như nguy cơ sử dụng sai mục đích. Ở những vùng lãnh thổ mà bác sĩ được phép kê những toa thuốc giúp cho bệnh nhân được hưởng
cái chết êm ái
(an tử) - như các nước Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, hoặc các bang như Oregon, Washington, và Vermont ở Mỹ, các bác sĩ đó được phép làm thế khi và chỉ khi bệnh nhân của họ là những người mắc bệnh nan y chịu quá nhiều đau đớn, liên tục yêu cầu được chết, những bệnh nhân đã được chứng nhận là không được tự ý hành động do trầm cảm hoặc mắc phải các chứng rối loạn tâm lý, và những người bệnh có một bác sĩ châm sóc thứ hai - và người này cũng nhất trí rằng người bệnh đó có đủ điều kiện để chọn cái chết. Mặc dầu vậy, cách thức quyền lực đó được sử dụng như thế nào lại được quyết định nhiều bởi vân hóa. Chẳng hạn như ở Hà Lan, hệ thống cho phép quyền được chết này đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ và không bị ai chống đối cả, thậm chí nó càng lúc càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy: Năm 2012, cứ ba mươi lăm người dân Hà Lan thì có một người sử dụng quyền án tử để kết thúc cuộc sống của mình - một con số chẳng có gì đáng tự hào với một quốc gia văn minh như Hà Lan. Nó thậm chí là một con số thất bại. Suy cho cùng, mục đích tối thượng của mọi người chúng ta không phải là một cái chết đẹp, mà là một cuộc sống hạnh phúc vẹn tròn đến tận phút cuối. Người Hà Lan lại không nhanh nhạy bằng nhiều quốc gia khác trong việc phát triển các chương trình chăm sóc giảm nhẹ và xoa dịu nỗi đau để hoàn thiện hệ thống hiện có của mình. Có lẽ, một lý do quan trọng là bởi họ cho rằng hệ thống cho phép người dân có quyền được chết biểu thị và cũng cố niềm tin rằng việc xoa dịu đau đớn và duy trì cuộc sống bằng những phương tiện và cách thức nhân tạo là một việc làm vô nghĩa, nhất là khi con người ta đã bị giày vò quá nhiều bởi bệnh tật hiểm nghèo và sự tàn phế.
Thực tế là trong nhiều trường hợp, việc phải chịu đựng đau đớn trước khi chết là điều khó tránh khỏi, và có những khi đó là những nỗi đau tột cùng đến mức sức người không thể vượt qua, nên việc giúp con người có dược một cái chết êm ái cũng là cần thiết. Nếu được trao cơ hội, tôi sẵn sàng ủng hộ những quy định hoặc bộ luật cho phép người dân có quyền yêu cầu bác sĩ kê toa để được chết. Kỳ thực, khoảng nửa số người có yêu cầu đó thậm chí chẳng cần đến đơn thuốc. Quy định chỉ nhằm mục đích giúp họ bảo đảm rằng mình có quyển đó trong tay, và được phép sử dụng khi cần. Nhưng chúng ta cũng sẽ vô tình làm băng hoại xã hội nếu để mặc cho cái quyền đó làm trì trệ công cuộc cải thiện sức khỏe và cuộc sống con người. Trợ sinh thì khó thực hiện hơn nhiều so với trợ tử, nhưng những hy vọng và tiềm năng tốt dẹp mà trợ sinh mang lại cho con người thì vô biên.
Thật tình là khi bạn đang phải chịu dựng đau đớn khôn cùng, bạn khó lòng đủ tỉnh táo để nhận ra những điều mà nãy giờ chúng ta bàn luận. Một ngày nọ, tôi nhận được một cuộc gọi từ chồng của Peg Bachelder, cô giáo dạy piano cho cô con gái Hunter của tôi.
Peg nhập viện rồi,
Martin bảo.
Tôi dược biết là sức khỏe của cô Peg vốn đã không ổn. Trước đó hai năm rưỡi, bà bỗng dưng bị đau ở hông bên phải. Người ta chần đoán nhầm là bà bị viêm khớp, để rồi suốt một năm trời cứ thế mà chữa. Khi mà cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng của bà, một tay lang băm nào đó còn yêu cầu bà đi khám bác sĩ tâm thần và nhờ họ hướng dẫn cho bà
nghệ thuật quên đi cơn đau.
Nhưng đến khi bà vào bệnh viện lớn để chụp phim, kết quả cho thấy đó là một bướu thịt sarcoma đã lớn gần mười ba phân - một loại ung thư mô mềm hiếm gặp - đã và đang xâm lấn khung xương chậu của bà và tạo ra một cục máu lớn trong chân bà. Quá trình điều trị bao gồm hóa trị, xạ trị, và phẫu thuật cắt bỏ một phẫn ba khung chậu của bà và thay thế bằng kim loại. Đó là một năm trời
địa ngục
đối với cô giáo Peg. Bà phải nằm viện suốt nhiều tháng liền với những triệu chứng bất ổn liên miên. Bình thường, bà có cuộc sống rất năng động: chạy xe đạp, tập yoga, cùng chồng đi dạo với chú cún thuộc giống chó chăn cừu Shetland, chơi đàn dương cầm và dạy đàn cho các học trò thân yêu. Từ khi mắc bệnh, bà phải từ bỏ hoàn toàn cuộc sống đó.
Tuy nhiên, cuối cùng cô Peg cũng vượt qua được bệnh tật và quay trở lại với công việc dạy học. Bà phải chống nạng để đi lại - nạng Canada, loại nạng có vòng tay để giúp người sử dụng cố định cánh tay và giữ thăng bằng tốt hơn trong khi chống nạng. Nhờ đó mà bà nhanh chóng lấy lại nhịp sống bình thường và phong độ làm việc để hoàn thành tốt vai trò của một cô giáo. Peg đã sáu mươi hai tuổi, dáng người cao ráo, mắt bà đeo cặp kính đen dày và tròn, đầu búi tóc nâu vàng, và một điệu bộ dịu dàng thanh thoát khiến cô được rất nhiêu học trò yêu mến. Mỗi khi con gái tôi gặp khó khăn trong việc đánh một đoạn nhạc phức tạp hay một kỹ thuật đàn nào đó, cô Peg không bao giờ tỏ ra nóng vội. Bà kiên nhẫn để cho cô bé làm lại, thử cách này cách kia, cho đến khi Hunter làm được, bà khen ngợi cô bé bằng thật nhiều những lời nói ngọt ngào và một cái ôm thắm thiết.
Tùy vậy, sau một năm rưỡi kể từ khi hồi phục, cô giáo Peg được chẩn đoán mang một khối u ác tính khác có biểu hiện giống bệnh bạch cầu phát sinh từ quá trình điều trị ung thư mô. Bà phải làm hóa trị trở lại, nhưng vẫn cố gắng duy trì công việc dạy học. Cứ sau vài tuần, bà lại phải xếp thời khóa biểu mới cho Hunter, và chúng tôi phải giải thích hoàn cảnh của Peg với cô bé mới mười ba tuổi. Nhưng bà luôn biết cách lạc quan và tiếp tục công việc một cách bình thường.
Đề rồi sau đó hai tuần, bà hoãn các bài học. Đó là khi tôi nhận được cuộc điện thoại của Martin. Ồng gọi cho tôi từ bệnh viện. Bà đã nhập viện được vài ngày. Ông cầm điện thoại chuyển qua chế độ loa speaker để bà có thể nói chuyện với tôi. Giọng bà nghe rất yếu - với những khoảng ngắt quãng rất lâu giữa từng lời nói, nhưng bà vẫn kể được rất rõ sự tình. Theo như bà nói, việc điều trị bệnh bạch cầu đã chấm dứt vài tuần trước. Hiện giờ bà đang bị sốt cao và mắc bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch suy yếu. Các hình chụp y khoa cũng cho thấy bướu ung thư mô đã trở lại xâm lấn hông và gan của bà. Khối ung thư tái phát này đã khiến cho hông của Peg bị đau nặng và tê liệt, đồng thời khiến bà mất cảm giác ở đây. Điều này khiến bà quyết định nhập viện, bởi bà chẳng biết làm gì khác.

Các bác sĩ có nói gì về việc họ sẽ làm được gì cho cô không?
tôi hỏi.

Chẳng có gì,
cô Peg trả lời. Trông bà thẫn thờ và gắn như tuyệt vọng. Các bác sĩ đã cho bà truyền máu, uống thuốc giảm đau và tiêm steroid để hạn chế các cơn sốt do khối u gây ra. Họ không làm hóa trị cho bà nữa.
Tôi hỏi cô Peg rằng bà đả hiểu được gì về bệnh tình của mình.
Bà nói rằng bà biết mình sắp chết. Các bác sĩ bảo rằng họ không thể làm được gì hơn cho bà - bà kể với giọng nói đượm chút giận dữ.
Tôi hỏi bà về những tâm nguyện hay mục tiêu cuộc đời mà bà muốn thực hiện, bà bảo bà chẳng thấy điều gì khả thi trong tình trạng này nữa. Khi tôi hỏi bà sợ nhất điều gì cho tương lai, bà trả lời như thể cấu kinh: sợ phải tiếp tục chịu đau đớn, mất khả năng làm chủ cơ thể và xấu hổ vì điều đó, sợ phải
dính chặt
với chiếc giường bệnh viện đến hết đời. Bà trả lời với giọng nấc nghẹn. Cô Peg đã nằm đó suốt mấy ngày liền, mà bệnh tình thì mỗi lúc một xấu đi, và bà sợ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Tôi hỏi rằng các bác sĩ ở đó đã nói cho bà nghe về dịch vụ chăm sóc cuối đời hay chưa. Bà bảo họ có nói, nhưng bà chẳng thấy ích lợi gì trong đó.
Nhiều người trong hoàn cảnh của cô giáo Peg hẳn là sẽ yêu cầu quyền được chết một cách tự trọng một khi được gợi ý, bởi lẽ đó là phương án duy nhất dễ mường tượng của họ, khi mà mọi sự lựa chọn khác đều có vẻ mơ hổ hoặc không mang lại ích lợi. Martin và tôi thuyết phục bà thử phương án chăm sóc cuối đời. Tôi lập luận rằng ít ra bà sẽ được vẽ nhà, và từ đó nó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn những gì bà đang nghĩ. Tôi giải thích với bà rằng về mặt lý thuyết, mục tiêu của chăm sóc cuối đời là giúp cho người bệnh vẫn được tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái và trọn vẹn nhất có thể bất chấp bệnh tật hay hoàn cảnh. Tôi cũng không quên nhắc cô Peg rằng cũng đã lâu rồi kể từ khi mắc bệnh, cô không còn được sống những ngày tháng năng nổ sôi động đúng với tính cách và sở thích của mình.

Đúng là vậy, lâu lắm rỗi,
cô giáo thở dài.
Tôi đáp rằng đó là một cuộc sống đáng để bà hy vọng - dù chỉ một ngày.
Trong vòng bốn mươi tám tiếng sau đó, bà xuất viện và về nhà sau khi đã đăng ký dịch vụ chăm sóc cuối đời. Chúng tôi nói thật với Hunter rằng cô Peg sẽ không thể dạy đàn cho cô bé được nữa, vì bà sắp chết. Con gái tôi đã bị sốc. Nó rất ngưỡng mộ và quý cô Peg. Con bé bảo muốn gặp lại cô giáo lần cuối. Tôi đành phải trả lời rằng giờ chưa phải lúc.
Vài ngày sau đó, chúng tôi nhận được một cuộc gọi đầy bất ngờ. Là cô Peg. Bà bảo rằng nếu Hunter vẫn còn thích học đàn với bà, bà sẽ tiếp tục dạy. Nếu cô bé không thích cũng không sao, bà có thể hiểu. Bà không biết rằng mình có thể dạy được bao nhiêu buổi nữa, nhưng bà vẫn muốn làm.
Dịch vụ chăm sóc cuối đời đã giúp cô giáo Peg quay trở lại công việc dạy học bà yêu thích - một kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của chính bà lẫn tôi. Khi Deborah - nữ y tá được giao nhiệm vụ chăm sóc cuối đời cho cô Peg - đến nhà bà, hai người họ bắt đầu trò chuyện về những mối quan tâm lớn nhất của bà trong cuộc sống, và rằng những ngày tháng được sống thoải mái và không phải chịu đau đớn sắp tới sẽ giúp gì được cho bà. Họ cùng nhau phân tích mọi vấn đề để tìm ra giải pháp.
Ban đầu, cô Peg chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để xoay xở những sinh hoạt hằng ngày trong tình trạng bệnh tật như thế này. Đội ngủ chăm sóc cuối đời làm ngay một chiếc giường chuẩn bệnh viện đặt ở tầng trệt để bà không phải vật lộn với việc leo cầu thang lên phòng ngủ. Họ đặt một chiếc tủ y tế lưu động bên cạnh giường. Họ cắt cừ người giúp bà tắm rửa và thay quần áo. Họ kê toa cho bà morphine, gabapentin, và oxycodone để giảm đau, và bà cũng được cho uống methylphenidate để làm giảm thiểu triệu chứng mệt mỏi lờ đờ do các loại thuốc kia mang lại.
Những nỗi lo sợ của bà chợt biến mất khi những khó khăn nhỏ nhặt hàng ngày đã được khắc phục. Từ đó, bà nhìn ra được nhiều điều quan trọng với mình hơn.
Bà ấy bắt đầu tập trung vào những việc chính,
Martin kể tôi nghe về sau.
Bà ấy nhận thức rõ ràng về việc mình muốn được sống những ngày cuối đời của mình như thế nào. Bà muốn ở nhà bên gia đình, và tiếp tục công việc dạy học.

Việc lên kế hoạch các bài tập cho học trò đòi hỏi tinh thần làm việc cẩn thận và chuyên môn cao. Deborah hướng dẫn cho bà cách tự điều chỉnh liều lượng thuốc mình đang sử dụng.
Trước mỗi buổi dạy học, bà phải bổ sung morphine. Mục đích là để bà ấy có thể làm việc thoải mái và hiệu quả xuyên suốt buổi học mà không bị rơi vào trạng thái lờ đờ loạng choạng,
Martin nhớ lại.
Mặc dầu vậy, Martin cũng không quên bảo rằng,
Kể từ ngày trở lại lớp học, trông bà ấy tươi vui và tràn đầy sức sống hẳn.
Cô Peg không có con; cô xem học trò như con mình. Và bà vẫn còn vài điều muốn nói với các học trò trước khi ra đi.
Peg muốn có thể tự mình nói lời tạm biệt với người thân bè bạn, và khuyên nhủ các em học trò trước khi lâm chung. Những việc này quan trọng với bà ấy lắm!

Bà sống được sáu tuần trọn vẹn kể từ khi chọn dịch vụ chăm sóc cuối đời. Hunter được học đàn với bà thêm bốn buổi, và được tham gia hai buổi cuối cùng - những buổi biểu diễn âm nhạc đoàn tụ đong đầy cảm xúc. Một buổi dành cho các học trò hiện tại của Peg, phần lớn là học sinh tiểu học; buổi còn lại gồm các cựu học viên đến từ khắp nơi trên đất nước. Tụ họp nhau trong phòng khách nhà cô Peg, các học trò say sưa chơi những giai điệu bát hủ của Brahms, Dvorak, Chopin và Beethoven trước người cô mà họ kính yêu và ngưỡng mộ.
Xã hội công nghệ hiện đại ngày nay càng lúc càng làm phai nhạt đi một thứ quý giá mà các học giả gọi là
chức phận bị lãng quên
cũng như tầm quan trọng của nó đối với con người, nhất là khi họ sắp gần đất xa trời. Con người luôn có nhu cầu được sẻ chia những ký ức, kỷ niệm, truyền thụ tri thức, lưu giữ kỷ vật, hòa mình vào những mối quan hệ, gầy dựng di sản, sống hài hòa với tự nhiên, và đảm bảo rằng cái tốt cái thiện sẽ luôn vững mạnh, rằng
qua cơn bĩ cực đến hồi thới lai.
Họ muốn được kết thúc câu chuyện đời mình theo cách của mình. Theo nhiều học giả đã nghiên cứu và quan sát, đó là một trong những chức phận quan trọng bậc nhất của đời người, đói với cả những người sắp chết lẫn những kẻ bị bỏ lại hay
thấp cổ bé họng.
Nếu quả thật như vậy, việc nhiều người ngày nay chỉ biết chạy theo đám đông, từ chối chức phận đó và chấp nhận cuộc sống trì trệ và hờ hững, rói sẽ khiến bản thân họ mãi mãi bị giày vò bởi sự hối tiếc và hổ nhục đến nghìn thu. Hết lần này đến lần khác, ngành y chúng ta đã và đang khoét sâu những vết thương đau đớn khôn cùng cho người bệnh vào thời khắc cuối đời của họ để rồi sau đó, chúng ta đứng đó tuy
giương đôi mắt ếch
nhưng lại vờ như không thấy những gì mình vừa gây ra.
Cô giáo Peg đã cố gắng hoàn tất chức phận của mình đến phút cuối cùng. Bà đã làm tốt việc đó cho đến thời điểm ba ngày trước khi qua đời - khi bà bất ngờ rơi vào tình trạng hôn mê và chỉ có thể nằm một chỗ.
Ký ức khó quên của tôi về Peg là những phút cuối cùng của bà bên cạnh ‘các con
- những học trò thân yêu. Bà yêu cầu mỗi em bước lên phía trước để bà tặng một món quà riêng cho từng người rồi nói vài lời. Đến lượt Hunter, Peg tặng cho cô bé một quyển sách về âm nhạc, rồi vòng tay ôm choàng cô bé.

Con là một đứa trẻ đặc biệt,
bà thì thầm vào tai cô bé. Đó là điều mà bà muốn mọi học trò của mình đều phải nhớ.
--- o0o ---
Rồi cũng đến lúc câu chuyện cuộc đời của cha tôi phải đến hồi kết. Tôi từng cho rằng mình đã có đủ chuyên môn, sự già đời và trải nghiệm để chuẩn bị cho những chuyện như thế, nhưng đến khi chuyện xảy ra, tôi mới ngộ ra rằng chúng tôi chẳng biết làm gì cả. Kể từ khi cha tôi bắt đẩu sử dụng dịch vụ chăm sóc cuối đời hồi đầu năm, tình trạng sức khỏe của ông dù không thể trọn vẹn như xưa, nhưng đã đạt đến mức kiểm soát được. Với sự chăm sóc của mẹ tôi cùng những y tá và nhân viên chăm sóc mà bà đã chọn lựa và sắp xếp, cộng với ý chí kiên cường của mình, cha tôi đã và đang được sống những tháng ngày thoải mái tươi vui.
Hiển nhiên là với bệnh tình hiện tại của ông, những đau đớn và cảm giác tủi hổ giờ là vài phần không thể thiếu trong một ngày điển hình của cha tôi. Ồng cần phải được bơm thụt ruột mỗi ngày. Ngày nào giường bệnh của ông cũng bẩn. Các loại thuốc giảm đau khiến ông liên tục cảm thấy
chóng mặt
,
mờ mờ ảo ảo
,
nặng đầu
,... và ông rất ghét những lúc như vậy. Ồng không muốn dùng thuốc mê; ông muốn mình tươi tỉnh để được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Tuy vậy, sự thật có khắc nghiệt đến mấy cũng vẫn là sự thật: Các cơn đau của ông mỗi lúc một tệ hơn. Chỉ cần ông nới lỏng liều lượng thuốc giảm đau một chút, hậu quả là cơ thể ông bị một loạt những cơn đau tấn công: những cơn nhức đầu đau như búa bổ, những chỗ đau nhức nhói như bị dao đâm chạy lên chạy xuống vùng lưng và cổ của ông. Những lúc đỉnh điểm, đau là tất cả những gì cha tôi còn cảm nhận được. Ông liên tục
cày xới
đống thuốc giảm đau, cỗ gắng tìm ra cách két hợp nào có thể giúp ông hết đau và không còn chếnh choáng nữa - ông muốn được sống bình thường, muốn lấy lại cái cơ thể cường tráng khỏe mạnh mà mình từng có trước khi bệnh tật chạm ngõ. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực tự bốc thuốc cho mình của ông, giấc mơ được sống bình thường vẫn chỉ là giấc mơ.
Tuy nhiên, những điều tốt lành vẫn luôn có chỗ đứng bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt. Suốt đầu năm cho đến khi hè về, cha tôi được tham gia nhiều bữa tiệc tối cùng gia đình và bạn bè với tư cách là người chù trì đầu bàn. Ông lên kế hoạch xây công trình mới cho ngôi trường ở Ấn Độ. Bất chấp những khó khăn trong việc điều khiển đôi bàn tay đã yếu đi nhiều vì bệnh tật, ông đánh máy và gửi hơn chục e-mail mỗi ngày cho các thành viên trong gia đình và người quen. Mẹ cùng cha xem phim mỗi tối và cùng ông chúc mừng tay vợt nam nổi tiếng Novak Djokovic vượt qua hai tuần cam go của giải Wimbledon. Em gái tôi giới thiệu bạn trai mới cho cả nhà cùng làm quen, một chàng trai tử tế mà em ấy cho là
nửa kia đích thực
của đời mình - và quả thật là họ cưới nhau về sau. Cha tôi vui mừng khôn xiết cho con gái mình. Cứ mỗi ngày đến và đi, ông đều tìm thấy những khoảnh khắc dù nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa để vui sống. Vài tuần, rồi vài tháng trôi qua, cha tôi vẫn sống lạc quan năng động như thể ông sẽ còn sống được rất lâu.
Nhưng rồi chuyện gì đến vẫn phải đến. Những khi hồi tưởng lại, tôi mới sực nhớ đến nhiều dấu hiệu cho thấy cha đã có thể ra đi bất kỳ lúc nào. Ông liên tục sụt cân. Liều lượng thuốc giảm đau ông sử dụng càng lúc càng tăng. Suốt những ngày đầu tháng Tám, tôi nhận được từ cha một loạt những e-mail khó đọc chẳng hạn như
Dear Atuli whohirnd li9ke Sude.
Bức e-mail cuối cùng là:
Atul thân yêu

ta xin lỗi con vì bức thư viết lộn xộn. ta thấy không khỏe.
-Yêu con nhiều

Cha của con-

Trên điện thoại, cha tôi nói chuyện rất chậm, với nhiều quãng nghỉ dài giữa các câu. Ông kể rằng ông thường xuyên lẩn thẩn và không thể giao tiếp suôn sẻ được như xưa. Ông bảo rằng chính ông không hiểu nổi những e-mail mình viết, mặc dù lúc mới viết chúng ông vẫn cảm thấy rất bình thường. Thế giới của cha tôi càng lúc càng hẹp... hẹp dần.
Rồi đến Thứ Bảy ngày 6 tháng Tám, vào lúc 8 giờ sáng, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi trong tình trạng hoảng hốt sợ hãi.
Cha con không chịu dậy,
bà nói. Cha tôi vẫn thở, nhưng mẹ không thể đánh thức ông. Chúng tôi đoán chuyện này có thể là do tác dụng của thuốc giảm đau. Theo lời kể của mẹ, vào buổi tối trước đó, cha tôi nằng nặc đòi uống trọn một viên buprenorphine, một loại thuốc giảm đau có chất ma túy, thay vì nửa viên như bình thường. Mẹ tôi đã ngăn cản ông và hai người cãi nhau, cha tôi nổi nóng, ông bảo ông không muốn phải chịu đau đớn thêm chút nào nữa. Để rối sáng hôm sau, ông không tình dậy được nữa. Vốn là bác sĩ, mẹ tôi kiểm tra đồng tử mắt của ông và phát hiện chúng có dấu hiệu của tình trạng dùng ma túy quá liều. Chúng tôi quyết định chờ đợi thuốc vơi dần tác dụng trong cơ thể cha tôi.
Ba tiếng sau, mẹ lại điện cho tôi. Bà đã gọi xe cứu thương thay vì trung tâm chăm sóc cuối đời.
Ông ấy tím tái Atul à.
Lúc đó bà đang ở phòng cấp cứu của bệnh viện nơi cha tôi được đưa đến.
Huyết áp năm mươi. Ổng vẫn không chịu hồi tỉnh. Lượng ô-xy trong cơ thể rất thấp.
Các bác sĩ tiêm cho ông chất naloxone, một loại thuốc có khả năng đảo nghịch tác dụng của ma túy; nếu quả thật cha tôi hôn mê do dùng ma túy quá liều, loại thuốc đó sẽ giúp ông hồi tỉnh nhanh thôi. Nhưng ông vẫn cứ nằm đấy, không tỉnh giấc. Một tấm hình chụp X-quang cho thấy dấu hiệu viêm phổi ở phổi phải. Đội ngũ bác sĩ đeo mặt nạ thở ô-xy cho ông với một trăm phần trăm khí ô-xy, kháng sinh và chất lưu. Bất chấp nỗ lực đó, mức ô-xy trong cơ thể ông vẫn không thể vượt quá 70 phần trăm - tỉ lệ ô-xy đủ để tồn tại. Giờ thì các bác sĩ ở đó hỏi mẹ tôi về việc có nên luồn ống vào người cha tôi, làm các thao tác hỗ trợ huyết áp cho ông và chuyển ông vào phòng chăm sóc đặc biệt hay không. Bà chẳng biết phải làm gì lúc đó.
Khi một người đứng trước ngưỡng cửa của cái chết, rối sẽ đến lúc việc đảm đương những quyết định và trách nhiệm sinh tử bỗng dưng đè nặng lên vai một người khác. May thay, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho chuyện đó. Chúng tôi đã trải qua những cuộc trò chuyện khó khăn. Cha tôi đã nói cho chúng tôi biết rằng ông muốn phần kết câu chuyện đời mình sẽ được viết như thế nào. Ồng không muốn đau đớn, cũng không muốn bị người ta luôn dây nhợ vào người, ông muốn được ở nhà bên những người ông yêu thương.
Nhưng có vẻ như sự đưa đẩy của số phận không bao giờ chịu tuân theo một kế hoạch yên ổn mà người ta đã vạch sẵn, và điều này khiến cho kẻ chịu trận hoang mang khủng hoảng. Chỉ mới một ngày trước đó, cha tôi vẫn còn lạc quan vui khỏe đến mức mọi người tưởng rằng ông sẽ còn sống được rất lâu nữa, nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Nhưng giờ, mẹ tôi phải đối mặt với thực tế phủ phàng rằng khoảng thời gian còn lại của cha có thể chỉ còn được tính bằng giờ! Mẹ tôi tan nát trái tim khi tiếp nhận tin dữ, nhưng sau khi chúng tôi ngồi lại trò chuyện với nhau, bà nhận ra rằng trước mắt mình là con đường mà chúng tôi đã khước từ ngay từ đẩu, rằng việc sống những giờ phút cuối đời trong phòng chăm sóc đặc biệt hoàn toàn xa vời với tâm nguyện của cha tôi. Cuộc đời mỗi người kết thúc ra sao, điều này không chi quan trọng với bản thân mỗi người, mà có lẽ, nó cũng quan trọng - thậm chí là rất quan trọng - với những người thân bị bỏ lại. Mẹ tôi quyết định yêu cầu các bác sĩ ở đó không được luồn ống vào người cha tôi. Tôi gọi cho em gái ngay khi em ấy đang lên tàu điện trên đường đến công sở. Em tôi cùng sững sờ và chưa sẵn sàng đón nhận tin dữ.

Làm sao có thể thế được?
em tôi hỏi.
Có thật là cha không còn có thể tỉnh táo và vui vẻ cùng chúng ta như ngày hôm qua?


Khó lắm," tôi bảo. Đây cũng là lẽ thường tình ở gần như mọi gia đình, khi mà các thành viên trong đó không thể tiếp nhận tin không vui với thái độ thống nhất với nhau. Ngay từ khi nghe cuộc điện thoại đầy hốt hoảng của mẹ, tôi đã biết là cha sắp chết, và điều tôi lo lắng nhất chính là việc chúng tôi có thể dễ dàng sa vào cái sai lầm muôn thuở của nhiều người là kéo dài sự đau đớn của cha. Tôi lại nhìn nhận tin dữ này là cơ hội để chúng tôi thực hiện tâm nguyện của cha, để ông được ra đi thanh thản. Nhưng với mẹ tôi lẫn em gái tôi, họ vẫn chưa thể chấp nhận được sự thật là cha tôi đang trải qua những giờ phút cuối đời mình, và nỗi sợ lớn nhất đang ám ảnh họ chính là việc không dám nỗ lực hết sức để kéo dài cuộc sống của ông. Chúng tôi đồng ý không cho đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện tiếp tục hồi sức cho cha tôi, nhưng chúng tôi đồng thời mong ông vẫn còn thở được đủ lâu để hai anh em chúng tôi kịp đến thăm ông. Cả hai anh em chúng tôi vẫn đang mòn mỏi tìm chuyến bay nhanh nhất đáp xuống quê nhà trong khi cha được chuyển vào phòng bệnh riêng tư.
Chiều hôm đó, mẹ tôi bỗng dưng gọi điện trong lúc tôi đang ngồi chờ lên máy bay ở sân bay.

Ông ấy tỉnh lại rồi!
bà mừng rỡ thông báo. Cha tôi nhận ra mẹ. Ông vẫn còn tỉnh táo đến mức hỏi bà xem huyết áp của ông hiện là bao nhiêu. Tôi cảm thấy lúng túng và xấu hổ khi dám nghĩ rằng cha sẽ không qua khỏi. Không cần biết chúng ta có già đời bao nhiêu chăng nữa, tự nhiên chẳng bao giờ dễ đoán. Hơn thế nữa, điều tôi suy nghĩ miên man lúc đó vẫn là quay trở về thăm cha. Thậm chí ông sẽ còn sống khỏe được khá lâu nữa.
Lần nữa, tự nhiên lại khiến chúng ta thẫn thờ: Cha tôi chỉ sống thêm được bốn ngày kể từ hôm đó. Khi tôi có mặt bên giường bệnh của cha, ông có vẻ ái ngại và không vui khi biết mình vừa tỉnh lại trong bệnh viện.
Sao không ai chịu nghe lời ta hết vậy?
ông trách, ông tỉnh lại trong đau đớn, nhưng các bác sĩ và y tá ở đó quyết không chịu cho ông uống thuốc giảm đau liều cao vì sợ chúng lại khiến ông hôn mê sâu như vừa rồi. Tôi yêu cầu người nữ y tá cho ông uống đủ liều như hồi ông ở nhà. Cô phải gọi điện cho bác sĩ cấp trên để xin ý kiến, nhưng ông ta cũng chỉ đồng ý cho cha tôi được uống nửa liều mà thôi.
Khi đồng hồ điểm 3 giờ sáng, cha tôi đã phát ngấy với nơi đó. Ông bắt đầu la hét giận dữ. ông yêu cầu họ phải gỡ máy thở khỏi người ông và cho ông về nhà.
Tại sao các người không chịu làm?
ông mắng mỏ.
Các người có quyển gì mà bắt tôi chịu đau đớn thế này?
ông bắt đầu quẫn trí vì những cơn đau. Ông bỗng chộp lấy điện thoại gọi đến trung tâm Cleveland Clinic - cách đó hai trăm dặm - chỉ để
la làng
với một bác sĩ nào đó đang lúng túng ở đầu dây bên kia rằng
Làm gì đó đi chứ!
. Người y tá trực đêm ở phòng bệnh của ông đã xin bác sĩ cấp trên cho phép cô tiêm ma túy vào tĩnh mạch của cha tôi, nhưng ông từ chối với lý do
Nó không ăn thua gì.
Cuối cùng, đến 5 giờ sáng, chúng tôi thuyết phục ông đồng ý tiêm thuốc, nhờ vậy mà cơn đau thuyên giảm phần nào. Ông cũng trầm tĩnh hơn. Nhưng ông vẫn cứ đòi về nhà. Giờ đây, khi phải nằm liệt giường trong bệnh viện - nơi mà mọi thứ được thiết lập để duy trì mạng sống của con người chứ không phục vụ bất kỳ một mục đích nào khác, cha tôi hiểu rằng quyền quyết định không còn nằm trong tay ông nữa.
Chúng tỏi yêu cầu các bác sĩ và y tá ở đó cho ông được uống một liều thuốc giảm đau buổi sáng, ngừng truyền ô-xy và kháng sinh chữa viêm phối cho ông, và để cho chúng tôi được tự tay chăm sóc ông. Đến gần trưa, cha tồi được trở lại chiếc giường bệnh quen thuộc ở nhà.

Ta không muốn phải chịu đau đớn nữa,
cha nhắc đi nhắc lại khi chỉ còn một mình tôi bên cạnh ông.
Dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, con có thể hứa với ta rằng con sẽ không để cho ta phải chịu thêm bất kỳ đau đớn nào nữa, được chứ?

‘’Dạ được, thưa cha,
tôi đáp.
Nói thì dễ hơn làm. Ngay một sinh hoạt đơn giản là đi vệ sinh, cha tôi đã phải chật vật khổ sở. Tình trạng liệt tứ chi của cha tôi đã trở nặng hơn tuần trước, bằng chứng là ông thậm chí không tiểu tiện được. Ông vẫn cảm thấy mắc tiểu, nhưng đến hồi vào được nhà vệ sinh, chẳng có thứ gì ra khỏi cơ thể ông cả. Tôi dẫn cha vào nhà vệ sinh và giúp ông ngồi lên bồn cầu. Rồi tôi đứng chờ trong khi ông ngồi đó. Nửa tiếng trôi qua.
Nó sẽ ra thôi,
ông tự trấn an. Ông cố gắng không suy nghĩ căng thẳng về chuyện đó. Cha tôi đang ngồi trên cái bồn cầu chỉn chu do chính ông đặt mua từ cửa hàng Lowe’s rối lắp đặt vài tháng trước, ông bảo rằng nó là một bồn cầu điện. Ông rất thích nó. Nó không chỉ có thiết bị rửa với vòi nước rất mạnh, mà nó còn sấy khô luôn cho người sử dụng. Ông mua nó để không ai phải khổ sở với việc rửa cho ông. Nhờ nó mà ông có thế tự lo liệu được chuyện này mà không phải phiền đến ai.

Con đả thử dùng cái này chưa?
cha tôi hỏi.

Dạ chưa,
tôi trả lời.

Con nên sử dụng cho biết,
ông cười bảo.
Nhưng ông rặng mãi vẫn chẳng ra được thứ gì. Nhưng rối bụng ông lại co thắt, khiến ông cảm tháy mắc tiểu. Ông rên rỉ khổ sở vì khó chịu.
Chắc con phải đặt ống thông nước tiểu cho ta thôi,
ông bảo. Quả thật, người nữ y tá chăm sóc cuối đời dày dạn kinh nghiệm nọ đã lường trước được điều này, nên ngay khi chúng tôi liên lạc, bà lập tức mang đầy đủ dụng cụ đến và huấn luyện mẹ tôi sử dụng chúng cho cha. Chính tôi cũng biết sử dụng và đã làm cho các bệnh nhân của mình hàng trăm lán. Thế là tôi đỡ cha tôi khỏi nhà vệ sinh, đặt ông nằm lên giường trở lại, và thực hiện các thao tác đặt ống thông cho ông. Cha tôi nhắm chặt mắt suốt. Chẳng ai dám tưởng tượng đến ngày bản thân mình rơi vào hoàn cảnh đó. Nhưng ngay khi tôi gắn được ống thông nước tiểu vào người cha, nước tiểu ngay lập tức tràn ra ống. Có lẽ đây là tràng thở dài nhẹ nhõm nhất đời chúng tôi tính đến thời điểm này!
Điều khiến cha tôi khổ sở nhất vẫn là cơn đau do khối u ung thư gây ra - chẳng phải vì cơn đau đó không thể kiểm soát được, mà bởi đến nước này, ông không biết phải cố gắng kiểm soát nó đến mức độ nào thì mới có thể thoải mái được. Đến ngày thứ ba, ông lại rơi vào tình trạng ngủ mê và không chịu hồi tỉnh như lần trước suốt một thời gian khá dài. Vấn đế đặt ra ở đây là, liệu chúng tôi có nên tiếp tục cho ông uống morphine dạng lỏng, bằng cách đặt thuốc dưới lưỡi để chất thuốc tự động thẩm thấu vào máu thông qua các lớp màng nhầy. Em gái tôi và tôi thì cho là nên, vì sợ rằng cha sẽ phải tỉnh dậy trong đau đớn. Mẹ tôi thì nghĩ là không nên, vì bà e sợ điều ngược lại.

Biết đâu nhờ đau đớn mà ông ấy sẽ chịu tỉnh lại,
bà nói, với những dòng nước mắt lăn dài trên má.
ông ấy vẫn còn nhiều chuyện để làm lắm mà!

Quả thật, dù đây đã là những ngày cuối đời của cha, mẹ tôi không sai. Ngay khi tỉnh lại được, ông đã ngay lập tức cho phép bản thân mình được ngấu nghiến hưởng thụ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ông bỗng dưng ăn khỏe và lấy lại được khả năng thưởng thức đồ ăn, đòi được ăn chapati[14], cơm và đậu que cà ri, khoai tây, cháo làm từ hạt cà-ri vàng, tương đậu mắt cua, và shira
[15], một món ngọt ông yêu thích từ hồi còn nhỏ. Ông liên tục gọi điện thoại để trò chuyện với các cháu. Ông ngồi xếp lại những tấm ảnh kỷ niệm. Ổng để lại chỉ dẫn cho chúng tôi về việc tiếp tục những dự án còn dang dở của ông. Ông gom góp nhặt nhạnh lại những mảnh vụn nhỏ nhất của cuộc đời mình mà ông còn nhớ và giữ được, còn chúng tôi thì đau xót khôn nguôi trước cảnh tượng đó. Chúng tôi có thể làm được gì hơn cho cha đây?
Dù thế nào chăng nữa, tôi vẫn phải giữ lời hứa của mình với cha, tiêm morphine cho ông sau mỗi hai tiếng như đã thống nhất. Mẹ tôi chấp nhận điều đó một cách đầy lo lắng. Ông có thể nằm trên giường yên lặng và không động đậy suốt nhiều giờ liền, trừ sự hít thở. Mỗi khi hít không khí, ông tạo nên tiếng rít rất mạnh - một tiếng ngáy to có thể khiến người khác giật mình, nhưng sau đó đóng giật một nhát thật mạnh như thể một cái nắp hộp vừa đóng sầm xuống, tiếp sau đó là một tiếng thở dài, rất dài. Những luồng không khí khi lưu thông qua dịch nhầy trong khí quản của ông thì tạo ra âm thanh như thể ai đó đang chơi đập đá cuội trong một cái ống rỗng trong ngực ông. Chuỗi âm thanh đó kết thúc bằng một khoảng lặng yên như thể kéo dài mãi mãi, cho đến khi toàn bộ quy trình lặp lại.
Chúng tôi làm quen với việc đó. Cha tôi nằm trên giường, cả hai bàn tay đặt lên bụng, thảnh thơi và bình yên. Chúng tôi ngồi bên ông suốt nhiều giờ liền, mẹ tôi thì đọc nhật báo Athens Messenger
, uống trà, và lo toan để ý xem tôi và em gái đã ăn uống đẩy đủ chưa. Một cảm giác đầm ấm gia đình ngập tràn không gian đó!
Vào buổi chiều một ngày trước khi cha tôi qua đời, ông bỗng đổ mồ hôi như tắm. Em gái tôi đề xuất thay quần áo và tắm cho cha. Chúng tôi đỡ ông dậy và đặt ông ở tư thế ngồi. Ông vẫn đang ngủ mê - một khối người nặng nhọc vô hồn. Chúng tôi cố gắng lôi chiếc áo sơ-mi trên người cha ra khỏi đầu ông. Một công việc không dễ! Tôi cố gắng nhớ lại xem các y tá trong bệnh viện mình thường xoay xở thế nào mỗi khi thay đổ cho bệnh nhân. Bất chợt, tôi thấy cha mở mắt.

Chào cha,
tôi nói. Ông nhìn tôi một lúc, quan sát với nhịp thở nặng nhọc.

Ừ, chào con,
ông đáp lại.
Ông nhìn chúng tôi trong lúc chúng tôi lau người cho ông bằng một chiếc khăn ướt, và mặc cho ông một chiếc áo sơ-mi mới.

Cha còn đau nữa không?


Không.
Cha tôi tự mình cử động như thể muốn ngồi dậy. Chúng tôi đỡ cha ngồi vào xe lăn và đưa ông đến bên cửa sổ, để ông có thể nhìn ra khu vườn sau nhà, một nơi có cây cối hoa cỏ đang tỏa hương sắc dưới ánh nắng mặt trời trong một ngày mùa hạ tươi đẹp. Tôi có thể nhìn thấy tâm trí cha bình yên và tĩnh lặng trước khung cảnh thiên nhiên đó.
Sau đó, chúng tôi đưa ông đến bàn ăn. Ở đó, ông được ăn xoài, đu đủ, da-ua, và uống thuốc. Ông đã hít thở được bình thường, im lặng và suy tư.

Cha đang nghĩ gì thế ạ?
tôi hỏi.

Ta đang nghĩ mình nên làm thế nào để chết nhanh hơn. Cái này - nhũng thứ thức ăn ngon ngọt này - khiến ta không thể chết ngay được.

Mẹ tôi không thích nghe điều đó tí nào.

Cả gia đình rất vui khi được chăm sóc ông Ram à,
bà bảo.
Chúng tôi yêu ông.

Cha tôi lắc đầu.

Khó lắm phải không cha?
em gái tôi nói.

Đúng. Khó lắm.


Nếu cha được ngủ cho quên thời gian, cha sẽ thích hơn phải không?
tôi hỏi.

Đúng.


Ông không muốn tỉnh lại, không muốn nhớ đến chúng tôi, ở bên cạnh chúng tôi như thế này nữa sao?
mẹ tôi đau đớn hòi.
Cha tôi lặng đi một lát. Chúng tôi chờ đợi câu trả lời của ông.

Ta không muốn phải khổ sở chịu đựng chuyện này nữa,
ông nói.
Sự đau đớn mà cha tôi phải gánh chịu trong những ngày cuối đời không chỉ là nỗi đau về thể xác. Các loại thuốc ngày nay đã rất hiệu quả trong việc giúp cha tôi vơi đi nỗi đau thể xác. Cứ mỗi khi cha tỉnh, trở lại với hiện thực, ông luôn mỉm cười khi được nghe giọng chúng tôi. Nhưng rồi ông cũng phải nhận ra và đối diện với thực tại, rằng chuyện vẫn chưa kết thúc, ông phải tiếp tục thừa nhận và chịu đựng những sự tệ hại vẫn đang giày vò thể xác mình, những thứ mà ông khao khát chúng biến mất: những sự đau đớn và tàn phế của cơ thể ông là một, nhưng kinh khủng hơn chính là sự sa sút và mục ruỗng dần của tâm trí ông - sự lú lẫn, lo lắng về những dự định chưa thành hiện thực, lo lắng cho vợ con, sợ rằng liệu mọi người có còn nhớ đến mình hay không. Cha chỉ cảm thấy bình yên trong giấc ngủ, còn sự tỉnh táo chỉ khiến ông thêm khổ sở. Giờ thì tự nhiên đã chạm đến giới hạn của nó: Điều duy nhất cha tôi muốn trong những giờ phút cuối đời mình chỉ đơn giản là sự bình yên thanh thản!
Suốt khoảng thời gian tỉnh táo còn lại của mình, ông chỉ muốn gặp các cháu. Vì chúng không có ở đó, nên tôi cho ông xem hình các bé từ chiếc iPad của tỏi. Mắt cha mở to, miệng cười toe toét vui vẻ. ông nhìn kỹ từng tấm hình, từng chi tiết.
Rồi sau đó, ông nằm nghỉ rồi ngủ mê. Lần này, mỗi khoảng ngưng thở của ông kéo dài từ hai mươi đến ba mươi giây. Cứ mỗi lúc tôi tưởng rằng cha sẽ ra đi thanh thản, ông lại hít thở trở lại. Mọi việc cứ diễn biến như thế suốt nhiều giờ liền.
Cuối cùng, khoảng sáu giờ mười phút vào buổi chiểu, trong khi mẹ tôi đang nói chuyện với em gái tôi, còn tôi thì ngồi đọc sách, tôi bỗng nhận ra cha ngưng thở lâu hơn từ nãy đến giờ.

Con nghĩ là cha đã đi rồi,
tôi bảo.
Chúng tôi đến bên ông. Mẹ tôi nắm lấy tay ông. Mỗi người chúng tôi im bặt và dỏng tai lắng nghe.
Không còn tiếng thở nào nữa.
--------------
Chú thích:

[14] Chapati
là một loại bánh mì dẹt không men, là loại thức ăn hàng ngày được ưa chuộng bởi cư dán các quốc gia Nam Á bao gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Bangladesh và Pakistan.
[15] Shira
là một loại bánh ngọt truyền thống của người Ấn Độ, có nguồn gốc từ ẩm thực bang Maharashtra và có nhiều biến thế.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ai rồi cũng chết!.