• 586

Hồi 6: Thiên Tôn dìu dắt hai lần


Số từ: 2927
Dịch giả :Lê Duy Thiện
Nguồn: Sưu tầm
Nói về vua nước Tây Hà là Lý Thiên Phú, bốn mươi tuổi mà không có con. Ngày kia vua Thiên Phú lâm triều, bá quan văn võ chầu chực. Vua Thiên Phú phán rằng:
Quả nhân tuổi đã tứ tuần, không sinh đặng thái tử, biết làm sao mà lập đông cung?
. Quan văn Bành Lương, Bành Lý, Châu Sĩ Vinh; quan võ Quách Xuân đồng tâu rằng:
Xin Bệ hạ làm chay mà cầu tự, có lòng thành chắc đặng chẳng sai
. Vua Thiên Phú y tấu. Truyền chỉ cho quan chỉ huy[32]là Mạnh Anh lập đàn nghiêm chỉnh. Truyền coi ngày tốt mà làm chay.
Đến ngày ấy, vua Thiên Phú và hoàng hậu Mạc Thiện Huyền đồng đến đàn làm chay quỳ lạy.
Khi ấy Diệu Lạc thiên tôn ngó thấy vợ chồng vua Thiên Phú có lòng thành, liền đem hồn phách vua Định Đại thổi vào miệng hoàng hậu. Mạc Thiện Huyền lạy vái rồi về cung.
Cách vài tháng hoàng hậu thọ thai, vua Thiên Phú vui lòng toại chí, truyền dọn yến ăn mừng, đãi quan lớn nhỏ và tha thuế cho bá tánh một năm.
Còn hoàng hậu Mạc Thiên Huyền nghén tới ba năm lẻ hai tháng mà chưa sinh. Vua Thiên Phú lo sợ, lâm triều phán hỏi bá quan rằng:
Hoàng hậu nghén ba năm hai tháng mà chưa khai huê, trẫm e là điềm bất phải chăng?
. Bá quan hồ nghi không dám tấu. Vua Thiên Phú cho đòi hoàng hậu đến quở rằng:
Từ xưa đến nay đàn bà nào nghén cũng mười trăng thì sinh sản. Trừ ra nghén lâu sinh là Tần Thủy Hoàng, cũng nội mười hai tháng, vua Nghiêu mười bốn tháng mà thôi, không lẽ nghén lâu như nghén Lão Tử. Còn hoàng hậu bây giờ nghén ba năm lẻ hai tháng, chắc là thai dữ rõ ràng, trẫm tức tối mười phần, muốn trừ thai quái gở
. Hoàng hậu quỳ tâu rằng:
Thiếp thuở nay nhân đức, không lẽ cầu trời khẩn phật, lại cho nghén yêu tinh?
. Tôi xin kỳ ba ngày, nếu chẳng sinh thai tôi sẽ tự tận
. Tâu rồi trở vào cung lau nước mắt mà than rằng:
Đời nay thiếp không làm điều chi thất đức, chưa rõ kiếp trước thể nào. Nay làm chánh cung lâu mà không con, đến cầu tự có thai lai bị sự quái gỡ mà chết
.
Xảy nghe trong bụng nói rằng:
Xin mẹ đừng lo sự ấy, con là người lương thiện đầu thai. Xin mẫu hậu tâu với phụ vương rằng: Đời Châu bà Ngọc Nữ nghén ông Lão Tử hơn tám chục năm mới sinh, sau ông Lão Tử làm tổ trong đạo tiên. Có chi lạ mà hồ nghi
. Hoàng hậu nghe nói nửa mừng nửa sợ, gượng gạo nói rằng:
Tuy con là người lành đầu thai mặc lòng, song cha của con tánh nóng như lôi đình, nếu ba ngày nữa mà chưa sinh chắc mẹ phải chết
. Trong bụng trả lời rằng:
Xin mẹ đừng lo, giờ tuất đêm nay con ra mặt, xin mẹ đừng giật mình
. Hoàng hậu nói:
Miễn sinh con cho đặng, dầu mẹ có thác cũng không phiền
.
Giây phút hoàng hậu chuyển bụng, cung nga, thể nữ mừng quá, rước mụ vào cung. Đến giờ tuất hào quang chiếu sáng trong phòng, sinh thái tử ra, mùi hương bát ngát. Đêm ấy nhằm mồng ba tháng ba. Cung nga tâu lại, vua Thiên Phú mừng rỡ, ngự đến cửa phòng chánh cung, truyền cung nga bồng thái tử ra xem thử, thấy hình dung đoan chánh rất mừng. Truyền chỉ an ủi hoàng hậu, rồi ngự về cung.
Rạng ngày vua Thiên Phú lâm triều, truyền đãi yến bá quan, ăn mừng vì thái tử trỗ mặt. Bá quan chúc tụng xong xả. Vua Thiên Phú đặt tên cho thái tử là Huyền Khoáng, rồi bãi chầu lui vào cung.
Đến khi Huyền Khoáng thái tử mười lăm tuổi, ở hiếu đạo tròn vẹn, cha mẹ rất bằng lòng. Vả lại thái tử học một biết mười, thông minh thứ nhất, văn võ kiêm toàn.
Ngày kia vua Thiên Phú lâm triều, bá quan chầu chực, vua Thiên phú phán rằng:
Trẫm đã năm mươi tám tuổi, trị vì cũng lâu năm, nên mỏi mê trễ nãi. Nay đông cung đã lớn, trẫm muốn nhường ngôi, bá quan thương nghị lẽ nào?
. Bá quan tâu rằng:
Bệ hạ là chúa nhân từ, thái tử là con hiếu thuận, lại tài đức kiêm toàn, võ văn cụ bị. Nếu bệ hạ thiện vị cho đông cung, thì quốc thái dân an như trước
. Vua Thiên Phú vui lòng, truyền đòi Huyền Khoáng thái tử, Huyền Khoáng thái tử đến chầu, tung hô xong xả. Vua Thiên Phú truyền chỉ dụ, rồi trao ngọc ấn cho thái tử tức vị.
Khi ấy Huyền Khoáng thái tử tôn cha làm thái thượng hoàng, tôn mẹ làm hoàng thái hâu, đưa cha mẹ về cung dưỡng lão. Rồi trở lại đền phong bá quan văn võ đều thêm một cấp. Đãi yến quần thần, rồi ban chiếu ân xá tù tội. Lại tuyển Phạm thị phong làm chánh cung, tuyển ba mươi sáu cung nga, lập bảy mươi hai vườn ngự uyển xưng hiệu là Tây Hà quốc vương.
Năm sau Phạm hoàng hậu sinh đặng một trai, Tây Hà quốc vương đặt tên con là Kế Xương thái tử.
Sau Kế Xương thái tử mười hai tuổi, thì thái thượng hoàng và hoàng thái hậu đều băng; Tây Hà quốc vương tống táng y lễ. Kế Xương thái tử thông minh hiền hiếu như cha.
Nói về Diệu Lạc thiên tôn đợi vua Tây Hà quốc vương mãn tang rồi mới hóa hình đạo sĩ đến độ, e lâu ngày vua Tây Hà đắm việc hồng trần, sau khuyên không đặng. Còn bấy lâu không độ, là có ý để cho Tây Hà quốc vương cư tang cho trọn hiếu, và Kế Xương thái tử cho lớn khôn. Chẳng phải như kẻ chưa con, mà nói sự tu hành trái lẽ lắm.
Ngày kia Tây Hà quốc vương ngự ra hoàng lăng mà thăm lăng cha mẹ, mới đi về nửa đường, thấy thầy đạo sĩ ngồi trơ trơ giữa lộ; dường như hình đất, hình cây. Quan hộ giá nạt đuổi cũng không tránh. Quan hộ giá tấu lại vân vân. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Đạo sĩ ấy có đức mới không sợ quả nhân. Để trẫm đến xem người ấy ra thể nào
. Khi ngự giá đến gần, thấy đạo sĩ hình dung đoan chánh, tướng mạo thanh kỳ, ngồi trơ trơ như phật cốt; Tây Hà quốc vương biết là người lương thiện truyền ngừng long xa lại, bước xuống xe bái đạo sĩ, đạo sĩ đáp lễ. Tây Hà quốc vương phán hỏi rằng:
Chẳng hay vì cớ nào, thầy ngồi giữa đường làm thinh thế?
. Đạo sĩ nói:
Thiệt không có cớ chi, thấy Bệ hạ đi lạc đường, nên tôi chỉ đường cho Bệ hạ
. Tây Hà quốc vương phán hỏi rằng:
Quả nhân đi có kẻ dẫn đường, không lẽ sái mà thầy phải chỉ?
. Đạo sĩ nói:
Quan dẫn lộ thì dắt đường dương gian thì không lạc, còn tôi chỉ đường cho Bệ hạ là đường lai thế, chớ không phải đời nay
. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Thầy chỉ đường lai thế cho trẫm đặng, thì thầy chắc là tiên
. Đạo sĩ nói:
Tôi là sơn nhân[33]
. Tây Hà quốc vương phán hỏi rằng:
Sao thầy biết đặng việc lai thế?
. Đạo sĩ nói:
Biết đời nầy thì biết đời sau, biết khi vui thì biết khi thãm, biết lúc hiệp thì biết khi lìa. Chẳng những biết việc lai thế mà thôi, biết thấu một trăm đời cũng đặng
. Tây Hà quốc vương phán hỏi rằng:
Thầy cắt nghĩa việc đời cho trẫm nghe thử
. Đạo sĩ nói:
Bệ hạ nghe bài thơ nầy thời đủ hiểu.
Nói rồi liền ngâm lớn rằng:

Phú quý lợi danh như nước chảy,
Sắc tài tửu khí tợ mây tan.
Ngựa xe áo mão không bền bỉ,
Nhắm mắt hườn ra đống cốt tan

Tây Hà quốc vương nghe qua phán rằng:
Thấy đã biết đời việc chẳng bền; cơ nghiệp lợi danh không chắc, thì thầy biết phép trường sinh. Trẫm xin thỉnh về đền, đặng chỉ đường lai thế
. Đạo sĩ nghe nói vùng khóc lớn than rằng:
Tôi đi tu hồi nhỏ, nay đã bốn mươi lăm tuổi, hằng dưỡng tánh thanh nhàn, chắc không dám bước vào cửa địa ngục
. Tây Hà quốc vương nghe qua nổi giận, truyền quan chỉ huy là Hàng Thông chỉ huy chém đạo sĩ cho rãnh. Đạo sĩ cười rằng:
Muốn chém bần đạo cũng không khó. Bần đạo xin hỏi một điều: Bệ hạ có biết mình là người chi giáng sinh chăng?
. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Trẫm thiệt chẳng biết, mà khanh thấu hay sao?
. Đạo sĩ nói:
Lẽ nào tôi không hiểu sự ấy!
. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Khanh nói dối rằng biết chuyện trăm đời, có cớ chi làm chắc? Rõ ràng khoe miệng dối đời không lẽ dối trẫm đặng
. Đạo sĩ cười ngất nói rằng:
Nếu không bằng cớ, thì tôi buộc tội chết vào mình sao?
. Đạo sĩ nói rằng:
Xin cho tôi một chậu nước trong, thì đủ bằng cớ
.
Khi ấy Tây Hà quốc vương truyền chỉ huy Hàng Thông múc chậu nước đem lại. Đạo sĩ nói:
Bệ hạ soi vào chậu nước, thì thấy việc đời sau. Tây Hà quốc vương ngó vào chậu nước, thấy một ông tiên đương nói chuyện với Ngọc đế. Đạo sĩ hỏi rằng:
Bệ hạ thấy trong chậu nước ra thể nào?
. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Có một ông tiên đương nói chuyện với Ngọc Đế thì phải
. Đạo sĩ nói:
Xin Bệ hạ soi một lần nữa, coi có khác hay chăng?
. Tây Hà quốc vương ngó vào, thấy một con trâu cày ruộng. Đạo sĩ hỏi:
Bệ hạ thấy vật chi chăng?
. Tây Hà quốc vương phán rằng: :
Không thấy hai hình hồi nảy, có một con trâu cày ruộng mà thôi
. Đạo sĩ hỏi:
Bệ hạ hiểu chưa?
. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Trẫm không nghĩ ra, bàn cũng không thấu, xin thầy cắt nghĩa cho rành
. Đạo sĩ nói:
Ngọc Hoàng Thượng Đế chia một phần hồn giáng sinh là Bệ hạ. Như Bệ hạ tu hành sẽ thành một ông tiên ngồi dựa bên Ngọc đế. Như Bệ hạ đời nay không tu luyện, kiếp khác sẽ hóa hình như lần sau
. Tây Hà quốc vương phán rằng:
Đạo sĩ dùng phép yêu đặng mạ tròng đen trẫm, Hàng Thông chém đạo sĩ cho rồi!
.
Khi ấy Hàng Thông vưng lịnh, mới cầm gươm lại gần, bị đạo sĩ thổi một hơi, Hàng Thông nhào hớt. Đạo sĩ đằng vân lên nửa lừng. Tây Hà quốc vương thấy vậy hãi kinh, ăn năng không kịp. Liền quỳ lạy thinh không mà chịu lỗi. Đạo sĩ cười chúm chím, ngâm thơ như vầy:

Ai cũng mong giàu có,
Người đều ghét khó hèn.
Nghèo tu may mấy kiếp,
Giàu dữ, khổ nhiều phen.
Kẻ tội làm cầm thú,
Người tu hóa phật tiên.
Nếu vua không tỉnh lại,
Kiếp khác họa theo liền

Tây Hà quốc vương quỳ lạy bạch rằng:
Quả nhân nguyện quy y theo tiên trưởng, xin chỉ nẻo tu hành
. Đạo sĩ ở nửa lừng ngâm hai câu thơ như vầy:

Muốn về chốn Tiên cung,
Phải vào non Linh Tựu

Ngâm thơ rồi biến mất. Tây Hà quốc vương lạy thinh không mà vái rằng: « Đệ tử kính vưng lời sư phụ ». Nói rồi ngó quần thần mà phán rằng: « Nay trẫm xuất gia, không trị nước nữa ; quyết vào non Linh tựu mà tu hành. Vậy thì các khanh đừng tùy giá làm chi, hãy trở về triều, tôn Đông cung Kế Xương tức vị. Các khanh lấy lòng trung giúp nước mà thôi ». Bá quan quỳ lạy tâu rằng : « Thiên hạ nhiều người tu hành lắm, nào thấy ai thành tiên. Còn Bệ hạ nhân đức như trời xanh, thương dân như con đỏ ; lẽ nào kiếp sau còn mắc đọa hay sao ? Ấy là lời đạo sĩ dối đời. Xin Bệ hạ đừng tin, sau ăn năng không kịp ». Tây Hà quốc vương phán rằng: « Quả nhân quyết chí đi tu, các khanh giáng thế nào cũng không đặng, chẳng nên tấu nhiều lời. Hãy cứ theo chỉ của trẫm». Bá quan tâu rằng: « Bệ hạ đã quyết lòng, chúng tôi không dám nghịch chỉ. Vậy thì chọn ít trăm binh bảo giá, đưa Bệ hạ lên non thì chúng tôi mới vừa ý ». Tây Hà quốc vương cười và phán rằng: « Khi trước trẫm còn trị nước, thì biết có thân nầy. Nay đã xuất gia không màng việc chi cả, chẳng dụng các khanh bảo giá, đừng tâu nữa uổng lời ». Phán rồi đi thẳng qua hướng tây, quyết tìm non Linh tựu. Bá quan ngó chừng theo cho tới hết thấy, mới chịu về trào.
Còn Tây Hà quốc vương đi một mình, hèn lâu mới tới núi Linh tựu. Xảy gặp đạo sĩ, Tây Hà quốc vương mừng quá, làm lễ rồi bạch rằng: « Xin sư phụ dắt dìu đệ tử ! ». Đạo sĩ nói: « Ngươi đã đến đây, hãy đứng dậy nghe ta dạy việc ? ». Nói rồi hiện hình Diệu Lạc thiên tôn và thuật chuyện kiếp trước. Lại giảng qua sự thiên đường địa ngục, luân hồi báo ứng vân vân. Rồi dạy phép ngồi cho đến thành và hồn và xác.
Tây Hà quốc vương lạy tạ ơn. Diệu Lạc thiên tôn giảng kinh một hồi, rồi dặn rằng: « Người tu luyện, phải giữ ngũ giái là năm điều răn : nhứt bất sát sinh (không cho sát hại). Nhị bất du đạo (cấm trộm cướp). Tam bất tà dâm (cấm gian dâm). Tứ bất tửu nhục (cấm rượu thịt). Ngũ bất vọng ngữ (cấm nói dối). Ngươi phải lạy trời, chịu giữ năm điều ấy, rồi cứ ngồi mãi mà đợi ta ». Tây Hà quốc vương y lời. Diệu Lạc thiên tôn đằng vân bay mất.
Còn Tây Hà quốc vương ở một mình tu hành tại đó, đói ăn trái cây, khát uống nước suối, rồi cứ ngồi trên núi mà chờ thầy.
Nói về bá quan về trào, tâu với hoàng hậu và thái tử vân vân. Hoàng hậu, thái tử khóc ròng, mẹ con quyết tìm vua cho gặp. Bá quan tâu rằng : « Trong nước chẳng phép một ngày mà không chúa. Nương nương muốn đi tìm Bệ hạ, trước phải tôn thái tử tức vị cho rồi, cách bốn mươi chín ngày mới dám bỏ ngai đi thăm Bệ hạ ». Hoàng hậu y tấu, bá quan đều tôn Kế Xương thái tử lên ngôi. Xưng hiệu Hiệp Tường, tôn mẹ làm hoàng thái hậu. Đãi yến quân thần, ân xá tù tội, cũng nhân đức như vua cha.
Đủ bốn mươi chín ngày, vua Hiệp Tường truyền dọn hai xe. Hoàng thái hậu và vua Hiệp Tường đồng lên núi Linh tựu, bá quan hộ giá rất đông, đi tới đâu cũng thắp hương cặm dọc đường thơm ngát; van vái kiếm cho đặng vua cha mà rước về.
Đoạn đến Linh tựu sơn, kiếm cùng núi không gặp một người mà hỏi thăm, thấy những chim kêu vượn hú.
Đi giây lâu đến đám tùng rậm, thấy bên tả có hạc múa, bên hữu có vượn kêu, chính giữa có bàn thạch lớn, một ông già ngồi trên bàn thạch, hình vóc ốm o, da như vỏ cây, mặt như hình gỗ, coi lại cho kỹ là Tây Hà quốc vương. Hoàng hậu và vua Hiệp Tường đồng lại ôm Tây Hà quốc vương mà khóc. Bá quan xem thấy cũng động lòng, đồng quỳ lạy tung hô vạn tuế.Còn hai mẹ con lạy lục năn nỉ, xin rước Tây Hà quốc vương về đền. Tây Hà quốc vương làm thinh không nói lại. Mẹ con cứ năn nỉ hoài. Tây Hà quốc vương cứ làm thinh như cũ.
Giây lâu gió thổi như bão, đá chạy cát bay. Đến khi lặn gió, thì không thấy Tây Hà quốc vương, chắc là bị gió thổi nên bay mất. Hoàng thái hậu và Hiệp Tường hoàng đế mẹ con than khóc một hồi. Bá quan tâu rằng : « Trận bão nầy là trời làm cho dứt tình, hết biết chỗ mà kiếm nữa. Song thái thượng hoàng có lòng tu luyện, chắc đặng thành tiên. Trời khiến như vầy, người cãi sao đặng. Xin hoàng thái hậu và Bệ hạ ngự về trào, sẽ treo bảng cho thiên hạ hay rằng: « Nếu ai kiếm đặng thái thượng hoàng mà báo tin hoặc rước về thì đặng chức đại thần. Chớ bây giờ ở đây mà khóc hoài cũng vô ích « . Mẹ con y tấu lên xe, đồng về trào với bá quan văn võ. Rồi phong bảng rao khắp nơi, song thiên hạ tìm kiếm chẳng đặng.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Bắc Du Chân Võ Đế.