• 1,055

Ngoại truyện (2)


Dịch giả: Hàn Vũ Phi
Nguồn: hanvuphi.wordpress
Còn về Tần Phóng ở đâu, viện trưởng cũng không rõ, bà cho Tây Trúc một số tài khoản, số tiền Tần Phóng quyên góp định kỳ cho viện cô nhi đều từ tài khoản này chuyển đến, chủ tài khoản tên là Dịch Như.
Tây Trúc phải gọi về cầu cứu gia đình, anh cả Hình Tử Hào nhanh chóng điều tra rồi gửi địa chỉ Dịch Như cho cô, vừa khéo cũng ở Thanh Thành.
Kèm theo là thông tin đời tư của Dịch Như, ví dụ như khi còn trẻ Dịch Như từng gặp phải chuyện gì, bị chém tay chân nhưng không chết, mở một công ty giúp việc nhà, sống nương tựa với mẹ là Khổng Tinh Hoa.
Tây Trúc bắt xe đến mới biết, công ty của Dịch Như thật ra rất nhỏ, nhưng lại kinh doanh vô cùng phát đạt, có khá nhiều phụ nữ trung niên làm giúp việc theo giờ ra vào nơi đây.
Cô đứng ở cửa chốc lát mới đi vào. Một bà lão đầu tóc bạc phơ ngồi trên chiếc ghế nhỏ bóc đậu que, cô đi ngang không cẩn thận đánh đổ giỏ đậu que của bà ấy, liền vội vàng ngồi xuống nhặt lại, luôn miệng xin lỗi.
Bà lão kia ngẩng đầu nhìn cô, trong khoảnh khắc bốn mắt giao nhau, mắt bà thít chặt, cả người cứng đờ, thì thào gọi:
Tiểu thư Tư Đằng.

Tây Trúc ngạc nhiên sửa lời bà:
Cháu tên Tây Trúc ạ.

Bà lão nhìn cô chăm chăm, nỗi sợ hãi hằn lên trong ánh mắt dần nhạt, lại ánh lên nét hiền dịu:
Con tên là Tây Trúc sao? Tây Tây, con đã trưởng thành rồi.

Tây Trúc hơi ngỡ ngàng:
Bà biết cháu á?
Tại sao lại nói ‘con đã trưởng thành rồi‘, bà ấy từng gặp cô hồi bé sao?
Cô khẩn trương nắm lấy bả vai bà lão:
Bà từng gặp cháu thật à? Bà biết ba mẹ cháu là ai không? Bà…

Phía sau bỗng vang lên âm thanh nặng nề, Tây Trúc quay đầu lại thấy được Dịch Như. Dù rằng hiện giờ trên mặt đã có nếp nhăn do năm tháng để lại, nhưng vẫn Dịch Như còn thấp thoáng nét xinh đẹp thời trẻ, có điều nơi đuôi mày khóe mắt lại tràn đầy tâm sự.
Dịch Như đã nghe được cuộc đối thoại của hai người, bèn gọi Tây Trúc:
Cô tên Tây Trúc đúng không, theo tôi vào đây đi.

Dịch Như quay mặt đi vào trong nhà, dù tay chân giả khó khăn chống đỡ thân thể, đi rất vất vả nhưng cô ta vẫn điềm nhiên như không.
Dịch Như khom người kéo ngăn bàn cuối cùng, lấy ra một chiếc hộp sắt. Mở nắp hộp ra, bên trong đặt một lá thư dán kín.
Cả chiếc hộp to như thế lại chỉ đặt một lá thư, đủ thấy nó đáng quý cỡ nào. Ngoài lá thư được niêm phong bằng dấu bùn đỏ, uốn lượn cong cong như một áng mây nhỏ.
Dịch Như đi thẳng vào vấn đề:
Tôi không biết Tần Phóng ở đâu, anh ấy chỉ để lại lá thư này, bảo đưa cho Tây Trúc.

Lúc nói lời này, ánh mắt Dịch Như nhìn chăm chăm vào dấu bùn kia, trong ánh mắt đan xen khát vọng, thất vọng lẫn sầu bi. Tây Trúc hơi bất an, ngờ ngợ mình đã khám phá ra bí mật gì đó của người ta rồi.
Cô hỏi nhỏ:
Cô chưa từng mở ra xem sao?

Dịch Như âu sầu đáp:
Tôi không mở ra được, Tư Đằng đã niêm phong nó, người khác không thể nào mở được cả.

Không mở được á? Tây Trúc không hiểu, không phải là bùn niêm phong bình thường sao? Cô nhẹ nhàng xé phong bì, lấy lá thư ra.
Lúc rời đi, Tây Trúc có chút do dự hỏi Dịch Như:
Có phải cô cũng đang tìm Tần Phóng không? Trong thư có địa chỉ, cô muốn ghi lại không?

Dịch Như lắc đầu. Thật ra bản thân cô đã sớm nghĩ thông suốt rồi. Người trong lòng không có mình, dù mình có đi tìm hay không, có ở bên cạnh anh hay không, đều không có gì khác biệt.
Tây Trúc lại hỏi:
Rốt cuộc Tần Phóng là người thế nào?

Dịch Như khẽ trả lời:
Tôi sẽ không nói cho cô biết, tôi phải giữ bí mật cho anh ấy.


Vậy Tư Đằng thì sao?

Dịch Như lại đáp bằng một câu rất quái gở:
Cô cứ soi gương xem mình là biết.

Địa chỉ trong thư kia ở ngay trước mắt, đây là một căn viện kiểu cổ gần núi Thanh Thành, con đường rải đầy đá cụi kéo dài đến bậc thềm, sau nhà là khóm trúc rập rạp.
Cô đưa tay gõ cửa, cửa không hề khóa, chỉ
két
một tiếng đã mở ra. Cứ thế đi vào thì không hay, Tây Trúc dè dặt gọi to vào trong:
Có ai không?

Tuy nhiên không ai trả lời. Mà cứ đứng ở cửa mãi thì cũng kỳ, Tây Trúc chần chừ chốc lát rồi cất bước đi vào.
Trong sân xanh mát tao nhã, giữa sân có một hồ nước mang hình dáng chiếc hồ lô, trong hồ trồng đầy trầu bà và phong tín tử. Tiếp theo là dãy hành lang với song màu đỏ, chiếc phong linh treo dưới mái hiên lay động leng keng theo từng cơn gió lướt qua.
Tây Trúc luôn cảm giác cảnh tượng này rất quen, giống như mình đã từng đến đây vậy. Cô lắc đầu, muốn xua ý nghĩ hoang đường này đi, làm sao có thể chứ?
Tây Trúc đi qua sân, trong lúc vô tình nhìn thoáng qua mặt hồ rồi bỗng khựng bước. Trong nước phản chiếu bóng dáng của cô, thế nhưng gương mặt kia lại không giống cô thường ngày. Cô kinh hoàng sờ lên mặt mình rồi lấy gương ra xem, hai tay sợ đến mức run rẩy.
Trong gương là một khuôn mặt cô gái trẻ tuổi bình thường, đường nét mặt mũi chẳng có gì nổi bật. Trán Tây Trúc đổ mồ hôi.
Có người phụ nữ trung niên từ trong nhà đi ra, tóc vấn sau ót gọn gàng, khoác áo choàng ngắn, mặc quần ống rộng. Bà ấy hỏi:
Cô chính là người làm thay tôi hai ngày sao?

Tây Trúc không hiểu gì cả:
Sao cơ?


Tần tiên sinh cho tôi nghỉ hai ngày, bảo sẽ có người làm thay cho tôi, chính là cô sao?

Tần tiên sinh? Là Tần Phóng sao? Anh đã sớm biết cô sẽ đến ư?
Người phụ nữ trung niên kia dẫn cô vào nhà, căn dặn cô công việc cần chú ý như quét nhà tưới cây, là quần áo, cho cá ăn… Đầu óc Tây Trúc hỗn loạn, ngay cả bà ấy ra về khi nào cô cũng không biết.
Mặt của cô đã thay đổi từ lúc nào? Là kể từ lúc bước vào ngôi nhà này sao? Cô bỗng nảy sinh nỗi kinh sợ khủng hoảng với ngôi nhà này, lảo đảo chạy đi như trối chết.
Trên đường, cô lại lấy gương ra xem lần nữa rồi thở phào nhẹ nhõm. Lần này chính là gương mặt của cô, gương mặt quen thuộc, xinh đẹp đến mức khiến người ta xuýt xoa.
Suốt quãng đường này xảy ra đủ chuyện kỳ lạ, mỗi người, mỗi khuôn mặt, mỗi câu nói đều khiến cô mờ mịt như lọt vào sương mù. Trong lòng cô gióng lên hồi chuông cảnh báo, bảo cô hãy quay về nhà đi, chuyện quá khứ cứ để nó trôi qua. Tần Phóng chẳng qua là khuôn mặt mơ hồ trong trí nhớ hồi bé của cô thôi, có quan trọng như vậy không?
Nhưng cô vẫn đứng yên thật lâu, nội tâm đấu tranh kịch liệt, cuối cùng vẫn không thể nào bỏ mặc như vậy.

Tây Trúc vắt giẻ cho khô, lau từng bức phù điêu trên tường, động tác rất vụng về nhưng lại hết sức nghiêm túc. Lau một hồi, cô nghiêng đầu nhìn bức tranh treo trên vách tường đối diện.
Tranh này vô cùng đơn giản, nhưng nói thế là đã nể tình lắm, bình tâm suy xét thì phải nói là tranh này xấu tệ, giờ ai mà vẽ vậy nữa.
Còn có mấy câu thơ đề trên tranh:

Tuyết trắng mù mịt, cảnh tượng hoang tàn.
Hoàng hôn soi bóng nước, xương phơi trên đỉnh.

Lại có một hàng chữ nhỏ:
Mùa đông năm 1946, dẫn vợ con đi chơi hồ, sáng tác trong lúc cao hứng.

Lẽ nào là trưởng bối của Tần Phóng. Hoặc là…
Tim Tây Trúc đập loạn nhịp. Lẽ nào đây chính là Tần Phóng đề bút? Có thể anh giống như trên tivi hay chiếu, là người không già không chết, sống trong căn viện bí ẩn, tỉ mỉ cất giữ tất cả những vật cũ mang đầy hồi ức.
Trong sân vang lên tiếng bước chân, Tây Trúc giật nảy mình, quay đầu lại.
Cô thấy được một người đàn ông đi đến, dáng vẻ khoảng 26 27 tuổi, thân hình cao lớn, mặt mày ôn hòa trầm tĩnh. Rõ ràng trùng khớp với gương mặt trong ký ức hồi bé của cô, lúc cô níu lấy cổ anh, ấm ức khóc nức nở:
Tần Phóng, chú dám bán cháu, cháu sẽ không thích chú nữa, cả đời này cũng không thích chú nữa…

Cảm giác uất ức dường như chưa bao giờ nguôi, nó vẫn kéo dài đến tận lúc này.
Tần Phóng cũng nhìn thấy cô, liền mỉm cười:
Cô đến làm thay thím Trương à? Tên gì thế?

Ồ đúng rồi, suýt nữa cô đã quên mất, bây giờ cô chỉ là cô gái trẻ với nhan sắc bình thường, trong tay cầm giẻ lau, làm người giúp việc theo giờ thôi. Đây không phải là cảnh tượng cô mong muốn, cô muốn mình xuất hiện trước mặt anh với hình dáng xinh đẹp mĩ miều cơ.
Cô khẽ nắm chặt giẻ lau, lí nhí trả lời:
Tây Trúc.

Khi báo tên, tim cô đập như trống giục, ánh mắt nhìn chằm chằm vào mặt anh. Anh có ấn tượng không? Có nhớ ra cô không?
Tần Phóng chỉ đáp gỏn lọn:
Tên hay lắm.
Rồi lại bảo,
Tư Đằng sắp đi tản bộ về rồi, cô pha ấm trà đi, trà sư phong long tỉnh ấy, lát nữa mang ra sân.

Pha trà? Pha thế nào? Tây Trúc chỉ biết uống trà thôi.
Cô vội vàng lên mạng tìm hiểu, trà sư phong long tỉnh thường dùng ly thủy tinh, bởi vì nước trà mang màu xanh biên biếc, hương thơm như hoa lan.
Nước đun sôi, nắp ấm vang lách cách, Tây Trúc vội đến mở nắp ra, đặt sang một bên. Nhưng ly thủy tinh ở đâu ấy nhỉ? Cô lục lọi rất lâu vẫn không thấy.
Đang lúc luống cuống tay chân thì Tần Phóng lại đi vào, giống như đã sớm dự liệu được cô sẽ chật vật, mỉm cười tự tay chỉ dẫn:

Đừng dùng ly thủy tinh, Tư Đằng không thích, dùng chén thanh hoa có nắp đấy, bày ra đĩa đi.
Nước chỉ rót vào tám mươi phần trăm thôi, một tay giữa đĩa, một tay nắm quai chén. Lúc đưa cho cô ấy phải quỳ gối khom lưng, phải cung kính vào, tốt nhất là giơ đĩa qua đầu.

Tây Trúc phản cảm từ tận đáy lòng:
Tại sao? Trong nhà tôi cũng có dì giúp việc, cũng có người lau quét nhà, chúng tôi đều tôn trọng họ, không bắt họ làm vậy bao giờ.

Tần Phóng chỉ nói:
Cô nên kính cô ấy một chén trà.

Cô nên kính cô ấy một chén trà ư? Những cảm xúc khó chịu của Tây Trúc lập tức bình tĩnh trở lại, cô nhìn xoáy vào mắt Tần Phóng.
Tần Phóng vẫn mỉm cười hiền hòa, nhắc nhở cô:
Nhớ kỹ hết rồi chứ?

Anh quay người rời đi, Tây Trúc gọi với theo bóng lưng anh:
Tần Phóng, anh biết tôi là ai không? Tại sao tôi phải kính trà cô ấy, tôi đâu thiếu nợ gì cô ấy?


Rốt cuộc Tây Trúc đã được nhìn thấy Tư Đằng.
Trong tiết xuân se lạnh mà Tư Đằng lại ăn mặc khá phong phanh, chiếc váy vải bông rộng rãi, chân mang giày đế bằng, tóc dài buông xõa, trông hết sức thoải mái. Tay cô ôm lấy cành thông xanh mướt, đầu cành còn có quả thông to đùng.
Tần Phóng đến đón, nắm lấy tay cô:
Sao đi lâu vậy?

Tư Đằng thản nhiên đáp:
Ở trên núi thấy tự tại.


Em cứ tự tại như tiên giáng trần ấy.

Tư Đằng đưa cành thông cho anh:
Ngửi thử đi, thơm lắm.

Tần Phóng nhận lấy, trêu cô:
Càng ngày càng không tụt hậu, tranh cả thức ăn với bọn sóc.

Tư Đằng cười rộ, vẻ mặt tươi tắn:
Con bé đến rồi à?


Đến rồi.


Em đi trang điểm đây.

Tần Phóng can ngăn:
Như vậy cũng đẹp lắm rồi.


Thật không?


Thật.

Đã lâu lắm rồi Tư Đằng không bôi son phấn. Trước đây cô luôn tỉ mỉ trang điểm, tinh xảo đến từng li từng tí, chải chuốt từ sợi tóc cho đến móng chân. Nhưng chính cô đã nói thật ra mình cũng không thích, cô chỉ là một bụi cây mây mà thôi.
Vậy thì tại sao lại phải trang điểm làm gì?
Ban đầu là vì lo âu thấp thỏm, không nắm chắc. Cô không phải con người, lại sống ở chốn nhân gian, tất nhiên phải ăn diện, tỏ ra khí thế hơn người, đè đầu người khác, dù sao con người là kiểu trông mặt bắt hình dong mà.
Sau đó thì sao, sau đó nổi tiếng như cồn, phải gìn giữ danh tiếng, phóng lao thì phải theo lao. Người khác luôn bàn tán về cô rằng: Tư Đằng đấy danh tiếng vô lượng, chưa từng bại trận bao giờ. Thế nên cô càng phải ăn mặc thể hiện.
Và rồi từ khi nào cô đã thay đổi? Là khi quyết sống mái với Bạch Anh, nồi da xáo thịt, đến lúc kết thúc chỉ thấy lòng hoang tàn, hết sức vô vị.
Sau đó nữa thì gặp lại Tần Phóng, tìm về chốn cũ, tất cả mọi khúc mắc như Thượng Hải, đạo sĩ, Bạch Anh, xích tán đều trở thành giấc mộng đã tan. Những gì cô không thích, không đoái hoài, không thuộc về cô, từng chút đều dần rời xa.
Bây giờ cô thấy rất tốt, nếu không phải Tây Trúc tìm đến tận đây hỏi về chuyện quá khứ, cô gần như sắp quên cả rồi.

Bảo con bé qua đây kính trà cho em.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Bán Yêu Tư Đằng.