• 2,973

Phần XIV - Chương 16 17


Số từ: 4054
Chiến Tranh và Hòa Bình
Tác giả:Lev Nikolayevich Tolstoy
Thể loại:Tiểu Thuyết Kinh Điển
Nguồn: Sưu Tầm
Hoạt động của quân Nga và quân Pháp trong thời kỳ chiến dịch rút lui từ Moskva đến Neman giống như một trò bịt mắt bắt dê, trong đó cả hai người chơi đều bị bịt mắt và người trốn thỉnh thoảng lại rung chuông để cho người tìm biết chỗ. Lúc đầu người trốn rung chuông, không sợ địch thù, nhưng khi nguy hiểm đến nơi thì hắn ta lại cố lặng lẽ chuồn đi cho khỏi bị người ta bắt và nhiều khi tưởng là chạy trốn mà hoá ra là xông thẳng vào tay đối thủ.
Lúc đầu quân Napoléon còn cho biết nó đang ở đâu - đó là vào thời kỳ đầu cuộc rủt quân trên con đường Kaluga, nhưng về sau, khi kéo lên con đường Smolensk, nó chạy trốn, tay giữ chặt lấy quả chuông và nhiều khi tưởng là mình chạy trốn mà hoá ra là đâm thẳng vào quân Nga.
Vì quân Pháp chạy trốn và quân Nga đuổi theo đều rất nhanh, và do đó, ngựa đều kiệt sức cả, cho nên cái phương tiện chủ yếu để tìm hiểu vị trí phỏng chừng của quân địch - tức là những cuộc trinh sát của kỵ binh - nay không còn nữa. Ngoài ra, hai quân đội lại luôn luôn thay đổi vị trí và thay đổi rất nhanh cho nên những tin lức báo về, dù là tin tức gì, cũng đều không còn xác thực nữa. Nếu ngày mồng hai có tin cho biết là ngày mồng một quân địch ở một nơi nào đấy, thì đến ngày mồng ba, khi đã có thể tiến hành một việc gì quân đội đã đi được hai chặng đường rồi và đã đến một vị trí khác hẳn.
Quân đội này chạy trốn, quân đội kia đuổi theo. Từ Smolensk quân Pháp có thể chọn nhiều đường rút khác nhau; và người ta có thể tưởng ở đây, sau bốn ngày đóng trại, quân Pháp có thể biết được quân địch ở nơi nào, nghĩ ra một cái gì có lợi và mưu tính một việc gì mới. Nhưng sau bốn ngày đóng trại, đám quân hỗn loạn ấy lại bỏ chạy, không phải sang phải, cũng không phải sang trái, mà lại theo đường cũ. Con đường bất lợi hơn cả, con đường Kraxnoye và Orsa, không hề có kế hoạch và chiến thuật gì hết, chỉ theo vết cũ mà chạy.
Đinh ninh rằng quân địch ở sau lưng chứ không phải ở trước mặt, quân Pháp chạy thành một tuyến dài, mỗi toán cách nhau đến hai mươi bốn tiếng hành quân. Người chạy trước ai hết là hoàng đế, sau đến các quốc vương rồi đến các quận công. Quân Nga tưởng Napoléon sẽ đi chếch sang phải về phía đông Dniepr, và chỉ có làm như vậy mới hợp lý, nên cũng đi chếch sang phải và đi lên đường cái lớn dẫn đến Kraxnoye. Và ở đấy, như trong trò bịt mắt bắt dê, quân Pháp đâm sầm vào đạo tiến của quân ta. Bỗng đâu trông thấy địch ngay trước mặt, quân Pháp hoảng hốt dừng lại nhưng rồi lại bỏ chạy, bỏ mặc những bạn đồng ngũ đang theo sau.
Ở đấy suốt ba ngày quân Pháp như len qua hàng ngũ quân của Nga, từng đơn vị lần lượt kéo qua, đầu tiên là quân của phó vương, rồi đến quân Davu, và sau đó đến quân Ney. Tất cả đều bỏ rơi lẫn nhau, bỏ rơi tất cả những thứ nặng nề, bỏ hết đại bác, bỏ lại một nửa quân số và chạy miết, chỉ đến đêm mới len đi vòng qua cánh phải quân Nga thành những hình bán nguyệt.
Ney rút sau cùng vì còn bận chôn mìn phá thành Smolensk tuy những bức thành này chẳng làm phiền ai cả (mặc dầu tình cảnh quân Pháp rất bi đát, hoặc chính vì vậy, cho nên như đứa trẻ bị ngã đau họ muốn đạp nền nhà họ). Rút sau cùng với quân đoàn của ông gồm một vạn người, Ney chỉ còn được một nghìn quân khi chạy đến Orsa họp với Napoléon, sau khi đã bỏ hết quân lính và đại bác rồi thừa lúc đêm tối lẻn qua lừng vượt sông Dniepr.
Từ Orsa, họ tiếp tục chạy theo con đường đến Vilna và cũng vẫn trò chơi bịt mắt bắt dê với đạo quân truy kích họ đúng như trước Đến sông Berezina(1), họ lại lâm vào tình trạng hỗn loạn, nhiều người bị chết đuối, nhiều người đầu hàng, nhưng những ai qua sông được lại tiếp tục chạy. Vì tổng tư lệnh của họ mặc vội áo da lông, ngồi trên xe trượt tuyết và bỏ các bạn chiến đấu chuồn đi một mình, ai có thể chốn được cũng chốn theo, còn ai không chốn được thì đầu hàng hay chết.
17.
Có thể tưởng đâu đối với chiến dịch rất chạy này, một chiến dịch trong đó quân Pháp đã làm tất cả những gì có thể làm được để bị tiêu diệt, trong đó đám người ấy không tiến hành một cuộc di chuyển nào có chút gì hợp lí kể từ khi đổ ra con đường Kaluga cho đến khi tên tổng chỉ huy bỏ quân đội lại để chạy để thoát thân. - Có thể tưởng đâu với mỗi thời kỳ chiến tranh này thì các sử gia, những người vẫn thường gán những hành vi của quần chúng cho ý muốn của một con người không còn có thể mô tả cuộc rút quân này theo quan niệm của họ nữa. Nhưng không, các sử gia đã viết ra hàng núi sách về chiến dịch này, và đâu đâu cũng thấy nói đến những mệnh lệnh tác chiến của Napoléon và những kế hoạch sâu sắc của ông ta những cuộc di chuyển của quân đội và chủ trương thiên tài của các nguyên soái.
Vì sao rút từ Maly Yaroxlav theo một con đường dài hoang tàn trong khi có thể đi một con đường bỏ ngỏ dẫn đến một miền trù phú hoặc theo con đường song song mà sau đó Kutuzov đã dùng để truy kích họ? Các sử gia cắt nghĩa điều đó bằng nhiều luận điểm sâu sắc. Họ cũng dùng những luận điểm sâu sắc khi diễn tả việc rút lui của Napoléon từ Smolensk đến Orsa. Kế đến, họ lại mô tả tư thế anh hùng của ông ta ở Kraxnoye, đâu như ở đấy ông ta đã định thân hành ra chỉ huy quân đội ứng chiến, ông ta chống một cái gậy bạch dương và nói:
- Ta đóng vai hoàng đế đã đủ rồi, đã đến lúc đóng vai tướng lĩnh. Họ kể như vậy mặc dầu ngay sau đó ông ta lại chạy dài, phó mặc những đơn vị tán loạn đang tụt lại sau cho số phận.
Sau đó, họ lại miêu tả cho ta thấy lòng dũng cảm cao quý của các nguyên soái, nhất là Ney, lòng dũng cảm cao quý ở chỗ Ney lén lút vòng quanh rừng để vượt qua sông, Dniepr và chạy về Orsa, bỏ lại tất cả quân kỳ và đại bác cũng như chín phần mười quân đội.
Và cuối cùng việc vị hoàng đế vĩ đại từ bỏ đại quân anh hùng cũng được các nhà sử học miêu tả như một hành động gì vĩ đại và thiên tài. Ngay cả cái hành động chạy trốn cuối cùng này mà ngôn ngữ của loài người gọi là mức tột cùng của sự hèn hạ, một hành động mà bất cứ đứa trẻ nào cũng biết làm xấu hổ, ngay cả hàng động đó nữa cũng được thanh minh trong ngôn ngữ của các sử gia.
Đến khi không còn có thể tiếp tục kéo dài những sợi dây rất đàn hồi của những suy luận sở học thêm nữa, đến khi một hành động đã hiển nhiên làm trái ngược với cái mà nhân loại gọi là tốt hay chỉ là đúng thôi cũng vậy, thì các sử gia lại vớ lấy khái niệm là sự vĩ đại để cứu vãn tình thế. Đối với cái gì là vĩ đại thì không có gì xấu cả Đã là một con người vĩ đại thì dù có làm việc gì khủng khiếp đến đâu cũng không thể buộc tội được.
"Thật là vĩ đại" - các sử gia nói như vậy, và không còn cái gì tốt cái gì xấu nữa, mà chỉ còn cái "vĩ đại" và cái "không vĩ đại". "Vĩ đại" là tốt mà không vĩ đại là xấu. Vĩ đại theo họ là thuộc tính của một số người đặc biệt nào đó mà họ gọi là anh hùng. Và Napoléon, trong khi chuồn về nhà trong chiếc áo khoác ấm, bỏ mặc không những các bạn chiến đấu mà ngay cả những người (theo ông ta) đã bị ông ta dẫn tới đây, cũng cảm thấy việc đó là vĩ đại, và tâm hồn ông ta cảm thấy thanh thản.
- Từ cái cao cả (ông ta thấy trong bản thân có một cái gì đó cao cả thật) sang cái lố bịch chỉ có một bước) - Napoléon nói thế.
Thế nhưng trong năm mươi năm trời cả thế giới đã lặp đi lặp lại:
"Cao cả! Vĩ đại! Napoléon vĩ đại! Từ cái cao cả sang cái lố bịch chỉ có một bước".
Thế mà khòng ai thoáng có ý nghĩ rằng thừa nhận cái gì vượt ra ngoài tiêu chuẩn cân nhắc xấu tốt là vĩ đại, chẳng qua là vì thừa nhận nó là vô nghĩa và vô cùng nhỏ bé.
Đối với chúng ta, những người được chúa Cơ đốc ban cho các tiêu chuẩn cân nhắc cái gì là tốt cái gì là xấu, thì không thể có cái gì không cân nhắc được cả. Và ở nơi này không có sự giản dị, không có cái thiện cái chân, thì ở đấy không có sự vĩ đại được.
Người Nga nào đọc những đoạn sử kể lại thời kỳ cuối của chiến dịch 1812 mà không có một cảm giác nặng nề, vừa bực tức vừa bất mãn, vừa nghi hoặc? Người nào lại không tự đặt cho mình những câu hỏi: làm sao không bắt, không tiêu diệt toàn bộ quân Pháp, khi cả ba đoàn quân gộp lại đông gấp bội quân Pháp bao vây chúng, khi chúng đã hỗn loạn, quá đói và quá rét, phải lũ lượt ra hàng và khi (như lịch sử kể lại cho chúng ta) mục tiêu của quân Nga chính là chặn đứng, cắt đứt và bắt tất cả quân Pháp làm tù binh?
Làm thế nào mà chính đạo quân Nga với một số quân kém hơn, đã giao chiến ở Borodino nhưng đến khi đã bao vây quân Pháp từ bốn phía và đặt mục tiêu bắt chúng, lại không đạt đến mục tiêu đó?
Chả nhẽ quân Pháp có một ưu thế hơn hẳn quân ta đến nỗi ta không thể nào tiêu diệt chúng mặc dầu đông hơn gấp bội sao? Làm sao điều đó có thể xảy ra được? Sử học (cái mà người ta gọi bằng danh từ này), khi giải đáp những câu hỏi này nói rằng điều đó xảy ra là vì Kutuzov, cũng như Tomlaxov, cũng như Tsitsagov hay tướng này tướng nọ đã không tiến quân mà thế nọ thế kia.
Nhưng tại sao họ lại không thực hiện tất cả những cách tiến quân ấy? Nếu mục tiêu đã vạch ra trước không đạt được là do lỗi của họ, thì tại sao họ lại không bị đưa ra toà và không bị xử tử?
Nhưng dù có thừa nhận rằng Kutuzov, Tsitsagov v.v… là những kẻ đã gây ra sự thất bại của quân Nga, thì cũng không tài nào hiểu nổi tại sao ngay trong hoàn cảnh của quân Nga ở Kraxnoye và ở sông Berezina (trong cả hai trường hợp quân Nga đều có ưu thế về quân số), họ lại không bắt gọn toàn bộ quân Pháp với những nguyên soái những quốc vương và bản thân hoàng đế mặc dầu đó là mục tiêu của họ?
Lối giải thích nói rằng sở dĩ có hiện tượng kỳ lạ này là do Kutuzov cản trở việc tấn công (các sở gia quân đội Nga vẫn nói như vậy) là một lối giải thích không đứng vững vì ta biết rằng ý muốn của Kutuzov đã không cản nổi quân đội tấn công ở Vyazma và Tarutino.
Thế thì tại sao quân đội Nga, đã từng thắng trận Borodino với một lực lượng yếu hơn một quân địch lúc này đang sung sức, lại bị những toán quân Pháp toán loạn đánh bại ở Kraxnoye và ở Berexzine, mặc dù lực lượng mạnh hơn chúng?
Nếu mục đích của quân Nga là cắt đứt đường rút lui và bắt sống Napoléon và các nguyên soái, và mục đích ấy không những không được thực hiện mà bao nhiêu cố gắng nhằm đến mục đích ấy còn thất bại một cách hết sức nhục nhã, thì thời kỳ cuối cùng của chiến dịch được người Pháp xem như một loạt thắng lợi là hoàn toàn đúng, còn các sử gia Nga mà trình bày nó như một thời kỳ chiến thắng là hoàn toàn sai.
Các sử gia quân sự Nga, trong chừng mực phải tuân theo luận lý vô hình chung đã đi đến quyết định này, và mặc dù đã viết nhiều câu thống thiết nói về lòng dũng cảm và lòng tận trung v, v… đều phải bất đắc dĩ thừa nhận rằng cuộc rút lui của Pháp từ Moskva là một loạt thắng lợi của Napoléon và một loạt thất bại của Kutuzov.
Nhưng dù có gạt hẳn lòng tự ái của dân tộc ra một bên, người ta cũng cảm thấy trong bản thân kết luận này có mâu thuẫn, bởi vì một loạt các thắng lợi của quân Pháp đã đưa họ đến chỗ hoàn toàn bị tiêu diệt còn loạt thất bại của quân Nga đã đưa họ đến chỗ hoàn toàn bị tiêu diệt quân địch và giải phóng tổ quốc.
Cội nguồn của mối mâu thuẫn này là ở chỗ các sử gia xem trọng khi nghiên cứu các biến cố theo những thư từ của các nhà vua và các tướng tá, theo các bản thông điệp, các bản báo cáo v, v… đã giả định một mục tiêu giả dối, một mục tiêu mà hoàn toàn không có trong cuộc chiến tranh 1812; Mục tiêu cắt đứt đường rút lui và bắt sống Napoléon cùng với các nguyên soái và quân đội của ông ta.
Mục tiêu này không hề có; và không thể nào có, vì nó không nghĩa lí gì hết, và không thể nào đạt được.
Mục tiêu này không có nghĩa lý gì, thứ nhất là đạo quân hỗn loạn của Napoléon đang chạy chốn ra khỏi nước Nga với tất cả tốc độ có thể được, nghĩa là nó đang thực hiện chính cái điều mà bất cứ người Nga nào đều mong ước. Thế thì việc gì phải tìm cách tiến công kiểu này kiểu nọ, trong khi quân Pháp đã chạy nhanh hết sức bình sinh của nó rồi.
Thứ hai, không lý gì lại đi chặn đường những con người đang dốc hết tinh lực để chạy trốn.
Thứ ba, không có cái lý gì lại chịu mất quân lính để tiêu diệt các đạo quân Pháp đang tự tiêu diệt, không cần những nguyên nhân bên ngoài với một cấp số tiến nhanh đến nỗi (dù không gặp trở ngại gì trên đường trốn chạy, họ cũng không thể đưa qua biên giới nhiều hơn cái số quân họ đã đưa được và tháng chạp năm ấy, tức là một phần trăm toàn bộ quân đội.
Thứ tư không có lý gì để bắt sống hoàng đế, các quốc vương, các quận công, là những người mà nếu bắt được tàì gây rất nhiều khó khãn cho hoạt động của quân Nga. Ngay những nhà ngoại giao khôn khéo nhất thời ấy cũng thừa nhận như vậy. (J. Maistre và nhiều người khác). Lại càng không có lý gì để bắt các quân đoàn Pháp trong khi chính quân mình đã tan rã mất một nửa trước khi đến Kraxnoye, thế mà còn phải cắt ra mấy sư đoàn đi áp giải tù binh, mà trong khi quân lính mình không phải lúc nào cũng được cấp lương thực đầy đủ còn những tù binh bắt được thì đang chết đói.
Tất cả cái kế hoạch sâu sắc nhằm cắt đường rút lui và bắt sống Napoléon cùng với quân đội của ông ta, cũng giống như kế hoạch của một người làm vườn, muốn đuổi những súc vật đang giẫm đạp vườn rau của mình ra ngoài, lại chạy ra cổng vườn và đánh vào đầu chúng. Để thanh minh cho người làm vườn đó, chỉ có thể nói được một điều, là anh ta đang tức giận. Nhưng về phần những người soạn ra kế hoạch tác chiến kia thì không thể nói như vậy được, bởi vì họ không phải là những người bị thiệt hại khi vườn rau bị giẫm đạp.
Nhưng việc cắt đường rút lui của Napoléon và quân đội của ông ta không phải chỉ là một việc vô lý, đó còn là một việc không thể nào làm được.
Không thể làm được, thứ nhất là vì, nếu kinh nghiệm đã cho thấy rằng trong một trận đánh mà các đạo quân di chuyển dài đến năm dặm thì, họ không bao giờ di chuyển đúng như kế hoạch đã định và việc Tsitagov Kutuzov và Vitghenstian có thể gặp nhau đúng giờ ở địa điểm đã định là một việc khó xảy ra đến nỗi có thể xem là không thể nào có được: chính Kutuzov cũng đã nghĩ như vậy: Ngay từ khi nhận được bản kế hoạch, ông ta nói rằng những cuộc tiến công trên những khoảng cách lớn không bao giờ đưa lại những kết quả như đã dự định.
Thứ hai, việc đó không thể làm được vì muốn chặn đứng được cái lực quán tính đang đẩy quân đội Napoléon chạy lùi về phía sau, cần phải có những lực lượng lớn hơo những lực lượng hiện có của quân đội Nga không biết bao nhiêu mà kể.
Thứ ba, việc đó không thể làm được vì thuật ngữ quân sự "cắt đứt" chẳng có ý nghĩa gì hết. Có thể cắt đứt một miếng bánh mì chứ không thể cắt đứt một đạo quân. Cắt đứt một đạo quân - chặn đường của nó - là một việc không thể nào làm được bởi vì chung quanh bao giờ cũng có nhiều chỗ có thể đi vòng qua. Lại có đêm tối là lúc mà chẳng ai trông thấy gì: các nhà khoa học quân sự cứ xét qua hai trường hợp ở Kraxnoye và Bezezina cũng đủ thấy điều đó. Còn như bắt làm tù bỉnh thì không thể nào bắt được một con én khi nó không chịu đậu lên bàn tay. Có thể bắt sống kẻ nào ra hàng, như người Đức thường bắt, theo đúng mọi quy tắc chiến lược và chiến thuật.
Nhưng quân Pháp không thấy ra hàng là có lợi, và họ nghĩ như vậy là đúng, vì dù có chạy trốn hay bị bắt làm tù binh thì cũng vẫn chết đói chết rét như nhau mà thôi.
Nguyên do thứ tư và chủ yếu khiến việc đó không thể làm được là từ thuở khai thiên lập địa cho đến nay chưa bao giờ có một cuộc chiến tranh điễn ra trong những hoàn cảnh khủng khiếp như cuộc chiến tranh 1812, và quân đội Nga trong khi truy kích quân Pháp đã dốc hết sức lực của mình rồi, nó không thể làm hơn thế nữa nếu không muốn tự tiêu diệt.
Trong cuộc hành quãn từ Tikhon đến Kraxnoye quân đội Nga đã mất đến năm vạn người ốm và tụt lại sau, nghĩa là một con số ngang với dân số một tỉnh lỵ lớn. Một nửa quân số đã bị loại ra khỏi hàng ngũ mặc dầu không chiến đấu.
Trong thời kỳ này của chiến dịch, quân đội không có ủng, không có áo khoác, ăn uống thiếu thốn, không có vodka, hàng tháng phải ngủ giữa tuyết trong khi trời rét đến mười lăm độ dưới không, ngày thì chỉ kéo dài có bảy tám giờ, còn lại là đêm, lúc mà kỷ luật chẳng còn tác dụng gì; ở đây quân lính không bị lùa vào tử địa - nơi không còn có kỷ luật gì nữa - trong vòng vài tiếng đồng hồ như trong một trận chiến đấu; ở đây quân lính sống ròng rã hàng tháng trời trong một cuộc vật lộn từng phút một với cái chết - chết đói và chết rét; trong vòng một tháng đã chết mất nửa quân đội. Ấy thế mà khi viết về chính thời kỳ này của chiến dịch, các sử gia lại kể lể với chúng ta nào là Miloradovich phải cho đến nơi nọ, trong khi Tsitsagov phải di chuyển sang nơi kia (di chuyển trong lớp tuyết dày lút đầu gối), nào là ông này đã đánh bật và cắt đứt v.v.
Những người Nga dở sống dở chết đã làm tất cả những gì có thể làm được và cần phải làm để đến mục đích xứng đáng với dân tộc, và họ chẳng có lỗi gì nếu có những người Nga khác ngồi phòng ấm bàn những việc không thể làm được.
Sở dĩ có mâu thuẫn kỳ lạ, ngày nay không sao hiểu nổi sự kiện thực tế và cách miêu tả của sử học chẳng qua là vì các sử gia viết về biến cố này phải lo viết lịch sử của những tình cảm đẹp đẽ và những lời nói hoa mỹ của các tướng soái chứ không phải viết lịch sử của các biến cố.
Họ tưởng những lời lẽ của Miloradovich những cuộc phần thưởng của những kế hoạch của viên tướng này, viên tướng nọ nhận được kế hoạch của ông ta là những điều quan trọng lắm, còn vấn đề năm vạn người nằm lại trong những bệnh xá hay những nấm mồ thì thậm chí họ cũng không hề nghĩ tới nữa, bởi vì đó không phải là đối tượng nghiên cứu của họ.
Thế nhưng, chỉ cần gác lại một lúc việc nghiên cứu những bản báo cáo và những bản kế hoạch của các tướng tá để đi sâu vào sự chuyển động của hàng chục vạn người đang trực tiếp tham gia vào biến cố, là tất cả những vấn đề trước kia có vẻ không thể giải quyết nổi đột nhiên đều được giải quyết một cách chắc chắn, dễ dàng và đơn giản lạ thường.
Mục đích của nhân dân chỉ có một: giải phóng đất nước khỏi cuộc xâm lăng. Mục đích ấy đạt được trước hết là một cách tự nhiên, vì quân Pháp chạy trốn, cho nên chỉ cần đừng chặn họ lại là được. Thứ hai, mục đích ấy đạt được là do tác dụng của cuộc chiến tranh nhân đã tiêu diệt quân Pháp, và thứ ba là do đại quân Nga đi theo vết chân quân Pháp, sẵn sàng hành động nếu quân Pháp dừng lại.
Quân đội Nga phải tác động như một ngọn roi đối với một con thú đang chạy. Và người chăn thú có kinh nghiệm biết rằng tốt hơn cả là nên giơ cao ngọn roi lên để doạ con vật, chứ không phải cứ quất vào đầu con vật đang chạy.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chiến Tranh và Hòa Bình.