• 397

Chương 97: Lời khuyên của ngài Fouché


Số từ: 2960
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
René trở về vào ngày 11 tháng Giêng năm 1806, cùng ngày diễn ra cuộc tấn công vương quốc Naples và tiến quân vào Masséna ở Spolète.
Trong lúc ngài đô đốc Villeneuve bất hạnh thảm bại ở Trafalgar, Hoàng đế đã qua sông Rhin và mở chiến địch chiếm cầu Donawertch và lối qua sông Danuble.
Sau đó, trong lúc Hoàng đế tiến đến trước thành phố Ulm và chuẩn bị chiếm thành phố này, thống chế Soult đã chiếm được Memmingen còn thống chế Ney cũng tháng trận Elchingen, trong tước hiệu công tước đầu tiên của mình.
Ulm đầu hàng. Mack và 30 ngàn quân đồn trú lần lượt diễu qua và đặt vũ khi dưới chân ngài. Sau đó, Hoàng đế tiến vào Augstourg thành trì đế chế hàng đầu, và 80 lính đầu tiên ai cũng có một lá cờ chiếm được từ kẻ thù. Cuối cùng Hoàng đế tiến vào Vienne, chiến thắng trận Austerlitz, tuyên bố đình chiến với hoàng đế nước Áo và để Nga ra khỏi liên hiệp áo với vẻ hấp tấp mà Junot, người đem thư của Hoàng đế Napoléon đến hoàng đế Alexandre, lá thư trong đó Napoléon muốn hoà bình, Junot đã không thể gặp được người Nga.
Từ 12 đến 29 tháng Mười hai, Napoléon ở lại lâu đài Schonbrunn, nơi ông ban sắc chiếu ngày 27 rằng triều đại Naples chấm dút cai trị. Ngày 1 tháng Giêng năm 1806, ngài bãi bỏ lịch Cộng hoà. Không biết có phải để quên đi một số ngày tháng chăng? Trong trường hợp ấy thì Hoàng đế chẳng thành công.
Những ngày tháng không chỉ không bị quên mà còn không được lấy lại chuyển sang lịch cũ theo ngày lịch Grégoire nữa kia.
Người ta chỉ tiếp tục nói về hai ngày, ngày trận Offenburg và ngày 18 Brumaire.
Mọi tin tức mới ấy được truyền về Pháp làm cho mời người quên đi trận thảm bại Trafalgar. Vả lại, Napoléon đã ra lệnh rằng thảm bại ấy, nó làm ông nghẹn lại giữa những chiến thắng của mình, coi là hậu quả của một cơn bão hơn là kết cục của một trận thắng.
Tin tức về trận Trafalgar chỉ được đưa lên mặt báo nếu được sự cho phép, và René có lẽ là người Pháp duy nhất đã trở về. Do đó ngay sau đó, anh được ngài giám đốc Sở hải quân(1) cho mời anh đến với tư cách là thuyền trưởng René.
Anh vội vã có mặt theo ý nguyện của ngài Sở trưởng. Lẽ tự nhiên, vị phán quan này muốn biết những tin tức chính xác về thảm hoạ Trafalgar.
René vẫn chưa biết mệnh lệnh của chính Hoàng đế yêu cầu giữ im lặng về thảm hoạ ấy.
Trước khi hỏi anh, ông Sở trưởng đã thông báo điều đó những ông ta không tỏ rõ mình muốn biết toàn bộ sự thật của sự kiện ấy đến mức nào.
Vì không có yêu cầu cụ thể, René kể hết những gì mắt thấy tai nghe cho ông ta.
Đổi lại vị Sở trưởng cũng thông báo cho anh ngài chỉ huy Lucas bị bắt làm tù binh suốt bảy hay tám ngày, theo tuyên bố từ London đã được thả tự do nhờ một tờ lệnh từ chính phủ. Chính phủ Anh muốn tôn vinh lòng anh dũng tuyệt vời của tàu Redoutable.
Sắc lệnh ấy hòng tỏ ý rằng, vì tàu chiến hạng nặng Redoutable đã bắn chết Nelson nên chính phủ Anh không muốn việc bắt giữ Lucas làm tù binh bị coi là để thoả mãn lòng hận thù hèn hạ.
Do đó Lucas đã về Paris ngày hôm trước. Vị giám đốc Sở hải quân có được tin này là nhờ điện tín báo về. René xin ông ta hỏi giùm địa chỉ của ngài Lucas rồi chuyển đến chỗ anh.
Sau đó, không còn gì để hỏi chàng trai trẻ, ông cho anh lui với cử chỉ biết ơn chân thành nhất.
Sau cuộc hành trình trở về Saint-Malo, René được coi là con người huyền thoại. Người ta còn ngưỡng mộ anh hết mức khi biết anh đã gửi khoản tiền 2500 phăng, khoản tiền gấp đôi giá trị chiếc Slúp cũ kỹ, đến quý ngài O Brien và Hiệp hội ở Dublin để quý ngài O Brien và Hiệp hội chuyển khoản tiền ấy cho người có tên là Patrick chủ chiếc Slúp.
Cả cái gia đình khốn khó ấy vô cùng ngỡ ngàng khi nhận được khoản tiền trả cho chiếc Slúp của mình với giá cao gấp đôi từ ngài O Brien và Hiệp hội.
Trong khoảng thời gian ấy, về phần mình, René cũng lắng nghe François kể lại chi tiết lần trở về Saint-Malo của anh ta và ở thượng mũi Finistère, anh đã bị thuyền Anh truy đuổi buộc anh ta phải giả đò quay mũi tàu về phía châu Mỹ ra sao. Chính vì thế anh ta mới trở về Saint-Malo muộn như vậy.
Trong lần bị truy đuổi, tàu Tay đua New York đã xứng với danh hiệu "tay đua" của mình khi chạy với tốc độ 12 nơ một giờ.
François đảm bảo với René rằng nếu anh ta chẳng may bị bắt, anh ta thà tự mình bắn vào đầu còn hơn. René khá hiểu anh chàng đó nên không nghi ngờ gì cả. Hiển nhiên, René vẫn thấy đồ đạc trên tàu ở y nguyên vị trí cũ, chiếc ví vẫn trong ngăn kéo, tờ di chúc còn trong ví và chỗ đá quý trong cái túi nhỏ.
Với khoản tiền René để lại, François đã trả công cho mọi người trong đoàn. Tất cả không ai nợ ai và dù cho có người kế toán nghiêm khắc nhất cũng không thấy François nợ họ một xu.
René vẫn muốn François tiếp tục công việc chủ tàu tạm thời cho đến khi số phận của anh rõ ràng hơn. Mặt khác, anh cũng nhận được tin chỉ huy Lucas đã về Paris và Hoàng đế cũng sắp về thủ đô. Hai lý do ấy khiến anh cũng muốn đến đó càng sớm càng tốt.
Khỏi phải nói lần đến thăm, sau ngài giám đốc Sở hải quân, lần thăm phu nhân Surcouf này diễn ra thân tình thế nào, anh đã báo cho bà những tin tức tuyệt vời về chồng mình.
Đến Paris, anh thuê phòng trong khách sạn Mirabeau, phố Richelieu. Thời đó, phố này chưa đổi thành phố Hoà Bình. Mới đến nơi, tên anh vừa ghi vào tờ đăng ký khách sạn anh có cuộc viếng thăm của viên thư ký của ông Fouché - ông này mong anh đến Bộ Cảnh sát sớm nhất có thể.
Chẳng có lý do gì ngăn anh đến chỗ ông ta ngay hôm ấy, hơn nữa anh còn đang nóng lòng muốn biết Fouché sẽ báo cho anh tương lai mình ra sao. Anh xin viên thư ký chờ một lát làm vệ sinh qua quýt rồi cùng anh ta lên xe.
Mới thông báo, cánh cửa phòng làm việc của ông bộ trưởng đã mở, viên thư ký đi ra thông báo:
- Bộ trưởng đang chờ ngài René.
René không muốn phải đợi nên vào ngay lập tức.
Anh thấy Fouché vẫn mang bộ mặt ngạo nghễ ngày nào nhưng hôm nay nó thân thiện hơn là cau có ủ ê.
- Thế nào, ngài thuyền trưởng tàu Tay đua New York, ngài đã trở về đấy à?
Ngài Bộ trưởng gọi tôi bằng danh tánh đó chứng tỏ ngài biết hết dù là chuyện nhỏ về tôi rồi.
- Đây là nhà nước của tôi, việc của tôi là vậy. - Fouché nói - Tôi có lời khen ngợi về cách anh đã hành động. Anh có hài lòng về lời khuyên của tôi chăng?
- Dĩ nhiên, con người sáng suốt như ngài chỉ có thể đưa ra lời khuyên hay mà thôi.
- Vấn đề không phải là chỉ đưa ra lời khuyên hay mà còn phải làm theo đúng như vậy nữa anh René thân mến của tôi ạ. Về mặt này, tôi chỉ còn biết khen ngợi anh. Đây là bản sao lá thư của anh Surcouf đến bộ Hải quân kể lại trận đánh chiếm tàu Standard. Anh ta nói đến một thủy thủ René nào đó đã hành sự đến mức mà anh ta không hề lưỡng lự bổ nhiệm làm chuẩn uý hàng đầu. Tôi quan tâm đến anh chàng René này nên đã yêu cầu ông bạn Decrès cho sao lại lá thư ấy. Đây là lá thư thứ hai vẫn gởi đến cùng một bộ thông báo Surcouf đã đến đảo Pháp và cho René nghỉ phép để trên con tàu do anh ta mua, đi đến Miến Điện cùng hai người em họ và thi thể của người chú, tử tước Sainte-Hermine.
Đây là lá thư thứ ba thông báo anh ta về đảo Pháp sau những kỳ tích tuyệt vời chống lại những con quái vật kinh khủng nhất và đa dạng nhất, có con hổ to như con sư tử ở Némée(2), con trăn dài như rắn Python(3). Khi trở về từ Miến Điện, chuẩn uý René lại xông vào giữa cuộc chiến mà anh Surcouf chống lại hai tàu Anh và kết quả là anh và Surcouf chiếm được tàu kia. Sau đó anh chàng René đã chia chiến lợi phẩm thành một phần cho những người nghèo khổ trên đảo Pháp, phần kia cho các thủy thủ của mình. Anh ta cũng đã hỏi tin tức về mệnh lệnh của hoàng đế sáp cho đánh lớn với quân Anh nên đã xin tướng Decaen, đảo trưởng đảo Pháp, và xin phép chỉ huy Surcouf của mình tham gia cuộc đại thủy chiến. Anh ta dùng tàu Tay đua New York bé nhỏ của mình trở về và vào vịnh Cadix ba ngày trước khi diễn ra trận chiến Trafalgar. Anh ta lập tức được đầu quân lên tàu Redoutable do thuyền trưởng Lucas chỉ huy và ông này phong cho anh chức đại uý thứ ba trên tàu của mình. Trận đấu diễn ra, thuyền trưởng Lucas bị ba tàu tấn công đã dồn sức chống lại tàu Victory và suýt chiếm được nó nếu không có sự xuất hiện của tàu Téméraire, nó đã cướp đi 80 người của ông ta ngay loạt đầu tiên. Nó đã cứu cho tàu đô đốc Anh.
Nhưng trong khi ấy, Nelson đã trúng một phát đạn từ cột buồm lái của tàu Redoutable và theo người ta khẳng định viên đạn xuất phát từ tay một đại uý thứ ba có tên là René chưa có vị trí xác định trên tàu nên được phép tuỳ chọn vị trí chiến đấu nào tuỳ thích và kết quả là anh ta đã chọn vị trí nguy hiểm nhất…
Đột nhiên Fouché dừng lại và nhìn chăm chú vào chàng trai trẻ:
- Có đúng anh là viên đại uý thứ ba René, người đã giết chết Nelson không?
- Tôi không dám khẳng định điều đó thưa ngài bộ trưởng - René nói - Chỉ có điều khi ấy chỉ có mình tôi với cây súng trên cột buồm lái, trong giây lát, tôi phát hiện ra Nelson nhờ bộ quần áo xanh, nhả đạn vào hắn nhưng khi ấy chúng tôi cũng đồng thời bắn từ buồm ở cột buồm lớn xà cột buồm mũi - Do đó, tôi không dám chắc mình có phải là người giúp nước Pháp hạ kẻ thù đáng gờm ấy chăng.
- Tôi cũng không thể khẳng định điều đó. - Fouché nói - Tôi chỉ nhắc lại và sẽ nhắc lại theo những gì người ta nói hay viết cho tôi thôi.
- Thế thì ngài có thể đã biết phần kết hành trình Odyssée của tôi như ngài đã biết phần mở đầu chăng?
- Đúng vậy. Bị dẫn đến nhà tù ở Gibraltar trên con tàu Samson của thuyền trưởng Parker, các anh đã, sau cơn bão khủng khiếp cùng người của mình bơm nước cứu con tàu nếu không nó đã chìm nghỉm xuống đáy. Sau đó, anh bị giam ở Cork rồi tự giải thoát với bảy người bạn. Anh đã chiếm một chiếc tàu Slúp nhỏ trên sông Shannon để trở về Saint-Malo. Sau đó, anh gởi ngân phiếu 2500 phăng đến nhà O Brien ở Dublin.
- Thưa đức ông, phải nói là ngài được cung cấp rất đầy đủ thông tin.
- Anh cũng biết đấy, thật hiếm khi thấy những thủy thủ mua tàu Slúp của Mỹ để đi lại dưới màu cờ một nước trung lập, chia sẻ tiền bạc với người nghèo và thủy thủ của mình, không chỉ tiền kiếm được mà còn là tiền của chính bản thân, đi hai nghìn dặm để trở về chiến đấu trong tuyệt vọng ở Trafalgar, bị tù đày, tự giải thoát rồi trở về Pháp mà vẫn nhớ đến chủ nhân khốn khổ của con tàu rách nát chỉ đáng một nghìn một trăm phăng nhưng lại trả tiền gấp đôi cho ông chủ mình đã "mượn" tàu. Anh trả món nợ ấy hào phóng đấy. Bây giờ, vì những lời khuyên trước kia của tôi đều thành công, anh có muốn cho vào góc nào trong trí nhớ của mình những điều tôi sắp nói không?
- Thưa đức ngài, xin cứ nói, xin cứ nói.
- Anh tên là René, anh sẽ được hoàng đế gặp dưới cái tên ấy, đừng quên là hoàng đế chưa bao giờ được nhắc đến, trong bản báo cáo tôi trình hoặc sẽ trình lên ngài, anh có mối liên quan đến bá tước Sainte-Hermine. Khi hoàng đế chẳng có gì chống lại thủy thủ René, ông ấy không những không phản đối mà còn giúp cho sự nghiệp của anh thăng quan tiến chức, còn nếu ông ấy thấy dù chút ít mờ ám giữa thuỳ thủ René với bá tước Sainte-Hermine, cặp lông mày của ông ấy sẽ nhíu lại, và anh có thể đã làm những kỳ tích chẳng có nghĩa lý gì, tất cả sẽ lại bắt đầu lại từ đầu. Chính vì vậy mà tôi cho gọi anh đến ngay. Hoàng đế có lẽ sẽ về đây ngày 26 tháng này. Hãy đến gặp thuyền trưởng Lucas ở khách sạn Hải quân, hoàng đế sẽ sớm gặp ông ta ngay khi Ngài về; nếu Lucas tặng anh cơ hội xuất hiện trước hoàng đế, hãy chấp thuận.
- Anh không thể tìm đâu ra người giới thiệu tốt như thế và tôi chắc chắn nếu nghe theo lời khuyên tôi vừa đưa ra, tức là quên đi cái tên bá tước Sainte-Hermine, anh sẽ có vị trí trong ngành quân sự đồng thời bắt đầu sự nghiệp với chức đại uý thứ ba René.
René xin phép ngài bộ trưởng cảnh sát ra về mà trong lòng không thể đoán ra Fouché được lợi gì từ anh. Fouché nếu có được hỏi về khoản này, ông ta chắc chắn tự nhủ rằng: "Chẳng gì cả, chỉ vì có những con người có phong cách đáng mến đến nỗi những ai khó tính nhất cũng phải mềm lòng trước sự hiện diện của họ".
René lập tức đến khách sạn Hải quân, gặp chỉ huy Lucas đã hoàn toàn bình phục sau vết thương và tỏ ra thoải mái với các cách người Anh đối xử với ông.
- Nếu chúng ta mở chiến dịch nữa, hãy đến với tôi, René thân mến - ông nói với chàng trai trẻ - Anh sẽ chịu trách nhiệm gởi đến đô đốc Collingwood viên đạn chị em với viên đạn đã gửi cho Nelson nhé.
Chỉ huy Lucas hoàn toàn không biết khi nào ngài Napoléon trở lại Paris. Ông được René cho hay là ngày 25 ngài sẽ bí mật về thủ đô, Lucas nghĩ ngợi một lát.
- Hãy đến gặp tôi ngày 29 - ông nói - Có thể tôi sẽ có tin mừng cho anh.
Napoléon, như tôi đã nói, đã về Paris ngày 26. Ngài dừng lại vài ngày ở Munich để tổ chức hôn lễ cho Eugène Beauhamais với công nương Auguste de Bavière, ngài còn dành cho các lĩnh thành khác, mỗi nơi một ngày khi đám cưới chưa tiến hành.
Một ngày ở Stungart để nhận lời chúc tụng của các đồng minh mới, một ngày ở Carlsrulle để tuyên bố liên minh trong gia tộc(4). Ông biết dân Paris đang nóng lòng mong ông trở về để tỏ rỡ niềm vui sướng và ngưỡng mộ của mình. Vô cùng hài lòng về các công trạng suôn sẻ từ hồi nó dõi theo mà không tham gia, nước Pháp đã thấy lại sự nồng nhiệt của những ngày đầu cách mạng đã vỗ tay tán thưởng các chiến tích lẫy lừng của quân đội và người thủ lĩnh của nó.
Một chiến dịch ba tháng, thay vì một cuộc chiến tranh ba năm, một miền lục địa bị tước vũ khí nước Pháp đã đạt đến những giới hạn mà nó chưa bao giờ vươn tới, một chiến công vang dậy nữa, lại thêm vào chuỗi vinh quang của quân đội ta, uy tín quốc gia được tái lập, hoà bình bảo đảm cho một viễn cảnh nghỉ ngơi và vượng phát, đó là điều dân tộc muốn cảm ơn Napơléon bằng cả nghẹn lời hô: "Hoàng đế vạn tuế!".
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hiệp Sĩ Sainte Hermine.