• 397

Chương 31: Chiến tranh


Số từ: 3429
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Gương đã vỡ, cơn giận dữ của Bonaparte với Whitworth tương đương với một lời tuyên chiến.
Và quả nhiên kể từ lúc đó, nước Anh dù đã cam kết trả Malte, lại quyết giữ lại. Thật bất hạnh là thời đó nước Anh lại có một trong những Bộ trung gian áp đặt những động thái quan trọng nhất không phải vì lợi ích quốc gia mà đại diện cho ý kiến đa số.
Đó là Bộ của Addington và Hawkesbury. Vua Georges Đệ tam nước Anh là một vị trí đặc biệt giữa bộ của ngài Pitte và bộ của ngài Fox. Đức vua thường có chung quan điểm với ngài Pitte nhưng lại không hợp tính ông ta. Ngược lại, đức vua hợp tính ngài Fox nhưng lại bất đồng quan điểm chính trị, chính vì lẽ đó, đức vua không ngả về bên nào trong hai phe đối địch ấy mà giữ lại bộ Addington bên mình.
Ngày 11 tháng Năm, đại sứ Anh quốc đến xin rút về nước.
Chưa từng có cuộc ra đi nào lại gây ấn tượng như sự ra đi của Whitworth. Từ lúc người ta biết tin ông xin lại hộ chiếu, đã có vài trăm người đến đại sứ quán từ sáng tới tối.
Cuối cùng, người ta cũng thấy xe của ông đi ra. Vì ai cũng biết ông đã làm tất cả những gì có thể để như kéo nền hoà bình nên chuyến ra đi ấy được dành những tình cảm nồng hậu.
Về phần Bonaparte, cũng giống như tất cả những con người thiên tài khác, một khi đã quyết định giữ hoà bình tức là ông đã lường trước tất cả những ích lợi mà nước Pháp được hưởng.
Giờ đây, khi đột ngột xoay sang con đường ngược lại, ông tự nhủ rằng, dù không là người làm được điều tốt đẹp cho nước Pháp và thế giới, thì cũng phải làm nên một bất ngờ. Mối ác cảm thường trực với nước Anh giờ đây biến thành cơn giận dữ vượt ngưỡng và đầy dự định lớn lao. Ông tính khoảng cách từ Calais đến Douvres, đó chỉ ít cũng là khoảng cách phải vượt qua khi đi ngang Saint-Bernard và ông tự nhủ nếu giữa mùa đông thì không đi nhanh, mặt nước đóng băng còn những núi tuyết không vượt qua nổi nữa, tất cả chỉ là vấn đề giao thông và nếu ông có nhiều tàu để dẫn qua nước kia eo biển một đội quân khoảng mười lăm vạn quân thì việc chinh phục nước Anh cũng không khó hơn việc chinh phục Italie. Ông đưa mắt ra xung quanh để xem hiện tại, ông có thể trông cậy vào ai và lo ngại ai. Tổ chức Philadelphes còn nằm trong bí mật. Song Concordat đang khơi lên mối thù hằn của những tướng lĩnh Cộng hoà. Tất cả những tông đồ lý tính mà người ta quen gọi là Dupuis, Mong và Berthollet vẫn chưa sẵn sàng, họ đã bắt đầu nhận ra thiên chất của Chúa, và một nửa thiên chúa của Giáo hoàng. Với phẩm chất của người Italie, Bonaparte dù không sùng đạo những cũng khá mê tín. Ông tin vào các điềm báo, các linh cảm. Ông thường nói đến tôn giáo khi ở phòng Joséphine bởi đôi khi ông sợ có người nghe theo lý thuyết thái quá của mình.
Một buổi tối, Monge bảo ông:
- Thưa ngài Tổng giám đốc, tuy vậy cần phải hy vọng rằng chúng ta sẽ không trở lại với những phiếu xưng tội chứ.
- Chẳng cần phải quy kết gì hết - Bonaparte lạnh lùng trả lời.
Và trên thực tế, nếu hiệp ước Concordat đã giúp Bonaparte xích lại với giáo hội thì ông lại có vấn đề khác với một bộ phận quân đội. Ông mang đến cho tổ chức Philadelphes một hy vọng trong khi họ lại tưởng thời điểm hành động đã đến. Do đó mà một cuộc mưu phản được tổ chức chống lại Tổng giám đốc.
Đó là khi ông có khoảng sáu mươi tướng tả bất mãn, họ muốn hất ông xuống ngựa và cho ngựa đạp lên. Hai thủ lĩnh rõ nhất trong dự định này là Benatte, chỉ huy quân đội miền Tây, hiện đang ở và Moreau, người không được thưởng hậu hĩnh sau trận thắng Hohenlinden dẫn đến chấm dứt chiến tranh với nước Áo, đang hờn dỗi ở Grosbois.
Thế là có ba bài đả kích dưới dạng thư nguyện của quân đội Pháp gửi đến , chúng xuất phát từ tổng hành dinh , tức là từ tướng Bemadotte. Trong những bài đả kích ấy có những lời lẽ lăng lục nhằm vào "tên bạo chúa đảo Corse", "kẻ tiếm quyền", "kẻ đảo ngũ sát hại Kléber" vì tin tức về cái chết của Kléber đã về Paris, người ta quy tội giết người ấy cho người vừa làm điều tốt đẹp cho nước Pháp lại vừa gây ra các tiếng xấu.
Từ sự lo ngại đổ máu, chúng chuyển sang dùng lời lẽ cay độc chống lại luận điệu "dạy đời" của Bonaparte sau đó kêu gọi một âm mưu hòng diệt từ tận gốc cái giống đến từ đảo Corse này.
Việc vận chuyển bài đả kích được bưu điện gửi tới tất cả các tướng, tất cả các chỉ huy quân đoàn, các uỷ viên thời chiến, tất cả đều bị cảnh sát của Fouché giữ lại trừ bản đầu tiên được đặt trong giỏ đựng bơ của xe thuế Rennes đến Rapatel, tuỳ tùng của tướng Moreau ở Paris.
Đúng hôm Bonaparte cho gọi Fouché đến để tổng kết với ông xem ai là bạn, ai là thù thì Fouché cũng mang theo những chứng cứ về vụ bạo loạn quân đội này.
Bonaparte vừa nhắc đến chủ đề này, Fouché hiểu ngay là đã đến lúc, ông ta đã có trong tay ba bản sao của ba lời xúi giục.
Fouché cũng biết chuyện gửi lời kêu gọi đến Rapatel. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Moreau không phải là chủ mưu, ít nhất hắn cũng phải là đồng loã trong vụ việc nguy hiểm rộng khắp giới quân sự ấy.
Đó là thời điểm vinh danh bằng gươm và súng danh dự và Bonaparte đã nghĩ ra danh hiệu Bắc đẩu bội tinh.
Do có sự tác động của vợ và bà mẹ vợ vốn có xích mích và thù ghét Joséphine, Moreau đã có hành động giễu cợt danh hiệu ấy. Fouché kể lại sau một bữa tối thịnh soạn ở nhà Moreau, một chiếc xoong bội tinh đã được trao cho anh đầu bếp và sau một buổi đi săn lợn lòi, một con chó dũng cảm bị ba vết thương cũng được trao vòng cổ bội tinh.
Bonaparte cực kỳ nhạy cảm trước kiểu cạnh khoé ấy. Ông ra lệnh cho Fouché đến ngay nhà Moreau và yêu cầu ông này giải thích. Nhưng Moreau chỉ cười vào mệnh lệnh đó và trả lời rằng vì Bonaparte, người đứng đầu nhà nước có thể ban gươm và súng danh dự thì trong nhà ông ta, là chủ nhà, ông cũng có thể ban xoong và vòng cổ danh dự được.
Fouché bẽ mặt ra về dù cho ông ta ít khi bị như thế. Trong khi chờ đợi trở về bộ của mình, (Fouché vẫn chỉ là Bộ trưởng Bộ cảnh sát một mình) Bonaparte đã cho ông ta toàn quyền xả giận.
- Sau tôi, Moreau là người duy nhất có giá trị thật không. Công bằng khi nước Pháp phải chịu đựng, giằng co giữa hai chúng tôi. Nếu tôi ở vị trí của ông ta còn ông ta ở vị trí của tôi thì tôi đã sẵn sàng làm sĩ quan tuỳ tùng cho ông ta rồi. Giá ông ta ở vị trí điều hành! Thật tội nghiệp cho nước Pháp! Thôi được rồi! Ngày mai, lúc bốn giờ sáng bảo ông ta đến rừng , hoặc gươm của ông ta hoặc của tôi sẽ quyết định chuyện đó. Tôi sẽ chờ ông ta hãy đi thực hiện lệnh của tôi đi, Fouché, nói y nguyên không thêm bớt gì hết.
Bonaparte chờ đến nửa đêm, Fouché mới trở về, lần này ông đã thấy Moreau dễ xử lý hơn. Moreau hứa sớm hôm sau sẽ đến Tuileries, nơi mà từ lâu rồi ông ta không hề hiện diện.
Bonaparte tiếp đón ông ta rất tử tế, mời ăn trưa và trước khi chia tay còn tặng ông ta một cặp súng lục chạm kim cương và nói:
- Tôi những muốn gắn những vinh quang của ông lên hai vũ khí này, tướng quân, nhưng tiếc là không còn chỗ nữa.
Họ bắt tay nhau khi chia tay nhưng con tim thì lạnh nhạt, xa cách.
Về vụ việc này, dù nó chưa yên hoàn toàn nhưng ít ra cũng dịu lại, Bonaparte đã có thể tập trung vào dự định lớn lao của mình: ông đi thăm các cảng ở Phần Lan và Hà Lan để xem xét tình hình, địa thế, dân cư và vật lực. Đại tá Lacuée chịu trách nhiệm về công việc này đã phải trưng dụng tất cả các toà nhà ven bờ cảng và nhà đánh cá từ đến tận . Các sĩ quan được cử đến , Granville, để nhận quân. Các kỹ sư hàng hải trình bày các tàu dẹt có khả năng mang được pháo lớn. Tất cả các cánh rừng ven eo biển Manche được thăm dò chất gỗ tốt nhất để đóng tàu chiến. Được biết người Anh buôn gỗ trong các quốc gia La Mã, ông cử người mang tiền đi mua số gỗ cần thiết ấy.
Ác cảm dấy lên khi quân Anh tạm chiến Bồ Đào Nha và vịnh Tarente. Ý đồ xấu của nước Anh đã quá rõ ràng đến mức không một ai, dù là kẻ thù Bonaparte buộc tội ông về sự cắt đứt ấy. Nước Pháp thấy chấn động mạnh nhưng họ cũng tin tưởng rằng nếu có đủ thời gian và tiền bạc sẽ đóng được những tàu tốt và sẽ đạt được việc đánh trên bộ, như thế quân Anh sẽ thua.
Ngay khi biết được giá của các con tàu dẹt, Loiret là tỉnh đầu tiên dành ra một khoản ba trăm nghìn phăng. Với ba trăm nghìn phăng người ta có thể xây dựng và trang bị vũ khí cho một tàu chiến ba cột buồm mang được ba mươi khẩu đại bác. Tiếp đến các nơi khác cũng theo gương như Coutance, Be may, Louviers, Valognes, Foix, Verdun và Moissac đóng các con tàu dẹt tốt từ tám nghìn đến hai mươi nghìn phăng.
Paris ủng hộ tàu chiến, trang bị một tàu có một trăm hai mươi đại bác; Léon một trăm; Bordeaux hai mươi tư Marseille, bảy mươi tư tỉnh Gironde đành một khoản một triệu sáu trăm nghìn phăng.
Cuối cùng, nước Cộng hoà Italie góp cho ngài Tổng giám đốc bốn triệu để xây dựng hai hạm đội, một mang tên Tổng thống và một mang tên Cộng hoà Italie.
Với sự chuẩn bị ấy, Bonaparte đã dồn toàn bộ tâm sức mà quên tình hình trong nước. Savary nhận được một lá thư của cựu thủ lĩnh phái Vendée mà trước kia anh từng vài lần phục vụ. Ông này sau khi giải giáp chỉ mong được sống bình yên trên mảnh đất của mình. Ông ta báo cho Savary rằng ông vừa được gặp một nhóm người có vũ trang muốn liên lạc với đám quân mà ông đã từ bỏ sau cuộc đảo chính 18 Brumaire. Ông ta nói thêm rằng, để chứng tỏ những gì đã hứa với chính phủ, ông muốn tự mình xem đằng sau cuộc gặp ấy là gì rồi mới lên nói tường tận trước khi sự việc nổ ra.
Savary biết ngài Tổng giám đốc rất muốn được thông báo tất cả mọi chuyện. Trì tuệ của ông mẫn tiệp và sáng suốt đến nỗi có thể nhìn ra trong từng sự việc nhỏ nhất những mưu tính bí mật nhất. Lá thư ấy khiến ông suy nghĩ một lát, chừng mười lăm phút sau ông nói với Savary.
- Anh sẽ đi một chuyến, hãy lưu lại vài ngày tại nhà chỉ huy của anh. Anh sẽ nghiên cứu miền Vendée và thăm dò xem mọi sự thế nào.
Savary bí mật đi ngay hôm đó.
Đến nhà bạn mình, anh đánh giá tình hình trầm trọng đến nỗi anh cải trang thành nông dân và bắt chủ nhà cũng làm tương tự để theo dõi băng nhóm mà người bạn đã nói trong thư.
Ngày thứ ba, họ gặp vài nhân vật mới tách khỏi nhóm hôm trước. Họ đã thu thập được tất cả những chi tiết muốn biết. Savary trở về khẳng định rằng chỉ cần một mồi lửa cũng đủ đốt cháy cả miền Vendée và Morbihan.
Bonaparte ngạc nhiên nghe anh nói. Ông cứ tưởng mọi chuyện ở đó đã êm đẹp, ông biết Georges đã một lần nữa tuyên chiến nhưng ông tưởng Georges đang ở , cảnh sát của ông Régnier chắc chắn sẽ để mắt đến Georges nên ông không lo ngại gì cả.
Hồi đó, có rất nhiều tù nhân đang bị giam trong các nhà ngục ở Paris vì lý do chính trị, họ là những can phạm tình báo mà người ta không muốn xử vì ngay bản thân Bonaparte cũng nói đó là thời điểm không cần coi trọng đến những tội phạm như thế, vậy là ngay lập tức người ta gạt những kẻ bất hạnh đó sang một bên.
Lần này, không tham khảo ý kiến của Fouché, Bonaparte sai Savary mang danh sách những người bị bắt, kèm theo ngày tháng bắt và các lý do bắt giữ khác nhau đến.
Trong số đó có các tên như Picot và Lebourgeois, họ bị bắt cách đó một năm vào thời điểm đặt thuốc nổ, khi vừa đặt chân từ Anh về Pont-Audemer, biên bản bắt giữ có ghi: "Đến để ám sát ngài Tổng giám đốc".
Không ai biết vì sao những cái tên này lại đập vào mắt Bonaparte chứ không phải những người khác. Chỉ cần ngài Tổng giám đốc chỉ định, họ cùng ba người khác lập tức được chuyển cho một uỷ ban xét xử.
Dù các chứng cứ đều chống lại họ nhưng Picot và Lebourgeois phản bác lại lời cáo trạng với vẻ lạnh lùng đáng ngưỡng mộ. Tuy vậy, việc đồng loã với Saint-Régeant và Carbon là hiển nhiên cho nên họ bị kết án tử hình. Họ bị xử bắn mà không hề thú tội. Thậm chí họ còn có vẻ muốn thách thức chính quyền khi thông báo rằng chẳng mấy nữa đất nước sẽ lâm vào chiến tranh và Bonaparte sẽ phải nhảy vào đó.
Trong số ba can phạm khác hai người được xử trắng án còn một người bị kết luận có tội. Người bị kết án là Querelle. Đó là một người miền hạ đã từng phục vụ trong quân đội Vendée dưới sự chỉ huy của Georges Cadoudal.
Người này bị bắt do sự tố giác của một chủ nợ mà anh ta không may vay tiền mà phải trả góp, không thể thanh toán toàn bộ, chủ nợ đã tố cáo anh ta tội phản loạn.
Việc xét xử Picot và Lebourgeois cách vụ của Querelle khá lâu. Kết quả là họ không bị hành quyết cùng nhau. Lúc chia tay người chiến hào hai tử tù trước khi chết đã nói:
- Hãy theo gương chúng tôi, chúng tôi có trái tim trung thành và tinh thần cao thượng, chúng ta chiến đấu cho ngai vàng và điện thờ Chúa, chúng ta sẽ chết vì một mục đích và mục đích ấy sẽ mở cánh cửa cho chúng ta lên thiên đàng, hãy chết như chúng tôi đừng khai gì cả khi anh bị kết tội. Chúa sẽ xếp anh vào số những người tử vì đạo và anh sẽ được tận hưởng cực lạc trên thiên đàng.
Quả nhiên, như hai người bạn tù của mình dự đoán, Querelle đã bị kết án khoảng chín giờ tối, quan toà gửi bản án đến tham mưu trưởng để ông ta ra lệnh hành quyết tù nhân vào sáng sớm hôm sau như thông lệ.
Viên tham mưu trưởng đang vũ hội, mãi ba giờ sáng ông ta mới về mở tờ lệnh ra luồn xuống gối và ngủ gục lên trên.
Giá như mệnh lệnh được thực thi theo đúng thời hạn thì Querelle cùng bước với các chiến hữu của mình trên một con đường có lẽ bằng sự dũng cảm, bằng sự tự ái, anh ta cũng sẽ chết như họ và sẽ mang bí mật xuống mồ giống họ. Nhưng lại có sự chậm trễ bất ngờ kia, một ngày lê thê trong đơn độc đối diện với cái chết, thời gian định mệnh lò dò khiến đầu óc anh ta không chịu nổi, khoảng bảy giờ tối, anh ta bị cơn co giật mạnh đến nỗi người ta cứ tưởng anh này uống thuốc độc. Bác sĩ nhà ngục được gọi đến. Ông hỏi phạm nhân vì sao lại có hành động như vậy, liệu có phải do thuốc độc và đó là loại thuốc gì?
Nhưng Querelle đã vòng tay qua cổ bác sĩ, áp vào tai ông nói thầm.
- Tôi không bị đầu độc đâu. Tôi sợ đấy!
Thế là nhân cơ hội ấy, ông bác sĩ ép kẻ bất hạnh khai báo.
- Anh là người mang một bí mật mà cảnh sát rất muốn biết, hãy nói ra biết đâu anh lại được hưởng khoan hồng thì sao?
- Ồ! Không bao giờ! Không bao giờ! Đã quá muộn rồi.
Cuối cùng, do sự thúc ép của bác sĩ, Querelle đã xin một cây bút lông ngỗng và giấy để viết tới nhà lãnh đạo rằng anh ta muốn khai báo.
Nhà lãnh đạo lúc ấy không còn là Junot nữa mà là Murat. Theo Bonaparte, Junot quá dễ dãi nên ông bổ nhiệm Murat thế chỗ của anh.
Khoảng mười một giờ đêm, khi ngài Tổng giám đốc đang lo lắng bàn bạc với Réal trong phòng làm việc của mình thì cửa phòng bật mở. Sarary thông báo người đứng đầu đến và Murat bước vào.
- À là chú đó ư, Murat - Bonaparte nói và bước lại gần em rể - Chắc phải có tin gì mới nên chú mới đến gặp tôi vào giờ này.
- Vâng, thưa tướng quân, tôi vừa nhận được một lá thư của một tử tù khốn khổ sẽ phải chịu hình án vào sáng mai. Anh ta yêu cầu được khai báo.
- Tốt lắm! - Bonaparte vô tư nói - Hãy gửi thư đó đến toà đã xét xử hắn, họ sẽ xem phải làm gì.
- Lúc đầu tôi cũng nghĩ nên làm như thế - Murat nói - Nhận lời lẽ trong thư rất thẳng thắn và thật thà khiến tôi rất quan tâm. Anh tự đọc đi.
Bonaparte đọc lá thư đã mở sẵn mà Murat đưa cho.
- Đồ quỷ đáng thương! Hắn muốn kéo dài mạng sống thêm một tiếng nữa, có thể thôi. Cứ làm như tôi nói đi.
Rồi ông trả lại lá thư.
- Nhưng thưa tướng quân - Murat nài nỉ - anh không thấy là người này muốn khai điều quan trọng ư?
- Có chứ, tôi đọc rồi, nhưng tôi lạ gì kiểu người này, chính vì thế mà tôi nhắv lại rằng điều phạm nhân nói không đáng bận tâm.
- Ai mà biết được? - Murat nói - hãy để chúng tôi, tôi và ngài Réal theo vụ này.
- Vì chú cứ nhất quyết như vậy - Bonaparte nói - nên tôi không phản đối nữa. Réal, ông cũng đi thẩm vấn hắn đi, Murat, hãy đi cùng vị chánh án này nếu chú cần, nhưng không có án treo đâu nhé tôi không muốn án treo nào hết.
Réal và Murat lui ra Bonaparte mới đi về phòng ngủ.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hiệp Sĩ Sainte Hermine.