• 397

Chương 32: Cảnh sát của Régnier và cảnh sát của Fouché


Số từ: 1823
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Khi Réal và Murat rời khỏi nhà ngài Tổng giám đốc, lúc đó đã quá nửa đêm. Chỉ bảy giờ sáng hôm sau, phạm nhân sẽ bị xử bắn. Để đến gặp anh ta, Murat buộc phải hy sinh buổi tối để xin ngài Tổng giám đốc ra lệnh. Murat để cho Réal đến thăm tù nhân vì nhiệm vụ của ông đã xong, ông đã đến gặp Bonaparte và ngài Tổng giám đốc đã trao quyền thẩm phán cho Réal.
Réal tính sẽ đi gặp phạm nhân hai tiếng trước giờ hành hình.
- Nếu lời khai có giá trị, ông còn đủ thời gian ngồi nghe, còn nếu không thì án sẽ thi hành sau đó.
Vả lại vốn quen với việc xử lý tâm lý con người, ông cho rằng khi nhìn thấy vũ khí quanh nhà tù, tức là nhưng tia sáng ban ngày đầu tiên đó cũng là đòn cuối cùng đánh vào lòng can đảm của tù nhân khiến hắn chỉ còn nước khai sạch sành sanh.
Lúc ta thấy kẻ phiến loạn bất hạnh nhờ bác sĩ gởi yêu cầu được khai báo cho Murat, ta cũng hiểu rằng nếu không có hồi âm, không có tin tức gì từ người đứng đầu Paris tức nghĩa là tình trạng ấy chỉ thêm tồi tệ.
Đến lúc nản nhất của kẻ bất hạnh, anh ta chỉ còn là sinh vật bất động giống như một đứa trẻ, không còn sức để chờ cái chết giữa những nỗi kinh hoàng và mê man tăm tối. Đôi mắt anh ta nhìn trân trân ra ô cửa sổ hướng xuống phố. Anh ta rùng mình khi thấy tia sáng ban ngày đầu tiên rọi vào.
Khoảng năm giờ sáng, anh tưởng mình khi nghe tiếng bánh xe lăn lạo xạo rồi dừng trước cửa nhà tù không một tiếng động nào thoát khỏi sự chú ý của anh ta. Tiếng cửa lớn mở ra rồi khép lại tiếng những bước chân nặng nề ngoài hành lang, đó là tiếng bước chân của hai hoặc ba người dừng lại trước cửa buồng giam anh ta, tiếng chìa tra vào ổ khoá lạch xạch. Cánh cửa đã mở ra, một tia hy vọng cuối cùng dồn lên đôi mắt nhìn vào người bước vào anh ta hy vọng nhìn thấy bộ trang phục lộng lẫy của Murat đính đầy đường thêu và lông chim anh ta lại thấy một người đàn ông mặc đồ đen, dù khuôn mặt dịu dàng và đường nét phúc hậu nhưng anh ta vẫn chết khiếp.
Người ta châm nến trên chiếc đèn gắn vào tường. Réal liếc mắt nhìn xung quanh và thấy mình không ở trong một xà lim.
Vì tù nhân sắp bị hành quyết nên người ta đưa anh này vào buồng lục sự, Réal thấy một chiếc giường trên đó, phạm nhân để nguyên quần áo nằm sõng soài, sau đó ông nhìn vào kẻ bất hạnh đang giơ tay về phía ông.
Réal đưa tay ra hiệu, người ta để ông lại một mình với kẻ ông sắp thẩm vấn.
- Tôi, chánh án Réal - ông nói - Anh đã thông báo muốn khai rõ sự thật tôi đến để nghe anh đây.
Con người ấy run lên cầm cập đến nỗi không trả lời được, hai hàm răng va vào nhau còn khuôn mặt thì co dúm lại vì những cơn co giật.
- Cứ bình tĩnh - ông uỷ viên Hội đồng nhà nước nói, dù đã quen với cảnh người sắp chết nhưng chưa bao giờ thấy ai đón nhận nó một cách hãi hùng như thế - Tôi đến trong ý định làm điều tốt cho anh. Bây giờ anh nghĩ đã có thể trả lời tôi được chưa?
- Tôi sẽ cố, nhưng để làm gì cơ chứ? Hai tiếng nữa thôi, chẳng phải tất cả đều kết thúc với tôi hay sao?
- Tôi không thể hứa gì với anh được - Réal đáp - Tuy nhiên, nếu điều anh nói cực kỳ quan trọng như anh báo…
- À hoá ra ông là người xử - Tù nhân kêu lên - Được rồi, vậy ông muốn biết gì? Ông muốn tôi nói gì hãy hỏi đi, tôi mất phương hướng rồi.
- Cứ bình tĩnh trả lời. Trước hết tên anh là gì?
- Querelle.
- Làm gì?
- Sĩ quan quân y.
- Anh sống ở đâu?
- Biville.
- Được rồi, bây giờ hãy kể điều anh muốn nói.
- Nhân danh đức Chúa mà tôi sắp xuất hiện trước ngài, tôi sẽ nói sự thật nhưng ông sẽ không tin tôi.
- Trước hết tôi phải nghe đã – Réal nói -Anh vô tội, đúng không?
- Vâng, tôi xin thề.
Réal gật đầu.
- Ít ra cũng vô tội về những gì người ta buộc cho tôi - Phạm nhân nói tiếp, - và lẽ ra tôi đã có thể chứng minh sự vô tội của mình.
- Thế tại sao anh không làm?
- Vì nếu thế tôi lại rơi vào tội khác.
- Dù sao anh cũng vẫn mưu phản?
- Vâng, nhưng không phải với Picot và Lebourgeois. Tôi không liên quan đến vụ đặt thuốc nổ, tôi thề đấy. Vào lúc đó, tôi còn đang ở Anh cùng Georges Cadoudal.
- Thế anh về Pháp khi nào?
- Từ hai tháng nay.
- Thế là anh đã rời Georges Cadoudal hai tháng?
- Tôi không rời ông ấy.
- Sao lại thế? Vì anh ở Paris còn ông ta ở Anh, như vậy anh phải chia tay ông ta, tôi không nhầm chứ?
- Georges không còn ở Anh nữa.
- Thế ông ta ở đâu.
- Ở Paris.
Réal nhảy dựng lên.
- Ở Paris ư? Không thể được!
- Thế mà ông ấy đang đây vì chúng tôi về cùng nhau và trước hôm tôi bị bắt, tôi còn nói chuyện với ông ấy.
- Vậy là Georges đã ở Paris từ hai tháng! Vậy là lời khai này không những quan trọng mà còn trên mức người ta có thể tưởng tượng được.
- Thế các anh về Pháp như thế nào? - Réal hỏi.
- Qua vịnh Biville. Đó là chủ nhật, chúng tôi đi bằng thuyền nhỏ suýt nữa chúng tôi đã bị chết đuối vì hôm đó thời tiết rất xấu.
- Được rồi - Réal nói - Tất cả những điều này nghiêm trọng hơn tôi tưởng anh bạn ạ, tôi chưa thể hứa gì cả, nhưng… cứ tiếp tục đã các anh có bao nhiêu người?
- Chuyến đầu tiên, chúng tôi có chín người.
- Từ đó đã có bao nhiêu chuyến?
- Ba.
- Lên bờ, ai ra đón các anh?
- Đó là con trai của người chữa đồng hồ, anh ta dẫn chúng tôi đến một trang trại mà tôi không biết tên. Chúng tôi ở đó ba ngày, sau đó từ trang trại này đến trang trại khác, chúng tôi tới được Paris. Ở đó, những người bạn của Georges đến gặp chúng tôi.
- Anh có biết tên của họ không?
- Tôi chỉ biết tên hai người: một cựu sĩ quan tuỳ tùng của ông ấy là Sol de Grisolles và một người là Charles d Hozier.
- Anh đã gặp họ bao giờ chưa?
- Rồi, một năm trước ở London.
- Sau đó chuyện gì đã xảy ra.
- Hai ngài ấy đưa Georges vào trong một chiếc xe độc mã còn chúng tôi đi bộ và vào Paris qua những trạm khác nhau.
Suốt hai tháng tôi chỉ gặp Georges ba lần chỉ khi nào ông ấy cho gọi. Có hai lần tôi gặp ông ấy ở cùng địa điểm.
- Thế lần gặp cuối cùng ở đâu?
- Ở nhà một thương nhân rượu vang có cửa hàng ở góc giữa phố Bac và phố Varenne. Tôi chỉ bước ra phố độ ba chục bước thì bị bắt.
- Từ đó, anh có tức gì không?
- Có ông ấy gửi cho tôi một trăm phăng qua Fauconnier, người gác cổng nhà lao.
- Anh có cho rằng ông ta vẫn còn ở Paris không?
- Tôi chắc chắn, ông ấy chờ những chuyến tàu khác, nhưng dù sao sẽ không có chuyện gì xảy ra mà không có sự hiện diện của một hoàng thân của triều đình quân chủ Pháp tại Paris.
- Hoàng thân triều đình Pháp! - Réal kêu lên - Anh có bao giờ nghe nói tên người này chưa?
- Chưa thưa ngài.
- Được rồi - Réal nói và đứng dậy.
- Thưa ngài - Tù nhân nắm lấy tay Réal kêu lên - Tôi đã khai tất cả những gì tôi biết, tôi là kẻ thù phản bội của các chiến hữu của tôi, một kẻ phản bội, hèn nhát, hèn hạ.
- Anh cứ yên tâm, anh chưa chết đâu, ít ra là hôm nay. Tôi sẽ xin ngài Tổng giám đốc giùm anh, nhưng anh không được tiết lộ bất cứ điều gì vừa nói với tôi cho bất cứ ai, nếu không, tôi không thể giúp gì anh được. Hãy cầm số tiền này và nhờ mua những thứ anh cần để hồi sức. Ngày mai có thể tôi sẽ trở lại.
- Ồ thưa ngài - Querelle quỳ xuống nói - Ngài chắc là tôi sẽ không chết chứ?
- Tôi không thể hứa được nhưng cứ bình tĩnh và hy vọng đi.
Tuy nhiên mệnh lệnh của ngài Tổng giám đốc: "Không có án treo!" lại mạnh đến nỗi Réal chỉ nói với cai ngục.
- Đi báo cho quản ngục sở tại rằng không được làm gì trước mười giờ sáng.
Sáu giờ sáng, Réal biết mệnh lệnh của Bonaparte: "Chỉ đánh thức tôi khi có tin xấu đừng bao giờ báo tin vui khi tôi đang ngủ".
Ông biết tin tức mình mang đến có lẽ là không vui nên quyết định đi đánh thức Bonaparte. Ông đi thẳng đến điện Tuileries và sai người gọi Constant dậy. Constant đánh thức cận vệ, canh ngoài cửa phòng Bonaparte từ ngày ông ngủ riêng phòng với Joséphine.
Rustan đi đánh thức ngài Tổng giám đốc. Boumerine bắt đầu thất sủng nên không được đặc quyền như trước nữa. Người cận vệ được nhắc hai lần vào báo với ngài Tổng giám đốc rằng có ngài đại phán quan đang chờ và tất nhiên Rustan không thể quên được.
- Châm đèn lên - Bonaparte nói - và mời ông ta vào.
Người ta châm cây đèn, đặt lên góc lò sưởi chiếu đến giường ngủ ngài Tổng giám đốc.
- Thế nào! Là ông đó ư, Réal, nhưng như vậy chắc chuyện nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng lúc đầu đúng không?
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hiệp Sĩ Sainte Hermine.