9.
-
Khi yêu cần nhiều dũng cảm
- Chetan Bhagat
- 2155 chữ
- 2020-05-09 02:37:00
Số từ: 2138
Nguyễn Thị Hương Thảo dịch
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Hội nhà văn
Chà, cảm giác thật đặc biệt,
Ananya nói.
Cô mở thư mời làm việc của HLL ra lần thứ ba trong quán Rambhai. Tôi đã nhận thư từ Citibank ngày hôm trước và, sau khi đoán chắc mức lương họ trả, tôi lẳng nó vào trong tủ.
Đó là lời mời làm nô lệ, đừng có phấn khích quá thế,
tôi nói và gọi một chiếc bánh sandwich samosa.
Ôi, đừng tiêu cực thế chứ. Họ rất phấn khích khi tuyển dụng em. HLL có chiến lược về Nam Ấn rất nghiêm túc.
Phục vụ bàn quán Rambhai rót trà cho chúng tôi. Trong thời gian hội chợ việc làm, họ đã nhận được nhiều tiền boa.
Em có đi học không?
Ananya hỏi cậu bé mười ba tuổi đang phục vụ chúng tôi.
Có, Rambhai cho em đi học,
thằng bé nói.
Tốt lắm, bởi vì nếu ông ta không làm thế, hãy báo cho cảnh sát,
Ananya nói và đưa thằng bé một tờ năm mươi rupi.
Họ sẽ cho em làm việc ở Nam Ấn,
tôi nói,
tại một nơi khỉ ho cò gáy nào đó và không có cả mã vùng điện thoại.
Không, họ sẽ không làm thế. Mà dù họ có làm thế, chồng em sẽ đến cứu em kia mà,
cô nháy mắt.
Ananya, em chưa hiểu rồi. Chúng mình quyết định cưới. Nhưng bố mẹ chúng mình đã duyệt đâu,
tôi nhắc cô.
Thôi nào, bố mẹ em khá bảo thủ. Nhưng chúng ta là những đứa con giỏi giang của họ, những đứa con được yêu quý hết mực của tầng lớp trung lưu. Sao họ lại có vấn đề gì cơ chứ?
Bởi vì họ là bố mẹ. Từ bánh quy tới các cô dâu, nếu những đứa con thực sự thích thứ gì, bố mẹ sẽ có vấn đề với thứ đó,
tôi nói.
Bố mẹ anh sẽ có vấn đề với em sao?
Ananya kéo tóc về phía sau và vấn thành búi lỏng. Cô dùng răng giữ một chiếc kẹp tóc.
Họ có vấn đề với bất cứ ai anh lựa chọn. Và em lại là người Nam Ấn, như thế lại càng thêm chuyện. OK, không đến nỗi tệ như cưới một người không cùng tôn giáo. Nhưng cũng gần như thế.
Nhưng em cũng đứng đầu ở trường đại học. Em có bằng MBA của IIMA và làm việc cho HLL. Và xin lỗi vì em khoe khoang, nhưng em cũng xinh đẹp nữa.
Không ăn thua. Em là người Tamil. Anh là người Punjab.
Ananya gấp lại thư mời và sắp xếp các thứ đồ trong túi của cô.
Sao thế? Nói gì đi chứ?
Chẳng thể tham gia cuộc nói chuyện lạc hậu này được,
cô nói.
Anh hãy thảo luận về những nỗi đau khổ của mình với những người đồng đạo Punjab đi vậy.
Cô đứng lên đi về. Tôi kéo tay cô ngồi xuống.
Thôi nào Ananya, chẳng lẽ bố mẹ em không điên lên khi biết rằng em có bạn trai người Punjab sao?
Không. Em không nghĩ vậy.
Thế em đã nói với họ chưa?
Chưa.
Tại sao?
Đợi lúc phù hợp. Hai tuần nữa đến lễ phát bằng. Họ sẽ tới đây, em sẽ giới thiệu anh. Sẽ nói với họ những gì anh đã làm trong đời thực này, chứ không phải về nơi chôn nhau cắt rốn của anh. Họ có thể sẽ gặp bố mẹ anh. Bố mẹ anh sẽ tới chứ?
Mẹ anh tới. Bố thì anh không biết.
Có chuyện gì thế?
Đừng nói về chuyện này mà.
Anh sẽ không nói với vợ tương lai của mình sao? Anh đã mời bố tới chưa?
Chưa.
Cô đứng dậy, tôi đứng dậy theo.
Tới bốt điện thoại nào,
cô nói.
Bây giờ ư?
Cuộc chiến ngấm ngầm nhưng thâm sâu giữa anh và bố anh thế là quá đủ rồi.
Giờ này gọi tính cước cao đấy.
Em không quan tâm.
Chúng tôi đi bộ tới bốt điện thoại gần Vijay Char Rasta. Tôi gọi về nhà.
Mẹ ạ, con đây.
Krish, chúng ta sẽ đặt vé. Mẹ sẽ tới, bác Shipra muốn đi cùng. Cả bác Rajji và bác Kamla nữa.
Mẹ, bố có tới không?
Không,
bà nói và yên lặng.
Là lễ tốt nghiệp của con mà,
tôi nói.
Ông ấy nói ông ấy phải làm việc.
Bố nghỉ hưu rồi mà. Còn việc gì nữa?
Chiếc đồng hồ tính tiền quay lên hai mươi rupi.
Con nói với ông ấy đi, ông ấy muốn một lời mời trực tiếp,
mẹ tôi nói.
Không đâu. Chẳng lẽ tự ông ấy không muốn tới sao?
Không, sao con không mời ông ấy đi?
Bà chuẩn bị gác máy.
Đừng, mẹ. Con không muốn gọi cho ông ấy nếu như ông ấy không muốn đến.
Tốt thôi. Thế các bác trai và bác gái bên ngoại tới được chứ?
Đừng để họ hàng đi cùng,
tôi cầu xin.
Tại sao? Mọi người yêu quý con rất nhiều. Họ muốn tới gặp con mà…
Con muốn mẹ gặp vài người.
Ai thế?
Rồi mẹ sẽ biết,
tôi nói.
Tôi bước ra khỏi bốt điện thoại. Ananya và tôi đi bộ trở về. Làm gì có ông bố nào cần con mời mới tới dự lễ tốt nghiệp của nó chứ? Kệ xác ông ta, tôi tự nhủ với bản thân mình.
Anh mời bố rồi chứ?
Ananya hỏi.
Bố sẽ không tới đâu,
tôi nói.
Tại sao chứ?
Giữa bố con anh không có gì cả, Ananya. Em đừng bao giờ cố hàn gắn nữa. Được chứ?
Điều gì đã xảy ra vậy?
Anh không muốn nói về chuyện đó.
Câu trả lời theo chuẩn đấy.
Câu hỏi của em cũng là câu hỏi chuẩn mà.
Anh có quan tâm đến ông ấy. Anh đang bực tức mà.
Anh bực mình vì phải trả cước giờ cao điểm. Giờ nghe nhé, anh đã phải từ chối các bác của anh dù rằng rất khó khăn. Chỉ mẹ anh đến thôi. Em có kế hoạch rồi, phải không?
Cô bước lên trước tôi.
Hãy biến nó thành lần gặp mặt tuyệt vời đầu tiên giữa hai gia đình. Chúng ta nên làm điều gì đó vui vẻ cùng nhau.
Như là bắn nhau chẳng hạn?
Thôi đi nào. Sẽ ổn thôi mà. Họ sẽ hài lòng vì bạn trai của em học IIT.
Họ sẽ không hỏi điểm số của anh chứ?
Có thể đấy. Nhưng sao chứ, anh sẽ làm cho Citibank mà. À mà, chúng mình có nên tổ chức cho họ đi chơi cùng nhau không?
Anh không chắc gia đình chúng ta lại muốn ở gần nhau nhiều thế.
Tất nhiên là có rồi. Anh để việc đó em lo. Sau lần này mẹ anh sẽ yêu em hơn anh đấy,
cô nói khi chúng tôi bước tới cổng trường.
Tôi đón mẹ tôi ở ga Ahmedabad một ngày trước lễ tốt nghiệp. Bố mẹ Ananya tới bằng máy bay, bố cô dùng thẻ công vụ LTC cứ bốn năm được bay một lần. Mẹ tôi tới cùng hai chiếc va li. Một va li chứa quần áo của bà còn va li kia chứa những hộp hoa quả khô mua từ nhiều cửa hiệu ở Delhi.
Con ở trường năm ngày nữa thôi. Sao mẹ mang nhiều bánh kẹo thế?
tôi hỏi khi ngồi trên xe quay về trường.
Chẳng phải chúng ta sẽ ăn sao? Và chúng ta có thể gặp mọi người nữa. Người ta lại bảo con bà ấy tốt nghiệp mà bà ấy chẳng có gì để mời cả. Suýt nữa mẹ còn mang theo đồ ăn đóng hộp đấy. Mẹ không muốn ăn đậu lăng hầm Gujarat với đường. Nó ngọt lắm phải không?
Nó không ngọt đến thế đâu. Mà con muốn mẹ gặp một người, mẹ ạ,
tôi nói trong khi chiếc xe ô tô cố lách qua những làn đường hẹp gần nhà ga.
Ai thế?
Một cô gái,
tôi nói.
Con có Bạn Gái ư? Bạn Gái phải không?
bà hỏi lại cứ như thể tôi bị AIDS không bằng.
Một người bạn tốt,
tôi nói để bà dịu xuống.
Bạn tốt à? Con còn có bạn xấu nữa sao?
Không mà mẹ. Bọn con thường học cùng nhau. Bọn con làm rất nhiều bài tập cùng nhau.
OK. Con bé có việc rồi chứ?
Rồi ạ, ở HLL. Đó là một công việc tốt.
HLL?
Công ty làm ra Surf ấy. Và Rin và Lifebuoy và xốt Kissan nữa.
Tôi kể tên các sản phẩm, hy vọng rằng một trong số chúng sẽ làm bà ấn tượng.
Cả mứt Kissan nữa à?
bà hỏi sau khi suy nghĩ ba mươi giây.
Vâng. Cô ấy làm marketing. Đó là công việc danh giá nhất trong nghề marketing.
Thế thì con bé sẽ được nhận mứt miễn phí chứ?
Con nghĩ vậy,
tôi nói, tự hỏi làm thế nào để lái câu chuyện về đúng hướng.
Nhưng chuyện không phải ở đó.
Đúng, không phải ở đó. Vậy chúng ta nên dừng lại ăn trưa rồi mới tới trường con hay ăn luôn ở trường đây? Bhaiya, ở đây có quán ăn nào ngon không?
bà hỏi người tài xế.
Thôi mà mẹ. Con đang nói chuyện quan trọng mà.
Nhưng mẹ tôi nói,
Cánh lái xe luôn biết những chỗ ăn ngon.
Dừng xe thì sẽ tính thêm tiền, thưa bà,
người tài xế nói, tảng lờ tôi cùng với những lằn giảm tốc trên đường.
Gì thế?
mẹ tôi hỏi khi thấy tôi tiếp tục chằm chặp nhìn bà nhằm thu hút sự chú ý.
Cô ấy tên là Ananya. Bố mẹ cô ấy cũng ở đó. Con muốn mẹ gặp họ và hãy lịch sự với họ.
Mẹ sẽ gặp bất cứ ai con muốn mẹ gặp. Mà mẹ không lịch sự lúc nào đấy? Chúng ta là những người lịch sự mà.
Mẹ…
tôi nói trước khi bà ngắt lời tôi.
Hãy mang theo một ít bánh quy Nice. Hợp với trà lắm đấy.
Mẹ,
tôi gào lên.
Đây chính là điều con không muốn. Con muốn mẹ gặp họ một cách đúng mực và không bị ám ảnh bởi những bữa ăn hay đồ ăn vặt hay trà hay bất cứ thứ gì. Họ phải có ấn tượng tốt.
Mẹ nhìn tôi khó chịu. Tôi không đáp trả.
Bhaiya, quay xe đi. Tôi sẽ quay về,
mẹ tôi nói.
Đầu tiên, mẹ đi cả chặng đường từ Delhi tới để dự lễ tốt nghiệp của con, mua kẹo từ bốn cửa hàng khác nhau, và giờ mẹ không tạo nổi ấn tượng tốt chứ gì. Không sao, nếu chúng ta không thể tạo ấn tượng tốt thì đừng đến nữa.
Mẹ tôi cứ tiếp tục lẩm bẩm một mình. Bà đã chính thức bước vào cái cung cách kịch tính quen thuộc. Người tài xế dừng xe.
Gì cơ? Sao anh lại dừng thế?
tôi bực tức hỏi.
Bà đây bảo tôi quay lại.
Mẹ,
tôi nói trong khi bà vẫn tiếp tục hờn dỗi.
Vậy con vẫn nhớ mẹ là mẹ con sao? Mẹ nghĩ con chỉ quan tâm đến bố mẹ của bạn con thôi chứ?
Sự bực dọc đã choán đầy giọng mẹ tôi. Tôi buộc phải dùng các biện pháp khẩn cấp.
Có một quán pao bhaji rất ngon ở ngay đằng kia. Bhaiya, đưa chúng tôi tới Law Garden.
Mẹ không đói,
mẹ tôi nói.
Ăn thử xem có ngon không thôi mà,
tôi nói. Tôi vỗ vai người tài xế. Người tài xế rẽ về phía Law Garden.
Tôi gọi paneer pao bhaji nhiều bơ và một cốc lassi. Chẳng có gì xoa dịu một người Punjab đang tức giận hiệu quả bằng những sản phẩm từ sữa.
Con bé đó là ai?
bà hỏi sau khi uống xong cốc lassi.
Chẳng có gì quan trọng cả. Cô ấy muốn gặp mẹ sau khi con kể với cô ấy rằng mẹ đã phải vượt qua bao nhiêu rắc rối mà bố đã gây ra để nuôi con khôn lớn,
tôi dối phắt.
Chẳng hiểu do nhiều bơ hay do những gì tôi nói, mẹ tôi đã bình tĩnh lại.
Con đã kể với nó mọi chuyện sao?
bà hỏi.
Không, chỉ một chút thôi. Với lại bố mẹ của cô ấy có vẻ hơi trang trọng một chút. Chính vì thế con mới nhờ mẹ hãy tạo ấn tượng tốt. Chứ ai mà không muốn gặp mẹ cơ chứ?
Người Gujarat ăn tráng miệng bằng gì vậy? Hay họ đổ tất cả đường vào thức ăn rồi?
Mẹ tôi lại cầm thực đơn lên.