• 534

59.


Số từ: 1291
Nguyễn Thị Hương Thảo dịch
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Hội nhà văn

Như em đã nói đấy, sẽ đơn giản hơn nhiều cho chúng ta nếu anh đưa họ hàng anh đến Chennai,
Ananya nói.

Sao anh có thể đưa tất cả bọn họ đến được. Anh không thể trả nhiều vé máy bay thế được,
tôi nói.
Chúng tôi đang tiếp tục những cuộc gọi bất tận trước đám cưới.

Họ không tự bay đến được sao?
Ananya nói.

Em điên hay sao thế? Tất nhiên nhà anh sẽ phải lo cho đằng trai, cho tới khi đến nhà em.


Đúng là chỉ có anh hiểu nổi những phong tục Punjab này,
Ananya nói.

Em cũng nên hiểu đi,
tôi nói.

Nó sẽ là một đám cưới theo kiểu Tamil,
Ananya nói.

Gì cơ?
tôi hỏi.

Đúng thế đấy, anh còn mong chờ gì khác ở Chennai chứ? Mà chẳng nhẽ họ hàng anh không muốn nhìn thấy điều gì đó khác biệt sao?


Thực sự là không,
tôi nói.

Để rồi xem, mà mọi người có thể đi tàu hỏa tới Chennai mà. Tàu cao tốc Rajdhani mất hai mươi tám tiếng.


Đó là một chuyến đi dài với họ hàng nhà anh,
tôi nói.

Anh đã chờ đợi chuyện này lâu lắm rồi, còn có ngày nào khác sao?
Ananya nói và kết thúc cuộc gọi.


Bố thực sự không đến sao? Con mua vé cho bố rồi này.

Bố tôi giữ yên lặng, mẹ tôi ngồi gần tôi ở bàn ăn.

Tại sao phải lựa chọn? Tại sao mẹ không thể đưa họ hàng của mẹ và cả bố đi cùng?
tôi nói.
Tại sao chúng tôi không thể là một gia đình bình thường một lần? Tôi nghĩ. Tôi đoán chẳng có gia đình nào trên thế gian này bình thường. Tất cả đều tâm thần, và lấy trung bình của tất cả những cái tâm thần đó thì ra cái mà chúng ta gọi là bình thường.

Ông ấy cảm thấy trước kia họ đã xúc phạm ông ấy,
mẹ tôi nói.

Chẳng phải bố đã xúc phạm họ sao?
tôi nói,
Dù sao đi nữa, chuyện đó sao có thể ảnh hưởng tới lễ cưới của con chứ? Bố, bố nói gì đi.


Con có lời chúc phúc của bố là được rồi. Đừng trông chờ bố có mặt,
bố tôi nói.

Màn kịch của ông ấy chẳng bao giờ kết thúc,
mẹ tôi nói.
Ông ấy tự mình tới Chennai và đồng ý với những người Madras đó. Chuyện này đáng lẽ đã không xảy ra. Giờ đây mọi người trong gia đình chờ đợi đám cưới, thì ông ấy lại ngăn cản họ. Tại sao vậy? Bởi vì ông ấy không thể nhìn thấy họ vui vẻ. Trên tất cả, ông ấy không muốn nhìn thấy mẹ hạnh phúc.
Bà nói và bật khóc.

Có phải thế không, bố?


Không, bố đã cho con lựa chọn,
ông nói.

Đứa con nào mà không muốn bố mình đến cơ chứ?

Mẹ tôi nói.
Đó không phải là một lựa chọn. Đó là một sự cưỡng ép.


Bà thích gọi thế nào thì gọi. Nếu đám cưới này diễn ra nhờ tôi, thì tôi nên được chọn khách.


Đừng, bố,
tôi nói.
Mẹ cũng có ngang quyền như bố vậy. Thật không may, con là con của cả hai người.


Vậy, con quyết định đi,
bố tôi nói.
Cả hai cùng nhìn tôi. Tôi đi đi lại lại trong phòng suốt mười phút.

Bố, nhà ngoại phải tới. Bố hãy làm điều gì bố phải làm,
tôi nói và rời khỏi phòng.

Bác Rajji đã bố trí một ban nhạc dholak hai người ở nhà ga Hazrat Nizamuddin. Tôi giúp sắp chỗ cho ba mươi bảy vé giường nằm có điều hòa loại hai được đặt trước dành cho họ hàng nhà tôi trên các toa tàu cao tốc Rajdhani. Hai chị họ của mẹ tôi đã quyết định gia nhập vào phút chót và chúng tôi cũng phải bố trí chỗ cho họ. Mẹ tôi đã sáng tác một câu chuyện tuyệt vời về bệnh sốt vi rút có thể là sốt rét của bố tôi. Ai nấy đều biết tỏng sự thật, và ngoại trừ việc khó xử khi phải nói dối bố mẹ Ananya một lần nữa, mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm, vì bố tôi đồng nghĩa với không vui vẻ gì.

Dì chẳng thể nói được cái gì ra hồn khi chồng dì ở đây,
bác Shipra nói với mẹ tôi.
Tôi đứng bên trong khoang tàu, khớp vé từng người với chỗ của họ. Bác Rajji kéo tôi ra.

Cháu phải nhảy một chút chứ? Khởi hành đoàn nhà trai phải thế mà,
ông nói.
Vào lúc bốn giờ chiều, hàng trăm hành khách buồn chán trên sân ga đã được xem màn giải trí miễn phí được gia đình tôi mang đến. Những nhạc công dholak chạy theo tàu và cãi cọ với bác trai tôi về khoản tiền thù lao. Họ không thể đòi hỏi được thêm nhiều từ ông vì đoàn tàu đã bắt đầu tăng tốc.
Tôi bước vào bên trong khoang của mình, các bà các cô đã biến nó thành một cửa hàng sari. Toàn bộ tầng giường bên dưới được xếp đầy những bộ váy áo mọi người dự định mặc cho mỗi một công đoạn.

Cái này đẹp quá,
bà bác họ xa bảy mươi tuổi của tôi vừa nói vừa vuốt ve một chiếc sari màu tía với chỉ thêu bằng vàng thật. Phụ nữ dù già đến mấy cũng không ngừng ngưỡng mộ những bộ sari.
Những anh chị họ của tôi đã chiếm khoang tiếp theo. Các cô gái đã mở bộ trang điểm của họ. Họ nói chuyện về việc chia sẻ mascara. Tôi hiểu tại sao cả gia đình lại phấn khích vì một đám cưới: mọi người được cùng nhau làm gì đó.
Tôi bước ra bên ngoài và đứng ở cửa toa. Trong mấy tiếng tiếp theo đoàn tàu sẽ vượt qua Agra, Gwalior và Jhansi. Tôi vẫn còn một ngày nữa, trong khi đoàn tàu xuyên qua đất nước rộng lớn này, cắt qua những bang mà tôi đã phải chiến đấu suốt năm vừa rồi. Những bang đó đã tạo nên đất nước của chúng tôi. Những bang đó cũng chia rẽ đất nước tôi. Và trong một số trường hợp, những bang đó đã phá hoại tình yêu đôi lứa của chúng tôi.
Đến giờ ăn tối, tàu đã đến Bhopal, tôi bèn bước vào bên trong. Họ hàng nhà tôi chẳng thể che giấu sự phấn khích của họ khi tàu cao tốc Rajdhani phục vụ bữa ăn miễn phí.

Ăn các món không chay đi, người Madras sẽ không cho ăn những món đó đâu,
bác Shipra khuyên mọi người,

Vâng, thưa bác, trong ba ngày tiếp theo, sẽ không có người Madras, chỉ người Tamil thôi,
tôi nói.
Bác Shipra gỡ giấy nhôm khỏi con gà của bà.
Được rồi, được rồi, bác biết. Bang này là Tamil Nadu. Nhưng chúng ta sẽ chỉ tới Madras thôi, phải không? Sao vé lại ghi là Chennai?


Cũng thế thôi mà. Giống như Delhi và Dilli,
bác Kamla vừa nói vừa húp xúp ngô gà.

Có phải thủ hiến của họ là một nữ anh hùng trên mấy phim cũ không nhỉ?
bác họ tôi hỏi.

Đúng vậy,
một bà bác khác nói,
những người phụ nữ Nam Ấn đó khá là thông minh.


Thượng đế đã cho họ bộ não, ngoài ra chẳng còn gì,
một lời nhận xét bừa bãi nữa bay tới khiến tôi cân nhắc việc nhảy khỏi con tàu.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Khi yêu cần nhiều dũng cảm.