• 199

Chương 16: Đông Du


(Lời người edit: người viết những tùy bút này là người có những suy nghĩ hết sức kỳ lạ, và rất dễ gây chiến tranh. Nhưng xin nhớ rằng: chiến tranh chỉ xảy ra với các bạo chúa, như Caesar trong lòng người đi nhà thờ Catholic, chứ không nằm trong lòng của những người chân chính tìm về lẽ thật. Vậy nên, theo cách tiếp cận của người Tin Lành, mọi cách diễn giải về Kinh Thánh đều được chào đón. Đúng sai xin nhờ vào phép thử của thời gian. Bất kỳ điều gì có merits, tự nhiên sẽ âm vang trong lòng người ta, còn không, ngay cả khi Thượng Đế xuất hiện, Phúc Âm của ngài không những không cứu rỗi tâm hồn lầm lạc, mà nhiều khi, như Dostoievsky từng viết, chính những người nhân danh thờ phượng ngài sẽ giết ngài lần nữa.)
Nơi này từng nói rằng, cách đối xử tốt nhất đối với Cha Ông không phải nằm ở trên lễ cúng bàn thờ, mà chính là giáo dục con trẻ cho thật tốt. Nhưng để giáo dục con trẻ tốt nhất có thể, thì điều đầu tiên phải đối xử thật tốt với bản thân mình, trở thành phiên bản tốt nhất có thể của mình. Đây là một chủ đề lớn, ly cà phê này, xin pha nhẹ nhàng thôi.
Kinh Thánh là một quyển sách kỳ lạ. Tất cả các manh mối ghi chép lại cho thấy rằng Jesus là một người đi học đạo ở Phương Đông, sau về xứ Do Thái truyền cho dân ông. Dù muốn dù không, người ta cũng không thể chối bỏ một sự thật là Đức Phật đã để lại một con đường tu luyện hết sức chấn động. Danh tiếng của ngài vượt Thiên Sơn, sang biển, tới Đảo Phù Tang. Có người cho rằng, trong một giai đoạn lịch sử, đức tin vào Đức Phật tiến xa tới tận xùng Tây Bá Lợi Á, vượt qua eo biển Bering, tiến nhập vào cùng đất Châu Mỹ xa xôi. Ngược lại, theo các thương đoàn buôn bán từ Ấn Độ sang Trung Đông, nền minh triết của ngài để lại đã vươn xa tới tận La Mã. Jesus sinh ra trong bối cảnh đó, lúc ông sinh ra, đã có 3 nhà hiền triết phương Đông tới tìm ông. Trong một pháp tu của Tây Tạng, có viết rằng phải trả qua nhiều kiếp luân hồi thì một người mới tu thành. Người thầy trước khi tịch, sẽ báo cho đệ tử biết mình chuyển sinh đi đâu, người học trò sẽ đi tìm thầy, truyền lại pháp mà thầy đã truyền cho mình. Khi người "học trò" - khi này đã đóng vai người thầy tịch, lại báo mộng cho "người thầy" khi này đang là học trò, đi tìm mình. Jesus có năm tháng học Đạo ở Ấn Độ, Tây Tạng, đều có ghi chép lại tỉ mỉ.
Sau đó, ta thấy rằng đế chế La Mã sụp đổ, con rồng trước khi chết, để lại một quả trứng. Hậu duệ của đế chế La Mã, trước sự lớn mạnh của đức tin vào Jesus, chấp nhận tiếp thu một căn cước mới tranh thủ thời gian ấp trứng, và nuôi dưỡng con rồng kia. Dòng dõi của các Hoàng Đế La Mã không chết đi, chỉ như Ve Sầu Thoát Xác, mặc lên cái áo vải thô màu trắng của Jesus, và đội lên đầu chiếc mão gai. Như ta biết, người La Mã không hoàn toàn chấp nhận đức tin Jesus, mà qua thời gian, dần dần pha trộn căn cước nguyên thủy của mình, tạo ra một thứ là nhà thờ Catholic hiện nay. Năm tháng trôi qua, người ta nhận ra rằng tin theo nhà thờ Catholic thì không thể tới gần tới Thượng Đế như người ta nghĩ.
Theo lý luận tương sinh tương khắc của Đạo Gia phương Đông, một sự tình tà xuất hiện, thì nó cũng đồng thời kích hoạt các nhân tố chính, và ngược lại, một sự tình chính diện xuất hiện, thì cũng xuất hiện các sự tình tà. Cực tà và cực chính khi xuất hiện sẽ thoát ra khỏi thế giới con người. Nói đúng hơn, nhân gian cũng như một cái lò quay ly tâm, những sinh mệnh mang năng lượng thuần chính và thuần tà sẽ bị đánh bật ra. Những ai còn ở lại, đều phải có một số tình huống an bài để níu lại. Ví như Đức Phật có một vài tình huống an bài, như tâm hồn ông ở trong thân thể người thường, nên ông mới có thể ở trong không gian này.
Vì vậy, theo lý luận đó, sự tình dối trá về Jesus xuất hiện, thì cũng đồng nghĩa với sự tình chân chính về Jesus xuất hiện. Martin Luther tạo ra chấn động đó, chứng minh rằng đức tin vào Jesus của nhà thờ Catholic là không chân chính. Từ ông, xuất hiện phong trào tin lành hết sức mạnh mẽ khi người ta không còn dùng cách lý luận của các triết gia Tây Phương từ thời La Mã, về sau là Đức và Pháp để lý luận Kinh Thánh nữa, mà dần dần người ta tiến về phương Đông.
Vậy nên, trong một bức tranh toàn cảnh vĩ đại của lịch sử, nơi này phát hiện một điều, nếu như vậy, tại sao không dùng giác độ của Đức Phật, mà giải thích Kinh Thánh. Vì dẫu sao, Jesus cũng đi học từ đó.
Ví dụ một chuyện là luân hồi. Ta thấy câu chuyện của Adam và Eve tương đồng kỳ lạ với câu chuyện của Mary và Jesus. Tương đồng như thế nào? Trước hết, hãy lắp vào ống nhòm lăng kính "nhân quả luân hồi" của Đức Phật, và lăng kính "tương phụ, tương thành" của Đạo Gia.
Adam là người Nam. Yhwh lấy một phần thân thể ông tạo ra người nữ là Eve. Chúng ta không biết rằng Eve xuất hiện thế nào. Nhưng có ghi chép lại là một cái xương sườn của Adam. Yhwh tại sao lại lấy một phần xương sườn của Adam? Tại sao không nặn đất sét cho xong? Có nghĩa là phải có một lí do gì đó, để Adam và Eve gắn kết với nhau. Hơn thế nữa. Nếu nói Adam được tạo ra từ tham chiếu thân thể của Yhwh, vậy thân thể của Eve được tạo ra từ tham chiếu của thân thể nào? Rất có thể, ở cảnh giới của Yhwh có thần trong hình tượng nữ. Và ông tham chiếu theo cơ thể của thần nữ mà tạo ra Eve. Điều này cũng làm thuyết độc thần trở nên không còn đứng vững. Vì rốt cùng, ngoài Yhwh và vị nữ thần kia thì có bao nhiêu thần nữa? Nên Yhwh không thể là thần duy nhất. Thực vậy, trong tiếng Do Thái, Elohim là từ dùng Thần chỉ số nhiều. Người đi nhà thờ Catholic sau này diễn giải thành Tam Vị Nhất Thể, thực ra đó là cách diễn giải của họ, chứ không có nghĩa là cách diễn giải đó chính xác.
Tức là từ thời Adam và Eve, ta thấy Eve "bước ra" từ cơ thể Adam, rồi phạm tội lỗi đầu tiên là "Bất Tín Thần".
Sau này, Jesus xuất hiện, nếu như giả định rằng thánh nữ Mary không có quan hệ tình dục và sinh ra Jesus, tức là một sự tình đối ứng, rằng Jesus "bước ra" từ cơ thể của Mary, sửa lại tội lỗi "bất tín thần" của dân Do Thái. Nói có hơi phức tạp thế này, dân Do Thái vẫn tin Thần, nhưng cách tin của họ không còn chính xác nữa, họ không thực tâm tín thần nữa, nên cũng xem như tội "bất tín".
Nếu đặt tình huống đó, ta thấy rằng Adam sau này đã luân hồi chuyển kiếp thành Jesus, và Eve thành Mary. Lần chuyển sinh này của họ, chính là để trả lại tội lỗi của năm tháng xa xưa.
Sở dĩ ảnh hưởng của việc "Jesus" đền tội của dân Do Thái, là vì tội lỗi mà Eve, theo lăng kính này, ảnh hưởng lên toàn bộ con cái của dân Do Thái. Bởi vì Eve sinh ra các con, các con của Eve sau này thành dân Do Thái và Ả Rập.
Cũng theo giác độ đó, giải thích được luôn vì sao Jesus lại nói rằng John Tẩy Giả chính là Elijah chuyển sinh. Tuy không còn mang hình dạng của Elijah, nhưng chính là Elijah trở lại qua "linh hồn" (spirit) và "quyền năng" (power) trên thân John Tẩy Giả. Thực ra đây cũng chính là khái niệm luân hồi mà Đức Phật giảng. Có nhiều người chuyển sinh, không hoàn toàn quên hết quá khứ, mang theo rất nhiều ký ức. Có đứa trẻ bẩm sinh năng khiếu, có đứa học mãi không thành. Nên nếu dùng giác độ nhân quả luân hồi của Đức Phật, đọc lại Kinh Thánh, thì các lời giảng của Jesus trở nên hết sức rõ nghĩa.
"I tell you the truth," Jesus answered, "before Abraham was born, I am!" (John 8:58)
("Ta nói sự thật cho các ngươi" Jesus trả lời, "Ta xuất hiện trước khi Abraham sinh ra")
Jesus chọn mốc Abraham, vậy theo chỉ dấu này, ông đã từng là cha của Abraham, tức ông là Terah. Vậy, theo lối suy luận này, Adam sau này chuyển sinh, ngoài chuyển sinh thành Jesus, trước đó đã có nhiều kiếp khác, và một trong kiếp đó là ông là Terah, ông sinh ra Abraham. Từ Abraham xuất hiện hai nhánh, Ả Rập và Israel. Dân Israel đắc tội. Tội của Israel cũng giống như tội của Eve năm xưa, nên Adam chuyển sinh thành Jesus, gánh tội cho nhánh này, đảm bảo cho huyết mạch của dân Do Thái còn có thể tiếp tục luân hồi.
Đối xử tốt với thế hệ sau, chính là duy trì được đạo đức, lòng tôn kính thần,... nhằm đảm bảo mạch sống của giống nòi còn có thể đi tiếp. Còn không, điều mà chúng ta vẫn thường chứng kiến, là ông cha phải xuất hiện, chịu đoạ đày trả hết tội nợ cho thế hệ sau, những sinh mệnh bắt nguồn từ họ. Không biết người Việt nghĩ thế nào, khi quốc tổ Hùng Vương đang bị chính họ đày đoạ trong chốn lao tù? Chỉ là một suy nghĩ, không nói là sự tình đang xảy ra như thế.
Cho nên, nơi này sẽ không thấy làm lạ, khi tương lai các sự tình trong lịch sử được làm sáng tỏ, người ta sẽ đủ sức vượt lên trên cái áo chật hẹp mà tôn giáo để lại, tới gần với các Đấng Toàn Năng, và dân Do Thái cũng như những người có đức tin chân chính vào Jesus nhận ra con đường Jesus đi, trở thành những người chân chính tu Phật.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Luris Fantasy.