• 196

Chương 17: Trung Đạo - A machiato


Trung Đạo mà Đức Phật giảng rất gần với rất nhiều lối tiếp cận của các đường lối tu hành trong các tôn giáo khác. Jesus cũng nói về "Trung Đạo", nhưng ông không nói "Trung", ông nói là "Vác Thập Giá".
Nếu để ý, Đức Phật, Jesus và Lão Tử đều nói về cùng một thứ.
Đi theo Jesus không hề dễ dàng gì. Hình ảnh "vác thập giá" cũng giống như những đường lối tu hành khác, chấp nhận dấn thân chịu khổ. Chỉ khi nào người ta sẵn sàng chấp nhận con đường khổ ải mà Jesus đi qua, thì mới có thể được tính là chân chính tín Jesus. Rất nhiều người bây giờ miệng nói "Tín Chúa", nhưng không thể làm theo lời Chúa.
Các tông đồ của Jesus ban đầu cũng không hiểu và cũng làm theo ông không nổi. Ngay cả Paul và Peter cũng có những xung đột hết sức kịch liệt. Xung đột giữa tất cả những tông đồ của Jesus, hay trong số các đệ tử của Đức Phật trước đó,... đa phần đều nằm ở hiểu biết về chữ "Trung".
Trung tạm hiểu là ở giữa. Giải thích với người ngoài rất khó. Ví như có một cây thước thế này:
-[00]+
Người bình thường sẽ nghĩ rằng Trung là luôn ở vị trí ở giữa. Dấu "-" là gần với hủy diệt, còn dấu "+" là gần với Thần Phật. Tuy nhiên, độ phân giải tình huống không đơn giản chỉ có Trái Giữa Phải như thế, nếu tăng cường độ phân giải tình huống lên chi tiết hơn nữa, thì Trung mà Đức Phật và Jesus giảng lại giống thế này.
-[00000000000000000000000000000]+
Vì vậy, tuy nói rằng con người đều có Phật Tính, nhưng đồng thời con người cũng có Ma Tính. Ma Quỷ muốn tồn tại ở cõi này cũng phải "Thủ Trung", cũng là đi theo "Trung Đạo". Nói như vậy không lẽ Ma Quỷ đi chung với người tu hành? Không đơn giản như thế, đúng là có tình huống người ta sống trong đời, trước thì không nhận ra các hành vi ma quỷ, dần dần nhận ra các hành vi ma quỷ rồi từ bỏ nó. Ví dụ như nóng giận, sầu lo... đều là cảm xúc của ma quỷ. Nhiều người trước vẫn để cho mình có cảm xúc đó, cho là tự nhiên. Càng về sau càng thấy các cảm xúc đó không phù hợp, nên tránh xa nó. Con đường Trung là con đường nhiều khi rộng thênh thang, ma quỷ và người tu hành nhiều khi chung lối là tình huống phức tạp.
Ma quỷ nếu không có một vài yếu tố tốt, thì nó không "nổi" lên ở cõi này, cũng không thể tồn tại ở cõi này. Nên cây thước của ma quỷ thành ra sẽ là thế này,
-[0000000000000000000000000000]+
Giết người không thể tùy tiện, đừng nói tới là công khai ăn thịt người như trong các tác phẩm văn học cổ điển. Các hành vi bại hoại ở địa ngục không thể lúc nào cũng biểu hiện ra bên ngoài. Như vậy người ta không thể tiếp nhận nó. Lên trên tột cùng, thì xuất hiện tình huống ma quỷ rõ ràng hơn, như ấu dâm, hay trích máu trẻ em.
Những tình huống "Thủ Trung" này thực ra không hề cố định. Nói đơn giản, khi người ta ở trên một chiếc thuyền thì người ta phải biết chăm sóc chiếc thuyền đó. Dùng chiếc thuyền đó đi các nơi, trao đổi, mua bán, tích lũy một chút tiền bạc, đồng thời sửa sang lại cái thuyền nhỏ cho tốt. Tới khi tiền bạc tích tụ đủ để có một cái thuyền lớn hơn rồi, thì phải vứt bỏ cái thuyền cũ đi, đóng một chiếc thuyền lớn hơn mới có thể vượt biển. Duy trì cái tàu lớn thì phức tạp hơn là duy trì một cái tàu nhỏ, tốn nhiều thời gian, kỹ thuật và công sức hơn, so ra là khá "cực đoan" so với việc bảo trì cái thuyền nhỏ.
Ví như một người tu Đạo, trong đời này vẫn phải làm việc., có thể làm những công việc trong đời thường để mưu sinh. Nhưng người đó biểu hiện ra ngoài hết sức thầm lặng và bình thường. Tới khi hết nhiệm vụ và thử thách ở thế giới này, người thầy thấy rằng còn phải tu nữa, nên sẽ mang người đệ tử này tới một thế giới khác. Vào thế giới đó, người đệ tử phải phù hợp với sinh hoạt của nơi đó, nên cũng có tình huống "Thủ Trung". Nhưng Thủ Trung ở thế giới khác, lại so ra là "Cực Đoan" ở thế giới này. Ví dụ rõ nét nhất là hành vi sinh hoạt tình dục và sát sinh, ở nhân gian, người tu Đạo thời xưa vẫn có thể có vợ, sinh con, nuôi gia súc. Nhưng khi sư phụ mang đi nơi khác rồi thì không được phép có hành vi đó nữa. So ra cũng là cực đoan, vì người đời sinh hoạt cũng có hành vi dục tính, và làm thức ăn thì không thể tránh sát sinh.
Bây giờ đời sống người ta rất phức tạp, nên cũng không cần phải di chuyển sang các thế giới khác. Chỉ đơn giản là chuyển đổi công việc cũng có thể tạo ra hiệu ứng tương tự. Ví dụ người quanh năm ở nhà bếp, chỉ rửa bát, làm công việc vệ sinh, thì tình huống "Thủ Trung" của họ đơn giản. Nhưng sau đó, người quản lý thấy người này làm tốt ở khu vực đó rồi, thì tự nhiên có sắp xếp cho làm công việc khác, tăng lương lên một chút, đưa ra làm bồi bàn. Ở vị trí bồi bàn thì phải để ý tới hình thể trang phục, giao tiếp, có kiến thức chi tiết về các món ăn của nhà hàng, các loại rượu. Tất cả kỹ năng và kiến thức này đều phải trải qua học tập, va vấp thì mới có thể thành tựu. Nên nhiều tình huống "Thủ Trung" ở vị trí bồi bàn so ra lại là "cực đoan" so với vị trí ở xó bếp.
Ma Quỷ cũng có tình huống tương tự như đã nói. Nhờ có một chút tốt đẹp trong nó, nên người ta mới bị dụ hoặc. Như trường hợp nhà thờ Catholic muốn tồn tại thì bản thân nó không thể cứ chỉ làm điều xấu, nên nó luôn làm một số việc tốt ở bề mặt bên ngoài, và một số việc ác khác ở bên trong. Theo thống kê trong lịch sử, cứ mỗi một giai đoạn 100 năm là nhà thờ Catholic có một Giáo Hoàng hết sức tà ác, các Giáo Hoàng này phạm vào đủ thứ tội như hoang dâm, loạn luân với con gái, tiêu pha phung phí, giết người thân, ám sát đối thủ chính trị... Dưới đây là 10 cái tên xếp hạng từ ít độc ác, tới độc ác nhất.
10/ Pope Boniface VIII (c. 1235 – 1303): bị châm biếm trong Thần Khúc Dante.
9/ Pope Leo X (1475 – 1521): tiêu pha phung phí, cực kỳ xa hoa. Quy định thu tiền giáo dân phạm tội.
8/ Pope Clement VI (1291 – 1352):
7/ Pope Urban II (ca. 1035 – 1099)
6/ Pope Julius III (1487 – 1555)
5/ Pope Stephen VI (896 – 897)
4/ Pope Sergius III (? – 911)
3/ Pope Benedict IX (c. 1012 – 1065/85)
2/ Pope John XII (c. 937 – 964)
1/ Pope Alexander VI (1431 – 1503)
Nhiều ông quá tệ bại, nên giáo dân chịu không nổi cũng lật xuống. Càng về sau này thì nó không còn che dấu được nữa. Cho nên, bắt đầu từ thế kỷ thứ 15, rất nhiều phong trào khác xuất hiện. Triết Học Vô Thần, Tin Lành,... được thai nghén từ từ. Bên cạnh điều tốt, cũng có hàng loạt các loại "ma quỷ" mới xuất hiện. Nhưng để người đời đi theo chúng, chúng cũng phải có một ít tốt đẹp, để giữ tình huống "Trung Đạo" tồn tại trong cõi này.
Nên có một tình huống phức tạp như đã nói, là bên ngoài nhà thờ Catholic, càng xa nhà thờ bao nhiêu, thì tình huống Trung Đạo của họ lại gần điều tốt đẹp (+) bấy nhiêu.
-[000000000000000000000]+
Nhưng càng đi sâu vào nhà thờ, thì các tình huống của nó lại càng tệ bại, lịch sử liên tục có ghi chép về việc này, nên nếu minh họa một chút thì dấu hoa thị kia dần dần dịch chuyển sang bên trái. Càng tiến vào sâu các tổ chức này, thì mức độ bí mật càng cao, các biểu hiện ra cho bên ngoài là càng lúc càng tốt đẹp, nên nhờ làn khói mờ ảo bí mật đó mà ma quỷ có thể tồn tại trên cao. Khi tiến tới tòa "thánh", mọi chuyện xoay quanh ông Giáo Hoàng thì đạt tới cực điểm của tội ác mà ma quỷ có thể đạt tới trong thế giới này.
-[00000000000000000000]+
Khi thoát khỏi thế giới này, mỗi từng tầng địa ngục, thực ra cũng có Trung Đạo như thế.
Không chỉ có Catholic, các phong trào tôn giáo khác sau này cũng vậy. Ở cấp rất thấp thì tình huống Trung Đạo gần bên dấu +, người ngoài nghe rất tốt đẹp, nên dễ tin theo. Càng vào bên trong, càng lên tới đỉnh, thì xuất hiện tình huống chân thực nhất của ma quỷ, dấu -. Tôn giáo càng phức tạp bao nhiêu, thì cây thước Trung Đạo -[000]+ dài bấy nhiêu.
(Edit: ví dụ như tình huống của Osho là cây thước ngắn hơn nhiều so với cây thước của nhà thờ Catholic. Mấy năm là Osho banh chành. Trong khi nhà thờ Catholic thì hơn ngàn năm mới tới sự xuất hiện của Tin Lành.
Khác biệt giữa Chính Tà trong cõi này chính là nằm ở dấu Hoa Thị, xem thử nó gần cái nào nhất.)
Trung Đạo của Jesus thực sự rất nghiêm khắc, ông không tích tài vật. Trái ngược với vẻ tráng lệ và xa hoa của Vatican bây giờ. Đệ tử đi theo ông chịu không nổi. Judas bán đứng Jesus có 30 đồng bạc, so với thời đó là không nhiều, cũng chứng tỏ rằng đi theo Jesus quá khổ, trong 3 năm trời có người chịu không nổi. Nếu như thời gian này là 30 năm, có lẽ họ sẽ dần dần hiểu thêm, và có lẽ là sẽ không bỏ chạy khi Jesus thụ nạn.
Như ta thấy trường hợp của Phật Thích Ca, đệ tử theo ông chịu khổ trong 49 năm ròng rã. Ông đi Trung Đạo, và Trung Đạo của ông hết sức đơn giản, không tích tài vật thì lấy thức ăn ở đâu? Ông cho đệ tử đi ăn xin. Trong số đệ tử của ông, cũng có xảy ra tranh cãi về việc nên thủ Trung Đạo như thế nào, có người đề xuất với Đức Phật một hình thức giới luật hết sức khổ sở, Đức Phật không bác bỏ, nhưng không làm thành luật, ai làm được như thế thì làm.
Nên chữ Trung mà ông giảng, khi tăng độ phân giải lên thì nó cực kỳ phức tạp là như vậy.
Ví dụ nữa cho chữ Trung là thế này. Có người Việt Nam từ nhỏ được giáo dục chi tiết về lễ lạc, cúng bái. Người này gìn giữ hết sức cẩn thận, không hề sai lời. Tới khi biến cố 1975 xuất hiện, cả nhà phải rời đi ngoại quốc sinh sống. Ở xứ người, tất cả những đồ vật yêu cầu trong việc cúng kiếng đều không thể có đủ. Người này hết sức đau khổ. Thực ra, yêu cầu về lễ vật cúng kiếng đó, tuy là nguyên tắc người xưa để lại, cũng như các yêu cầu về nghi thức thờ cúng,... tất cả đều là một con đường để người ta men theo đó mà đi, năng lượng sinh mệnh được bảo tồn qua lễ nghi, phép tắc, mà không bị tứ tán. Ví dụ là thế này, người mà vô lễ, thì cảm xúc không biết kìm chế, hỷ nộ ai lạc đều biểu hiện ra ngoài hết sức dữ dội. Có lễ tiết tự nhiên biết kiềm chế, qua đó cũng bảo trì được tâm thái, cũng đồng thời bảo vệ sức khỏe. Nghi thức cúng bái, cùng các lễ nghi hay bộ quy tắc cư xử, kỳ tình là một tấm khiên chắn như vậy. Nên khi hiểu được trọng tâm trong lời dạy của người xưa về lễ lạc, giữ lấy tinh thần đó, cũng sẽ hiểu
Trung Đạo
khi đã rời sang ngoại quốc sinh sống là thế nào.
Khi hiểu rõ vì sao có các hình thức đó, người ta hiểu rằng có phạm luật cũng không sao, lược bỏ đi một vài thứ cũng không sao. Bởi vì điều quan trọng không nằm ở đồ vật, vẫn là nằm ở tâm thái, thứ mà người xưa muốn đời sau bảo lưu.
Nói theo "cây thước" ở trên một cách ước lệ, những người hướng tới Thần Phật trong trong đời càng đi thì càng gàn dấu +. Còn những người hướng tới ma quỷ, ngược lại, càng đi càng gần dấu -. Khi họ thay đổi cảnh giới, tự nhiên sẽ trở nên cực đoan hơn so với người vẫn còn ở lối cũ, cảnh giới cũ.
Trung Đạo trong mắt người này nhiều khi lại là "cực đoan" trong mắt người khác. Cơ sự là nằm ở tâm cảnh khác biệt mới ra như vậy.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Luris Fantasy.