• 199

Chương 31: Vảy Rồng


Ngôn ngữ là lớp vỏ của tư duy. Suy cho cùng, "tiềm thức" là cách dùng từ thời Kant hay Leiniz để nói về một phần ký ức mà người ta lúc thường không thể dễ tiếp cận. Nếu có thể tạm phân chia ký ức người đời ra thành nhiều phần, có phần người ta dùng thường xuyên, gọi là ký ức ngắn hạn. Ký ức ngắn hạn này thường là những ký ức có được từ trong công việc thường ngày, các mối quan hệ xã giao. Một phần ký ức khác, xin tạm gọi là ký ức trung hạn. Phần ký ức này cần phải mất một chút thời gian mới có thể nhớ như người bạn thuở nhỏ, các kỷ niệm xa xưa. Ký ức dài hạn là những ký ức từ mấy chục năm trước, phần ký ức này muốn gợi lại cũng phải mất rất nhiều thời gian, cần rất nhiều điểm tham chiếu. Tuy nhiên, còn một phần nữa, rất đặc biệt, là ký ức mang theo khi chuyển sinh. Phần ký ức này vẫn âm thầm tồn tại, lưu trữ trong tâm hồn người ta, tự nhiên tới một nơi nào đó xa lạ nhưng lại thấy hết sức thân quen, gặp một người nào đó tự nhiên cảm giác hết sức gần gũi thân thuộc.
Để kích hoạt các phần ký ức đó, ngôn ngữ là một cánh cửa rất quan trọng. Carl Jung là người đặc biệt nhạy bén. Ông phát hiện ra rằng ngôn ngữ là chìa khóa kích hoạt cảm xúc và cả ký ức trong lòng người ta. Dù vô tình hay hữu ý, người đời rất nhạy cảm với ngôn ngữ. Phải chăng đó là các chìa khóa để khơi gợi lại các ký ức lưu trữ trong tâm hồn?
Ông phát triển một phương pháp, có tên là Association Method. Đối với người nghiên cứu AI, association method không phải là cách tiếp cận gì mới. Trong các thuật toán recommendation system của Amazon hay Ebay thuở đầu đều áp dụng phương pháp này. Nói đơn giản thế này, người ta đi chợ mua cá thì sẽ mua các gia vị đi kèm với cá. Mua món đồ này thì sẽ quay lại mua món đồ kia. Như vậy các trang web sẽ sắp xếp để giới thiệu các món hàng liên quan, thay vì chào hàng một cách ngẫu nhiên.
Carl Jung qua phương pháp này, tiếp cận được một vài không gian thâm sâu trong lòng người ta.
(Edit: đây là phần đầu của cà phê Thiện, rất khó, nên có lược hẳn đi trước khi đăng)
Có một lần, có một quý ông tìm tới gặp Carl Jung và phàn nàn rằng ông hay bị mất tiền, và ông nghi rằng người phụ tá của ông ăn cắp. Đây là một thanh niên còn rất trẻ, mới 18 tuổi, nhưng được ông hướng dẫn đặc biệt - protege. Lâu lâu ông lại thấy trong hộp đựng tiền làm việc có một ít đồng Franc mất đi, dù ông không phải là người quá để ý, nhưng ông phát hiện qua thời gian rằng gần 100 đồng Franc đã mất. Ông nghĩ chắc có người hầu ăn cắp, vì thời đó đây là một số tiền lớn, nên ông báo cảnh sát. Chỉ có điều, ông bắt đầu nghi ngờ rằng người học trò kia có thể lấy. Nếu như người này lấy, thì ông không muốn cảnh sát biết, và vụ việc sẽ được giải quyết theo một chiều hướng khác. Quý ông này muốn Carl Jung giúp.
Carl Jung nghĩ rằng người này còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Nên ông đề nghị dùng association experiment. Điều may mắn là người thanh niên này trước kia đã từng tới gặp Carl Jung về một số rắc rối tâm lý. Nên quý ông kia cho rằng đây là dịp tốt, ông có thể gửi người thanh niên này tới gặp Carl Jung với lý do này, và Carl Jung có thể thực hành association method.
Carl Jung bắt đầu nghiên cứu không gian phòng làm việc nơi quý ông cất giữ tiền. Ông cẩn thận ghi chú rất tỉ mỉ về nơi để tiền, các khả năng vì sao mất. Ông viết xuống thành các từ đơn. Tổng cộng là 37 từ, sau đó ông thêm vào 37 từ khác không liên quan. Các từ không liên quan sẽ được đặt ngay sau các từ quan trọng. Lý do là các cảm xúc bị kích hoạt từ các từ ngữ quan trọng sẽ ảnh hưởng lên các từ không liên quan, nếu như người kia phản ứng chậm đối với các từ ngữ không liên quan, Carl Jung có thể có căn cứ cho rằng các từ trước đó - vốn là các từ quan trọng chính là manh mối cảm xúc của người kia.
Ông nhìn ra người thanh niên kia có một chiếc đồng hồ mới, qua người hầu gái kể là anh cũng mới tặng người chị ở xa một món quà - một bức tranh vẽ. Có thể số tiền mà thanh niên kia có là từ một ai đó, không hẳn là ăn trộm. Nên Carl Jung vẫn cẩn thận ghi chép lại các thông tin có được.
Theo lối tiếp cận này, Carl Jung sẽ nói một từ, rồi bắt đầu canh thời gian, người kia sẽ nói một từ, nếu đúng thì ông đánh dấu cộng, nếu sau thì ông gạch dấu trừ, bên cạnh dấu trừ là thời gian phản ứng. Thông thường, đối với những người có giáo dục, thời gian phản ứng cho mỗi từ đơn là dưới 2 giây.
Các từ quan trọng mà Carl Jung chọn là: tặng quà, đồng hồ, cho, hộc tủ, chìa khóa vạn năng, trốn, ăn trộm, tội lỗi, đe dọa, chìa khóa, ăn cắm, tìm kiếm, cảnh sát, bị bắt, sai lầm, tháng, tội phạm, trừng phạt...
10 từ đầu tiên, người thanh niên kia không có phản ứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, Carl Jung để ý thấy ở từ số 8 và số 9:
8/ tặng quà - rộng.. rộng rãi - 2 giây - sai
9/ len - dạ - 1,4 giây - đúng
Từ số 8 là từ quan trọng, ông thấy người thanh niên này hơi lắp bắp, và thời gian trả lời là 2 giây, và lại trả lời sai.
Ông tiếp tục:
10/ Đồng hồ - cơ chế - 2,2 giây - đúng
11/ bàn - chân bàn - 1,8 - sai
Từ số 10 là từ quan trọng, người thanh niên này mất tới 2,2 giây. Carl Jung phát hiện ra cặp từ 11 sai, có hơi bất thường. Nhưng điều kỳ lạ, là khi trả lời cho từ quan trọng "đồng hồ", người này lại nói tiếng nước ngoài. Mặc dù đúng, nhưng cũng là thông tin quan trọng để Carl Jung ghi chú.
12/ Cho - ăn cắp - 2,6 giây - đúng
13/ Ghế - chân bàn - 2,0 giây - đúng
Carl Jung bắt đầu tin tưởng vào phán đoán của mình. 2,6 giây là khá dài. Hơn nữa thời gian để phản ứng cho một cặp từ rất đơn giản theo sau cũng tới 2 giây, như vậy rõ ràng áp lực cảm xúc từ từ đơn số 12 đã ảnh hưởng tới từ số 13.
Ông tiếp tục.
29/ Chìa khóa - lỗ IO - 2,6 giây - đúng
...
32/ ăn trộm - lấy - 2,4 giây - đúng
33/ bảng - gỗ - 2,8 giây - đúng
...
39/ khóa lại - cầm tù - 2,6 giây - sai
40/ lái xe - dòng sông - 2,0 giây - đúng
...
42/ ngu xuẩn - thông minh - 3,0 giây - đúng
....
47/ ăn trộm - kẻ trộm - 4,6 giây - sai
48/ tìm kiếm - ăn trộm - 2,6 giây - sai
...
65/ cảnh sát - kẻ trộm - 3,6 giây - đúng
...
68/ bức tranh - rất đẹp - 3,8 giây - đúng
...
79/ bị bắt - ăn trộm - 3,4 giây - đúng
...
86/ sai lầm - giàu có - 4 giây - sai
...
92/ Tủ buffet - gỗ - 3 giây - đúng
Carl Jung dừng lại. Nói với người thanh niên thẳng thừng rằng anh là người lấy tiền. Người kia rất bất ngờ, cười hơi xấu hổ, bất giác mặt trắng bệch rồi chối bai bải. Carl Jung chỉ ra cho anh biết thực sự ông đang làm gì, và tất cả các thông tin về cảm xúc cho ông một chỉ dấu hết sức thuyết phục rằng anh chính là người lấy tiền. Anh thanh niên bật khóc và thú nhận.
Tuy nhiên, Carl Jung chỉ áp dụng phương pháp này đối với những người tâm hồn tương đối đơn giản. Đối với những người chuyên phạm vào các lỗi này, phương pháp này không hề hiệu quả.
Thực ra, ngôn ngữ cũng như cái vảy rồng trong tâm hồn người ta. Có nhiều từ ngữ chạm vào những ký ức hết sức thâm sâu, những điều hết sức tồi tệ. Sở dĩ các từ chửi tục đều gắn liền với bộ phận sinh dục, hay hành vi quan hệ dục tính, đa phần đều có tác dụng đó, nhắc lại một phần ký ức không mấy tốt đẹp mà nhiều người muốn tránh.
Ở Nga, khi bắt được các tù "phản động" là các cha xứ, hay người có đạo, các điều tra viên đều được thay thế bằng các người nữ, những người nữ này được đào tạo hết sức bài bản về khâu ... chửi tục. Họ nói tục tới độ rất nhiều cha cố đạo vốn chỉ ở các tu viện thanh vắng, bị dồn ép tâm lý tới độ phát điên.
Nơi này từng nói rằng người tu chân chính không ở tự viện, hay đền thờ, mà phải lội vào hồng trần cũng chính là ở phương diện này.
Tại sao về sau này, ta thấy rất nhiều người trẻ trở nên cực kỳ mẫn cảm với ngôn ngữ, đặc biệt nhảy cảm với các từ ngữ. Kỳ tình là nó ảnh hưởng tới một ký ức không hề dễ chịu trong lòng họ. Họ chưa vượt qua được các xung kích tâm lý đó, nên ép nó vào vùng không gian ký ức "đông lạnh" mà nơi này nói tới. Họ nghĩ rằng họ đã "quên" rồi. Thực ra, thi thoảng họ vẫn thấy nó trong "giấc mơ", hay bất giác nhớ lại qua một gợi mở nào đó từ các trao đổi ngôn ngữ trong đời thường.
Người trẻ bây giờ hết sức mẫn cảm, trở thành thế hệ snowflake, rất mong manh về tâm lý, và rất dễ bị xúc phạm. Trong lòng họ tràn ngập các vảy ngược như thế. Nên lớp người này rất nhạy cảm với ngôn ngữ. Đây cũng là lí do vì sao, mà dần dần nhiều sự tình lố bịch về ngôn ngữ xuất hiện gần đây.
Những người đi nhà thờ Catholic, về phương diện ngôn ngữ, họ có cái vảy ngược đó trong lòng. Việc người Tin Lành ly khai, trải qua một cơn mưa máu kinh hoàng mà người Catholic gieo rắc vẫn không từ chối đức tin chân chính của mình vào Thiên Chúa, đã để lại một hệ thống các vảy ngược đó. Các xứ Tin Lành dần trở nên cực kỳ phát triển, phần lớn là bởi vì tâm hồn họ cởi mở với các diễn giải khác về Kinh Thánh, cũng làm cho họ trở nên cởi mở hơn với các sáng tạo mới về chính trị, khoa học, và kỹ thuật. Cho nên bạn thấy rằng, để nhìn ra các vảy ngược trong lòng người ta không khó. Kỹ thuật association method của Carl Jung là một minh họa hết sức dễ hiểu về việc tại sao người ta lại mẫn cảm với ngôn ngữ.
Bởi vì nó chạm vào con "quái vật", hay nỗi sợ hãi trong lòng người ta. Nỗi sợ hãi lớn nhất trong lòng người Catholic chính là đường lối tin vào Thiên Chúa của họ không chân chính, và thực sự là trong lòng họ có một Caesar ngự trị ở đó, khoác một chiếc áo vải thô màu trắng và đội mão gai của Jesus, nhưng tham vọng xây dựng một đế chế trên đất từ thời các Hoàng Đế La Mã vẫn còn nguyên vẹn bên trong.
Không chỉ có ở Việt Nam, mà người Catholic ở khắp nơi đều tránh nói về vấn đề này. Bởi việc diễn giải Kinh Thánh theo một cách khác, cũng có nghĩa là không chấp nhận sự áp đặt theo Caesar trong lòng họ.
Cũng có nghĩa là sẵn sàng cho "chiến tranh". Xin tạm dừng ly cà phê này ở đây.
(Edit: đây là một status rất khó hiểu, thành thực cáo lỗi vì mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu và edit. Nhiều khi chúng ta muốn chôn dấu những nỗi đau, những ký ức buồn trong lòng. Nhưng ngôn ngữ đời thường vô tình trở thành chìa khoá kích hoạt nó. Nếu ta không quay lại giải quyết nó, rất nhiều khi nó khơi gợi lại, ta lại chìm đắm trong đau khổ quá khứ mà tàn nhẫn với người xung quanh. Nên người càng mẫn cảm với ngôn ngữ, tức là trong tâm hồn họ còn vấn đề. Cái chúng ta nên làm là giải quyết vấn đề, chứ không phải là thay đổi ngôn ngữ bên ngoài.)
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Luris Fantasy.