• 199

Chương 41 Khoa học có nhiều loại?


Có rất nhiều con đường khác nhau để nhận thức thế giới và vũ trụ, "khoa học" chỉ là một trong những con đường ấy mà thôi.
Nhân loại đã lựa chọn khám phá vũ trụ bằng khoa học, nhưng cũng vì quá tin tưởng nó nên quên mất còn có những con đường rất khác.
Bản thân khoa học gia cũng nhìn nhận rằng nếu có người ngoài hành tinh thì nền văn minh của họ chưa chắc đã phát triển theo hướng đi như chúng ta. Chẳng hạn họ dựa trên nền tảng là "cơ học", "thủy động học", "nhiệt học", "điện từ học",... để xuất phát, thay vì chúng ta cần những phát biểu và định nghĩa chính xác về mặt logic cũng như các công thức hợp lý về mặt số liệu.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là tư duy trong phạm vi của khoa học thực chứng, tức là khoa học gia cũng không nghĩ tới việc người ngoài hành tinh có thể nhảy ra khỏi cái lồng của khoa học thực chứng mà nhận thức vạn vật, nói trắng ra người ta cho rằng để đạt được văn minh thì chỉ có thể dựa trên khoa học thực chứng.
Kỳ thực cổ nhân đi theo những hướng rất khác biệt, là họ không lấy khoa học làm nền tảng thôi, chứ không phải họ lạc hậu như chúng ta nghĩ đâu. Có lẽ, người xưa không có máy móc tân tiến như chúng ta bây giờ, nhưng không thể chỉ nhìn vẻ ngoài ấy được, phải nhìn hiệu quả thực tế:
Người ta muốn biết ngày mai thời tiết sẽ thế nào thì phải đo đạc rất nhiều số liệu về khí hậu, cho chạy trên máy tính, phân tích đánh giá, cuối cùng đưa ra "dự báo", cũng không thể đạt độ chính xác là 100%. Những quân sư trên chiến trường ngày xưa không có máy móc gì cả, vì sao có thể biết thời tiết trong các trận chiến sẽ thế nào, vì sao có thể biết được sắp có sương mù, vì sao Khổng Minh có thể "gọi" được gió Đông,...???
Không chỉ vậy, Khổng Minh nhìn thiên văn còn đoán được Bàng Thống đã chết, Tư Mã Ý cũng là nhìn sao rơi mà biết Khổng Minh sắp chết,... cái này thì khoa học thực chứng giải thích làm sao? Thực chất đây là một con đường nhận thức vũ trụ khác hẳn khoa học.
Lại nói, người hiện đại muốn biết trong thân thể có vấn đề gì thì phải nội soi, chụp X quang, chụp CT,... Hoa Đà ngày xưa không có máy móc, sao vẫn biết trong đầu Tào Tháo có khối u? Đây lại là một con đường nhận thức vũ trụ khác với khoa học.
Người hiện đại muốn bảo toàn cái gọi là thi hài của lãnh tụ, thì phải làm đủ phương pháp ướp xác, còn phải đặt trong lồng kính ở một nhiệt độ thích hợp,... hàng năm phải tốn tiền tỉ cho những điều như vậy, nhưng cũng không dám bảo đảm là lưu giữ được bao lâu. Nhiều tu sĩ đạo Cơ Đốc, hoặc hòa thượng Phật giáo, sau khi họ chết rồi thân thể không bị phân hủy, chẳng cần ướp xác cũng trường tồn với thời gian, có thi hài đã tồn tại hàng mấy trăm năm, cả ngàn năm. Điều này cũng không phải dựa vào khoa học thực chứng, mà lại là một con đường khác nữa.
Chúa Jesus từng nói "phúc cho ai không thấy mà tin", câu nói này phản ánh một cách nhận thức vũ trụ của cổ nhân là cần phải tin trước rồi mới thấy sau. Nhưng khoa học thực chứng thì đúng như tên gọi của nó, phải kiểm chứng được rồi mới tin, đây là tự giam bản thân vào một cái lồng.
Nhận thức vũ trụ là có rất nhiều phương pháp, người ta có thể chọn phương pháp của khoa học, nhưng điều đó không có nghĩa là không còn phương pháp khác tốt hơn.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Luris Fantasy.