• 493

Phần IV Từ Nhất Thống Đến Trung Hưng - Chương 53: Hư Quyền Và Thực Quyền Kết Hợp Với Nhau


Số từ: 1608
Dịch giả: Ông Văn Tùng
Nxb Văn Học
Nguồn: vnthuquan.org
Lịch Sử Vẫn còn ghi nhớ Hán Võ Đế Lưu Triệt là một người mở mang bờ cõi phát triển đất nước, ông đã đặt nền móng lãnh thổ quốc gia cho dân tộc Trung Hoa. Phép "độc tôn Nho thuật" mà ông tiếp thu đã bắt đầu xây dựng thời đại Nho học thống trị dài hơn 2000 năm. Quyền lực và chính sách được ông áp dụng đã loại bỏ mọi yếu đuối và điều sỉ nhục từ khi triều Hán lập quốc đến nay... Tóm lại, Hán Võ Đế Lưu Triệt đã đưa nhà Hán lên đỉnh cao của sự hưng thịnh.
Sự vật phát triển đến cực điểm sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại, hết điều xấu rồi sẽ đến điều tốt. Quyền lực do con người tạo ra không theo nổi trào lưu thời đại tư hữu đất đai, dư luận "cách mạng Thang Vũ do khuynh hướng xa rời đem lại đã tạo cơ hội tốt cho Vương Mãng cướp quyền lực. Vậy thì triều Hán sụp đổ rồi sao. Có đúng là Vương Mãng là chân mệnh thiên tử không? Những khổ đau do Vương Mãng thay đổi chế độ gây ra cho nhân dân, khiến người nhà họ Lưu trở thành sự kết tinh hoài niệm của mọi người. Thời thế tạo anh hùng, sự thống trị khắt khe của Vương Mãng, sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh nông dân đã thúc đẩy Lưu Tú hoàn thành sự nghiệp vĩ đại lập lại triều Hán.
Hán Vũ Đế là người hùng tài, đại lược, để thực thi những dự định của mình ông nhất định phải có một nhóm trợ thủ đắc lực. Lúc đầu ông định dựa vào chức thừa tướng để gửi gắm các ý đồ của mình. Nhưng đã thay tới mấy thừa tướng mà ông vẫn chưa cảm thấy thuận tay. Ông có cảm giác rằng các thừa tướng này không thể lĩnh hội được các ý tưởng của ông. Lúc đầu ông nghĩ đến biện pháp thay người. Nhưng liên tiếp thay tới 10 người mà ông vẫn chưa đạt được mục đích. Cuối cùng thì ông nghĩ đến chuyện thay đổi, cải cách thể chế.
Biện pháp cuối cùng thì cũng phải được tìm ra. Đó là ngoài chế độ "tam công", "cửu khanh" trong quan chế trung ương giống như đời Tần ra, ông cho thiết lập thêm cái gọi là "nội triều
. "Nội triển có thể nói là tương phản so với "ngoại triều'. Khi "nội triều
được lập nên thì các trọng thần như "tam công" liền biến thành "ngoại triều
. Như vậy thì quyền lực của tam công vẫn thuộc về ngoại triều (đặc biệt là thừa tướng) bị giảm đi rất nhiều, còn nội triều là tổ chức gồm những người thân tín của nhà vua nên dễ dàng thực hiện những ý tưởng của vua. "Nội triều
hay còn gọi là "trung triều
có chức vụ cao nhất là: Thượng thư lệnh. Vốn chức Thượng thư lệnh là người quản lý tài chính của hoàng thất, một chức quan thuộc hạ. Thế nhưng sau khi lập nên "nội triều
thì Thượng thư lệnh lại trở thành chức quan có quyền lực nhất, hơn cả Thừa tướng. Ngược lại Thừa tướng chỉ còn là một danh hư, như chiếc bình hoa dùng để trưng bày. Nội triều lại chọn lựa một loạt các quan lại. Bọn họ đều là những viên quan chức thấp, thế lực yếu nhưng quan trọng là được hoàng đế tin tưởng. Chức càng thấp càng dễ khống chế, thế lực yếu dễ sai bảo, hành sự. Ví dụ các bậc văn sĩ tài đức được chọn làm quan thị lang bên hoàng thượng, sau đó thăng chức làm thị trung, thường thị... Bọn họ có quyền ra vào cung tự do, chịu sự lãnh đạo của Thượng thư lệnh. Như vậy, hình thành nên một nhóm người quán triệt và thực thi các ý tưởng của hoàng đế.
Ở các địa phương, nhằm khống chế quan địa phương cũng như đảm bảo sự thông suốt trong việc thực thi các ý đồ của mình, Hán Vũ Đế cho chia cả nước thành 13 khu Lâm sát, lấy "châu
làm đơn vị. Mỗi châu có một "Thứ sử". "Thứ sử" không phải là một cấp cơ cấu hành chính mà là bộ phận chuyên tiến hành việc giám sát. Việc chính của họ là theo dõi, giám sát các quan địa phương, các tướng chư hầu, các cường hào đại tộc. Nếu phát hiện bọn họ có hành vi mờ ám thì lập tức cho điều tra và xử phạt nghiêm khắc.
Thông qua tổ chức này Hán Vũ Đế hoàn toàn có thể nắm vững cường quyền. Nó giúp ông cùng lúc đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất làm suy giảm quyền lực của các tổ chức quan lại hành chính địa phương và trung ương trước đây. Thứ hai là nó thực hiện chế độ quan lại lấy hoàng đế làm trung tâm. Thứ ba là rất nhiều kế hoạch, sách lược, việc mà hoàng đế muốn làm đều được thực thi một cách triệt để.
Làm chính trị quan trọng nhất là tìm được hướng đi, sau đó là chọn và dùng người. Thể chế chính trị có được thực thi nghiêm túc hay không phụ thuộc vào yếu tố con người. Việc dùng người trên thương chiến ngày nay đương nhiên là không giống với việc trong hoàng cung, nội triều xa xưa. Nhưng nó có một nét chung đó là nên tận dụng uy thế, quyền lực chính trị làm hậu thuẫn thì mới phát triển mạnh được.
Duban ở Mỹ là một trong số ít công ty thuộc tập đoàn lũng đoạn tài chính. Công ty này thường kiếm được các khoản lợi nhuận kếch xù dựa vào các đơn đặt hàng của chính phủ. Khi công ty còn chuyên sản xuất kinh doanh vũ khí, đạn dược thì phương châm của công ty là phải dựa vào Washington để phát tài. Ví dụ khi chiến tranh nam, bắc bùng nổ người kế nhiệm thứ hai của công ty là Charli Duban chạy về phe của Washington và tuyên truyền khắp nơi rằng công ty Duban sống chết cũng đi theo chính phủ. Vì lẽ đó công ty đã nhận được một loạt hợp đồng từ phía quân đội chính phủ. Từ tháng 4 năm 1861 đến cuối năm đó công ty Duban đã bán cho quân đội một số lượng lớn thuốc súng, đạn dược trị giá 2,3 triệu đô la.
Số tiền này lúc đó là một con số không nhỏ và cũng là khoản tiền lớn nhất của công ty từ khi thành lập. Hầu hết các công ty lâm vào cảnh điêu đứng khi chiến tranh xảy ra nhưng công ty Duban thì ngược lại, ngày một phát triển. Vào cuối năm 1861, nhiên liệu làm thuốc súng có tên Saru trở nên khan hiếm. Đa phần nhiên liệu này được nhập khẩu từ ấn Độ, nhưng ấn Độ lúc đó là thuộc địa của Anh, nước Anh thì lại có quan hệ với phía nam của Mỹ bởi mặt hàng bông sợi ở đây. Nếu chính phủ Anh cho ngừng việc xuất khẩu Saru thì Mỹ sẽ gặp khó khăn. Tháng 11 năm đó chàng trai hơn 20 tuổi là Lamo Duban được triệu đến Washington, tổng thống Mỹ chỉ định cho anh ta tới với mục đích là thăm dò thị trường Saru. Chính phủ giao cho anh 500.000 đô la làm tiền thưởng, như vậy tốt hơn là chính phủ trực tiếp lộ mặt.
Khi tới Anh, Lamo Duban mua toàn bộ số Saru trên thị trường. Nhưng khi vừa hoàn tất thủ tục thanh toán trên báo chí, phương tiện thông tin của Anh lên tiếng phản đối việc vận chuyển lô hàng này. Qua tìm hiểu Duban được biết tất cả là do thủ tướng Anh sắp đặt. Anh ta bèn về nước báo cáo lại tình hình với tổng thống Mỹ và nhận chỉ thị mới. Vài tuần sau anh ta trở lại Anh, ngang nhiên tiến vào phòng làm việc của thủ tướng Anh (lúc này anh ta đã được sử dụng danh nghĩa của tổng thống Mỹ) tuyên bố: Nếu không cho xuất hàng thì sẽ có chiến tranh. Nói xong liền bỏ đi. Tối hôm đó đích thân thủ tướng Anh tìm tới khách sạn của Lamo Duban thỏa hiệp cho xuất hàng đi và giải quyết cấp hộ chiếu cho Lamo Duban. Nhưng anh này không chịu mà đòi phải có hộ chiếu ngay. Thủ tướng Anh đành phải ký giấy đặc biệt cho anh. Về sau mọi người mới biết thủ tướng Anh phải nhượng bộ như vậy là do làn sóng phản đối chiến tranh Anh - Mỹ của nhân dân Anh. Tháng 2 năm 1862 đoàn tàu chở một khối lượng lớn Saru từ Anh xuôi về phía nước Mỹ. Thành công này không chỉ mang lại cho Duban một khoản lợi lớn mà còn giúp chính phủ Mỹ yên tâm sản xuất vũ khí phục vụ cho cuộc chiến tranh Nam Bắc.
Lần ngoại giao này chính phủ Mỹ để cho Lamo Duban lộ diện nên hành sự một cách rất chủ động, còn công ty Duban lấy danh nghĩa của chính phủ vừa mang lại lợi ích cho chính phủ lại vừa mưu lợi cho mình. Thật là "giả", "thật" kết hợp, nhất cử lưỡng tiện.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Mưu Trí Thời Tần Hán.